Site icon Nhạc lý căn bản – nhacly.com

BẢN CHẤT của HOẠT ĐỘNG LÃNH đạo QUẢN lý-tiểu luận cao học – Tài liệu text

BẢN CHẤT của HOẠT ĐỘNG LÃNH đạo QUẢN lý-tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.99 KB, 20 trang )

Tên môn: QUẢN LÝ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
Đề tài: BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO
1. Khái niệm của hoạt động lãnh đạo
Khái niệm: Hoạt động lãnh đạo là một quá trình hành vi giữa người lãnh
đạo và người bị lãnh đạo thông qua một phương thức nhất định, kết hợp lại cùng
thực hiện một mục tiêu của tổ chức, cũng là quá trình vận động làm cho các yếu
tố của hoạt động lãnh đạo liên hệ với nhau và tác động lẫn nhau.
2. Bản chất của hoạt động lãnh đạo
Hoạt động lãnh đạo có tính quần thể. Lãnh đạo là quá trình hành động, kết
hợp thống nhất giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo, là hoạt động quần thể
của xã hội. Trong hoạt động lãnh đạo, người lãnh đạo và người bị lãnh đạo là chủ
thể, suy đến cùng quần chúng với tư cách là người bị lãnh đạo có tác dụng quyết
định, còn người lãnh đạo có tác dụng chủ đạo. Nếu khuyết thiếu một trong hai
nhân tố đều không thể cấu thành hoạt động lãnh đạo, đều không thể thực hiện
được nhiệm vụ và mục tiêu dự định. Vì thế muốn thực hiện tốt hoạt động lãnh
đạo phải biết thống nhất cả hai nhân tố, phát huy tính tích cực của cả hai nhân tố
đó.
Hoạt động lãnh đạo khác với hoạt động quản lý chung là hoạt động lãnh
đạo có tính chiến lược. Hoạt động quản lý chung chủ yếu là để quán triệt, chấp
hành mục tiêu, phương châm cụ thể, còn hoạt động lãnh đạo luôn phải xuất phát
từ toàn cục, chế định chiến lược, quyết sách có tính toàn cục. Vì thế lãnh đạo
phải dựa trên quan điểm toàn cục, chiến lược, phải có tư duy chiến lược không
mù quáng rời vào sự vụ cục bộ, dẫn đến chỉ lo sự vụ nhỏ mà bỏ sót nhiệm vụ
lớn, gây thất bại cho toàn cục.
Lãnh đạo phải có dự kiến, dự kiến là đặc trưng quan trọng cần có của hoạt
động lãnh đạo. Tài năng và trình độ của người lãnh đạo thường biểu hiện ở năng
lực dự kiến. Hoạt động lãnh đạo có thể thành công hay không, điều quan trọng
được quyết định bởi người lãnh đạo có thể dự kiến, đưa ra quyết định một cách
khoa học hay không. Muốn thế người lãnh đạo phải nắm chắc thế giới quan và
1

phương pháp luận, giỏi điều tra nghiên cứu, nắm chắc quy luật phát triển của sự
vật khách quan, tìm hiểu tiến trình và xu thế phát triển của sự vật đồng thời phải
nhận biết quá khứ, đi sâu vào tìm hiểu hiện trạng và lại phải nắm bắt xu thế mới
có thể thực hiện lãnh đạo đúng đắn. Đặc biệt trong điều kiện sản xuất lớn xã hội
hóa hiện đại, hoạt động lãnh đạo đòi hỏi phải có dự kiến khoa học, đưa ra quyết
sách khoa học và thực thi một cách đúng đắn mới có thể thành công.
Hoạt động lãnh đạo luôn phải được thực hiện hoàn thành nhiệm vụ mới
của thời đại trong điều kiện lịch sử nhất định. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo
phải phát huy tính sáng tạo, nghiên cứu tình hình mới, đề ra mục tiêu, phương
châm, biện pháp chiến lược mới để giải quyết vấn đề, mở ra cục diện mới của
công tác lãnh đạo. Người lãnh đạo phải nắm chắc lý luận và phương pháp tiên
tiến, trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan, triển khai hoạt động lãnh đạo một
cách sáng tạo để thực hiện mục tiêu lãnh đạo. Do đó người lãnh đạo cần nỗ lực
nâng cao tính sáng tạo, năng lực tư duy của mình, phát huy đầy đủ tinh thần sáng
tạo trong hoạt động lãnh đạo.
Nghệ thuật lãnh đạo là kỹ năng lãnh đạo được xây dựng trên cơ sở tri
thức và kinh nghiệm của người lãnh đạo. Đó là nghệ thuật hoàn thành công việc
thông qua con người. Để thực hiện mục tiêu công tác, người lãnh đạo khéo léo
vận dụng quyền lực, ảnh hưởng đến người bị lãnh đạo (với những đặc điểm tâm
lý phức tạp khác nhau) một cách có hiệu quả, điều chỉnh các mối quan hệ và mâu
thuẫn; sử dụng các kỹ năng, kỹ xảo, thủ thuật và phương pháp đặc thù để cải
biến hoàn toàn bên trong, bên ngoài của lãnh đạo. Đó là sự phản ánh tổng hợp và
thể hiện trong công tác về mặt tâm lý trí tuệ, học vấn, tài năng, tố chất, tác
phong, khí chất, cá tính, phẩm chất, sức ảnh hưởng, sức thu hút, kinh nghiệm của
người lãnh đạo.
Hoạt động lãnh đạo không có cách thức và quy định thống nhất.
Có tính tùy cơ và tính linh hoạt, có nghĩa là không phải vận dụng khoa học và
phương pháp lãnh đạo một cách máy móc, giản đơn mà là dựa vào sự thay đổi

của tình hình, vận dụng phương pháp lãnh đạo có tính linh hoạt, tính sáng tạo
nhằm trúng đối tượng, hoàn cảnh, vấn đề.
2

Hoạt động lãnh đạo vó tính đặc thù và tính ngẫu nhiên, nghệ thuật lãnh
đạo cụ thể, thông thường là phương pháp và thủ thuật đặc thù. Lãnh đạo là khả
năng của một người tác động, thúc đẩy, hướng dẫn và chỉ đạo người khác để đạt
mục tiêu đã đề ra của tổ chức. Lãnh đạo phải liên quan đến người khác (cấp
dưới) chấp nhận sự chỉ đạo của mình (cấp trên), không có cấp dưới thì năng lực
lãnh đạo không thể biểu hiện và nhận biết được. Lãnh đạo gắn liền với sự phân
bổ không bình đẳng quyền lực giữa lãnh đạo và các thành viên, các nhà lãnh đạo
không chỉ chỉ đạo cấp dưới mà còn sử dụng ảnh hưởng của mình để đòi hỏi cấp
dưới thực hiện những mệnh lệnh của mình.
Lãnh đạo vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật vì những lý do
sau. Lãnh đạo là một khoa học vì nó đòi hỏi người lãnh đạo phải có tri thức hiểu
biết khoa học về tất cả mọi mặt,mọi lĩnh vực, nhận thức và vận dụng đúng quy
luật, nắm vững đối tượng, có thông tin đầy đủ chính xác, có khả năng thực hiện.
Nhà lãnh đạo phải nhận xét các sự kiệnmột cách khách quan, gạt bỏ những tình
cảm và các giá trị khác biệt. Kết luận các sự kiện phải theo những nguyên tắc rõ
ràng, theo các quy luật khách quan. trong quốc gia hoạt động lãnh đạo phải dựa
trên những phương pháp quản lý lãnh đạo khoa học, làm việc theo phương pháp
khoa học.
Lãnh đạo là một nghệ thuật vì: kỹ năng lãnh đạo, quản lý được xây
dựng trên cơ sở tri thức và kinh nghiệm của người lãnh đạo. Lãnh đạo lấy con
người làm đối tượng, tư tưởng, tư tưởng, chính kiến, tình cảm của con người
luôn thay đổi đòi hỏi nhà lãnh đạo cảm hứng, sự thông minh và sáng suốt để
“dùng người”, chính là nghệ thuật khéo léo, nhạy cảm và sáng tạo để hoàn thành
công việc lãnh đạo thông qua việc con người trong tập thể, sử dụng các kỹ xảo,
thủ thuật để giải quyết các mối quan hệ nhiều chiều nhằm đạt kết quả cao nhất.

Lãnh đạo, quản lý không có cách thức và định hướng thống nhất, tuỳ thuộc vào
tâm lý trí tuệ, học vấn, tài năng, tố chất, tác phong và kinh nghiệm của mỗi người
mang tính linh hoạt và sáng tạo. Mỗi người có một thủ thuật đặc thù riêng để
hoàn thành công việc. Người lãnh đạo luôn hải tìm tòi những điều mới mẻ, cách
thức lãnh đạo sử dụng các nguyên tắc về lãnh đạo một cách mềm dẻo, sáng tạo
3

tuỳ hoàn cảnh thực tế để thu hút đối tượng lãnh đạo của mình.
Là một nghệ thuật nhưng nghệ thuật lãnh đạo tế nhị hơn các nghệ thuật khác ở
chỗ những hành động và quyết định của người lãnh đạo có ảnh hưởng đến nhiều
người khác. Nếu quyết định và hành động đúng sẽ thoả mãn các lợi ích của tập
thể và từng người tạo điều kiện và tăng động cơ làm việc tích cực của mỗi thành
viên từ đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức và ngược lại nếu quyết
định và hành động của người lãnh đạo nhằm vào việc thoả mãn nhu cầu cá nhân
mình thì sẽ gây bất bình trong tập thể, chia rẽ tập thể. Mỗi người lãnh đạo phải
luôn bình tĩnh, sáng suốt và trong sạch để tỏ rõ nghệ thuật của mình.
Đối với công tác quản lý hành chính đòi hỏi nhà lãnh đạo phải sử dụng
đúng uy quyền của mình do pháp luật quy định nhưng cũng uỷ quyền cho cấp
dưới chủ động để thực hiện các hoạt động có hiệu quả, phải biết tổ chức công
việc hợp lý, quan tâm giải quyết mối quan hệ với người dưới quyền, chú ý kỹ
thuật truyền đạt mệnh lệnh và tâm lý khi giao tiếp.
CHƯƠNG 2. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
1. Khái niệm
Một cách tổng quát nhất, quản lý được xem là quá trình tổ chức và điều
khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định, đó là sự kết hợp giữa tri thức
và lao động trên phương diện điều hành. Dưới góc độ chính trị: quản lý được
hiểu là hành chính, là cai trị; nhưng dưới góc độ xã hội: quản lý là điều hành,
điều khiển, chỉ huy. Dù dưới góc độ nào đi chăng nữa, quản lý vẫn phải dựa
những cơ sở, nguyên tắc đã được định sẳn và nhằm đạt được hiệu quả của việc

quản lý, tức là mục đích của quản lý.
Quản lý là sự tác động có mục đích đã được đề ra theo đúng ý chí của chủ
thể quản lý đối với các đối tượng chịu sự quản lý. Việc đúng ý chí của người
quản lý cũng đồng nghĩa với việc trả lời câu hỏi tai sao phải quản lý và quản lý
để làm gì.
Quản lý là sự đòi hỏi tất yếu khi có hoạt động chung của con người. Quản
lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã hội. Từ khi
con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ
4

không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lý
cũng hình thành như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân
hướng tới những mục tiêu chung. Xã hội phát triển qua các phương thức sản
xuất từ cộng sản nguyên thủy đến nền văn minh hiện đại, trong đó quản lý luôn
là một thuộc tính tất yếu lịch sử khách quan gắn liền với xã hội ở mỗi giai đoạn
phát triển của nó. Thuộc tính đó bắt nguồn từ bản chất của hệ thống xã hội, đó là
hoạt động lao động tập thể – lao động xã hội của con người. Trong quá trình lao
động con người buộc phải liên kết lại với nhau, kết hợp lại thành tập thể. Điều
đó đòi hỏi phải có sự tổ chức, phải có sự phân công và hợp tác trong lao động,
phải có sự quản lý.
Như vậy, quản lý là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng
đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt được
mục tiêu chung đề ra. Quản lý trong thời kỳ nào, xã hội nào thì phản ánh bản
chất của thời kỳ đó, xã hội đó. Ví dụ ở thời kỳ công xã nguyên thủy thì hoạt
động quản lý còn mang tính chất thuần túy, đơn giản vì lúc này con người lao
động chung, hưởng thụ chung, hoạt động lao động chủ yếu dựa vào săn bắn, hái
lượm, người quản lý bấy giờ là các trưởng làng, tù trưởng. Thời kỳ này chưa có
nhà nước nên hoạt động quản lý dựa vào các phong tục, tập quán chứ chưa có
pháp luật để điều chỉnh.

Tóm lại, quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình,
căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống
hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được
mục đích đã đặt ra từ trước. Là một yếu tố thiết yếu quan trọng, quản lý không
thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển về trình độ và quy
mô sản xuất, kỹ thuật công nghệ thì trình độ quản lý, tổ chức, điều hành càng
được nâng lên và phát triển không ngừng.
2. Bản chất của hoạt động quản lý
Quản lý muốn được thực hiện phải dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy.
Quyền uy là thể thống nhất của quyền lực và uy tín. Quyền lực là công cụ để
quản lý bao gồm hệ thống pháp luật và hệ thống kỷ luật nhà nước được tổ chức
5

và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phân cấp quản lý rành mạch.
Uy tín thể hiện ở kiến thức chuyên môn vững chắc, có năng lực điều hành, cùng
với phẩm chất đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng, đảm bảo cả
hai yếu tố “tài” và “đức”. Uy tín luôn gắn liền với việc biết đổi mới, biết tổ chức
và điều hành. Nói một cách ngắn gọn, có quyền uy thì mới đảm bảo sự phục
tùng của cá nhân đối với tổ chức. Quyền uy là phương tiện quan trọng để chủ
thể quản lý điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt buộc đối với đối tượng quản lý
trong việc thực hiện các mệnh lệnh, yêu cầu mà chủ thể quản lý đề ra.
Hoạt động quản lý là khoa học, nghệ thuật và là một nghề trong xã hội.
Hoạt động quản lý là khoa học. Hoạt động quản lý phải dực trên những tri thức
khoa học được hệ thống, tổng hợp, khái quát thành lý luận, quan điểm, niềm
tin…; được kiểm nghiệm qua thực tiễn nói chung và thực tiễn hoạt động quản lý
nói riêng trở thành phương pháp luận chỉ đạo cho hoạt động quản lý. Phải tuân
theo các quy luật khách quan, phải dựa trên những phương pháp quản lý khoa
học và trên những phương pháp quản lý cụ thể.
Hoạt động quản lí là hoạt động phức tạp bởi đối tượng quản lí là con

người. Hoạt động quản lí không chỉ liên quan đến con người và tập thể mà còn
liên quan đến nhiều mối quan hệ (quan hệ chính trị, luật pháp, kinh tế,….). Nhà
quản lí không chỉ thực hiện công việc thông qua người khác, không chỉ thực
hiện chức năng của một nhà quản lí mà là một nhà giáo dục: văn hóa, truyền
thống,… liên quan đến tổ chức, lợi ích kinh tế cho tổ chức, người dưới quyền.
Hoạt động của nhà quản lí chủ yếu thực hiện thông qua giao tiếp. thông
qua hoạt động giao tiếp để thu thập thông tin quản lí, ra quyết định quản lí, điều
hành tổ chức thực hiện các quyết định quản lí, kiểm tra, đánh giá, hầu như tất cả
các khâu trong hoạt động quản lí đều được nhà quản lí thực hiện thông qua giao
tiếp.
Hoạt động quản lý là hoạt động mang tính gián tiếp. Hoạt động quản lí
chủ yếu được tiến hành thông qua hoạt động giao tiếp. Bản thân nhà quản lí
không trực tiếp tạo ra sản phẩm, song kết quả hoạt động quản lí của họ sẽ biểu
hiện bằng kết quả hoạt động chung của tập thể. Nhà quản lí giải quyết các nhiệm
6

vụ, chức năng của mình bằng cách tác động tới người khác: khuyến khích, động
viên, gây ảnh hưởng- sử dụng quyền lực của mình.
Hoạt động lao động quản lý là hoạt động lao động trí óc và mang nhiều
tính sáng tạo. Đặc trưng chung của hoạt đông lao động quản lý là lao động trí óc.
Đặc trưng chung đó chính là đặc điểm cơ bản mà từ đó dẫn đến những đặc điểm
khác của hoạt động lao động quản lý và những yêu cấu cần được lưu ý trong quá
trình tổ chức lao động cho lao động quản lý các loại. Lao động trí óc được định
nghĩa là: Sự tiêu hao sức lao động dưới tác động chủ yếu về các khả năng chí tuệ
và thần kinh tâm lý đối với con người trong quá trình lao động.Vì là hoạt động
lao động chủ yếu vì trí óc nên hoạt động lao động quản lý mang đặc tính sáng
tạo nhiều hơn so với lao động chân tay.
Hoạt động lao động quản lý là hoạt động mang tính tâm lý-xã hội cao.
Xuất phát từ đặc điểm lao động trí óc nên hoạt động lao động quản lý đặt ra yêu

cầu cao về yếu tố thần kinh – tâm lý đối với người lao động, tức là đặt ra yêu cầu
cao đối với khả năng nhận biết, khả năng thu nhận thông tin và các phẩm chất
tâm lý cần thiết khác (như có tưởng tượng, trí nhớ, khả năng khái quát về tổng
hợp,…). Đồng thời trong quá trình giải quyết nhiệm vụ lao động, tức các công
việc quản lý, các cán bộ nhân viên quản lý phải thực hiện nhiều mối quan hệ
giao tiếp qua lại với nhau. Do đó, yếu tố tâm lý – xã hội đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động lao động, ảnh hưởng tới nhiệt tình làm việc, chất lượng làm việc
và tiến độ thực hiện công việc của họ. Mặt khác, đối tượng quản lý ở đây là
những người lao động và các tập thể lao động nên đòi hỏi hoạt động lao động
quản lý phải mang tính tâm lý – xã hội giữa những người lao động với nhau.
Thông tin kinh tế vừa là đối tượng lao động, kết quả lao động, vừa là
phương tiện lao động của cán bộ quản lý.Trong quá trình lao động quản lý, đối
tượng lao động không phải là các yếu tố vật chất thông thường mà là các thông
tin kinh tế. Bằng hoạt động lao động của mình, lao động quản lý thu nhận và
biến đổi các thông tin để phục vụ mục đích quản lý ở các cấp quản lý trong xí
nghiệp. Những thông tin kinh tế chưa được xử lý là đối tượng lao động của lao
động quản lý còn những thông tin đã được xử lý chính là kết quả của hoạt động
7

lao động quản lý của họ. Mặt khác, thông tin kinh tế là phương tiện để hoàn
thành nhiệm vụ của tất cả lao động quản lý các loại. Hoạt động quản lý là các
thông tin các tư liệu thực hiện cho việc hình thành và thực hiện các quyết định
quản lý. Một sai sót nhỏ trong hoạt động quản lý có thể dẫn tới ảnh hưởng lớn
trong sản xuất, nên đòi hỏi các cán bộ, nhân viên quản lý phải có tinh thần trách
nhiệm cao.
Quản lý là một trong những hoạt động vừa khó khăn, vừa phức tạp, vừa là
một nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, suy
thoái hay thịnh vượng của một tổ chức, một quốc gia, khu vực hay thậm chí là
toàn cầu. Sự phát triển xã hội dựa vào nhiều yếu tố như sức lao động, nguồn

vốn, tri thức, tài nguyên, năng lực quản lý. Trong đó năng lực quản lý được xếp
hàng đầu. Năng lực quản lý là sự tổ chức, điều hành, kết hợp tri thức với việc sử
dụng sức lao động, nguồn vốn và tài nguyên để phát triển xã hội. Quản lý tốt thì
xã hội phát triển, ngược lại nếu buông lỏng hay quản lý kém thì sẽ dẫn đến sự
rối loạn, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
CHƯƠNG 3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ
Xét về khoa học lãnh đạo và khoa học quản lý, hai ngành khoa học này
không những không phải là quan hệ giữa bộ phận và toàn thể để có thể bao hàm
lẫn nhau, cũng không phải là một quan hệ đồng nhất để có thể thay thế nhau.
Khoa học lãnh đạo và khoa học quản lý có 3 điểm khác nhau sau đây:
Thứ nhất, sự khác nhau giữa chức năng giữa quản lý và lãnh đạo. Chức
năng lãnh đạo và chức năng quản lý là hoàn toàn khác nhau. Đối với chức năng
lãnh đạo, nhiều chuyên gia cho rằng trách nhiệm của người lãnh đạo chung quy
lại chủ yếu có 2 việc là sử dụng cán bộ và đưa ra chủ ý có tính chất quyết định.
Mọi kế hoạch, nghị quyết, mệnh lệnh đều là đưa ra chủ ý, những ý tưởng nhằm
giải quyết các công việc của tổ chức. Để cho mọi chủ ý được thực hiện, cần phải
đoàn kết cán bộ, cổ vũ họ thực hiện, cái đó thuộc về sử dụng cán bộ. Sử dụng
cán bộ tức là cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện để họ phát huy sở trường, thực
hiện quyết sách. Sau khi đưa ra chính sách, người lãnh đạo cổ vũ họ thực hiện
8

chứ không phải bản thân người lãnh đạo tự thân thực hiện. Như vậy, chức năng
của lãnh đạo là đề ra chính sách và cổ vũ việc chấp hành chính sách. Còn chức
năng quản lý thì lại khác, là việc chấp hành chính sách, là việc quán triệt chấp
hành chính sách dưới sự cổ vũ của người lãnh đạo. Hai chức năng này khác
nhau, có thể diễn giải một cách đơn giản: lãnh đạo chủ yếu là quyết sách, quản
lý chủ yếu là chấp hành.
Có người nêu ra lãnh đạo có quyết sách, lẽ nào quản lý lại không có quyết
sách. Lãnh đạo có quyết sách, quản lý cũng có quyết sách, nhưng quyết sách

lãnh đạo, quyết sách quản lý, quyết sách thao tác là những khái niệm hoàn toàn
khác nhau. Quyết sách của lãnh đạo là những quyết sách chiến lược mang tính vĩ
mô, toàn cục. Đó là những quyết sách đặc trưng mà bất kỳ một nhà quản lý nào
cũng không thể có được. Đương nhiên, không nên quan niệm, chỉ có cấp trung
ương, chính phủ, quốc hội mới có quyết sách chiến lược mà chính quyền cơ sở,
phòng ban cấp dưới công ty, xí nghiệp không có những quyết sách chiến lược.
Các bộ ngành, mọi tổ chức các cấp đều có chiến lược của mình, nhưng tập thể
hay cá nhân đề ra quyết sách chiến lược đó thường là lãnh đạo của các tổ chức
này.
Thứ hai là nguyên tắc, nguyên lý khác nhau. Do chức năng không giống
nhau, nên nguyên lý, nguyên tắc cho đến phương thức, phương pháp của lãnh
đạo cũng khác với quản lý. Chức năng của lãnh đạo là định ra những quyết sách
chiến lược, nó quyết định quan trọng về vận mệnh, tiền đồ của các tổ chức. Vì
vậy, người lãnh đạo phải tập trung trí tuệ, sức lực để nắm những việc lớn hoặc
nói cách khác, người lãnh đạo phải làm việc lãnh đạo. Người lãnh đạo tài giỏi
đến đâu cũng rất khó có thể tập trung để suy nghĩ những chi tiết cụ thể tồn tại và
phát sinh trong quá trình chấp hành những quyết sách, càng không thể nói họ
nên đi trực tiếp thực hiện. Cho dù có sức lực, thời gian để nắm hết mọi việc lớn
nhỏ để tự mình làm hết thì cũng là không đúng vì làm như vậy sẽ gây khó đễ, sẽ
ức chế tính chủ động sáng tạo của cấp dưới, không thể rèn luyện được cán bộ,

9

làm cho cán bộ không phát triển được và do đó không bồi dưỡng được lớp người
kế cận.
Nguyên tắc cơ bản và phương pháp cơ bản của công tác lãnh đạo do chức
năng lãnh đạo quyết định là nắm việc lớn và không đi sâu vào việc vụn vặt.
Nhưng quản lý thì lại khác, do chức năng của quản lý là quán triệt thực hiện một
cách cụ thể quyết sách của lãnh đạo, nên cần phải tính toán kỹ đến các tình tiết

nhỏ nhất có thể xảy ra trong quá trình chấp hành cho đến các biện pháp có thể
giải quyết chúng. Những chi tiết nhỏ, những biện pháp này đối với người lãnh
đạo nó là việc nhỏ nhưng đối với người quản lý thì nó lại là việc lớn, sai một ly
đi một dặm, trong lịch sử đã có nhiều minh chứng cho sai lầm của một tình tiết
dẫn đến sự thất bại của công tác quản lý. Vì vậy, không thể coi nhẹ các tình tiết,
đó là phương pháp và nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý.
Thứ ba, tiêu chuẩn của thành bại và mục tiêu của quản lý và lãnh đạo
khác nhau. Cho dù là người lãnh đạo hay người quản lý đều có sự phân biệt giữa
thành công và thất bại. Mọi người đều theo đuổi thành công và tránh thất bại.
Những tiêu chuẩn về thành bại của lãnh đạo và quản lý khác nhau. Ví dụ, giám
đốc nhà máy đưa ra quyết sách là sản xuất một loại sản phẩm, còn các cấp quản
lý thì đưa ra kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện quyết sách của lãnh đạo. Mục
tiêu mà người quản lý theo đuổi đó là hiệu suất, người quản lý tốt là người quản
lý có hiệu quả. Người lãnh đạo có hiệu suất chưa chắc là người lãnh đạo thành
công, chỉ khi người lãnh đạo có hiệu năng thì mới là người lãnh đạo thành công.
Nói đến hiệu năng, tức là muốn chỉ hiệu năng lãnh đạo hoặc hiệu năng tổ chức ,
hiệu năng là tích hợp của cả mục tiêu và hiệu suất. Nghĩa là hiệu năng được
quyết định bởi mục tiêu của quyết sách có đúng hay không và việc chấp hành
quyết sách có hiệu suất hay không, đó cũng là hai nhân tố quan trọng nhất của
hiệu năng. Chỉ có mục tiêu của quyết sách đúng đắn, việc chấp hành quyết sách
lại có hiệu quả thì đó mới là người lãnh đạo thành công. Một sản phẩm sản xuất
ra vừa nhiều vừa tốt nhưng nó không phải là nhu cầu của thị trường, bán không

10

được mà sản xuất càng nhiều thì càng lãng phí. Đó thuộc về quyết sách và là
trách nhiệm của lãnh đạo.
Ba vấn đề trên đây là khác biệt cơ bản giữa lãnh đạo và quản lý. Từ đó có
thể đưa ra rất nhiều đặc trưng khác nhau giữa chúng. Chẳng hạn, công tác quản

lý tuy cũng cần các ngành khoa học mềm, những kiến thức thông thái, nhưng
những kiến thức chuyên ngành của khoa học quản lý chủ yếu là thuộc khoa học
cứng, kỹ thuật cứng như các ngành thuộc tài vụ, kế toán,…Còn công tác lãnh
đạo thì khác, nó chỉ cần những ngành khoa học mềm, kỹ thuật mềm. Đương
nhiên, người lãnh đạo cũng cần biết những khoa học cứng và kỹ thuật cứng,
nhưng người lãnh đạo cũng không cần hiểu sâu, hiểu kỹ như những chuyên gia
quản lý.
Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý là rõ ràng và quan hệ giữa chúng
cũng rất sâu sắc, mật hiết. Lãnh đạo và quản lý đều có một quá trình ra đời và
phát triển. Lãnh đạo lại được tách ra từ quản lý, đó là tính mật thiết trong quan
hệ giữa hai ngành, khiến cho nhiều người không thấy được ranh giới giữa
chúng.
Ở phạm vi nhỏ hơn khoa học, lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm đôi khi
dễ gây nhầm lẫn. Khi chưa hiểu bản chất của mỗi khái niệm này, chúng có thể
cho rằng chúng gần nghĩa với nhau, đều muốn nói đến công việc, hay vai trò của
người đứng đầu. Khi một người nắm giữ một chức vụ trong một tổ chức hay
trong một nhóm, chúng ta nói họ là nhà quản lý và cũng là nhà lãnh đạo, nhưng
không hẳn như vậy.
Trước hết, lãnh đạo chú trọng đến kết quả đạt được còn quản lý chú trọng
đến hoàn thành công việc theo khuôn khổ. Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng và
phát triển những người khác, thách thức hiện trạng, luôn đặt ra câu hỏi cái gì và
tại sao, và có tầm nhìn xa. Còn các nhà quản lý thì quản lý công việc, kiểm soát
ngân sách và chi phí, duy trì hiện trạng. Lãnh đạo liên quan đến sự đổi mới,
trong khi đó quản lý liên quan đến duy trì tình trạng hiện tại. Nhà quản lý sử
dụng các hệ thống kế toán, thông tin, quản lý hiệu suất công việc, hoạch định,
11

các chế độ lương, đào tạo, tuyển dụng nhân viên và kiểm tra để hướng thái độ
cấp dưới tới thành tích của tập thể hoặc các mục tiêu của tổ chức.

Lãnh đạo hướng các thành viên trong tổ chức đi theo tầm nhìn mới.
Trong khi các nhà quản lý tập trung vào tuân thủ các quy trình hiện có thì các
nhà lãnh xem xét và thậm chí đặt ra câu hỏi tại sao hệ thống lại tồn tại, cần phải
thay đổi thế nào để tổ chức sẽ vận hành tốt hơn. Nhà lãnh đạo thành công có thể
hướng hành vi cấp dưới đến với tầm nhìn mới này. Và để điều khiển tổ chức đến
đạt được tầm nhìn mới đòi hỏi những sự nỗ lực rất lớn. Lúc này cần có sự kết
hợp cả hai kỹ năng lãnh đạo và quản lý thì mới thực hiện thành công bất kỳ nỗ
lực thay đổi nào của tổ chức. Một trong những nguyên nhân thất bại của những
người đứng đầu là phải cố gắng rất nhiều mới có được kỹ năng lãnh đạo, kỹ
năng quản lý hoặc cả hai kỹ năng trên.
Có thể làm rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này qua bảng sau:
Lãnh đạo

Quản lý

Làm đúng việc

Làm việc đúng cách

Nhà lãnh đạo đổi mới

Nhà quản lý thực thi

Nhà lãnh đạo phát triển

Nhà quản lý duy trì

Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng

Nhà quản lý kiểm soát

Nhà lãnh đạo có cái nhìn dài hạn

Nhà quản lý có cái nhìn ngắn hạn

Nhà quản lý hỏi Cái gì và Tại sao?

Nhà quản lý hỏi Như thế nào và Khi
nào?

Nhà lãnh đạo sáng tạo

Nhà quản lý mô phỏng

Qua đây, có thể thấy lãnh đạo và quản trị là những chức năng riêng biệt
nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự phân chia giữa lãnh đạo và
quản lý bắt đầu từ khi phân công xã hội tách ra làm hai khâu: ra quyết sách và
việc thực hiện.
Trong nền sản xuất lớn có sự phân công lao động chuyên môn ngày càng
rạch ròi vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, khi khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ,
12

nhiều nước tiến hành công nghiệp hóa, nhưng có tình trạng là nhiều kẻ ngoài
nghề. Nhà tư bản chiến hữu tư liệu sản xuất lại lãnh đạo sản xuất đã làm tăng
thêm trạng thái vô chính phủ trong sản xuất. Đến thế kỷ XIX, các xí nghiệp của
Mỹ bị sức ép cạnh tranh của thị trường, nếu muốn nâng cao chất lượng hàng hóa
buộc phải thực hiện chế độ thuê giám đốc chuyên nghiệp, còn gọi là chế độ
chuyên gia giám đốc. Đến đầu thế kỷ XX, những người lãnh đạo của một số
công ty xe hơi dân dụng ở Mỹ đề ra nguyên tắc “quyết sách tập trung, quản lý

phân tán” và xây dựng bộ quy chế phân quyền trong xí nghiệp. Đặc điểm của cơ
chế lãnh đạo này khác với cơ chế gia trưởng và tách quyền chiếm hữu với quyền
quản lý kinh doanh, thực chất là phân chia riêng rẽ quyết sách và chấp hành.
Quyền lực quản lý hàng ngày và trách nhiệm được phân chia rõ ràng. Do tính ưu
việt của thể chế phân quyền và phân công giữa quyết sách và chấp hành về sau
nó được các nước trên thế giới áp dụng khá phổ biến. Trên thực tế, sự phân công
xã hội giữa quyết sách và chấp hành trên lĩnh vực chính trị xuất hiện còn sớm
hơn. Tiêu biểu là sự phân chia cơ cấu lập pháp và cơ cấu chấp hành theo quy
luật: khi nhà nước pháp quyền dần lớn mạnh, nền dân chủ phát triển tất yếu sẽ
xuất hiện sự phân công xã hội mới.
Do đó có thể thấy sự phân định giữa lãnh đạo và quản lý, tức là lãnh đạo
lo quyết sách, quản lý lo chấp hành đều là hiện tượng lịch sử, nhưng không phải
từ trước tới nay đều đã có. Nó là kết quả phát triển lâu dài của xã hội, là kết quả
phát triển của sự phân công xã hội. Phân công xã hội là cơ sở khách quan, là
nguồn gốc xã hội của sự phân chia giữa lãnh đạo và quản lý, nếu tách rời cơ sở
đó sẽ không thu được kết quả rõ ràng.
Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm khác nhau, tuy vậy ở Việt Nam nó
hay bị làm lẫn lộn với nhau. Tức là các chức năng quản lý và lãnh đạo nhiều khi
bị đảo lộn, và với một bộ máy như vậy, tất yếu sẽ không có hiệu quả cao. Nếu ta
ví một cấu trúc tổ chức (của một doanh nghiệp, một viện khoa học, một Bộ, v.v.)
như là một sinh vật, thì phần lãnh đạo có thể ví như phần hồn còn phần quản lý

13

như phần thân của sinh vật đó. Cả phần lãnh đạo và phần quản lý đều có vai trò
quan trọng, đảm bảo sự vận hành hoạt động hiệu quả của cả cấu trúc tổ chức đó.
Nói về chức năng công việc, thì lãnh đạo và quản lý là hai công việc khác
nhau. Những công việc chủ yếu của lãnh đạo là: Phân tích tình hình, định
hướng, vạch ra chiến lược; đưa ra các quyết định quan trọng; làm điểm tựa về uy

tín cho tổ chức, đối với cả người bên trong lẫn người bên ngoài. Còn những
công việc chủ yếu của quản lý là: thực hiện các quyết định của lãnh đạo; xử lý
các công việc, đảm bảo cho bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu quả. Ở các tổ chức
nhỏ, các việc lãnh đạo và quản lý hay được quy làm một, do cùng một người, ví
dụ như chủ một doanh nghiệp nhỏ đảm nhiệm. Tuy nhiên, đối với các tổ chức
lớn, thì sự phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý là cần thiết. Có những người có
khả năng làm cả hai công việc lãnh đạo và quản lý, và trong các tổ chức lớn
cũng có những vị trí đòi hỏi phải làm cả hai việc. Tuy nhiên, hai công việc này
đòi hỏi những loại kỹ năng khác nhau.
Những điều mà một người lãnh đạo cần có là: uy tín cá nhân cao, có trình
độ cao, tầm nhìn xa trông rộng, để có thể đưa ra những định hướng và quyết
định đúng đắn; biết phối hợp hài hòa với bộ phận quản lý.
Người quản lý thì không nhất thiết cần có trình độ cao, uy tín cao hay tầm
nhìn xa trông rộng như người lãnh đạo, nhưng ngược lại cần những đức tính
như: hiểu được và tuân theo các quyết định của lãnh đạo; có tính kỷ luật, cẩn
thận, tỉ mỉ, nắm sát các chi tiết,…Và tùy lĩnh vực quản lý mà cần có trình độ
chuyên môn tương ứng nhất định. Ví dụ như một người làm trưởng phòng nhân
sự (một chức vụ quản lý) ở một chỗ này, thì dễ có thể chuyển sang làm trưởng
phòng nhân sự ở chỗ khác, vì làm quản lý nhân sự ở đâu cũng gần giống nhau,
đòi hỏi cùng một loại kỹ năng. Nhưng một người làm viện trưởng (một chức vụ
lãnh đạo) cần có uy tín trong ngành A, và khó có thể chuyển thành làm viện
trưởng ngành B.
Ở nước ta, có không ít trường hợp các chức năng quản lý và lãnh đạo
nhiều khi bị đảo lộn, những người đáng nhẽ phải là lãnh đạo (ví dụ viện trưởng
14

một viện nghiên cứu) thì lại thành quản lý, còn người đáng nhẽ làm chức năng
quản lý (ví dụ trưởng phòng tổ chức) thì có khi lại thành lãnh đạo. Không phải ai
có trình độ và tầm nhìn trong khoa học đều tự động trở thành người lãnh đạo

khoa học giỏi, mà còn cần có tư cách, có thời gian bỏ ra quan tâm đến việc
chung và suy nghĩ làm sao để những người khác có thể phát huy khả năng khoa
học của họ.
Lãnh đạo là người đưa ra ý tưởng còn quản lý là người thực thi ý tưởng .
Điều này có nghĩa là lãnh đạo là một trong những người trong công ty có nhiệm
vụ nghĩ ra những ý tưởng mới và đưa vào kế hoạch của công ty trong giai đoạn
tiếp theo. Người lãnh đạo phải luôn có tầm nhìn và luôn phát triển các chiến
lược và chiến thuật mới. Do đó họ cần phải có hiểu biết về các xu hướng hay các
nghiên cứu và kỹ năng mới nhất.
Trong khi đó, người quản lý sẽ duy trì và vận hành những gì đã được thiết
lập để nó hoạt động trơn tru đúng kế hoạch. Người quản lý phải luôn để mắt tới
nhân viên cấp dưới và duy trì sự kiểm soát thường xuyên để nhằm đảm bảo sự
hoạt động của các bộ phận trong công ty. Vì trực tiếp làm việc với nhân viên nên
họ am hiểu nhân viên của mình, biết rõ ai là người phù hợp nhất với những
nhiệm vụ cụ thể.
Lãnh đạo củng cố niềm tin trong khi quản lý dựa vào kiểm soát. Người
lãnh đạo là người truyền cảm hứng cho nhân viên, để nhân viên biết như thế nào
là tốt nhất và làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ. Ở vai trò người quản lý, công
việc của họ là duy trì việc kiểm soát nhân viên để nhân viên phát huy khả năng
và năng lực lớn nhất từ đó tạo ra sản phẩm hoặc tăng doanh thu/lợi nhuận cho
công ty. Để làm điều này một cách hiệu quả, người quản lý cần phải am hiểu rõ
cấp dưới của mình và hiểu cả đam mê, mong muốn về lương bổng của nhân
viên.
Nhà lãnh đạo là người có sức thu hút cá nhân mãnh liệt, đủ khả năng lôi
cuốn đám đông và đủ tài năng để biến ý tưởng thành chương trình hành động
khả thi. Còn nhà quản lý quan trọng nhất vẫn là ở khả năng tổ chức, biết quản lý
nhân viên và công việc hợp lý và hiệu quả. Nhà quản lý lấy kết quả làm mục
15

tiêu, kiến thức làm nền tảng, và tổ chức làm phương tiện. Vì vậy, đối với nhà
quản lý, soạn thảo chương trình hành động, kinh nghiệm và phương pháp làm
việc là vô cùng cần thiết khi tiến hành công việc. Ngược lại, nhà lãnh đạo chú
trọng vào việc tạo ra các thông điệp và lộ trình với sức thuyết phục để tạo được
sự lôi cuốn người đi theo mình.
Một công ty chỉ cần có một nhà lãnh đạo giỏi, vì có lãnh đạo giỏi sẽ thu
hút nhiều nhà quản lý có chất lượng. Không có lãnh đạo giỏi, công ty sẽ thiếu
khả năng thu hút người tài. Không có người tài, công ty không thể phát triển. Vì
vậy đào tạo lãnh đạo hay thu hút lãnh đạo là vô cùng quan trọng. Bởi có lãnh
đạo giỏi sẽ có quản lý giỏi. Nhưng có quản lý giỏi không có nghĩa sẽ có nhà lãnh
đạo giỏi. Một điểm khác biệt nữa giữa quản lý và lãnh đạo là có thể đào tạo các
nhà quản lý qua các khóa huấn luyện kỹ năng như tổ chức, truyền thông, điều
đình, quản lý thời gian và công việc,…. Nhưng đào tạo lãnh đạo là việc làm vô
cùng khó. Nhà lãnh đạo thực tài là sự kết hợp của cả tài năng bẩm sinh và quá
trình huấn luyện cá nhân.
Thực tế, quản lý là một tập hợp của các quá trình: lập kế hoạch, dự kiến
ngân sách, cơ cấu việc làm, đánh giá năng suất, giải quyết vấn đề, giúp công ty
thực hiện các công việc một cách trơn tru nhất. Quản lý giúp con người tạo ra
các sản phẩm và dịch vụ như đã hứa với chi phí và chất lượng hợp lý. Trong bất
kỳ công ty nào, đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Người ta thường đánh
giá thấp độ phức tạp của công việc này, đặc biệt nếu như chưa từng giữ chức vụ
quản lý cấp cao. Vì vậy, quản lý là rất quan trọng và thiết yếu nhưng đó không
phải lãnh đạo.
Lãnh đạo hoàn toàn khác biệt. Lãnh đạo giúp công ty hoặc tổ chức hướng
đến tương lai, nhận ra các cơ hội đang đến và khai thác cơ hội đó càng nhanh
càng tốt. Lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và rộng, hiểu biết về khách hàng, tình
hình biến động của thị trường, và quan trọng nhất là tạo ra những thay đổi hữu
ích. Lãnh đạo không phải là thuộc tính, mà là hành vi. Và trong một thế giới
ngày càng chuyển động nhanh hơn, công việc lãnh đạo ngày càng trở nên cần
thiết, dù ở chức vụ nào. Quan điểm cho rằng những người xuất chúng ở chức vị

16

cao nhất mới có nhiệm vụ lãnh đạo là hoàn toàn sai lầm, và thường dẫn đến thất
bại.
Với bản chất của nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa, người cán bộ lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào cũng phải là
những chủ thể hội đủ các phẩm chất và năng lực tương ứng. Lãnh đạo trong sự
nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa là công việc đầy tính sáng tạo, kết hợp
nhuần nhuyễn khoa học và nghệ thuật, cần sự nhìn nhận, phân tích, liên kết, tổng
hợp, điều hòa vô vàn mối quan hệ để vạch ra chủ trương, đường lối, chiến lược,
sách lược, điều hành hệ thống công việc đạt được mục đích cao.
Người lãnh đạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay
vừa là chủ thể có những phẩm chất phù hợp với xã hội hiện đại, vừa có đủ năng
lực để lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ cách mạng hiện nay. Người lãnh đạo
trong giai đoạn mới này phải là chủ thể làm chủ các phương tiện khoa học công nghệ hiện đại, nắm chắc cơ cấu và phương thức vận hành của nền sản xuất
công nghiệp, của cơ cấu, tổ chức, vận hành của xã hội hiện đại; vừa phải nâng
cao tính độc lập, vừa phải đặt mình trong tổng thể cơ cấu thống nhất – liên hoàn
của một xã hội phát triển cao. Người lãnh đạo muốn đáp ứng sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải có tầm nhìn thời đại; có trình độ và khả năng
phù hợp với bản chất của xã hội công nghiệp – xã hội hiện đại; có tư duy khoa
học, phương pháp tư duy duy vật biện chứng, phù hợp tính chất công nghiệp, lối
sống hiện đại, biểu hiện trong năng lực tư duy sắc bén nhanh nhạy, uyển chuyển,
sáng tạo; có tư chất đặc thù của người lãnh đạo như vững vàng về tinh thần, phát
triển sâu sắc và phong phú thế giới nội tâm; yếu tố lý trí và yếu tố tình cảm hài
hòa; có tri thức và kinh nghiệm phát triển tương ứng với tính chất công việc
được giao: tri thức tổng hợp và chuyên sâu; có trình độ cao, kể cả hiểu biết về
nền khoa học – công nghệ hiện đại, cũng như thao tác về kỹ thuật vi tính, viễn
thông…; khả năng thu hút mọi người và quy tụ họ xung quanh mình, tổ chức,
huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để thực hiện tối ưu mục tiêu

chung; khả năng, dự báo các khả năng có thể xảy ra trong hiện thực và tương lai,
17

đồng thời dự phòng các khả năng giải quyết, thực hiện chúng trong những điều
kiện ngặt nghèo nhất; khả năng sáng tạo, phá vỡ cái định hình, vượt qua cái cũ,
tìm tòi, khám phá, phát hiện và đề xuất cái mới có ích cho nhân dân, có giá trị
cho xã hội; sự quyết đoán, táo bạo, đồng thời lại chắc chắn trong việc đưa ra
những quyết định cũng như trong chỉ đạo hành động.
Nhiều người vẫn cho rằng có thể thay thế quản lý và lãnh đạo cho nhau.
Điều này rõ ràng là sai vì chúng có chức năng khác nhau. Cho tới khi nào thực
sự hiểu rõ vấn đề, chúng ta mới có thể giải quyết những vấn đề đặt ra giữa lãnh
đạo và quản lý. Thông thường, nhiều công ty vẫn thường tăng cường khả năng
lãnh đạo bằng cách chăm chỉ quản lý hơn. Và rút cuộc quản lý quá nhiều nhưng
lại thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, khiến công ty hoặc tổ chức trở nên dễ tổn thương
trong một thế giới chuyển động quá nhanh.
Ở nước ta những năm vừa qua có thực trạng đề bạt nhân sự gây ồn ào dư
luận, việc đề bạt diễn ra tùy tiện, tràn lan và không có hệ thống. Pháp luật hiện
hành quy định khá chặt chẽ về tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức trong tổ
chức, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Thế nhưng, tình trạng lợi dụng quyền
lực để cài cắm, đưa người thân vào làm việc, bổ nhiệm trái quy định gây mất
dân chủ, đoàn kết nội bộ diễn ra ở nhiều nơi. Một số người là con cháu của quan
chức nhưng làm việc rất hiệu quả, thực sự có tài thì sẽ đưa tổ chức, doanh
nghiệp đi lên. Nhưng đại đa số những người được đưa vào đều làm việc rất kém
hiệu quả và đẩy tổ chức, doanh nghiệp đi xuống. Chính sự lạm quyền đã sinh ra
kiểu tuyển dụng ưu tiên quan hệ, sử dụng đồng tiền đè nặng lên hiệu quả hoạt
động của cơ quan công quyền, doanh nghiệp nhà nước. Cũng có thể từ một
người làm quan mà cả họ trục lợi bằng nhiều cách, sẽ tận dụng lợi thế để làm lợi
riêng cho mình. Thực trạng này cho thấy việc ngăn chặn tình trạng tùy tiện
tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ cần có sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp ngành, địa

phương, của cả hệ thống chính trị. Muốn hạn chế được tình trạng trên, đơn vị
chủ quản phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề nhân sự, phát huy dân chủ cơ sở, công
tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, xử lý cán bộ phải
18

thực sự công tâm, khách quan, dân chủ, theo đúng nguyên tắc, quy định, quy
trình. Có như vậy mới mong hạn chế phần nào tình trạng này.
Hoặc những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý cán bộ. Từ khi ra
đời đến nay, lúc nào Đảng ta cũng coi trọng công tác cán bộ. Nhờ đó Đảng đã
xây dựng được các thế hệ cán bộ hùng hậu kế tiếp nhau qua các chặng đường
cách mạng. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ được tôi luyện, trưởng thành, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, hết lòng phấn đấu
hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên,
ở nhiều nơi có lúc việc đánh giá, sử dụng cán bộ còn chủ quan, cảm tính, cục bộ
địa phương, thiếu dân chủ, làm cho một số cán bộ có đức, có tài bị bỏ quên,
trong khi đó, không ít kẻ cơ hội, thiếu tài, kém đức lại được trưng dụng, làm mất
đoàn kết nội bộ, hỏng việc, thậm chí gây ra những tổn hại to lớn cho việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Tóm lại, có thể đào tạo quản lý và tạo điều kiện và môi trường cho lãnh
đạo tài giỏi xuất hiện. Phải hiểu rõ sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo, chúng
ta mới có thể đào tạo quản lý và tìm kiếm lãnh đạo thích hợp cho tổ chức mình.
Cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý không cần nhiều, chỉ cần một con số vừa đủ
nhưng phải có chất lượng cao, thực sự giỏi và có tầm nhìn. Một công ty, một cơ
quan, một tổ chức có bộ máy lãnh đạo và quản lý tài giỏi thì năng suất, hiệu quả
làm việc sẽ cao hơn, tốt hơn và cơ hội thành công sẽ lớn hơn nhiều. Mong rằng
trong tương lai Việt Nam sẽ có những nhà quản lý, nhà lãnh đạo tài giỏi trên
nhiều lĩnh vực khác nhau để đưa đất nước đi lên, từng bước hội nhập với thế
giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao
Động, Hà Nội.
19

2. PGS. TS Vũ Dũng (2006), Giaó trình Tâm lý học quản lý, Nxb Đại
học Sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, PGS.TS. Phan Huy Đường (2013), Giáo
trình Khoa học Quản lý, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Daron Acemoglu, James A. Robinson (2013), Tại sao các quốc gia thất
bại, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2012), Đề
cương bài giảng Khoa học lãnh đạo quản lý, Hà Nội.

20

phương pháp luận, giỏi tìm hiểu điều tra và nghiên cứu, nắm chắc quy luật tăng trưởng của sựvật khách quan, khám phá tiến trình và xu thế tăng trưởng của sự vật đồng thời phảinhận biết quá khứ, đi sâu vào khám phá thực trạng và lại phải chớp lấy xu thế mớicó thể triển khai lãnh đạo đúng đắn. Đặc biệt trong điều kiện kèm theo sản xuất lớn xã hộihóa văn minh, hoạt động giải trí lãnh đạo yên cầu phải có dự kiến khoa học, đưa ra quyếtsách khoa học và thực thi một cách đúng đắn mới hoàn toàn có thể thành công xuất sắc. Hoạt động lãnh đạo luôn phải được thực thi triển khai xong trách nhiệm mớicủa thời đại trong điều kiện kèm theo lịch sử dân tộc nhất định. Điều này yên cầu người lãnh đạophải phát huy tính phát minh sáng tạo, nghiên cứu và điều tra tình hình mới, đề ra tiềm năng, phươngchâm, giải pháp kế hoạch mới để xử lý yếu tố, mở ra cục diện mới củacông tác lãnh đạo. Người lãnh đạo phải nắm chắc lý luận và chiêu thức tiêntiến, trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan, tiến hành hoạt động giải trí lãnh đạo mộtcách phát minh sáng tạo để triển khai tiềm năng lãnh đạo. Do đó người lãnh đạo cần nỗ lựcnâng cao tính phát minh sáng tạo, năng lượng tư duy của mình, phát huy vừa đủ ý thức sángtạo trong hoạt động giải trí lãnh đạo. Nghệ thuật lãnh đạo là kỹ năng và kiến thức lãnh đạo được thiết kế xây dựng trên cơ sở trithức và kinh nghiệm tay nghề của người lãnh đạo. Đó là thẩm mỹ và nghệ thuật hoàn thành công việcthông qua con người. Để thực thi tiềm năng công tác làm việc, người lãnh đạo khéo léovận dụng quyền lực tối cao, ảnh hưởng tác động đến người bị lãnh đạo ( với những đặc thù tâmlý phức tạp khác nhau ) một cách có hiệu suất cao, kiểm soát và điều chỉnh những mối quan hệ và mâuthuẫn ; sử dụng những kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo, thủ pháp và giải pháp đặc trưng để cảibiến trọn vẹn bên trong, bên ngoài của lãnh đạo. Đó là sự phản ánh tổng hợp vàthể hiện trong công tác làm việc về mặt tâm lý trí tuệ, học vấn, kĩ năng, năng lực, tácphong, khí chất, đậm chất ngầu, phẩm chất, sức ảnh hưởng tác động, sức lôi cuốn, kinh nghiệm tay nghề củangười lãnh đạo. Hoạt động lãnh đạo không có phương pháp và pháp luật thống nhất. Có tính tùy cơ và tính linh động, có nghĩa là không phải vận dụng khoa học vàphương pháp lãnh đạo một cách máy móc, giản đơn mà là dựa vào sự thay đổicủa tình hình, vận dụng giải pháp lãnh đạo có tính linh động, tính sáng tạonhằm trúng đối tượng người tiêu dùng, thực trạng, yếu tố. Hoạt động lãnh đạo vó tính đặc trưng và tính ngẫu nhiên, nghệ thuật và thẩm mỹ lãnhđạo đơn cử, thường thì là chiêu thức và thủ pháp đặc trưng. Lãnh đạo là khảnăng của một người tác động ảnh hưởng, thôi thúc, hướng dẫn và chỉ huy người khác để đạtmục tiêu đã đề ra của tổ chức triển khai. Lãnh đạo phải tương quan đến người khác ( cấpdưới ) gật đầu sự chỉ huy của mình ( cấp trên ), không có cấp dưới thì năng lựclãnh đạo không hề biểu lộ và phân biệt được. Lãnh đạo gắn liền với sự phânbổ không bình đẳng quyền lực tối cao giữa lãnh đạo và những thành viên, những nhà lãnh đạokhông chỉ chỉ huy cấp dưới mà còn sử dụng ảnh hưởng tác động của mình để yên cầu cấpdưới triển khai những mệnh lệnh của mình. Lãnh đạo vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật và thẩm mỹ vì những lý dosau. Lãnh đạo là một khoa học vì nó yên cầu người lãnh đạo phải có tri thức hiểubiết khoa học về toàn bộ mọi mặt, mọi nghành nghề dịch vụ, nhận thức và vận dụng đúng quyluật, nắm vững đối tượng người tiêu dùng, có thông tin khá đầy đủ đúng chuẩn, có năng lực thực thi. Nhà lãnh đạo phải nhận xét những sự kiệnmột cách khách quan, gạt bỏ những tìnhcảm và những giá trị độc lạ. Kết luận những sự kiện phải theo những nguyên tắc rõràng, theo những quy luật khách quan. trong vương quốc hoạt động giải trí lãnh đạo phải dựatrên những chiêu thức quản trị lãnh đạo khoa học, thao tác theo phương phápkhoa học. Lãnh đạo là một nghệ thuật và thẩm mỹ vì : kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản trị được xâydựng trên cơ sở tri thức và kinh nghiệm tay nghề của người lãnh đạo. Lãnh đạo lấy conngười làm đối tượng người dùng, tư tưởng, tư tưởng, chính kiến, tình cảm của con ngườiluôn biến hóa yên cầu nhà lãnh đạo cảm hứng, sự mưu trí và sáng suốt để “ dùng người ”, chính là thẩm mỹ và nghệ thuật khôn khéo, nhạy cảm và phát minh sáng tạo để hoàn thànhcông việc lãnh đạo trải qua việc con người trong tập thể, sử dụng những kỹ xảo, thủ pháp để xử lý những mối quan hệ nhiều chiều nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Lãnh đạo, quản trị không có phương pháp và xu thế thống nhất, tuỳ thuộc vàotâm lý trí tuệ, học vấn, kĩ năng, năng lực, tác phong và kinh nghiệm tay nghề của mỗi ngườimang tính linh động và phát minh sáng tạo. Mỗi người có một thủ pháp đặc trưng riêng đểhoàn thành công việc. Người lãnh đạo luôn hải tìm tòi những điều mới lạ, cáchthức lãnh đạo sử dụng những nguyên tắc về lãnh đạo một cách mềm dẻo, sáng tạotuỳ thực trạng thực tiễn để lôi cuốn đối tượng người tiêu dùng lãnh đạo của mình. Là một nghệ thuật và thẩm mỹ nhưng thẩm mỹ và nghệ thuật lãnh đạo tế nhị hơn những nghệ thuật và thẩm mỹ khác ởchỗ những hành vi và quyết định hành động của người lãnh đạo có ảnh hưởng tác động đến nhiềungười khác. Nếu quyết định hành động và hành vi đúng sẽ thoả mãn những quyền lợi của tậpthể và từng người tạo điều kiện kèm theo và tăng động cơ thao tác tích cực của mỗi thànhviên từ đó sẽ nâng cao hiệu suất cao hoạt động giải trí của tổ chức triển khai và ngược lại nếu quyếtđịnh và hành vi của người lãnh đạo nhằm mục đích vào việc thoả mãn nhu yếu cá nhânmình thì sẽ gây bất bình trong tập thể, chia rẽ tập thể. Mỗi người lãnh đạo phảiluôn bình tĩnh, sáng suốt và trong sáng để tỏ rõ nghệ thuật và thẩm mỹ của mình. Đối với công tác làm việc quản trị hành chính yên cầu nhà lãnh đạo phải sử dụngđúng uy quyền của mình do pháp lý pháp luật nhưng cũng uỷ quyền cho cấpdưới dữ thế chủ động để thực thi những hoạt động giải trí có hiệu suất cao, phải biết tổ chức triển khai côngviệc hài hòa và hợp lý, chăm sóc xử lý mối quan hệ với người dưới quyền, chú ý quan tâm kỹthuật truyền đạt mệnh lệnh và tâm ý khi tiếp xúc. CHƯƠNG 2. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ1. Khái niệmMột cách tổng quát nhất, quản trị được xem là quy trình tổ chức triển khai và điềukhiển những hoạt động giải trí theo những nhu yếu nhất định, đó là sự tích hợp giữa tri thứcvà lao động trên phương diện quản lý và điều hành. Dưới góc nhìn chính trị : quản trị đượchiểu là hành chính, là quản lý ; nhưng dưới góc nhìn xã hội : quản trị là điều hành quản lý, tinh chỉnh và điều khiển, chỉ huy. Dù dưới góc nhìn nào đi chăng nữa, quản trị vẫn phải dựanhững cơ sở, nguyên tắc đã được định sẳn và nhằm mục đích đạt được hiệu suất cao của việcquản lý, tức là mục tiêu của quản trị. Quản lý là sự tác động ảnh hưởng có mục tiêu đã được đề ra theo đúng ý chí của chủthể quản trị so với những đối tượng người tiêu dùng chịu sự quản trị. Việc đúng ý chí của ngườiquản lý cũng đồng nghĩa tương quan với việc vấn đáp câu hỏi tai sao phải quản trị và quản lýđể làm gì. Quản lý là sự yên cầu tất yếu khi có hoạt động giải trí chung của con người. Quảnlý là một công dụng lao động bắt nguồn từ đặc thù lao động của xã hội. Từ khicon người mở màn hình thành những nhóm để triển khai những tiềm năng mà họkhông thể đạt được với tư cách là những cá thể riêng không liên quan gì đến nhau, thì nhu yếu quản lýcũng hình thành như một yếu tố thiết yếu để phối hợp những nỗ lực cá nhânhướng tới những tiềm năng chung. Xã hội tăng trưởng qua những phương pháp sảnxuất từ cộng sản nguyên thủy đến nền văn minh tân tiến, trong đó quản trị luônlà một thuộc tính tất yếu lịch sử vẻ vang khách quan gắn liền với xã hội ở mỗi giai đoạnphát triển của nó. Thuộc tính đó bắt nguồn từ bản chất của mạng lưới hệ thống xã hội, đó làhoạt động lao động tập thể – lao động xã hội của con người. Trong quy trình laođộng con người buộc phải link lại với nhau, tích hợp lại thành tập thể. Điềuđó yên cầu phải có sự tổ chức triển khai, phải có sự phân công và hợp tác trong lao động, phải có sự quản trị. Như vậy, quản trị là một hoạt động giải trí xã hội bắt nguồn từ đặc thù cộngđồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một việc làm nhằm mục đích đạt đượcmục tiêu chung đề ra. Quản lý trong thời kỳ nào, xã hội nào thì phản ánh bảnchất của thời kỳ đó, xã hội đó. Ví dụ ở thời kỳ công xã nguyên thủy thì hoạtđộng quản trị còn mang đặc thù thuần túy, đơn thuần vì lúc này con người laođộng chung, tận hưởng chung, hoạt động giải trí lao động hầu hết dựa vào săn bắn, háilượm, người quản trị bấy giờ là những trưởng làng, tù trưởng. Thời kỳ này chưa cónhà nước nên hoạt động giải trí quản trị dựa vào những phong tục, tập quán chứ chưa cópháp luật để kiểm soát và điều chỉnh. Tóm lại, quản trị là sự tinh chỉnh và điều khiển, chỉ huy một mạng lưới hệ thống hay một quy trình, địa thế căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thốnghay quy trình ấy hoạt động theo đúng ý muốn của người quản trị nhằm mục đích đạt đượcmục đích đã đặt ra từ trước. Là một yếu tố thiết yếu quan trọng, quản trị khôngthể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội càng tăng trưởng về trình độ và quymô sản xuất, kỹ thuật công nghệ tiên tiến thì trình độ quản trị, tổ chức triển khai, quản lý càngđược nâng lên và tăng trưởng không ngừng. 2. Bản chất của hoạt động giải trí quản lýQuản lý muốn được thực thi phải dựa trên cơ sở tổ chức triển khai và quyền uy. Quyền uy là thể thống nhất của quyền lực tối cao và uy tín. Quyền lực là công cụ đểquản lý gồm có mạng lưới hệ thống pháp lý và mạng lưới hệ thống kỷ luật nhà nước được tổ chứcvà hoạt động giải trí theo nguyên tắc tập trung chuyên sâu dân chủ và phân cấp quản trị rành mạch. Uy tín bộc lộ ở kiến thức và kỹ năng trình độ vững chãi, có năng lượng quản lý, cùngvới phẩm chất đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng, bảo vệ cảhai yếu tố “ tài ” và “ đức ”. Uy tín luôn gắn liền với việc biết thay đổi, biết tổ chứcvà quản lý. Nói một cách ngắn gọn, có quyền uy thì mới bảo vệ sự phụctùng của cá thể so với tổ chức triển khai. Quyền uy là phương tiện đi lại quan trọng để chủthể quản trị tinh chỉnh và điều khiển, chỉ huy cũng như bắt buộc so với đối tượng người dùng quản lýtrong việc triển khai những mệnh lệnh, nhu yếu mà chủ thể quản trị đề ra. Hoạt động quản trị là khoa học, thẩm mỹ và nghệ thuật và là một nghề trong xã hội. Hoạt động quản trị là khoa học. Hoạt động quản trị phải dực trên những tri thứckhoa học được mạng lưới hệ thống, tổng hợp, khái quát thành lý luận, quan điểm, niềmtin … ; được kiểm nghiệm qua thực tiễn nói chung và thực tiễn hoạt động giải trí quản lýnói riêng trở thành phương pháp luận chỉ huy cho hoạt động giải trí quản trị. Phải tuântheo những quy luật khách quan, phải dựa trên những giải pháp quản trị khoahọc và trên những chiêu thức quản trị đơn cử. Hoạt động quản lí là hoạt động giải trí phức tạp bởi đối tượng người tiêu dùng quản lí là conngười. Hoạt động quản lí không riêng gì tương quan đến con người và tập thể mà cònliên quan đến nhiều mối quan hệ ( quan hệ chính trị, lao lý, kinh tế tài chính, …. ). Nhàquản lí không chỉ triển khai việc làm trải qua người khác, không riêng gì thựchiện công dụng của một nhà quản lí mà là một nhà giáo dục : văn hóa truyền thống, truyềnthống, … tương quan đến tổ chức triển khai, quyền lợi kinh tế tài chính cho tổ chức triển khai, người dưới quyền. Hoạt động của nhà quản lí đa phần triển khai trải qua tiếp xúc. thôngqua hoạt động giải trí tiếp xúc để tích lũy thông tin quản lí, ra quyết định hành động quản lí, điềuhành tổ chức triển khai thực thi những quyết định hành động quản lí, kiểm tra, nhìn nhận, phần nhiều tất cảcác khâu trong hoạt động giải trí quản lí đều được nhà quản lí thực thi trải qua giaotiếp. Hoạt động quản trị là hoạt động giải trí mang tính gián tiếp. Hoạt động quản líchủ yếu được thực thi trải qua hoạt động giải trí tiếp xúc. Bản thân nhà quản líkhông trực tiếp tạo ra mẫu sản phẩm, tuy nhiên hiệu quả hoạt động giải trí quản lí của họ sẽ biểuhiện bằng hiệu quả hoạt động giải trí chung của tập thể. Nhà quản lí xử lý những nhiệmvụ, công dụng của mình bằng cách tác động ảnh hưởng tới người khác : khuyến khích, độngviên, gây tác động ảnh hưởng – sử dụng quyền lực tối cao của mình. Hoạt động lao động quản trị là hoạt động giải trí lao động trí óc và mang nhiềutính phát minh sáng tạo. Đặc trưng chung của hoạt đông lao động quản trị là lao động trí óc. Đặc trưng chung đó chính là đặc thù cơ bản mà từ đó dẫn đến những đặc điểmkhác của hoạt động giải trí lao động quản trị và những yêu cấu cần được quan tâm trong quátrình tổ chức triển khai lao động cho lao động quản trị những loại. Lao động trí óc được địnhnghĩa là : Sự tiêu tốn sức lao động dưới tác động ảnh hưởng đa phần về những năng lực chí tuệvà thần kinh tâm ý so với con người trong quy trình lao động. Vì là hoạt độnglao động hầu hết vì trí óc nên hoạt động giải trí lao động quản trị mang đặc tính sángtạo nhiều hơn so với lao động chân tay. Hoạt động lao động quản trị là hoạt động giải trí mang tính tâm lý-xã hội cao. Xuất phát từ đặc thù lao động trí óc nên hoạt động giải trí lao động quản trị đặt ra yêucầu cao về yếu tố thần kinh – tâm ý so với người lao động, tức là đặt ra yêu cầucao so với năng lực nhận ra, năng lực thu nhận thông tin và những phẩm chấttâm lý thiết yếu khác ( như có tưởng tượng, trí nhớ, năng lực khái quát về tổnghợp, … ). Đồng thời trong quy trình xử lý trách nhiệm lao động, tức những côngviệc quản trị, những cán bộ nhân viên cấp dưới quản trị phải thực thi nhiều mối quan hệgiao tiếp qua lại với nhau. Do đó, yếu tố tâm ý – xã hội đóng vai trò quan trọngtrong hoạt động giải trí lao động, tác động ảnh hưởng tới nhiệt tình thao tác, chất lượng làm việcvà quy trình tiến độ triển khai việc làm của họ. Mặt khác, đối tượng người dùng quản trị ở đây lànhững người lao động và những tập thể lao động nên yên cầu hoạt động giải trí lao độngquản lý phải mang tính tâm ý – xã hội giữa những người lao động với nhau. Thông tin kinh tế tài chính vừa là đối tượng người dùng lao động, hiệu quả lao động, vừa làphương tiện lao động của cán bộ quản trị. Trong quy trình lao động quản trị, đốitượng lao động không phải là những yếu tố vật chất thường thì mà là những thôngtin kinh tế tài chính. Bằng hoạt động giải trí lao động của mình, lao động quản trị thu nhận vàbiến đổi những thông tin để ship hàng mục tiêu quản trị ở những cấp quản trị trong xínghiệp. Những thông tin kinh tế tài chính chưa được giải quyết và xử lý là đối tượng người dùng lao động của laođộng quản trị còn những thông tin đã được giải quyết và xử lý chính là tác dụng của hoạt độnglao động quản trị của họ. Mặt khác, thông tin kinh tế tài chính là phương tiện đi lại để hoànthành trách nhiệm của tổng thể lao động quản trị những loại. Hoạt động quản trị là cácthông tin những tư liệu triển khai cho việc hình thành và triển khai những quyết địnhquản lý. Một sai sót nhỏ trong hoạt động giải trí quản trị hoàn toàn có thể dẫn tới ảnh hưởng tác động lớntrong sản xuất, nên yên cầu những cán bộ, nhân viên cấp dưới quản trị phải có ý thức tráchnhiệm cao. Quản lý là một trong những hoạt động giải trí vừa khó khăn vất vả, vừa phức tạp, vừa làmột tác nhân có ý nghĩa quyết định hành động so với sự sống sót và tăng trưởng của xã hội, suythoái hay thịnh vượng của một tổ chức triển khai, một vương quốc, khu vực hay thậm chí còn làtoàn cầu. Sự tăng trưởng xã hội dựa vào nhiều yếu tố như sức lao động, nguồnvốn, tri thức, tài nguyên, năng lượng quản trị. Trong đó năng lượng quản trị được xếphàng đầu. Năng lực quản trị là sự tổ chức triển khai, quản lý và điều hành, phối hợp tri thức với việc sửdụng sức lao động, nguồn vốn và tài nguyên để tăng trưởng xã hội. Quản lý tốt thìxã hội tăng trưởng, ngược lại nếu buông lỏng hay quản trị kém thì sẽ dẫn đến sựrối loạn, ngưng trệ sự tăng trưởng của xã hội. CHƯƠNG 3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝXét về khoa học lãnh đạo và khoa học quản trị, hai ngành khoa học nàykhông những không phải là quan hệ giữa bộ phận và toàn thể để hoàn toàn có thể bao hàmlẫn nhau, cũng không phải là một quan hệ giống hệt để hoàn toàn có thể sửa chữa thay thế nhau. Khoa học lãnh đạo và khoa học quản trị có 3 điểm khác nhau sau đây : Thứ nhất, sự khác nhau giữa tính năng giữa quản trị và lãnh đạo. Chứcnăng lãnh đạo và công dụng quản trị là trọn vẹn khác nhau. Đối với chức nănglãnh đạo, nhiều chuyên viên cho rằng nghĩa vụ và trách nhiệm của người lãnh đạo chung quylại đa phần có 2 việc là sử dụng cán bộ và đưa ra chủ ý có đặc thù quyết định hành động. Mọi kế hoạch, nghị quyết, mệnh lệnh đều là đưa ra chủ ý, những sáng tạo độc đáo nhằmgiải quyết những việc làm của tổ chức triển khai. Để cho mọi chủ ý được thực thi, cần phảiđoàn kết cán bộ, cổ vũ họ triển khai, cái đó thuộc về sử dụng cán bộ. Sử dụngcán bộ tức là cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện kèm theo để họ phát huy sở trường, thựchiện quyết sách. Sau khi đưa ra chủ trương, người lãnh đạo cổ vũ họ thực hiệnchứ không phải bản thân người lãnh đạo tự thân triển khai. Như vậy, chức năngcủa lãnh đạo là đề ra chủ trương và cổ vũ việc chấp hành chủ trương. Còn chứcnăng quản trị thì lại khác, là việc chấp hành chủ trương, là việc không cho chấphành chủ trương dưới sự cổ vũ của người lãnh đạo. Hai tính năng này khácnhau, hoàn toàn có thể diễn giải một cách đơn thuần : lãnh đạo hầu hết là quyết sách, quảnlý đa phần là chấp hành. Có người nêu ra lãnh đạo có quyết sách, lẽ nào quản trị lại không có quyếtsách. Lãnh đạo có quyết sách, quản trị cũng có quyết sách, nhưng quyết sáchlãnh đạo, quyết sách quản trị, quyết sách thao tác là những khái niệm hoàn toànkhác nhau. Quyết sách của lãnh đạo là những quyết sách kế hoạch mang tính vĩmô, toàn cục. Đó là những quyết sách đặc trưng mà bất kể một nhà quản trị nàocũng không hề có được. Đương nhiên, không nên ý niệm, chỉ có cấp trungương, chính phủ nước nhà, QH mới có quyết sách kế hoạch mà chính quyền sở tại cơ sở, phòng ban cấp dưới công ty, nhà máy sản xuất không có những quyết sách kế hoạch. Các bộ ngành, mọi tổ chức triển khai những cấp đều có kế hoạch của mình, nhưng tập thểhay cá thể đề ra quyết sách kế hoạch đó thường là lãnh đạo của những tổ chứcnày. Thứ hai là nguyên tắc, nguyên tắc khác nhau. Do tính năng không giốngnhau, nên nguyên tắc, nguyên tắc cho đến phương pháp, chiêu thức của lãnhđạo cũng khác với quản trị. Chức năng của lãnh đạo là định ra những quyết sáchchiến lược, nó quyết định hành động quan trọng về vận mệnh, tiền đồ của những tổ chức triển khai. Vìvậy, người lãnh đạo phải tập trung chuyên sâu trí tuệ, công sức của con người để nắm những việc lớn hoặcnói cách khác, người lãnh đạo phải thao tác lãnh đạo. Người lãnh đạo tài giỏiđến đâu cũng rất khó hoàn toàn có thể tập trung chuyên sâu để tâm lý những cụ thể đơn cử sống sót vàphát sinh trong quy trình chấp hành những quyết sách, càng không hề nói họnên đi trực tiếp thực thi. Cho dù có sức lực lao động, thời hạn để nắm hết mọi việc lớnnhỏ để tự mình làm hết thì cũng là không đúng vì làm như vậy sẽ gây khó đễ, sẽức chế tính dữ thế chủ động phát minh sáng tạo của cấp dưới, không hề rèn luyện được cán bộ, làm cho cán bộ không tăng trưởng được và do đó không tu dưỡng được lớp ngườikế cận. Nguyên tắc cơ bản và chiêu thức cơ bản của công tác làm việc lãnh đạo do chứcnăng lãnh đạo quyết định hành động là nắm việc lớn và không đi sâu vào việc vụn vặt. Nhưng quản trị thì lại khác, do công dụng của quản trị là không cho thực thi mộtcách đơn cử quyết sách của lãnh đạo, nên cần phải thống kê giám sát kỹ đến những tình tiếtnhỏ nhất hoàn toàn có thể xảy ra trong quy trình chấp hành cho đến những giải pháp có thểgiải quyết chúng. Những chi tiết cụ thể nhỏ, những giải pháp này so với người lãnhđạo nó là việc nhỏ nhưng so với người quản trị thì nó lại là việc lớn, sai một lyđi một dặm, trong lịch sử vẻ vang đã có nhiều vật chứng cho sai lầm đáng tiếc của một tình tiếtdẫn đến sự thất bại của công tác làm việc quản trị. Vì vậy, không hề coi nhẹ những diễn biến, đó là chiêu thức và nguyên tắc cơ bản của công tác làm việc quản trị. Thứ ba, tiêu chuẩn của thành bại và tiềm năng của quản trị và lãnh đạokhác nhau. Cho dù là người lãnh đạo hay người quản trị đều có sự phân biệt giữathành công và thất bại. Mọi người đều theo đuổi thành công xuất sắc và tránh thất bại. Những tiêu chuẩn về thành bại của lãnh đạo và quản trị khác nhau. Ví dụ, giámđốc xí nghiệp sản xuất đưa ra quyết sách là sản xuất một loại loại sản phẩm, còn những cấp quảnlý thì đưa ra kế hoạch đơn cử, tổ chức triển khai triển khai quyết sách của lãnh đạo. Mụctiêu mà người quản trị theo đuổi đó là hiệu suất, người quản trị tốt là người quảnlý có hiệu suất cao. Người lãnh đạo có hiệu suất chưa chắc là người lãnh đạo thànhcông, chỉ khi người lãnh đạo có hiệu năng thì mới là người lãnh đạo thành công xuất sắc. Nói đến hiệu năng, tức là muốn chỉ hiệu năng lãnh đạo hoặc hiệu năng tổ chức triển khai, hiệu năng là tích hợp của cả tiềm năng và hiệu suất. Nghĩa là hiệu năng đượcquyết định bởi tiềm năng của quyết sách có đúng hay không và việc chấp hànhquyết sách có hiệu suất hay không, đó cũng là hai tác nhân quan trọng nhất củahiệu năng. Chỉ có tiềm năng của quyết sách đúng đắn, việc chấp hành quyết sáchlại có hiệu suất cao thì đó mới là người lãnh đạo thành công xuất sắc. Một mẫu sản phẩm sản xuấtra vừa nhiều vừa tốt nhưng nó không phải là nhu yếu của thị trường, bán không10được mà sản xuất càng nhiều thì càng tiêu tốn lãng phí. Đó thuộc về quyết sách và làtrách nhiệm của lãnh đạo. Ba yếu tố trên đây là độc lạ cơ bản giữa lãnh đạo và quản trị. Từ đó cóthể đưa ra rất nhiều đặc trưng khác nhau giữa chúng. Chẳng hạn, công tác làm việc quảnlý tuy cũng cần những ngành khoa học mềm, những kiến thức và kỹ năng uyên bác, nhưngnhững kiến thức và kỹ năng chuyên ngành của khoa học quản trị đa phần là thuộc khoa họccứng, kỹ thuật cứng như những ngành thuộc tài vụ, kế toán, … Còn công tác làm việc lãnhđạo thì khác, nó chỉ cần những ngành khoa học mềm, kỹ thuật mềm. Đươngnhiên, người lãnh đạo cũng cần biết những khoa học cứng và kỹ thuật cứng, nhưng người lãnh đạo cũng không cần hiểu sâu, hiểu kỹ như những chuyên giaquản lý. Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản trị là rõ ràng và quan hệ giữa chúngcũng rất thâm thúy, mật hiết. Lãnh đạo và quản trị đều có một quy trình sinh ra vàphát triển. Lãnh đạo lại được tách ra từ quản trị, đó là tính mật thiết trong quanhệ giữa hai ngành, khiến cho nhiều người không thấy được ranh giới giữachúng. Ở khoanh vùng phạm vi nhỏ hơn khoa học, lãnh đạo và quản trị là hai khái niệm đôi khidễ gây nhầm lẫn. Khi chưa hiểu bản chất của mỗi khái niệm này, chúng có thểcho rằng chúng gần nghĩa với nhau, đều muốn nói đến việc làm, hay vai trò củangười đứng đầu. Khi một người nắm giữ một chức vụ trong một tổ chức triển khai haytrong một nhóm, tất cả chúng ta nói họ là nhà quản trị và cũng là nhà lãnh đạo, nhưngkhông hẳn như vậy. Trước hết, lãnh đạo chú trọng đến tác dụng đạt được còn quản trị chú trọngđến hoàn thành xong công việc theo khuôn khổ. Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng vàphát triển những người khác, thử thách thực trạng, luôn đặt ra câu hỏi cái gì vàtại sao, và có tầm nhìn xa. Còn những nhà quản trị thì quản trị việc làm, kiểm soátngân sách và ngân sách, duy trì thực trạng. Lãnh đạo tương quan đến sự thay đổi, trong khi đó quản trị tương quan đến duy trì thực trạng hiện tại. Nhà quản trị sửdụng những mạng lưới hệ thống kế toán, thông tin, quản trị hiệu suất việc làm, hoạch định, 11 những chính sách lương, đào tạo và giảng dạy, tuyển dụng nhân viên cấp dưới và kiểm tra để hướng thái độcấp dưới tới thành tích của tập thể hoặc những tiềm năng của tổ chức triển khai. Lãnh đạo hướng những thành viên trong tổ chức triển khai đi theo tầm nhìn mới. Trong khi những nhà quản trị tập trung chuyên sâu vào tuân thủ những tiến trình hiện có thì cácnhà lãnh xem xét và thậm chí còn đặt ra câu hỏi tại sao mạng lưới hệ thống lại sống sót, cần phảithay đổi thế nào để tổ chức triển khai sẽ quản lý và vận hành tốt hơn. Nhà lãnh đạo thành công xuất sắc có thểhướng hành vi cấp dưới đến với tầm nhìn mới này. Và để tinh chỉnh và điều khiển tổ chức triển khai đếnđạt được tầm nhìn mới yên cầu những sự nỗ lực rất lớn. Lúc này cần có sự kếthợp cả hai kỹ năng và kiến thức lãnh đạo và quản trị thì mới triển khai thành công xuất sắc bất kể nỗlực biến hóa nào của tổ chức triển khai. Một trong những nguyên do thất bại của nhữngngười đứng đầu là phải nỗ lực rất nhiều mới có được kỹ năng và kiến thức lãnh đạo, kỹnăng quản trị hoặc cả hai kỹ năng và kiến thức trên. Có thể làm rõ sự độc lạ giữa hai khái niệm này qua bảng sau : Lãnh đạoQuản lýLàm đúng việcLàm việc đúng cáchNhà lãnh đạo đổi mớiNhà quản trị thực thiNhà lãnh đạo phát triểnNhà quản trị duy trìNhà lãnh đạo truyền cảm hứngNhà quản trị kiểm soátNhà lãnh đạo có cái nhìn dài hạnNhà quản trị có cái nhìn ngắn hạnNhà quản trị hỏi Cái gì và Tại sao ? Nhà quản trị hỏi Như thế nào và Khinào ? Nhà lãnh đạo sáng tạoNhà quản trị mô phỏngQua đây, hoàn toàn có thể thấy lãnh đạo và quản trị là những công dụng riêng biệtnhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự phân loại giữa lãnh đạo vàquản lý mở màn từ khi phân công xã hội tách ra làm hai khâu : ra quyết sách vàviệc thực thi. Trong nền sản xuất lớn có sự phân công lao động trình độ ngày càngrạch ròi vào khoảng chừng cuối thế kỷ XVIII, khi khoa học kỹ thuật có nhiều văn minh, 12 nhiều nước triển khai công nghiệp hóa, nhưng có thực trạng là nhiều kẻ ngoàinghề. Nhà tư bản chiến hữu tư liệu sản xuất lại lãnh đạo sản xuất đã làm tăngthêm trạng thái vô chính phủ trong sản xuất. Đến thế kỷ XIX, những nhà máy sản xuất củaMỹ bị sức ép cạnh tranh đối đầu của thị trường, nếu muốn nâng cao chất lượng hàng hóabuộc phải thực thi chính sách thuê giám đốc chuyên nghiệp, còn gọi là chế độchuyên gia giám đốc. Đến đầu thế kỷ XX, những người lãnh đạo của một sốcông ty xe hơi gia dụng ở Mỹ đề ra nguyên tắc “ quyết sách tập trung chuyên sâu, quản lýphân tán ” và kiến thiết xây dựng bộ quy định phân quyền trong nhà máy sản xuất. Đặc điểm của cơchế lãnh đạo này khác với chính sách gia trưởng và tách quyền chiếm hữu với quyềnquản lý kinh doanh thương mại, thực ra là phân loại riêng rẽ quyết sách và chấp hành. Quyền lực quản trị hàng ngày và nghĩa vụ và trách nhiệm được phân loại rõ ràng. Do tính ưuviệt của thể chế phân quyền và phân công giữa quyết sách và chấp hành về saunó được những nước trên quốc tế vận dụng khá thông dụng. Trên trong thực tiễn, sự phân côngxã hội giữa quyết sách và chấp hành trên nghành chính trị Open còn sớmhơn. Tiêu biểu là sự phân loại cơ cấu tổ chức lập pháp và cơ cấu tổ chức chấp hành theo quyluật : khi nhà nước pháp quyền dần vững mạnh, nền dân chủ tăng trưởng tất yếu sẽxuất hiện sự phân công xã hội mới. Do đó hoàn toàn có thể thấy sự phân định giữa lãnh đạo và quản trị, tức là lãnh đạolo quyết sách, quản trị lo chấp hành đều là hiện tượng kỳ lạ lịch sử dân tộc, nhưng không phảitừ trước tới nay đều đã có. Nó là hiệu quả tăng trưởng vĩnh viễn của xã hội, là kết quảphát triển của sự phân công xã hội. Phân công xã hội là cơ sở khách quan, lànguồn gốc xã hội của sự phân loại giữa lãnh đạo và quản trị, nếu tách rời cơ sởđó sẽ không thu được tác dụng rõ ràng. Lãnh đạo và quản trị là hai khái niệm khác nhau, tuy nhiên ở Nước Ta nóhay bị làm lẫn lộn với nhau. Tức là những công dụng quản trị và lãnh đạo nhiều khibị đảo lộn, và với một cỗ máy như vậy, tất yếu sẽ không có hiệu suất cao cao. Nếu taví một cấu trúc tổ chức triển khai ( của một doanh nghiệp, một viện khoa học, một Bộ, v.v. ) như thể một sinh vật, thì phần lãnh đạo hoàn toàn có thể ví như phần hồn còn phần quản lý13như phần thân của sinh vật đó. Cả phần lãnh đạo và phần quản trị đều có vai tròquan trọng, bảo vệ sự quản lý và vận hành hoạt động giải trí hiệu suất cao của cả cấu trúc tổ chức triển khai đó. Nói về tính năng việc làm, thì lãnh đạo và quản trị là hai việc làm khácnhau. Những việc làm đa phần của lãnh đạo là : Phân tích tình hình, địnhhướng, vạch ra kế hoạch ; đưa ra những quyết định hành động quan trọng ; làm điểm tựa về uytín cho tổ chức triển khai, so với cả người bên trong lẫn người bên ngoài. Còn nhữngcông việc đa phần của quản trị là : triển khai những quyết định hành động của lãnh đạo ; xử lýcác việc làm, bảo vệ cho cỗ máy hoạt động giải trí trơn tru, hiệu suất cao. Ở những tổ chứcnhỏ, những việc lãnh đạo và quản trị hay được quy làm một, do cùng một người, vídụ như chủ một doanh nghiệp nhỏ đảm nhiệm. Tuy nhiên, so với những tổ chứclớn, thì sự phân biệt giữa lãnh đạo và quản trị là thiết yếu. Có những người cókhả năng làm cả hai việc làm lãnh đạo và quản trị, và trong những tổ chức triển khai lớncũng có những vị trí yên cầu phải làm cả hai việc. Tuy nhiên, hai việc làm nàyđòi hỏi những loại kiến thức và kỹ năng khác nhau. Những điều mà một người lãnh đạo cần có là : uy tín cá thể cao, có trìnhđộ cao, tầm nhìn xa trông rộng, để hoàn toàn có thể đưa ra những khuynh hướng và quyếtđịnh đúng đắn ; biết phối hợp hòa giải với bộ phận quản trị. Người quản trị thì không nhất thiết cần có trình độ cao, uy tín cao hay tầmnhìn xa trông rộng như người lãnh đạo, nhưng ngược lại cần những đức tínhnhư : hiểu được và tuân theo những quyết định hành động của lãnh đạo ; có tính kỷ luật, cẩnthận, tỉ mỉ, nắm sát những cụ thể, … Và tùy nghành quản trị mà cần có trình độchuyên môn tương ứng nhất định. Ví dụ như một người làm trưởng phòng nhânsự ( một chức vụ quản trị ) ở một chỗ này, thì dễ hoàn toàn có thể chuyển sang làm trưởngphòng nhân sự ở chỗ khác, vì làm quản trị nhân sự ở đâu cũng gần giống nhau, yên cầu cùng một loại kiến thức và kỹ năng. Nhưng một người làm viện trưởng ( một chức vụlãnh đạo ) cần có uy tín trong ngành A, và khó hoàn toàn có thể chuyển thành làm việntrưởng ngành B.Ở nước ta, có không ít trường hợp những tính năng quản trị và lãnh đạonhiều khi bị đảo lộn, những người đáng nhẽ phải là lãnh đạo ( ví dụ viện trưởng14một viện điều tra và nghiên cứu ) thì lại thành quản trị, còn người đáng nhẽ làm chức năngquản lý ( ví dụ trưởng phòng tổ chức triển khai ) thì có khi lại thành lãnh đạo. Không phải aicó trình độ và tầm nhìn trong khoa học đều tự động hóa trở thành người lãnh đạokhoa học giỏi, mà còn cần có tư cách, có thời hạn bỏ ra chăm sóc đến việcchung và tâm lý làm thế nào để những người khác hoàn toàn có thể phát huy năng lực khoahọc của họ. Lãnh đạo là người đưa ra ý tưởng sáng tạo còn quản trị là người thực thi sáng tạo độc đáo. Điều này có nghĩa là lãnh đạo là một trong những người trong công ty có nhiệmvụ nghĩ ra những ý tưởng sáng tạo mới và đưa vào kế hoạch của công ty trong giai đoạntiếp theo. Người lãnh đạo phải luôn có tầm nhìn và luôn tăng trưởng những chiếnlược và giải pháp mới. Do đó họ cần phải có hiểu biết về những khuynh hướng hay cácnghiên cứu và kỹ năng và kiến thức mới nhất. Trong khi đó, người quản trị sẽ duy trì và quản lý và vận hành những gì đã được thiếtlập để nó hoạt động giải trí trơn tru đúng kế hoạch. Người quản trị phải luôn để mắt tớinhân viên cấp dưới và duy trì sự trấn áp tiếp tục để nhằm mục đích bảo vệ sựhoạt động của những bộ phận trong công ty. Vì trực tiếp thao tác với nhân viên cấp dưới nênhọ am hiểu nhân viên cấp dưới của mình, biết rõ ai là người tương thích nhất với nhữngnhiệm vụ đơn cử. Lãnh đạo củng cố niềm tin trong khi quản trị dựa vào trấn áp. Ngườilãnh đạo là người truyền cảm hứng cho nhân viên cấp dưới, để nhân viên cấp dưới biết như thế nàolà tốt nhất và làm thế nào để đẩy nhanh quy trình tiến độ. Ở vai trò người quản trị, côngviệc của họ là duy trì việc trấn áp nhân viên cấp dưới để nhân viên cấp dưới phát huy khả năngvà năng lượng lớn nhất từ đó tạo ra mẫu sản phẩm hoặc tăng lệch giá / doanh thu chocông ty. Để làm điều này một cách hiệu suất cao, người quản trị cần phải am hiểu rõcấp dưới của mình và hiểu cả đam mê, mong ước về lương bổng của nhânviên. Nhà lãnh đạo là người có sức lôi cuốn cá thể mãnh liệt, đủ năng lực lôicuốn đám đông và đủ năng lực để biến ý tưởng sáng tạo thành chương trình hành độngkhả thi. Còn nhà quản trị quan trọng nhất vẫn là ở năng lực tổ chức triển khai, biết quản lýnhân viên và việc làm hài hòa và hợp lý và hiệu suất cao. Nhà quản trị lấy tác dụng làm mục15tiêu, kiến thức và kỹ năng làm nền tảng, và tổ chức triển khai làm phương tiện đi lại. Vì vậy, so với nhàquản lý, soạn thảo chương trình hành vi, kinh nghiệm tay nghề và chiêu thức làmviệc là vô cùng thiết yếu khi triển khai việc làm. Ngược lại, nhà lãnh đạo chútrọng vào việc tạo ra những thông điệp và lộ trình với sức thuyết phục để tạo đượcsự hấp dẫn người đi theo mình. Một công ty chỉ cần có một nhà lãnh đạo giỏi, vì có lãnh đạo giỏi sẽ thuhút nhiều nhà quản trị có chất lượng. Không có lãnh đạo giỏi, công ty sẽ thiếukhả năng lôi cuốn người tài. Không có người tài, công ty không hề tăng trưởng. Vìvậy đào tạo và giảng dạy lãnh đạo hay lôi cuốn lãnh đạo là vô cùng quan trọng. Bởi có lãnhđạo giỏi sẽ có quản trị giỏi. Nhưng có quản trị giỏi không có nghĩa sẽ có nhà lãnhđạo giỏi. Một điểm độc lạ nữa giữa quản trị và lãnh đạo là hoàn toàn có thể giảng dạy cácnhà quản trị qua những khóa giảng dạy kiến thức và kỹ năng như tổ chức triển khai, tiếp thị quảng cáo, điềuđình, quản trị thời hạn và việc làm, …. Nhưng giảng dạy lãnh đạo là việc làm vôcùng khó. Nhà lãnh đạo thực tài là sự tích hợp của cả năng lực bẩm sinh và quátrình đào tạo và giảng dạy cá thể. Thực tế, quản trị là một tập hợp của những quy trình : lập kế hoạch, dự kiếnngân sách, cơ cấu tổ chức việc làm, nhìn nhận hiệu suất, xử lý yếu tố, giúp công tythực hiện những việc làm một cách trơn tru nhất. Quản lý giúp con người tạo racác loại sản phẩm và dịch vụ như đã hứa với ngân sách và chất lượng hài hòa và hợp lý. Trong bấtkỳ công ty nào, đây là một trách nhiệm vô cùng khó khăn vất vả. Người ta thường đánhgiá thấp độ phức tạp của việc làm này, đặc biệt quan trọng nếu như chưa từng giữ chức vụquản lý cấp cao. Vì vậy, quản trị là rất quan trọng và thiết yếu nhưng đó khôngphải lãnh đạo. Lãnh đạo trọn vẹn độc lạ. Lãnh đạo giúp công ty hoặc tổ chức triển khai hướngđến tương lai, nhận ra những thời cơ đang đến và khai thác thời cơ đó càng nhanhcàng tốt. Lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và rộng, hiểu biết về người mua, tìnhhình dịch chuyển của thị trường, và quan trọng nhất là tạo ra những đổi khác hữuích. Lãnh đạo không phải là thuộc tính, mà là hành vi. Và trong một thế giớingày càng hoạt động nhanh hơn, việc làm lãnh đạo ngày càng trở nên cầnthiết, dù ở chức vụ nào. Quan điểm cho rằng những người xuất chúng ở chức vị16cao nhất mới có trách nhiệm lãnh đạo là trọn vẹn sai lầm đáng tiếc, và thường dẫn đến thấtbại. Với bản chất của nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa, người cán bộ lãnhđạo của Đảng và Nhà nước trong bất kỳ nghành hoạt động giải trí nào cũng phải lànhững chủ thể hội đủ những phẩm chất và năng lượng tương ứng. Lãnh đạo trong sựnghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa là việc làm đầy tính phát minh sáng tạo, kết hợpnhuần nhuyễn khoa học và thẩm mỹ và nghệ thuật, cần sự nhìn nhận, nghiên cứu và phân tích, link, tổnghợp, điều hòa vô vàn mối quan hệ để vạch ra chủ trương, đường lối, kế hoạch, sách lược, quản lý mạng lưới hệ thống việc làm đạt được mục tiêu cao. Người lãnh đạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa – văn minh hóa hiện nayvừa là chủ thể có những phẩm chất tương thích với xã hội tân tiến, vừa có đủ nănglực để lãnh đạo triển khai những trách nhiệm cách mạng lúc bấy giờ. Người lãnh đạotrong quá trình mới này phải là chủ thể làm chủ những phương tiện đi lại khoa học công nghệ tiên tiến văn minh, nắm chắc cơ cấu tổ chức và phương pháp quản lý và vận hành của nền sản xuấtcông nghiệp, của cơ cấu tổ chức, tổ chức triển khai, quản lý và vận hành của xã hội văn minh ; vừa phải nângcao tính độc lập, vừa phải đặt mình trong tổng thể và toàn diện cơ cấu tổ chức thống nhất – liên hoàncủa một xã hội tăng trưởng cao. Người lãnh đạo muốn phân phối sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải có tầm nhìn thời đại ; có trình độ và khả năngphù hợp với bản chất của xã hội công nghiệp – xã hội tân tiến ; có tư duy khoahọc, giải pháp tư duy duy vật biện chứng, tương thích đặc thù công nghiệp, lốisống văn minh, biểu lộ trong năng lượng tư duy sắc bén nhạy bén, uyển chuyển, phát minh sáng tạo ; có tư chất đặc trưng của người lãnh đạo như vững vàng về niềm tin, pháttriển thâm thúy và đa dạng chủng loại quốc tế nội tâm ; yếu tố lý trí và yếu tố tình cảm hàihòa ; có tri thức và kinh nghiệm tay nghề tăng trưởng tương ứng với đặc thù công việcđược giao : tri thức tổng hợp và sâu xa ; có trình độ cao, kể cả hiểu biết vềnền khoa học – công nghệ tiên tiến tân tiến, cũng như thao tác về kỹ thuật vi tính, viễnthông … ; năng lực lôi cuốn mọi người và quy tụ họ xung quanh mình, tổ chức triển khai, kêu gọi, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để triển khai tối ưu mục tiêuchung ; năng lực, dự báo những năng lực hoàn toàn có thể xảy ra trong hiện thực và tương lai, 17 đồng thời dự trữ những năng lực xử lý, triển khai chúng trong những điềukiện ngặt nghèo nhất ; năng lực phát minh sáng tạo, phá vỡ cái định hình, vượt qua cái cũ, tìm tòi, tò mò, phát hiện và đề xuất kiến nghị cái mới có ích cho nhân dân, có giá trịcho xã hội ; sự quyết đoán, táo bạo, đồng thời lại chắc như đinh trong việc đưa ranhững quyết định hành động cũng như trong chỉ huy hành vi. Nhiều người vẫn cho rằng hoàn toàn có thể sửa chữa thay thế quản trị và lãnh đạo cho nhau. Điều này rõ ràng là sai vì chúng có tính năng khác nhau. Cho tới khi nào thựcsự hiểu rõ yếu tố, tất cả chúng ta mới hoàn toàn có thể xử lý những yếu tố đặt ra giữa lãnhđạo và quản trị. Thông thường, nhiều công ty vẫn thường tăng cường khả nănglãnh đạo bằng cách chịu khó quản trị hơn. Và rút cuộc quản trị quá nhiều nhưnglại thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, khiến công ty hoặc tổ chức triển khai trở nên dễ tổn thươngtrong một quốc tế hoạt động quá nhanh. Ở nước ta những năm vừa mới qua có tình hình đề bạt nhân sự gây ồn ào dưluận, việc đề bạt diễn ra tùy tiện, tràn ngập và không có mạng lưới hệ thống. Pháp luật hiệnhành pháp luật khá ngặt nghèo về tuyển dụng, chỉ định cán bộ, công chức trong tổchức, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Thế nhưng, thực trạng tận dụng quyềnlực để cài cắm, đưa người thân trong gia đình vào thao tác, chỉ định trái pháp luật gây mấtdân chủ, đoàn kết nội bộ diễn ra ở nhiều nơi. Một số người là con cháu của quanchức nhưng thao tác rất hiệu suất cao, thực sự có tài thì sẽ đưa tổ chức triển khai, doanhnghiệp đi lên. Nhưng đại đa số những người được đưa vào đều thao tác rất kémhiệu quả và đẩy tổ chức triển khai, doanh nghiệp đi xuống. Chính sự lạm quyền đã sinh rakiểu tuyển dụng ưu tiên quan hệ, sử dụng đồng xu tiền đè nặng lên hiệu suất cao hoạtđộng của cơ quan công quyền, doanh nghiệp nhà nước. Cũng hoàn toàn có thể từ mộtngười làm quan mà cả họ trục lợi bằng nhiều cách, sẽ tận dụng lợi thế để làm lợiriêng cho mình. Thực trạng này cho thấy việc ngăn ngừa thực trạng tùy tiệntuyển dụng, chỉ định cán bộ cần có sự vào cuộc kinh khủng từ những cấp ngành, địaphương, của cả mạng lưới hệ thống chính trị. Muốn hạn chế được thực trạng trên, đơn vịchủ quản phải trấn áp ngặt nghèo yếu tố nhân sự, phát huy dân chủ cơ sở, côngtác tổ chức triển khai cán bộ, tuyển dụng, nhìn nhận, đề bạt, chỉ định, giải quyết và xử lý cán bộ phải18thực sự công tâm, khách quan, dân chủ, theo đúng nguyên tắc, lao lý, quytrình. Có như vậy mới mong hạn chế phần nào thực trạng này. Hoặc những yếu tố còn sống sót trong công tác làm việc quản trị cán bộ. Từ khi rađời đến nay, khi nào Đảng ta cũng coi trọng công tác làm việc cán bộ. Nhờ đó Đảng đãxây dựng được những thế hệ cán bộ hùng hậu sau đó nhau qua những chặng đườngcách mạng. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ được tôi luyện, trưởng thành, có bảnlĩnh chính trị vững vàng, kiên cường tiềm năng xã hội chủ nghĩa, hết lòng phấn đấuhy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc bản địa và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, ở nhiều nơi có lúc việc nhìn nhận, sử dụng cán bộ còn chủ quan, cảm tính, cục bộđịa phương, thiếu dân chủ, làm cho 1 số ít cán bộ có đức, có tài bị bỏ quên, trong khi đó, không ít kẻ thời cơ, thiếu tài, kém đức lại được trưng dụng, làm mấtđoàn kết nội bộ, hỏng việc, thậm chí còn gây ra những tổn hại to lớn cho việc thựchiện trách nhiệm chính trị ở cơ sở. Tóm lại, hoàn toàn có thể đào tạo và giảng dạy quản trị và tạo điều kiện kèm theo và thiên nhiên và môi trường cho lãnhđạo có tài năng Open. Phải hiểu rõ sự độc lạ giữa quản trị và lãnh đạo, chúngta mới hoàn toàn có thể giảng dạy quản trị và tìm kiếm lãnh đạo thích hợp cho tổ chức triển khai mình. Cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản trị không cần nhiều, chỉ cần một số lượng vừa đủnhưng phải có chất lượng cao, thực sự giỏi và có tầm nhìn. Một công ty, một cơquan, một tổ chức triển khai có cỗ máy lãnh đạo và quản lý tài giỏi thì hiệu suất, hiệu quảlàm việc sẽ cao hơn, tốt hơn và thời cơ thành công xuất sắc sẽ lớn hơn nhiều. Mong rằngtrong tương lai Nước Ta sẽ có những nhà quản trị, nhà lãnh đạo có tài năng trênnhiều nghành nghề dịch vụ khác nhau để đưa quốc gia đi lên, từng bước hội nhập với thếgiới. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. PGS.TS Nguyễn Văn Dững ( 2012 ), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb LaoĐộng, TP.HN. 192. PGS. tiến sỹ Vũ Dũng ( 2006 ), Giaó trình Tâm lý học quản trị, Nxb Đạihọc Sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, PGS.TS. Phan Huy Đường ( 2013 ), Giáotrình Khoa học Quản lý, Nxb Đại học Quốc Gia TP. Hà Nội, Thành Phố Hà Nội. 4. Daron Acemoglu, James A. Robinson ( 2013 ), Tại sao những vương quốc thấtbại, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền ( 2012 ), Đềcương bài giảng Khoa học lãnh đạo quản trị, TP. Hà Nội. 20

Exit mobile version