Site icon Nhạc lý căn bản – nhacly.com

[Bách hợp][Edit] Giáng Đầu – Phật Tiếu Ngã Yêu Nghiệt – Giới thiệu – Wattpad

                                    
                                              


"Giáng Đầu thuật" trong một số văn bản là "Cống Đầu thuật " xuất phát từ dịch âm, còn có danh xưng là "thuật Cuồng Đầu" xuất phát từ dịch nghĩa. Theo dân gian thuật lại, Giáng Đầu thuật truyền đến từ Ấn Độ giáo, khi Đường Tam Tạng đến Thiên Trúc Ấn Độ bái Phật thỉnh kinh trở về, đi ngang qua sông Thông Thiên trong địa phận An Nam, tức thượng nguồn Trường Giang và Hoàng Hà chảy vào Xiêm La(1), vì rùa tinh hóa đò lẻn vào sông, muốn hại chết Đường Tăng, sau đó mặc dù Đường Tăng không chết nhưng tất cả kinh thư đều chìm xuống đáy sông, may mắn được đồ đệ nhảy xuống mò lên, nhưng chỉ thu hồi được một phần "Kinh" Đại Thừa(2), còn phần "Sấm"(3) Tiểu Thừa(2) theo dòng nước trôi vào Xiêm La, vì vậy người Xiêm đã cống tặng cho Xiêm tăng, nghe nói bộ "Sấm" này, bây giờ chính là Giáng Đầu thuật.

(1) Xiêm La: Thái Lan.

(2) Đại Thừa và Tiểu Thừa: hai phái của Phật giáo.

Xem thêm: Tenor.

(3) Sấm: lời tiên tri.

Một cách giải thích khác, bản chính của bộ "Sấm" này lưu truyền vào tay đạo sĩ đạo giáo Vân Nam, tức thì sáng lập một đạo phái "Mao Sơn đạo", Mao Sơn pháp thuật và Giáng Đầu thuật từ đó mà xuất hiện, công phu khá cao cường, nên có người nói Giáng Đầu thuật của Xiêm La chính là xuất phát từ Vân Nam Trung Quốc. Lại có người nói, Giáng Đầu thuật của Xiêm La là bản phụ, hoặc là bản sao viết tay, trong đó thiếu khuyết rất nhiều thuật chủ yếu, cho nên công phu yếu hơn Mao Sơn.

Cổ thư Trung Quốc viết lại: "Mao Sơn" là tên một ngọn núi phía đông nam của huyện Câu Dung, tỉnh Giang Tô Trung Quốc, nguyên danh là "Khúc Sơn". Mao Doanh của Triều Hán và hai em trai là Mao Lý và Mao Cố đến núi này ở lại, người đời gọi họ là "Tam Mao Quân", cũng gọi núi này là "Mao Sơn", Mao Sơn thuật do Tam Mao Quân sáng chế, lấy tên " Ngọc Nữ Hỉ thần thuật". Lại có người nói: Mao Sơn thuật là do Trương Thiên Sư của "Ngũ Lôi Chính Pháp" đã tạo ra một Đạo gia(*) khác bên ngoài, đó là một loại "Nam Pháp". "Viên Quang Thuật", các loại thuật "Chúc Do Khoa" đều là Mao Sơn pháp thuật.

(*) Đạo gia: là tên khác của Đạo giáo nhưng nghiêng về khía cạnh triết học hơn.

Đến triều Tống, trong bút ký của người nhà Tống có rất nhiều ghi chép về tà thuật Mao Sơn, cũng biết lúc đó Mao Sơn thuật tương đối thịnh hành trong dân gian. Sau đó thì Hoa kiều(*) vượt qua phía nam ngày càng nhiều, thì lợi dụng Mao Sơn thuật để ngăn xâm hại của Giáng Đầu thuật.

(*) Hoa kiều: người Trung Quốc ở nước ngoài.

Căn cứ theo ghi chép trong lịch sử Trung Quốc, Mao Sơn pháp thuật được phát minh ra ở triều Hán, theo truyền thuyết: Giáng Đầu thuật là "Sấm" bị chìm xuống sông được thu hồi khi Đường Tam Tạng đi Tây Thiên lấy kinh. Mặc kệ có phải thật hay không, nhưng có thể thấy được Giáng Đầu thuật xuất hiện sau Mao Sơn thuật, vì vậy, chúng ta có thể kết luận Mao Sơn thuật cao minh hơn Giáng Đầu thuật là chuyện tất nhiên.

Giáng Đầu thuật bắt nguồn từ Trung Quốc. Cổ Giáng(1) và Dược Giáng(2) bắt nguồn từ cao nguyên Vân Quý Trung Quốc. Ở Vân Quý, dân tộc thiểu số trú lại vùng núi khí hậu nhiệt đới, rất ẩm ướt, rết khá nhiều, thuốc lạ sinh trưởng. Ví dụ như thuốc phiện thì thích hợp sinh trưởng ở Vân Nam, và vùng phía nam gần Thái Lan. Trên thực tế, thuốc phiện khiến con người trụy lạc, bản thân nó là một loại Dược Giáng đáng sợ. Phù Giáng (3) và Linh Giáng(4), cũng bắt nguồn từ Trung Quốc và có liên quan đến Đạo gia. Điều mà họ gọi là tà đạo, chính là ở tư tưởng tu luyện dối trá lệch lạc "kiếp này thành tiên" của đạo gia cổ đại. Trong những đạo gia cũng có kẻ có lòng bất chính, cho rằng pháp thuật càng cao thì càng có thể thành tiên, vì vậy đa phần những đạo sĩ giang hồ vận dụng nguyên lý đạo thuật tinh thâm uyên bác của đạo gia cùng với những đạo gia tư tưởng lệch lạc, giúp đỡ nhau thực hiện số lượng lớn các "thí nghiệm", nuôi quỷ. Những thuật tương tự Giáng Đầu bắt đầu khai sinh, từ từ lâm vào tà môn...

(1) Cổ Giáng: sâu độc Giáng Đầu.

(2) Dược Giáng: dược phẩm Giáng Đầu.

(3) Phù Giáng: ấn tín Giáng Đầu.

(4) Linh Giáng: linh vật Giáng Đầu.

Exit mobile version