Mô tả
Chén sứ Cảnh Đức
Cảnh Đức Trấn là một trung tâm sản xuất sứ quan trọng của Trung Quốc, ra đời từ rất sớm, theo một số tài liệu ghi chép thì có thể là từ thời Nam Triều, sang thời Đường đã nung sứ trắng. Thời Tống thì trấn Cảnh Đức có tên là Tân Bình, sau đổi là trấn Xương Nam, đến đời Tống Chân Tông mới đổi là trấn Cảnh Đức. Việc đổi tên này có liên quan đến uy tín và chất lượng sản phẩm của lò, các sản phẩm của lò làm bằng sứ trắng để cung tiến nhà Vua, dưới đáy có ghi chú ” Cảnh Đức niên tạo”. Do Cảnh Đức là niên hiệu của vua Tống Chân Tông, chính vì vậy nhà vua đã cho đổi tên trấn thành trấn Cảnh Đức. Từ đó khu lò sứ này không những có tên là sứ Cảnh Đức Trấn mà về tổ chức là “quan giám dân thiêu”, có nghĩa là dân nung quan quản lí. Có thể nói là Cảnh Đức Trấn là lò có tuổi thọ lâu đời nhất so với các lò sứ trên đất Trung Quốc, sản phẩm của lò thường có phong cách đặc trưng riêng ở từng thời kỳ.
Lò Cảnh Đức Trấn phát triển mạnh ở thời Tống và đạt đến cực thịnh ở thời Minh, Thanh và phát triển tới tận ngày nay.
Trong thời Tống, lò Cảnh Đức Trấn sản xuất nhiều loại sứ như sứ trắng, sứ xanh, nhưng đặc trưng và nổi tiếng hơn cả là “thanh bạch sứ”, còn gọi là sứ trắng xanh. Sở dĩ gọi là sứ trắng
xanh là bởi vì màu men của chúng nằm giữa trắng và xanh, tức là trong xanh có trắng, trong trắng có xanh. Xét từ hàm lượng sắt trong men thì nó gần với trắng hơn. Loại này cũng có tên
là sứ “ảnh thanh”. Đặc điểm nổi bật nhất của sứ ảnh thanh là thành cực mỏng, men màu trắng nhưng ánh lên sắc xanh, trên phôi khắc chìm hoa văn, trong ngoài đều hiện rõ.
Tới thời Nguyên, lò Cảnh Đức vẫn phát triển mạnh, ngoài những sản phẩm sứ thanh bạch còn có “sứ thanh hoa” hay còn gọi là sứ hoa lam và “sứ men lý hồng”. Việc tìm ra men hồng đồng và men lam cô ban để làm ra hai loại đồ sứ trên là một cống hiến to lớn cho nghề sứ.
Bạn đang đọc: Chén sứ Cảnh Đức CHENCD05 – Hồng trà
Source: http://139.180.218.5
Category: Kiến thức học đường