Cây sáo này có âm sắc hay!
Giọng hát bạn này hay!
Mình thích tiếng đàn hơn tiếng sáo

Là tất cả chúng ta đang nói về âm sắc, nó là gì ?

Định nghĩa về âm sắc và nghiên cứu và phân tích những thành phần của âm sắc

Trước giờ vấn đề về âm sắc được nhắc khá nhiều nhưng lại chưa hề có một cách hiểu rõ ràng về nó. Sau đây mình xin mạo muội viết bài này xem như là định nghĩa đầy đủ hơn về âm sắc, giải thích các từ ngữ khác có liên quan như: âm bội, trầm, ấm, trong, bí, nhạc,… các từ được sử dụng khá nhiều khi đánh giá về âm thanh nói chung và tiếng sáo nói riêng

Theo định nghĩa cơ bản: âm sắc là đặc trưng sinh lý của âm thanh, nó giúp phân biệt âm thanh từ phát ra từ các nguồn khác nhau mà nói riêng ra là các loại nhạc cụ, giọng nói khác nhau.
Âm sắc nói theo cách thông thường là các yếu tố như: êm đềm, sâu lắng, thanh thoát, trầm ấm, …và ngược lại
Âm bội là các âm thanh có tần số 2f, 3f, 4f, … so với âm cơ bản
Trước hết mình sẽ phân tích sơ qua về độ thị âm thanh có trục tung là biên độ âm (cường độ, độ to) trục hoành là thời gian (như hình bên dưới)
Hàm số 1: u1 = 10cos x (10 là biên độ của âm cơ bản)
Hàm số 2: u2 = 10 cosx + 3 cos 2x, + 2 cos 4x _ cos 6x
Hàm số 3: u3= 10 cosx + 3 cos 2 (x-5)+ 2 cos 4(x-10) +cos 6x
ở 2 hàm số sau có các bội âm 2f, 4f, 6f với các biên độ bé hơn là 3, 2, 1 và (x-5) (x-10) nó thể hiện độ lệch pha dao động. Nhìn vào độ thị ta thấy 2 hình bên dưới vẫn giữ nguyên được tần số cơ bản nhưng hình thù cái độ thị nó biến dị đi. Tức là tần số đo được của nó như hàm số 1
Các hình ảnh khác là độ thị các nhạc cụ khác.

 

do thi am sac

saxo phone sound 1491613_1550586818517795_8885377281887337822_n 10624911_1550586841851126_2350034039025784277_n
Như vậy sở dĩ một âm thanh nó luôn có một tân số cơ bản nhưng nó vẫn còn các bội âm nữa. Ngoài ra ngoài các bội âm, 1 âm thanh có thể có nhiều âm cơ bản có cường độ bé hơn và các âm cơ bản đó lại có các bội âm của nó nữa. Như vậy âm thanh là 1 tập hợp âm thanh to bé cộng lại. Vì thế mà mỗi âm thanh đặc trưng sẽ cho một độ thị đặc trưng, đi theo nó là các họa âm, âm phụ có tần số và biên độ khác nhau. Đây là lý do mà tai người cũng như các thiết bị thu âm có thể nhận biết các âm thanh khác nhau, tách nó ra, ghép nó lại ( như một số bạn đi tách beat ra từ bài hát đó)
Nói một cách thực tế, giọng đan trường khác giọng lam trường, giọng nam khác giọng nữ, giọng nghệ an khác giọng Hà Nội, ở Nghệ An mỗi vùng mỗi người lại có giọng khác nhau. Nhạc cụ cũng thế, đàn khác sáo, sáo này khác sáo kia,…

Âm sắc trong tiêu sáo

Như thế mọi người đã hiểu âm sắc nó cụ thể là như thế nào. Phân tích vào một số nhạc cụ, đặc biệt là sáo.
Trước tiên mình xin phân tích về đàn guitar trước. Âm cơ bản của nó là âm của dây đàn, kèm theo đó là các bội âm. Thùng đàn có nhiệm vụ cộng hưởng (làm to âm) và tạo ra một số âm sắc riêng từ gỗ làm thùng, cách thiết kế, …nhưng âm thanh của cây đàn vẫn nằm chính ở dây đàn nên âm sắc của guitar nó rất đơn điệu
Đi đến các nhạc cụ khác như violon, đàn nhị, âm thanh có vẽ du dương hơn, có lẽ là do nó cộng thêm âm của cái dây kéo đàn, hoặc như đàn bầu thì nó có âm rung của phần dây đàn còn lại,…

Đến với sáo, âm cơ bản của nó từ các phần tử không khí, trong ống sáo thì các phần từ di chuyển từ lỗ thổi ra các lỗ bấm, đuôi sáo, lỗ thoát hơi, theo nhiều con đường khác nhau, thế nên chưa kể đến bội âm thì âm cơ bản và âm phụ đã nhiều rồi, chưa kể đến âm do thành nứa phát ra, hay hấp thụ.
So sánh 2 ống sáo giống nhau hoàn toàn chỉ khác ở đường kính, thì ống sáo có đường kính to luôn phát ra âm thanh trầm ấm hơn. Lý do là trong ống có không gian rộng hơn nên đường đi của các phần tử khí tạo ra nhiều hơn, có đường dài (âm trầm) có đường ngắn (âm cao). Vậy nên, dù cho người làm sáo đã hiệu chỉnh để tần số cơ bản là như nhau nhưng nge cây sáo to vẫn ấm áp hơn, sâu lắng hơn tưởng như trầm hơn.
Rút ra được một định nghĩa: độ ấm, sâu của âm thanh là do có nhiều các tần số phụ có tần số thấp hơn, cao hơn, tiếng sáo nghe đầy đặn và sâu sắc
Âm gọi là trong nếu nó có ít phụ âm, bội âm, cũng như ít tạp âm
Âm gọi là thanh nếu nó có ít phụ âm trầm (tần số thấp hơn)
Âm gọi là sắc nếu có các phụ âm, bội âm có tần số cao hơn hẵn
Âm gọi là đục nếu có có nhiều tạp âm, phụ âm, đặc biệt là các phụ âm đó có màu âm xấu.
Khi mà nứa già đanh, thành nứa có độ đàn hồi tốt, nên là việc phản xạ âm trong lòng ống tốt, âm thanh thoát hơn, thành nứa rung động với màu âm đanh như tiếng nứa, nên là cây sáo làm bằng nứa già đanh âm cũng rất đanh, âm của cây sáo cũng trong hơn do ít tạm âm, cây sáo cũng sẽ dể lên quảng hơn do phản dạ âm tốt
Khi mà nứa xốp, thành nứa khố phản xạ âm, hấp thụ âm nhiều, nên là tiếng sáo bí, đục, khó lên quảng
Khi mà nứa già dày, thành nứa phản xạ âm vẫn tốt nhưng khó rung động, nên là âm thanh phát ra sẽ chắc chắn nhưng khô khan, bí, khó lên quảng hơn nứa mỏng
Trúc thường rất dẻo, độ dẻo lại kèm theo sự phản xạ âm kém, nên là ống trúc khoét thì rất mềm, thớ trúc mịn, nhưng âm trúc thường bị đục. Có nhiều người cho âm đục này là trầm ấm, hoặc thích nó. Về trúc, theo mình, trúc thường dày nên âm nó làm sáo trầm rất ấm, nhưng nếu bạn so sánh nó với một ống nứa cùng độ dày và nứa già, thì trúc không thể ấm như nứa và âm sắc cũng không hay bằng được
Lỗ khoét, cách khoét nút chặn, … cũng ảnh hưởng đến đường đi của phần tử khí, thế nên mỗi người làm tiêu sáo lại cho ra các màu âm riêng.

  • Hiện tại các bài viết của kenhtieusao đã được viết tại chi tiết hơn tại thư viện sáo trúc  các bạn có thể ghé xem và nếu mua sáo hãy truy cập mua sáo trúc để chọn mua tiêu sáo các loại uy tín. Học thổi sáo Hướng dẫn thổi sáo

BÌNH LUẬN

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *