Site icon Nhạc lý căn bản – nhacly.com

CÁCH ĐỂ ĐỌC MỘT BẢN NHẠC – The Light Music | Nhạc cụ chính hãng, uy tín và chất lượng

CÁCH ĐỂ ĐỌC MỘT BẢN NHẠC

ad sẽ bắt đầu chia sẻ cho những bạn mới bắt đầu học Guitar hay piano cách để đọc nốt trên một bản nhạc nhé!! ^^

Việc đọc nốt thành thạo sẽ giúp bạn học nhanh hơn và cũng sẽ là nguồn động lực to lớn để tất cả chúng ta tìm kiếm đam mê phải không nào ?

PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN

I/. Hiểu rõ khuôn nhạc:

  • Những đường kẻ ngang trên bản nhạc được gọi là “khuông nhạc”
  1. Khuông nhạc bao gồm năm dòng kẻ ngang song song
  2. Ở giữa chúng đều có khoảng cách (gọi là khe)
  3. Cả dòng kẻ và các khe đều được đánh số để dễ ghi nhớ, và luôn được đánh thứ tự từ thấp (đáy khuông nhạc) đến cao (đỉnh khuông nhạc).


II/. Hãy bắt đầu với Khóa Treble (khóa Sol)

  • Khi bắt đầu một khuông nhạc, bạn sẽ luôn nhìn thấy một kí tự uốn lượn ở đầu bên trái đấy chính là “khóa nhạc”.Khóa Sol có nguồn gốc từ chữ G trong tiếng la tinh. Nhờ vào “khóa nhạc” mà người chơi có thể nhận biết được cữ âm của bản nhạc. và “khóa sol” là cữ âm của hầu hết những nhạc cụ và giọng hát ở âm vực cao.
  • Bạn hãy nhìn lên hình nhé, nét uốn tròn ở chính giữa khóa sol có hình dạng giống chữ G. Khi ghi các nốt nhạc vào khuông nhạc có khóa sol, chúng ta sẽ có thứ tự như sau:
  1. Năm nốt nhạc nằm trên dòng kẻ có thứ tự lần lượt là: E – G – B – D – F (tính từ dưới lên của khuông nhạc nhé)
  2. Bốn nốt nhạc ở khe  có thứ tự lần lượt là: F – A – C – E
  3. Bật mí cho các bạn cách nhớ dễ dàng hơn nhé! Đối với những nốt nhạc nằm trên dòng kẻ, bạn hãy đọc thuộc câu sau ” Em Gọi Bạn Đi Fượt”. Còn đối với các nốt nhạc ở khe thì “Fải Ăn Cùng Em”.

Bạn cũng hoàn toàn có thể tham khỏa thêm cách ghi nhớ thứ tự các nốt nhạc trên khuông nhạc có chứa khóa son như hình dưới đây


III/. Ghi nhớ kiến thức về khóa Bass (khóa Fa)

  • Khóa Fa có nguồn gốc từ chữ F trong nhóm ngôn ngữ Gothic. Ngược lại với khóa Sol, khóa Fa dành cho những nhạc cụ có quãng âm thấp hơn (như phần đệm tay trái của đàn piano, đàn guitar bass, kèn trombone).
  • Hai dấu chấm củ khóa Fa sẽ nằm ở khe thứ ba và khe thứ tư của khuông nhạc, chính vì thế mà nốt Fa ở khuông nhạc có Khóa Fa sẽ nằm ở dòng kẻ thứ tư.
  1. Năm nốt nhạc nằm trên dòng kẻ có thứ tự lần lượt là: G – B – D – F – A (Gọi Bạn Đi Fượt À?)
  2. Bốn nốt nhạc ở khe có thứ tự lần lượt là: A – C – E – G (Ăn Cùng Em Gái)

( Theo tứ tự từ dưới lên nhé )
Ngoài ra các bạn có them tìm hiểu thêm thêm cách học thứ tự nốt khóa Fa theo hình mẫu dưới đây .

IV/. Học về các bộ phân của một nốt nhạc

  • Một nốt nhạc có tối đa ba bộ phận: phần đầu, phần thân và phần đuôi nốt nhạc.
  1. Đầu nốt nhạc: 

    Đây là một hình bầu dục được để trống (trắng) hoặc tô kín (đen). Tùy vào nốt để trống hay nốt tô đen, khi nhạc công nhìn vào để biết mình sẽ chơi nốt nào trên nhạc cụ.

  2. Thân nốt nhạc :

     đây là một đường kẻ thẳng gắn liền với đầu nốt nhạc. Đường kẻ này được vẽ phía bên phải đầu nốt nhạc khi thân nốt nhạc hướng lên trên so với đầu nốt. Ngược lại khi thân nốt nhạc hướng xuống dưới so với đầu nốt thì đường kẻ này được vẽ nằm bên trái đầu nốt nhạc. Hướng của thân nốt nhạc giúp đọc nốt nhạc dễ hơn đồng thời hướng của thân nốt nhạc sẽ hông ảnh hưởng gì tới nốt nhạc đó.

    Cần phải lưu ý chung khi vẽ thân nốt nhạc như sau:

    – Vẽ hướng xuống dưới : khi đầu nốt nhạc nằm từ dòng kể thứ ba trở lên
    – Vẽ hướng lên trên : khi đầu nốt nhạc nằm dưới dòng kẻ thứ ba

  3. Đôi nốt nhạc: Đây là một nét uốn lượn được vẽ tại đầu còn lại của phần thân nốt nhạc. Phần đuôi nốt nhạc sẽ luôn được vẽ ở phía bên phải phần thân cho dù nốt nhạc đang hướng lên hay hướng xuống.
  • Bộ phận của một nốt nhạc sẽ cho chúng ta biết giá trị về mặt nhịp phách. Nhịp khác nhau sẽ tạo ra những giai điệu khác nhau. Chính vì vậy bạn cần phải học cách giậm chân nhịp nhàng theo giai điệu của bài nhạc, ĐÂY SẼ LÀ MỘT PHẦN RẤT QUAN TRỌNG => Phần tiếp theo sẽ được The Light Music update sớm nhất .

P/s: Hi vọng các bạn thích thú với bài viết này và mong rằng các bạn sẽ học được những điều bổ ích. cảm ơn các bạn đã ghé thăm! ^^

admin: Cá Nóc

 

Exit mobile version