Site icon Nhạc lý căn bản – nhacly.com

BÀI 3. BỘ ĐỒNG – CÁC NHẠC KHÍ BỘ ĐỒNG – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 272.83 KB, 64 trang ) có thể thấy bộ đồng có khả năng thể hiện tốt những đột biến, những giây phút có tính quyết định. Nhưng bù lại bộ đồng không thể biểu hiện tình cảm, linh hoạt như bộ dây và bộ gỗ. Nguyên lý cấu trúc các loại kèn của bộ đồng tương tự nên dễ đồng nhất hơn bộ gỗ. Khi viết bộ đồng phải chú ý chỗ lấy hơi, giống như bộ gỗ. Về mặt cường độ bộ đồng có ưu thế tạo tương phản giữa sắc thái nhẹ và mạnh (pp-ff) hoặc ngược lại. Cho đến hôm nay các nhà soạn nhạc vẫn giữ một biệt lệ là không đặt hóa biểu cho Cor và Trumpet (trừ S.Procofiev).I. Bộ đồng: COR

1- Giới thiệu sơ lược:

Cor tiếng Ý là Corno, tiếng Đức là Kwathorn hay Horn, tiếng Anh là French Horn hay Double Horn. Cor tự nhiên là một nhạc khí chỉ biểu diễn một số nốt thuộc gamme tự nhiên, cho nên trong tổng phổ người ta thấy xuất hiện nhiều loại Cor khác nhau: Cor Đô, Cor Fa, Cor Mi giáng, Cor Rê, Cor La.. .

Tác phẩm viết cho giọng nào phải dùng Cor đúng giọng đó, cho nên Cor tự nhiên được thay bằng Cor bán cung (Cor Chromatique) để có thể chuyển điệu dễ dàng hơn, sử dụng thuận lợi và phong phú hơn.

2-Xếp loại:

Cor là nhạc khí hơi lỗ thổi thuộc bộ kèn đồng.

3-Hình thức cấu tạo:

Cor làm bằng đồng, hình dáng ống cuốn vòng tròn, chiều dài ống cuốn tròn từ 2.8m đến 3.8m, miệng loa như chuông lớn thổi ngược lên trời, Cor diễn tấu bằng tay trái, tay phải để nâng kèn.

4-Màu âm, tầm âm :

Cor giọng Fa là loại kèn đồng, có âm chất đẹp, thi vị, giàu diễn tả, vừa mềm mại như tính chất của kèn gỗ lại vừa cương nghị như tính chất của kèn đồng. Vì vậy Cor mặc dù là kèn đồng nhưng có âm chất của kèn gỗ nên người ta còn xem Cor vào loại kèn gỗ.

Âm vực cực thấp: âm thanh phát ra hơi nặng

Âm vực thấp: các nốt trầm nghe tốt, càng cao lên tiếng đẹp, sáng hơn.

Âm vực giữa: âm vực đẹp và dễ sử dụng, phù hợp giai điệu trữ tình.

Âm vực cao: âm thanh sáng, hơi rắn rỏi.

Âm vực rất cao: tiếng dễ bị vỡ, tính chất căng thẳng, khó thổi sắc thái nhẹ.

Tầm âm Cor gồm 3 quãng tám rưỡi.

5-Kỹ thuật diễn tấu:

Cor là nhạc khí hơi lỗ thổi, phát âm do sự rung của cột không khí, nhạc sĩ khi viết cho Cor phải chú ý chỗ lấy hơi. Trong giao hưởng ngày nay sử dụng Cor giọng Fa (thổi nốt Đô nghe thành nốt Fa) viết trên khóa Sol hay khóa Fa. Nếu ghi bằng khóa Sol nghe hiệu quả thấp hơn một quãng 5 đúng nếu ghi bằng khóa Fa sẽ nghe hiệu quả cao hơn một quãng 4. Trong tổng phổ, hầu như không bao giờ đặt dấu hóa biểu cho các khuông nhạc kèn Cor cũng như Trumpet, nếu cần thiết phải thăng, giáng người ta để dấu hóa ngay trước nốt. Cor rất thích hợp các giai điệu khoan thai, dài hoặc trì tục, tiếng Cor thường phát ra hơi chậm hơn các nhạc khí khác do ống cuốn tròn khá dài. Cor có thể đi giai điệu một mình, hoặc kết hợp các nhạc khí khác đi đồng âm hoặc cách quãng 8, do âm thanh Cor hơi mơ hồ, không thật sắc nét nên các kết hợp như vậy làm cho giai điệu rõ ràng hơn. Cor có thể kết hợp dễ dàng với nhạc khí thuộc bộ gỗ và bộ dây, đặc biệt là Pagotte, Clarinet hoặc Violoncell tạo hiệu quả rất thú vị.

6- Vị trí Cor trong dàn nhạc :

Cor là thành viên trong dàn nhạc giao hưởng với ưu điểm là có thể xem là bộ gỗ hay bộ đồng nên các nhạc sĩ sáng tác thường xem Cor là cầu nối liên kết giữa các bộ với nhau trong dàn nhạc.

II. TRUMPET

1- Giới thiệu sơ lược:

Trumpet tiếng Ý là Tromba, tiếng Đức là Trompet, Trumpet tự nhiên là một nhạc khí chỉ biểu diễn một số nốt thuộc gamme tự nhiên, cho nên trong tổng phổ người ta thấy xuất hiện nhiều loại Trumpet khác nhau: Trumpet giọng Sol (tác phẩm Schumann), Trumpet giọng Rê giáng, Trumpet giọng La.

Tác phẩm viết giọng nào phải dùng Trumpet đúng giọng đó cho nên Trumpet tự nhiên được thay bằng Trumpet bán cung (Trumpet Chromatique), điều khiển bằng Pitxton chơi được tất cả các nốt, sử dụng thuận lợi.

2- Xếp loại:

Trumpet thuộc bộ kèn đồng loại hơi lỗ thổi, Trumpet là loại kèn linh hoạt nhất trong bộ đồng. Trumpet có xuất xứ sớm nhất từ Đức (Germany) năm 1820, tại Mỹ năm 1825 và Châu Âu từ thế kỷ XIX, Trumpet được sử dụng nhiều trong các dàn nhạc Nam Mỹ, trong dàn nhạc giao hưởng hiện nay sử dụng Trumpet giọng Đô và Si giáng nhưng giọng Si giáng phổ biến hơn.

3- Hình thức cấu tạo:

Trumpet hình dáng gọn, chiều dài 46cm, tổng cộng ống cuốn tròn là 1.4m, miệng loa thổi ngang, Trumpet diễn tấu cầm ngang.

4- Màu âm:

Trumpet giọng Si giáng là loại kèn đồng có âm chất sáng đẹp, tính chất cương nghị của kèn đồng.

Âm vực thấp: âm thanh không tròn

Âm vực giữa: âm vực tốt nhất rắn rỏi,

Âm vực cao: âm thanh hơi chói, khó chơi, hơi nặng.

Tầm âm của Trumpet có thể từ hai, ba, đến bốn quãng tám.

5- Kỹ thuật diễn tấu:

Trong giao hưởng hiện nay sử dụng Trumpet giọng Si giáng, bao giờ cũng phải dịch giọng lên một quảng 2 trưởng so với điệu tính chung toàn bộ tác phẩm. Hầu như không đặt dấu hóa biểu cho các khuông nhạc kèn Trumpet cũng như Cor, nếu cần thiết phải thăng giáng người ta để dấu hóa ngay trước nốt. Trumpet là nhạc khí bộ đồng nhẹ nhàng, linh hoạt, trái với kèn

Cor bắt đầu vào câu hơi chậm, Trumpet vào đầu câu rất nhạy, sắc nét và rắn rỏi.

6- Vị trí Trumpet trong dàn nhạc :

Trumpet là thành viên của dàn nhạc giao hưởng là nhạc khí linh hoạt, tươi sáng và rực rỡ. Trumpet có thể diễn tả nét trữ tình hoặc thúc giục, ưu điểm lớn của Trumpet là tiết tấu rất rõ, mạnh mẽ, nốt bắt đầu vào câu nghe rõ ngược hẳn với kèn Cor điều đó cho thấy Trumpet có thể diễn cảm dứt khoát, có uy lực.

III. TROMBONE

1- Giới thiệu sơ lược:

Trombone tiếng Ý là Tromnone, tiếng Đức là Posaune, Trombone thường được kiến trúc theo hai loại: loại có Pixtons và loại điều chỉnh cao độ bằng cách kéo dài hoặc rút ngắn ống hơi. Trong dàn nhạc giao hưởng người ta chỉ dùng Trombone kéo dài hoặc rút ngắn vì âm chất hay hơn, sử dụng thuận lợi hơn.

2- Xếp loại:

Trombone thuộc bộ kèn đồng, thường chia làm 3 loại: Trombone Teno (viết khóa Đô4), Trombone alto (viết khóa Đô3) và Trombone Bass (viết khóa Fa).

3- Hình thức cấu tạo:

Trombone hình dáng ống rất dài, ống cuốn dài 2.7m, miệng loa thổi ngang, Trombone diễn tấu cầm hơi dốc xuống.

4- Màu âm, tầm âm:

Trombone Teno là nhạc khí kèn đồng có âm chất rắn rỏi, mạnh.

Âm vực cực trầm: âm thanh chậm và nặng nề, thường chỉ chơi nốt kéo dài trì tục.

Âm vực thấp: âm thanh hơi tối, nghe hơi lạnh, lên cao sáng hơn.

Âm vực giữa: âm vực tốt nhất của kèn, âm thanh cao, mãnh liệt.

Âm vực cao: âm thanh càng căng thẳng mất tự nhiên.

Tầm âm : Trombone gồm hai quãng tám rưỡi.

5- Kỹ thuật diễn tấu:

Trombone là nhạc khí hơi lỗ thổi tạo âm bằng sự rung của khối không khí, trong dàn nhạc giao hưởng hiện nay sử dụng Trombone Teno, điều chỉnh cao độ bằng cách kéo ống hơi dài ra hay rút ngắn lại nên diễn tấu không thể nhanh nhẹn được. Kỹ thuật nhanh không phải là sở trường của Trombone, thủ pháp vuốt (Glissando) là ưu điểm đặc biệt của Trombone vì rất thuận lợi khi kéo tay.

6- Vị trí Trombone trong dàn nhạc :

Trombone là nhạc khí bộ đồng thành viên của dàn nhạc giao hưởng,

Trombone tạo hiệu quả hài hòa và làm đầy âm lượng, Trombone có thể độc tấu các giai điệu quả cảm, hùng tráng, Trombone có thể giữ vai trò đệm hòa âm, biểu diễn các nốt trì tục hoặc đơn giản. Trombone còn sử dụng trong dàn nhạc kèn đồng, dàn nhạc Jazz.

IV. TUBA

1- Giới thiệu sơ lược:

Tuba tiếng Ý là Tuba, tiếng Đức là Basstuba, là nhạc khí hơi.

2- Xếp loại:

Tuba nhạc khí hơi thuộc bộ đồng, là nhạc khí trầm nhất trong bộ đồng có xuất xứ từ năm 1820 tại Đức và Áo, Tuba được tiếp tục cải tiến và tham gia dàn nhạc quân nhạc, dàn nhạc giao hưởng.

3- Màu âm, Tầm âm:

Màu âm Tuba trầm, hơi tối, tính chất trang nghiêm có uy lực gây kịch tính, tạo hiệu quả giông bão.

Âm vực trầm: âm thanh dầy, chắc nhưng hơi tối.

Âm vực giữa: âm thanh đầy đặn, vang tốt, khoan thai.

Âm vực cao : âm thanh hơi căng thẳng, bị nén.

Tầm âm : gồm 3 quãng 8.

4- Hình thức cấu tạo:

Kèn Tuba lớn và dài trong bộ kèn đồng các ống dẫn hơi từ miệng thổi ra loa lớn dài 5 mét rưỡi gồm 3 nút bấm. Có 3 loại Tuba:

(1) – Tuba Si giáng (Tuba d’harmonie),

(2)- Tuba Mi giáng (lớn hơn loại 1),

(3)- Tuba Si giáng (thấp hơn 1 quãng 8) chỉ sử dụng trong dàn quân nhạc.

5- Kỹ thuật diễn tấu:

Tuba là nhạc khí hơi lỗ thổi tạo âm nhờ sự rung của khối không khí,

Tuba sử dụng chính khóa Fa4, Tuba hình dáng nặng nề, Tư thế đứng và đi: khi thổi đặt kèn trên vai trái, loa kèn ngang. Tư thế ngồi: loa kèn Tuba hơi ngửa lên, tiếng không hay bằng Trombone hơi thô, chậm và nặng.

6- Vị trí Tuba trong dàn nhạc:

Trong dàn nhạc giao hưởng sử dụng Tuba (Saxhorn basse) làm nhạc khí trầm của bộ đồng tạo nền cho dàn nhạc, Tuba là nhạc khí của dàn quân nhạc.

V. CÁC NHẠC KHÍ BỘ GÕ

Ngay từ khi thành lập dàn nhạc giao hưởng, các nhạc khí bộ gõ đã tham gia tích cực, từ cuối thế kỷ thứ XIX, vai trò của bộ gõ càng được khẳng định và phát triển. Càng về sau, nhiều nhạc khí mới của bộ gõ đã được đưa vào sử dụng càng tạo hiệu quả hơn. Trong dàn nhạc giao hưởng, số lượng nhạc khí bộ gõ có thể xuất hiện ít hay nhiều tùy theo yêu cầu nội dung và phong cách của các nhạc sĩ.

Trong tác phẩm có tính chất vũ đạo, bộ gõ được tận dụng triệt để, bộ gõ tạo màu sắc và gây cảm giác về tiết tấu. Bộ gõ kết hợp các nhạc khí khác tạo cho tiết tấu sắc nét hơn, đồng thời cũng có trường hợp bộ gõ được sử dụng độc lập tạo một không khí độc đáo.

Bộ gõ được chia làm hai loại: loại nhạc khí có định âm (Timbale, Campanell, Xilophone) và nhạc khí không định âm (Triangle, Cymbales, Grosse caisse.. . ). Cách viết cho bộ gõ không đa dạng như bộ đồng và bộ gỗ nhất là bộ dây. Trong biên chế dàn nhạc giao hưởng chỉ cần 2 diễn viên sử dụng bộ gõ, với các tác phẩm phức tạp có thể từ 3 đến 5 diễn viên, không có trường hợp nhiều hơn, mỗi diễn viên có thể sử dụng vài thứ nhạc khí gõ. Thời gian xuất hiện của bộ gõ không nhiều lắm, chỉ xuất hiện trong một số đoạn nhất định. Khác với các nhạc khí khác bộ gõ không cần dùng đến khuông nhạc và không cần biểu hiện bằng đường nét giai điệu. Trong tổng phổ giao hưởng bộ gõ thường đặt trên vị trí của bộ dây và dưới vị trí bộ kèn đồng.

Nếu tác phẩm giao hưởng có thanh nhạc, vị trí thông thường viết từ trên xuống như sau: trên hết là bộ gỗ, kèn đồng, bộ gõ, thanh nhạc, bộ dây.

Trong bộ gõ thường đặt từ trên xuống không có quy chế bắt buộc: Timbale, Triangle, Castagnettes, Cymbales, Grosse Caisse, Tamtam, Xilophone, Celesta, Timpani. . .

Âm sắc gồm 3 vật liệu chính: Màng da (các loại trống), kim loại (Triange), gỗ (Xilophone).

VI. TRỐNG TIMPANI – TIMBALES

1- Giới thiệu sơ lược:

Trống Timbales tiếng Ý là Timpani, tiếng Đức là Pauken.

2- Xếp loại:

Timpales là nhạc khí thuộc bộ gõ, loại trống định âm, được sử dụng trong dàn nhạc giao hưởng.

3- Hình thức cấu tạo:

Timpales có kiến trúc hình nửa quả cầu, mặt trên căng da có đường kính từ 60cm đến 80cm, phần dưới hình ellip phân nửa. Mặt da càng lớn âm thanh càng trầm.

4- Màu âm, tầm âm:

Timpales là trống định âm, mỗi trống có cao độ nhất định và mỗi trống chỉ một nốt. Timpales được ghi trên khuông nhạc khóa Fa 4, có 3 loại trống: trống lớn, trống vừa và trống nhỏ (cao độ thực tế so với nốt ghi bao giờ cũng thấp hơn một quãng 8). Trống định âm gì thì ghi rõ ngay từ đầu bản nhạc: In Gis (Sol thăng), In Fa (Fa), hoặc Es (Mi giáng).

5- Kỹ thuật diễn tấu:

Timbales tạo âm bởi sự rung của màn da, trong dàn nhạc giao hưởng thường sử dụng từ 2, 3 chiếc trở lên hợp thành nhóm có thể do 1 ,2 hoặc 3 người đánh, một người có thể đánh từ 2, 3, 4 chiếc, trong các tác phẩm phức tạp có thể có 6, 8 hoặc 12 chiếc. Trong dàn nhạc giao hưởng nhạc sĩ có thể viết cho bao nhiêu trống tùy ý, một người đánh thì ghi một khuông nhạc, nếu 2, 3 người sử dụng thì ghi riêng cho mỗi người một khuông nhạc. Trước khi biểu diễn người ta điều chỉnh cao độ bằng cách căng mặt da, có thể đạp Pedal hoặc vặn ốc. Mặt da có thể lên cao độ hay hạ xuống thấp, Pedal lên xuống được nửa cung. Dùi trống thường hai đầu: đầu mềm sử dụng sắc thái nhỏ (p-pppp), đầu cứng sử dụng sắc thái mạnh (f-fff). Timpales có thể đánh từng tiếng hay liên tục (Tremolo).

6- Vị trí Timbales trong dàn nhạc:

Timbales là nhạc khí bộ gõ định âm của dàn nhạc giao hưởng, Timbales có thời kỳ dùng làm bè trầm cho bộ đồng khi kèn Tuba chưa xuất hiện. Hiện nay thông thường sử dụng hai hoặc ba chiếc đánh chủ âm và át âm.

Timbales không chỉ với vai trò tạo hình tiết tấu mà còn tham gia tích cực cho bè trầm, hoặc tạo bối cảnh kịch tính như sấm sét, tạo nền đen đe dọa, thôi thúc, căng thẳng.

BÀI 4: CÁC DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG:

Các dàn nhạc của nhạc khí giao hưởng:

Dàn nhạc Dây (Orchestre à cordes)

Gồm 5 nhạc khí dây kéo (archet): Violon1, Vilon2, Viola, Violoncell và Contrebass.

Hòa tấu 4 nhạc khí (Quatuor)

o Tứ tấu 4 đàn dây (Violon1, Violon2, Viola, Violoncell)

o Tứ tấu 4 kèn gỗ (Flute, Hautbois, Clarinet, Fagotto)

o Tứ tấu 4 kèn đồng (4 Cor hoặc Cor, Trumpet và Trombone)

o Tứ tấu 4 nhạc khí khác bộ (Violon, Viola, Violoncell và Piano) (Flute, Hautbois, Clarinet và Piano)

Hòa tấu 5 nhạc khí

o Ngũ tấu 5 đàn dây (Violon1, Violon2, Viola, Violoncell và Contrebass)

o Ngũ tấu bộ dây và Piano (Violon1, Violon2, Viola, Violoncell và Piano)

o Ngũ tấu 5 kèn (gỗ và đồng) (Flute, Hautbois, Clarinet, Cor và Fagotto)

o Ngũ tấu kèn gỗ và Piano (Flute, Hautbois, Clarinet, Fagotto và Piano)

Dàn nhạc kèn (Orchestre d’harmonie)

Bộ kèn gỗ, bộ kèn đồng và bộ gõ (không dùng bộ dây)

Dàn nhạc Dây (Orchestre à cordes)

5 nhạc khí dây kéo (archet): Violon1, Violon2, Viola, Violoncell và Contrebass.

Hòa tấu 4 nhạc khí (Quatuor)

Tứ tấu 4 đàn dây (Violon1, Violon2, Viola, Violoncell)

Tứ tấu 4 kèn gỗ (Flute, Hautbois, Clarinet, Fagotto)

Tứ tấu 4 kèn đồng (4 Cor hoặc Cor, Trumpet và Trombone)

Tứ tấu 4 nhạc khí khác bộ (Violon, Viola, Violoncell và Piano)

(Flute, Hautbois, Clarinet và Piano)

Hòa tấu 5 nhạc khí

Ngũ tấu 5 đàn dây (Violon1, Violon2, Viola, Violon cell và Contrebass)

Ngũ tấu bộ dây và Piano (Violon1, Violon2, Viola, Violon cell và Piano)

Ngũ tấu 5 kèn (gỗ và đồng) (Flute, Hautbois, Clarinet, Cor và Pagotte)

Ngũ tấu kèn gỗ và Piano (Flute, Hautbois, Clarinet, Fagotto và Piano)

Dàn nhạc kèn (Orchestre d’harmonie)

Bộ kèn gỗ, bộ kèn đồng và bộ gõ (không dùng bộ dây)

Dàn nhạc kèn đồng (Orchestre fanfare hay militaire)

Chủ yếu bộ kèn đồng kèm theo nhạc khí bộ gõ âm lượng lớn trong nghi thức quan trọng. Dàn nhạc giao hưởng đầu tiên của thế giới xuất hiện khoảng năm 1600, qua nhiều thế kỷ dàn nhạc giao hưởng được chia theo các thời kỳ như Baroque, thế kỷ XVIII, thế kỷ XIX, thế kỷ XX và hiện nay.

Dàn nhạc Giao hưởng Baroque 1700: gồm có Violon, Viola, Viloncell, Contrebass, Harprichord (Clavecin), Oboe, Basson, Trumpet natural, trống Timpani. Ví dụ Concerto Grosso của Corelli viết đầu thế kỷ XVII.

Giao hưởng số 39, 40, 41 (Jupiter) của Mozart viết năm 1778.

Dàn nhạc Giao hưởng (Orchestre Symphonique)

Năm 1750 ở Châu Âu (Bach-Haendel) trọng tâm là đàn Clavecin hay đàn ống đại phong cầm (Orgue) Dàn nhạc Bach gồm bộ dây và bộ gõ trong khi Haendel dùng bộ kèn gỗ, mỗi loại kèn gỗ từ 6 đến 8 chiếc. Haydyn, Mozart và Beethoven sử dụng kèn gỗ 2 chiếc mỗi loại cũng như kèn đồng.

Dàn nhạc Giao hưởng nhỏ (Petit Orchestre Symphonique)

Giao hưởng Mozart và Haydyn gồm: 2 Flute, 2 Hautbois, 2 Clarinette, 2 Pagotte, 2 Cor, 2 Trompette, 2 trống định âm và một vài nhạc khí gõ khác.

Source: http://139.180.218.5
Category: Học kèn

Exit mobile version