Site icon Nhạc lý căn bản – nhacly.com

Đàn T’rưng, tiếng hát đại ngàn.

Đàn T’rưng, tiếng hát đại ngàn.

Trong kho tàng nhạc cụ dân tộc đồ sộ của người Việt Nam, có một loại nhạc cụ mà âm thanh của nó phát ra nghe réo rắc như tiếng nước róc rách trong khe suối trong. Một thứ âm thanh trong trẻo, vui tươi và mang đến cho người nghe một sự yên bình và niềm hân hoan hiếm có. Đó chính là đàn T’rưng (Bamboo Xylophone)

  1. Cấu tạo

T’rưng trong tiếng của người Băhnar có nghĩa là đàn lồ ô, tức là tre. Hiển nhiên tre là vật liệu chính tạo nên đàn T’rưng. Đàn T’rưng có cấu tạo khá đơn giản, mộc mạc như chính con người núi rừng Tây Nguyên. Được ghép từ những ống tre dài ngắn khác nhau, ống dài nhất khoảng 1,5m và ngắn nhất khoảng 30cm. Đàn T’rưng của người Băhnar gồm từ 12 đến 18 ống chứ không ngắn như đàn T’rưng của người Ê- đê, Mnông chỉ có từ 5-7 ống.

2. Chế tạo

Khác với cấu tạo, quá trình chế tác phải trải qua rất nhiều công đoạn thủ công và mất một thời gian khá dài để hoàn thành, thường từ 2 đến 3 tháng. Đầu tiên, phải tìm những ống tre không quá già, cứng cáp, khoét rỗng thân tre rồi ngâm dưới nước gần 1 tháng. Sau đó vớt lên phơi 5 đến 7 con nắng, rồi lại ngâm tiếp cũng với thời gian như vậy, điều này giúp cho ống tre vừa dẻo dai, không nứt nẻ, cũng không bị mối mọt.

Cao độ của các note nhạc do đàn T’rưng tạo ra không chỉ phụ thuộc vào độ dài ngắn, dày mỏng của các ông tre, mà còn phụ thuộc vào cách đẹo gọt từng ống tre. Một đầu của ống tre được vót bằng (tất cả xếp cùng một phía) và một đầu còn lại được vót xéo theo các độ nghiêng khác nhau. Và đây cũng là công đoạn khó khăn nhất, quyết định chất lượng của tiếng đàn, vì độ nghiêng của đường vót khác nhau tạo ra âm thanh khác nhau, nên khi vót quá tay, cho ra âm thanh không đúng như ý muốn, buộc người làm đàn phải vót lại từ đầu cho đến khi vừa ý.

3. Cách chơi

Cách chơi rất đơn giản, là dùng dùi gõ vào các ống tre. Cái khó là phải nhớ được cao độ các note nhạc của từng ống tre. Dùi thường dùng là dùi gỗ, sừng bò, sừng trâu nhưng theo kinh nghiệm của những nhạc công và nghệ nhân làm đàn thì sừng nai là tốt nhất vì cho ra âm thanh đúng nhất khi gõ.

Âm nhạc vùng Tây Nguyên rất phong phú, mỗi dân tộc lại có một thang âm khác nhau. Đàn T’rưng của người Bahna cơ bản có 2 thang âm

B – D#1 – F1 – G#1 – A1 – B1 hoặc: C1 – D1 – F1 – G1 – A1 – C2

Các ống đàn sẽ được thay đổi vị sao cho phù hợp với ca khúc cần diễn tấu hoặc thay đổi theo thang âm từng dân tộc. Trải qua nhiều cải tiến, ngày nay đàn T’rưng đã mở rộng âm vực lên đến gần 3 quãng 8. Vì thế nên nhiều cây đàn T’rưng có thể được chơi cùng một lúc, tao ra sự hòa quyện của giai điệu chính, giai điệu bè ở những quãng khác nhau như một dàn hợp xướng.

Song tấu đàn T’rưng

Hòa tấu đàn T’rưng

Như hầu hết các nhạc cụ cổ truyền khác, đàn T’rưng khi xưa được làm ra để phục vụ cho các nghi lễ, tín ngưỡng. Theo quan niệm, cứ mỗi tre trên cây đàn là có một vị thần trú ngụ, các thần sẽ giúp người xua đuổi những điều dữ. Cũng vì cái lẽ thiêng liêng đó mà ngày xưa, chỉ có đàn ông mới đươc chơi đàn T’rưng. Đàn T’rưng thường được chơi ở các không gian rộng vì theo người xưa là vì trong nhà nhỏ, tiếng đàn làm thú nuôi lẫn con người mang tâm trạng hỗn loạn, bất an và phát triển không được.

3. Và chặng đường đưa T’rưng đến với thế giới.

Có rất nhiều con người đã mang tiếng đàn T’rưng đến với bạn bè quốc tế. Nhưng ấn tượng nhất có thể kế đến là cô Oguri Kumiko, một sinh viên Nhật Bản đã dùng đàn T’rưng làm chủ đề cho luận án tốt nghiệp của mình. Cây đàn đầu tiên mà Kumiko được sở hữu do chính tay cô giáo dạy nhạc của cô tại Việt Nam lựa tre, đặt thợ thực hiện.  Đã có rất rất nhiều môn sinh sau khi nghe cô Kumiho chơi đàn T’rưng đã xin theo học nhưng cô đành từ chối vì cô chỉ có mỗi một cây đàn quý giá. Sau này cô mới quyết định quay lại Việt Nam, tự tay tìm mua những cây đàn tốt nhất về Nhật để phục vụ niềm yêu thích của các học trò. Cô từng nói rằng “Chịu thôi, trót yêu cây đàn thì phải chịu cực” – Kumiko cười.

Dưới đây là một vài video về đàn T’rưng biểu diễn các thể loại nhạc khác nhau. Mời các bạn xem nhé, rất nhiều bất ngờ đấy!

https://www.youtube.com/watch?v=bRtR-VKpLCg

Besame

https://www.youtube.com/watch?v=q_Wg7FcKbuA

Đàn T’rưng trình diễn nhạc phẩm Kathy Kathy

https://www.youtube.com/watch?v=nH2KB3vyKOg

Đàn T’rưng trình diễn nhạc phẩm Anh Cứ Đi Đi

Đàn T’rưng trình diễn các nhạc phẩm nước ngoài

Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Trong kho tàng nhạc cụ dân tộc đồ sộ của người Việt Nam, có một loại nhạc cụ mà âm thanh của nó phát ra nghe réo rắc như tiếng nước róc rách trong khe suối trong. Một thứ âm thanh trong trẻo, vui tươi và mang đến cho người nghe một sự yên bình và niềm hân hoan hiếm có. Đó chính là đàn T’rưng (Bamboo Xylophone)T’rưng trong tiếng của người Băhnar có nghĩa là đàn lồ ô, tức là tre. Hiển nhiên tre là vật liệu chính tạo nên đàn T’rưng. Đàn T’rưng có cấu tạo khá đơn giản, mộc mạc như chính con người núi rừng Tây Nguyên. Được ghép từ những ống tre dài ngắn khác nhau, ống dài nhất khoảng 1,5m và ngắn nhất khoảng 30cm. Đàn T’rưng của người Băhnar gồm từ 12 đến 18 ống chứ không ngắn như đàn T’rưng của người Ê- đê, Mnông chỉ có từ 5-7 ống.Khác với cấu tạo, quá trình chế tác phải trải qua rất nhiều công đoạn thủ công và mất một thời gian khá dài để hoàn thành, thường từ 2 đến 3 tháng. Đầu tiên, phải tìm những ống tre không quá già, cứng cáp, khoét rỗng thân tre rồi ngâm dưới nước gần 1 tháng. Sau đó vớt lên phơi 5 đến 7 con nắng, rồi lại ngâm tiếp cũng với thời gian như vậy, điều này giúp cho ống tre vừa dẻo dai, không nứt nẻ, cũng không bị mối mọt.

Cao độ của các note nhạc do đàn T’rưng tạo ra không chỉ phụ thuộc vào độ dài ngắn, dày mỏng của các ông tre, mà còn phụ thuộc vào cách đẹo gọt từng ống tre. Một đầu của ống tre được vót bằng (tất cả xếp cùng một phía) và một đầu còn lại được vót xéo theo các độ nghiêng khác nhau. Và đây cũng là công đoạn khó khăn nhất, quyết định chất lượng của tiếng đàn, vì độ nghiêng của đường vót khác nhau tạo ra âm thanh khác nhau, nên khi vót quá tay, cho ra âm thanh không đúng như ý muốn, buộc người làm đàn phải vót lại từ đầu cho đến khi vừa ý.Công đoạn tiếp theo là quá trình bện các ống lại với nhau, các ống ngắn trên cao, ống dài xuống thấp dần. Vật liệu để buộc các ống tre với nhau là me vóc (mây rừng). khoảng cách giữa ống nọ với ống kia rộng chừng 0,5cmCách chơi rất đơn giản, là dùng dùi gõ vào các ống tre.

Cái khó là phải nhớ được cao độ các note nhạc của từng ống tre. Dùi thường dùng là dùi gỗ, sừng bò, sừng trâu nhưng theo kinh nghiệm của những nhạc công và nghệ nhân làm đàn thì sừng nai là tốt nhất vì cho ra âm thanh đúng nhất khi gõ. Âm nhạc vùng Tây Nguyên rất phong phú, mỗi dân tộc lại có một thang âm khác nhau. Đàn T’rưng của người Bahna cơ bản có 2 thang âm B – D#1 – F1 – G#1 – A1 – B1 hoặc: C1 – D1 – F1 – G1 – A1 – C2 Các ống đàn sẽ được thay đổi vị sao cho phù hợp với ca khúc cần diễn tấu hoặc thay đổi theo thang âm từng dân tộc. Trải qua nhiều cải tiến, ngày nay đàn T’rưng đã mở rộng âm vực lên đến gần 3 quãng 8.

Vì thế nên nhiều cây đàn T’rưng có thể được chơi cùng một lúc, tao ra sự hòa quyện của giai điệu chính, giai điệu bè ở những quãng khác nhau như một dàn hợp xướng.Song tấu đàn T’rưngHòa tấu đàn T’rưng Như hầu hết các nhạc cụ cổ truyền khác, đàn T’rưng khi xưa được làm ra để phục vụ cho các nghi lễ, tín ngưỡng. Theo quan niệm, cứ mỗi tre trên cây đàn là có một vị thần trú ngụ, các thần sẽ giúp người xua đuổi những điều dữ. Cũng vì cái lẽ thiêng liêng đó mà ngày xưa, chỉ có đàn ông mới đươc chơi đàn T’rưng. Đàn T’rưng thường được chơi ở các không gian rộng vì theo người xưa là vì trong nhà nhỏ, tiếng đàn làm thú nuôi lẫn con người mang tâm trạng hỗn loạn, bất an và phát triển không được.Bên cạnh đó, đàn T’rưng còn một biến thể thú vị đó chính là đàn T’rưng nước.

Cũng được cấu tạo từ những ống tre nhưng lại được dựng bên dòng sông hoặc suối. Lợi dụng sức nước chảy làm dùi tự động gõ vào thân ống và cứ thế đàn T’rưng nước ngân nga những giai điệu vui tai không ngớt. Nếu đến vùng cao nguyên những ngày thu hoạch vụ mùa, chắc chắn chúng ta có thể nghe được những âm thanh réo rắc của tiếng đàn T’rưng nước để xua đuổi thú rừng đến phá hoại mùa màn.Có rất nhiều con người đã mang tiếng đàn T’rưng đến với bạn bè quốc tế. Nhưng ấn tượng nhất có thể kế đến là cô Oguri Kumiko, một sinh viên Nhật Bản đã dùng đàn T’rưng làm chủ đề cho luận án tốt nghiệp của mình. Cây đàn đầu tiên mà Kumiko được sở hữu do chính tay cô giáo dạy nhạc của cô tại Việt Nam lựa tre, đặt thợ thực hiện. Đã có rất rất nhiều môn sinh sau khi nghe cô Kumiho chơi đàn T’rưng đã xin theo học nhưng cô đành từ chối vì cô chỉ có mỗi một cây đàn quý giá.

Sau này cô mới quyết định quay lại Việt Nam, tự tay tìm mua những cây đàn tốt nhất về Nhật để phục vụ niềm yêu thích của các học trò. Cô từng nói rằng “Chịu thôi, trót yêu cây đàn thì phải chịu cực” – Kumiko cười.Thỉnh thoảng cô lại mang đàn T’rưng ra biểu diễn trong trang phục áo dài truyền thống của người Việt Nam trong các buổi giao lưu văn hóa. Chắc cô cũng hiểu rằng trong vô tình, cô đã trở thành một cây cầu nối tuyệt đẹp, nối liền văn hóa, con người Việt Nam với bạn bè thế giới!Dưới đây là một vài video về đàn T’rưng biểu diễn các thể loại nhạc khác nhau. Mời các bạn xem nhé, rất nhiều bất ngờ đấy! https://www.youtube.com/watch?v=bRtR-VKpLCg Besame https://www.youtube.com/watch?v=q_Wg7FcKbuA Đàn T’rưng trình diễn nhạc phẩm Kathy Kathy https://www.youtube.com/watch?v=nH2KB3vyKOg Đàn T’rưng trình diễn nhạc phẩm Anh Cứ Đi ĐiĐàn T’rưng trình diễn các nhạc phẩm nước ngoài Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Writer : Nguyễn Tường Quân

Published: ADAM Muzic

Dẫn nguồn

Vietnamtourism.com, Đàn T’rưng, th, 2017]

Congtycaydothi.v, tre ngà, th, 2017]

Adayroi.com, Đàn T’rưng, th, 2017]

Trịnh Thị Hiền, [March 19th, 2017], Trở về buôn làng, th, 2017]

Nguyễn Quỳnh, Bạn mới của Câu Chuyện Hòa Bình, th, 2017]

Tuổi trẻ, [April 15th, 2016], Câu chuyện hòa bình 4: xúc động thông điệp hòa bình từ Tokyo, th, 2017]

Dẫn nguồn Vietnamtourism.com, Đàn T’rưng, http://www.vietnamtourism.com/index.php/about/items/1890, [July 19, 2017] Congtycaydothi.v, tre ngà, http://congtycaydothi.vn/cay-tre-nga-cay-tre-vang-p115.html, [July 19, 2017] Adayroi.com, Đàn T’rưng, https://www.adayroi.com/dan-t-rung-tran-trung-ncg-023-74-x-50-x-133-cm-nau-p-gLpYn-f3-2?pi=gmmdg, [July 19, 2017] Trịnh Thị Hiền, [March 19, 2017], Trở về buôn làng, http://langvietonline.vn/Lang-Pho/143983/Tro-ve-buon-lang.html, [July 19, 2017] Nguyễn Quỳnh, Bạn mới của Câu Chuyện Hòa Bình, http://www.tintm.com/chu-de/giai-tri/ban-moi-cua-cau-chuyen-hoa-binh-646321.html, [July 19, 2017] Tuổi trẻ, [April 15, 2016], Câu chuyện hòa bình 4: xúc động thông điệp hòa bình từ Tokyo, http://hoisinhvien.com.vn/cau-chuyen-hoa-binh-4-xuc-dong-thong-diep-hoa-binh-tu-tokyo.htm, [July 19, 2017]

Source: http://139.180.218.5
Category: Học đàn

Exit mobile version