Site icon Nhạc lý căn bản – nhacly.com

Chính âm là gì chính âm có quan hệ như thế nào đến việc dạy phát âm ở tiểu học

Ch ng I
ươ
C  S  LÝ LU N CHUNG Ơ Ở

I- VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ CỦA DẠY ĐỌC Ở TIỂU HỌC 1. Vị trí của dạy đọc ở tiểu học

Nội dung chính

a. Khái niệm đọc:

Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngơn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện bốn
dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một dạng hoạt động ngơn ngữ, là q trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời
nói có âm thanh và thơng hiểu nó ứng với hình thức đọc thành tiếng, là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa khơng có âm
thanh ứng với đọc thầm
Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm 2 phần chữ viết và phát âm, nghĩa là nó khơng phải chỉ là sự đánh vần lên thành tiếng theo đúng như
các ký hiệu chữ viết mà còn là một q trình nhận thức để có khả năng thơng hiểu những gì được đọc. Trên thực tế, nhiều khi người ta đã không hiểu khái
niệm đọc một cách đầy đủ. Nhiều chỗ người ta chỉ nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ âm còn việc chuyển từ âm sang nghĩa đã không được
chú ý đúng mức.

b. Ý nghĩa của việc đọc

Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn
đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người khơng thể tiếp thu nền văn minh của lồi người, khơng thể sống một cuộc sống bình thường, có
hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây anh ta biết tìm hiểu, đánh giá
cuộc sống nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp
được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng tình cảm của người khác, đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ
được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động sức mạnh sáng tạo cũng như được
bồi dưỡng tâm hồn không biết đọc con người sẽ khơng có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, khơng thể hình thành được một nhân cách
– 5 –
toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bủng nổ thơng tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thơng tin, đọc chính là học, học
nữa học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Vì những lý lẽ trên dạy đọc có ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi
học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là cơng cụ
để học tập các mơn học  khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là một
khả năng khơng thể thiếu được của con người văn minh.
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngơn ngữ cũng như tư duy của người đọc, việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi
dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy đọc có một ý nghĩa to lớn
còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

2. Nhiệm vụ của dạy đọc ở tiểu học

Những điều vừa nêu trên khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Tập
đọc với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yê cầu này  hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.
Phân môn học vần cũng thực hiện nhiệm vụ dạy đọc nhưng mới dạy đọc ở mức độ sơ bộ nhằm giúp học sinh sử dụng bộ mã chữ âm. Việc thông hiểu văn
bản chỉ đặt ra ở mức độ thấp và chưa có hình thức chuyển thẳng từ chữ sang nghĩa đọc thầm. Như vậy, tập đọc với tư cách là một phân môn tiếng Việt tiếp
tục những thành tựu dạy học mà học cần đạt được, nâng lên một mức đầy đủ hoàn chỉnh hơn.
Tập đọc là một phân môn thực hành nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ
năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh đọc lưu lốt, trơi chảy, đọc có ý thức thơng hiểu được nội dung những điều mình
đọc hay còn gọi là đọc hiểu và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành trong 2 hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng
thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác. Ví dụ, đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh
cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu khơng hiểu điều mình đang đọc thì khơng thể đọc nhanh và diễn cảm được. Nhiều khi khó
mà nói được rạch ròi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính  nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng. Vì vậy, trong dạy đọc
không thể xem nhẹ yếu tố nào.
– 6 –
Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành thói quen làm việc với văn bản, với sách cho học sinh. Nói cách khác thơng qua
việc dạy đọc phải giúp học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những
con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sốn trí tuệ đầy đủ và phát triển.
Ngồi ra việc đọc còn có những nhiệm vụ khác đó là làm giầu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn hố cho học sinh, phát triển ngơ ngữ và
tư duy, giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho các em.
II- NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC DẠY ĐỌC Ở TIỂU HỌC 1. Cơ sở tâm lý, sinh lý của việc dạy đọc
Để tổ chức dạy đọc cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình đọc, nắm bản chất của kỹ năng đọc. Đặc điểm tâm lý sinh lý của học sinh khi đọc hay
cơ chế của đọc là cơ sở của việc dạy học.
Như trên đã nói, đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào các hoạt động của cơ quan thị giác.
Chúng ta đi vào phân tích đặc điểm của q trình này.
– Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng bộ mã gồm hai phương diện. Một mặt đó là q trình vận
động của mắt,  sử dụng bộ mã chữ – âm để phát ra một cách trung thành nhưng dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Thứ hai đó là sự vận động của tư tưởng,
tình cảm, sử dụng bộ mã chữ – nghĩa tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dung
những gì được đọc.
– Đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt hoạt động của các cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và thơng hiểu những gì được đọc. Càng
ngày những yếu tố này càng gần nhau hơn, tác động đến nhau nhiều hơn.
Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riêng lẻ này của q trình đọc, đó là điểm phân tích biết người
mới biết đọc và người đọc thành thạo. Càng có khả năng tổng hợp các mặt trên bao nhiêu thì việc đọc càng hồn thiện, càng chính xác, càng biểu cảm bấy nhiêu.
– Dễ  dàng nhận thấy rằng thuật ngữ  đọc được sử dụng trong nhiều nghĩa : theo nghĩa hẹp, việc hình thành kỹ năng đọc trùng với nắm kỹ thuật đọc
tức là việc chuyển dạng thức chữ viết của từ thành âm thanh, theo nghĩa rộng, đọc được hiểu là kỹ thuật đọc của những từ riêng lẻ mà cả câu, cả bài. ý nghĩa
hai mặt của thuật ngữ đọc được ghi nhận trong các tài liệu tâm lý học và phương pháp dạy học. Từ đây chúng ta sẽ hiểu đọc với nghĩa thứ hai – đọc được xem
như là một hoạt động lời nói trong đó có các thành tố:
– 7 –
1. Tiếp nhận dạng thức chữ viết của từ 2. Chuyển dạng thức chữ viết thành âm thanh, nghĩa là phát âm các từ
theo từng chữ cái đánh vần hay là đọc thành từng tiếng tuỳ thuộc vào trình độ nắm kỹ thuật đọc.
3. Thơng hiểu những gì được đọc từ, cụm từ, câu, bài kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi một q trình luyện lâu dài. T.G.Egorop dẫn theo
3.101 chia việc hình thành kỹ năng này ra làm 3 giai đoạn : phân tích tổng hợp còn gọi là giai đoạn phát sinh, hình thành một cấu trúc chỉnh thể của hành
động và giai đoạn tự động hoá. Giai đoạn dạy học vần là sự phân tích các chữ cái và đọc từng tiếng theo các âm. Giai đoạn tổng hợp thì đọc thành cả từ trọn
vẹn, trong đó có sự tiếp nhận từ bằng thị giác và phát âm hầu  như trùng với nhận thức ý nghĩa. Tiếp theo sự thông hiểu ý nghĩa của từ trong cụm từ hoặc
câu đi trước sự phát âm, tức là đọc được thực hiện trong sự đoán các nghĩa. Bước sang lớp 2, lớp 3 học sinh bắt đầu đọc tổng hợp. Trong những năm học
cuối cấp, đọc càng ngày càng tự động hoá, nghĩa là người đọc ngày càng ít quan tâm đến chính q trình đọc mà chú ý nhiều đến việc chiếm lĩnh văn hoá bài
khoá, nội dung của sự kiện, cấu trúc chủ đề, các phương tiện biểu đạt của nó. Thời gian gần đây, người ra đã chú trọng hơn đến những mối quan hệ quy định
lẫn nhau của việc hình thành kỹ năng đọc và hình thành kỹ năng làm việc với văn bản. Nghĩa là đòi hỏi giáo viên tổ chức giờ học đọc sao cho việc phân tích
nội dung của bài đọc đồng thời hướng dẫn đọc có ý thức bài đọc. Việc đọc như thế nhằm vào sự nhận thức. Chỉ xem là đứa trẻ biêt đọc khi nó đọc mà hiểu
trương điều mình đọc. Đọc là hiểu nghĩa chữ viết. Nếu trẻ không hiểu được những từ ta đưa cho chúng đọc, chúng sẽ khơng có hứng thú học tập và khơng
có khả năng thành cơng. Do đó hiểu những gì được đọc sẽ tạo ra động cơ, hứng thú cho việc đọc.
Để có giờ tập đọc đạt kết quả tốt người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh mình nắm được đặc điểm yêu cầu, bản chất kỹ năng cơ
chế đích cần đạt được của tiết dạy tập đọc. Trên cơ sở đó sử dụng phương pháp cho phù hợp.

2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy đọc

Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngơn ngữ học. Nó liên quan mật thiết với một số vấn đề của ngôn ngữ học như vấn đề chính
âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu thuộc ngữ âm học, vấn đề nghĩa của từ, của câu, đoạn, bài thuộc từ vựng học, ngữ nghĩa học, vấn đề dấu câu, các kiểu
câu Phương pháp dạy học tập đọc phải dựa trên những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học, việt ngữ học về những vấn đề nói trên để xây dựng, xác lập nội
dung và phương pháp dạy học. Bốn phẩm chất của đọc không thể tách rời những
– 8 –
cơ sở ngôn ngữ học. Không coi trọng đúng mức những cơ sở này, việc dạy học sẽ mang tính tuỳ tiện và khơng đảm bảo hiệu quả dạy học.

a. Vấn đề chính âm trong tiếng Việt

Chính âm là các chuẩn mực phát âm của ngơn ngữ có giá trị và hiệu quả về mặt xã hội. Vấn đề chuẩn mực phát âm tiếng Việt đang là vấn đề thời sự, có
nhiều ý kiến khác nhau. Nó liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như chuẩn hố ngơn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, mục đích của việc xây dựng
chính âm.

b. Vấn đề ngữ điệu của Tiếng Việt

Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là sự lên cao hay hạ thấp giọng đọc, giọng nói. Ngữ điệu là một trong những thành phần
của ngôn điệu. Ngữ điệu là yếu tố gắn chặt với lời nói, là yếu tố tham gia tạo thành lời nói.
Mỗi ngơn ngữ có một ngữ điệu riêng. Ngữ điệu tiếng Việt, như các ngơn ngữ có thanh điệu khác, chủ yếu được biểu hiện ở sự lên giọng và xuống giọng
cao độ, sự nhấn giọng cường độ, sự ngừng giọng trường độ và sự chuyển giọng phối hợp cả trường độ và cường độ.
Ngữ điệu là một hiện tượng phức tạp có thể tách ra thành các yếu tố cơ bản có quan hệ với nhau: chỗ nghỉ ngưng giọng hay ngắt giọng trọng âm, âm
điệu, âm nhịp và âm sắc. Dạy đọc đúng ngữ điệu là dạy học sinh biết làm chủ những yếu tố này.

c. Cơ sở lý thuyết cơ bản, phong cách học và văn học của dạy đọc

Exit mobile version