Site icon Nhạc lý căn bản – nhacly.com

Hành vi sức khỏe, quá trình thay đổi hành vi sức khỏe – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 1.37 MB, 155 trang )

an toàn lao động, hành vi tôn trọng pháp luật… Mỗi hành vi của một con người là

sự biểu hiện cụ thể của các yếu tố cấu thành nên nó, đó là các kiến thức, niềm tin,

thái độ và cách thực hành của người đó trong một tình huống hay trong một sự việc

cụ thể nhất định nào đó.

2.2. Hành vi sức khỏe

Hành vi sức khỏe là hành vi của cá nhân, gia đình, cộng đồng tạo ra các yếu tố

tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sức khỏe của chính họ, có thể có lợi hoặc có

hại cho sức khỏe. Theo ảnh hưởng của hành vi, chúng ta có thể phân ra 3 loại hành

vi sức khỏe như sau:

2.2. 1. Những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe: đó là những hành vi giúp

bảo vệ và nâng cao tình trạng sức khỏe của con người. Ví dụ: thực hiện sinh đẻ có

kế hoạch như dùng các biện pháp tránh thai, đem con đi tiêm chủng đầy đủ phòng

chống 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phổ biến ở trẻ em, không hút thuốc lá, giữ

gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi công cộng, tập thể dục thể thao đều đặn.

2.2.2. Những hành vi không lành mạnh: đó là những hành vi gây hại cho sức khỏe.

Ví dụ như: hút thuốc lá, nghiện rượu, quan hệ tình dục bừa bãi, nghiện hút, lạm

dụng thuốc, ăn sống, uống sống, cầu cúng, bói toán khi ốm đau, mất trật tự nơi

công cộng, phóng uế bừa bãi. . .

2.2.3. Những hành vi trung gian: là những hành vi không có lợi cũng không có hại

cho sức khỏe hoặc chưa xác định rõ. Ví dụ như đeo vòng bạc cho trẻ em (hay vòng

hạt trái cây khô ở châu Phi) vào cổ hay cổ tay, cổ chân cho trẻ em để kị gió. Với

các loại hành vi này thì tốt nhất là không nên tác động, trái lại có thể lợi đụng việc

đeo vòng đó để hướng dẫn các bà mẹ theo dõi sự tăng trưởng của con mình.

Giáo dục sức khỏe nhằm tạo ra các hành vi sức khỏe có lợi cho sức khỏe mà

điều quan trọng nhất là tạo ra được các thói quen tốt, các hành vi lành mạnh ở trẻ

em và làm thay đổi các hành vi có hại cho sức khỏe ở người lớn nhất là ở người

cao tuổi vì họ có ảnh hưởng lớn thế hệ sau.

2. 3. Quá trình thay đổi hành vi.

Ngày nay khoa học kỹ thuật nói chung và khoa học y học nói riêng đã phát

triển, đạt được trình độ cao. Việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn thường không

có gì khó khăn lắm nếu như kỹ thuật đó đã được chuẩn bị chu đáo. Ví dụ: để thực

hiện một trường hợp đình sản nam người ta có thể tiến hành trong vòng 10 phút

hoặc để đặt một vòng tránh thai cũng có thể chỉ cần 5 đến 10 phút. Nhưng việc

giáo dục để thay đổi một hành vi có hại cho sức khỏe thì nhiều khi rất khó khăn.

Để giáo dục, thuyết phục được một người nam chấp nhận thực hiện đình sản phải

rất kiên trì, mềm mỏng và đôi khi phải sử dụng phối hợp các biện pháp giáo dục

khôn khéo.

Thay đổi hành vi có hại cho sức khỏe không phải là dễ, nhất là các hành vi đã

trở thành thói quen, phong tục tập quán lâu đời trong nhân dân. Yêu cầu cơ bản của

người làm công tác giáo dục sức khỏe là phải trau dồi kiến thức về giáo đục y học,

khoa học hành vi, nhân chủng học và kiến thức y học, biết vận dụng sáng tạo vào

những điều kiện hoàn cảnh thực tế trong giáo dục sức khỏe.

15

Để giúp một người thay đổi hành vi sức khỏe, điều đầu tiên là cung cấp kiến

thức, làm cho họ hiểu biết những yếu tố nào làm họ khỏe mạnh và vì sao họ trở

nên đau ốm.

Dưới đây là một số ví dụ đơn giản về một số thực hành của con người có thể

giúp học khỏe mạnh:

Rửa tay và bát đ a ăn uống bằng xà phòng và nước sạch có thể diệt một số vi

khuẩn gây bệnh.

– Dùng màn khi ngủ và thuốc diệt muỗi có thể phòng tránh được các bệnh do

muỗi truyền như: sốt rét, sốt xuất huyết v.v…

– Tránh để nước sôi. bếp dầu, bếp điện nơi trẻ em chơi, đề phòng các tai nạn

bỏng, điện giật cho trẻ em…

Trong giáo dục sức khỏe việc cần thiết phải làm là tìm ra những thực hành có

thể phòng và giải quyết các vấn đề sức khỏe. Trước tiên chúng ta cần quan tâm đến

những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất và xem xét, phân tích những hành vi nào gây

ra các vấn đề sức khỏe đó. Tiêu chảy là triệu chứng phổ biến của rất nhiều bệnh, nó

thường do hậu của của tình trạng vệ sinh kém. Tiêu chảy là vấn đề sức khỏe trầm

trọng đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi.

– Một số thực hành có thể dẫn đến mắc tiêu chảy là:

+ Nuôi trẻ em bộ thiếu vệ sinh, chẳng hạn như: cho trẻ bú sửa bò bằng chai.

+ Uống nước sông, suối, ao hồ chưa được làm sạch.

+ Không rửa tay sạch trước khi ăn.

+ Để đồ ăn uống không che đậy bị ruồi, nhặng làm bẩn.

+ Dụng cụ ăn uống không rửa sạch.

+ Thức ăn nấu chưa chín, các mầm bệnh chưa bị tiêu diệt.

+ Ăn thức ăn bị ôi thiu.

+ Thiếu các công trình vệ sinh cơ bản như: nhà tiêu, nhà tắm, nguồn nước

sạch.

+ Thói quen đại tiểu tiện bừa bãi, không đúng nơi quy định.

– Một số thực hành giúp phòng tiêu chảy:

+ Tất cả trẻ cần được nuôi bằng sữa mẹ

+ Sử dụng các nguồn nước đun sôi

+ Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước và sau khi ăn

+ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh và rửa tay sau khi đi ngoài

+ Che đậy các thực phẩm tránh bụi, côn trùng và các loại sinh vật làm bẩn thức

ăn, uống.

+ Xử lý các chất thải như phân, rác… hợp vệ sinh

16

+ ăn chín, uống chín…

– Khi trẻ bị mắc tiêu chảy có thể có một số thực hành đơn giản giúp khống chế

và điều trị tiêu chảy.

+ Cho trẻ uống đầy đủ dịch lỏng như: các loại nước hoa quả.

+ Nếu trẻ còn bú mẹ tiếp tục cho trẻ bú như bình thường.

+ Cho trẻ uống Oresol, nước muối đường hoặc nước cháo… để đề phòng mất

nước, mất muối.

+ Tiếp tục cho trẻ ăn uống bình thường với thức ăn giàu các chất dinh dưỡng.

+ Cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế nếu tiếp tục tiêu chảy.. .

Với các vấn đề sức khỏe khác chúng ta cũng có thể phân tích tương tự như tiêu

chảy để hiểu rõ các hành vi có liên quan đến vấn đề sức khỏe và tìm ra nguyên

nhân vì sao người ta lại có hành vi như vậy.

2.3.1. Hiểu rõ hành vi của đối tượng cần giáo dục

Có rất nhiều lý do dẫn đến vì sao người ta lại có hành vi này mà lại không có

hành vi khác. Nếu chúng ta muốn sử dụng giáo dục sức khỏe để động viên mọi

người thực hiện các hành vi lành mạnh cho sức khỏe của họ và của cộng đồng thì

chúng ta phải hiểu rõ những lý do đằng sau các hành vi của con người hiện tại.

Những hiểu biết này sẽ giúp chúng ta tìm ra các giải pháp thích hợp để tác động

đến đối tượng giáo dục nhằm thay đổi những hành vi có hại cho sức khỏe của họ.

Có 4 lý do cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của con người như sau:

a. Suy nghĩ và tình cảm.

* Con người: con người có những suy nghĩ và tình cảm khác nhau đối với cộng

đồng mà họ đang sống. Những suy nghĩ và tình cảm này biểu thị những kiến thức,

niềm tin, thái độ và giá trị xã hội và nó giúp con người quyết định ứng xử bằng

cách này hay cách khác đối với các sự việc diễn ra.

* Kiến thức: kiến thức thường được tích luỹ qua tự học tập, học tập, qua kinh

nghiệm sống. Kiến thức thu được cung cấp bởi các giáo viên, cha mẹ, bạn bè, sách

vở, báo chí v.v… Trẻ em đưa tay vào lửa chúng biết được lửa làm nóng và đau.

Điều này làm cho trẻ em có được hiểu biết là không bao giờ đưa tay vào lửa nữa.

Trẻ em có thể nhìn thấy một con vật nào đó chạy ngang qua đường và bị xe cán

phải, từ sự việc này trẻ em học được rằng chạy ngang qua đường có thể nguy hiểm

và cần phải cẩn thận khi đi sang đường. Kiến thức của mỗi người được tích luỹ

trong suốt cuộc đời.

* Niềm tin: niềm tin là sản phẩm xã hội của nhận thức cá nhân cũng như kinh

nghiệm của nhóm. Mỗi một xã hội đều hình thành và xây dựng niềm tin về tất cả

các khía cạnh của đời sống. Hầu hết các niềm tin có nguồn gốc từ lâu đời và vì thế

mà xã hội chấp nhận và ít khi đặt câu hỏi về giá trị của niềm tin. Niềm tin thường

bắt nguồn từ cha mẹ, ông bà và những người mà chúng ta kính trọng. Chúng ta

thường chấp nhận niềm tin mà không cần cố gắng để xác định điều đó là đúng hay

sai. Ví dụ ở một số nước trên thế giới người ta tin là phụ nữ có thai cần tránh ăn

17

một số loại thịt nhất định, nếu không những đứa trẻ do họ sinh ra sẽ có những ứng

xử như ứng xử của các con vật mà họ đã ăn thịt trong khi có thai. Những niềm tin

này đã không khích lệ phụ nữ có thai ăn một số thực phẩm nhất định, điều này sẽ

không có lợi cho sức khỏe của trẻ em. Bất kỳ nước nào và cộng đồng nào cũng có

thể sai, không có cơ sở khoa học. Ở một nước mọi người tin là phụ nữ có thai ăn

trứng sẽ khó đẻ, ở nước khác người ta lại tin là phụ nữ có thai cần ăn trứng thì

những đứa trẻ sinh ra mới khỏe mạnh. Niềm tin là một phần của cách sống của con

người. Nó chỉ ra là những điều gì mọi người chấp nhận và những điều gì mọi

người không chấp nhận. Vì niềm tin có sức mạnh, nó ảnh hưởng đến thái độ và

hành vi nên chúng thường rất khó thay đổi. Một số cán bộ y tế hay cán bộ làm

công tác giáo dục sức khỏe cho là tất cả những niềm tin cổ truyền đều là không

đúng và cần phải thay đổi. Điều này không hoàn toàn đúng. Nhiệm vụ của những

người làm giáo dục sức khỏe trước tiên phải xác định liệu niềm tin là có hại, có lợi

cho sức khỏe hoặc không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Chúng ta cần phải hiểu niềm

tin ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào và tập trung vào thay đổi những

niềm tin có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng tuỳ từng trường hợp cụ thể mà tiến

hành giáo dục sức khỏe. Niềm tin là phụ nữ có thai không được ăn trứng là một

niềm tin có hại cho sức khỏe bà mẹ và đứa trẻ tương lai bởi vì trứng là nguồn thực

phẩm giàu protein. Trước khi muốn thay đổi niềm tin này ta cần xem xét phát hiện

nếu các phụ nữ có thai được ăn những loại thực phẩm giàu protein và các chất dinh

dưỡng khác như: thịt, cá, phomat, đậu lạc, vừng v.v… thì cũng không cần phải lo

lắng quá nhiều về niềm tin liên quan đến ăn kiêng trứng khi có thai.

Ở một vùng người ta tin là nếu phụ nữ có thai làm việc giữa trưa dưới trời

nắng, nóng thì “quỷ dữ”, có thể nhập vào cơ thể người mẹ và phá huỷ thai nhi.

Niềm tin này là không, nhưng nó lại có tác dụng khuyên người phụ nữ có thai

không nên làm việc dưới trời nắng, nóng có hại cho thai nhi, như vậy niềm tin này

thực tế lại có lợi cho sức khỏe.

Tất nhiên không phải niềm tin nào cũng có hại. Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ

những niềm tin của mọi người chúng ta có thể tìm ra cách để làm cho chúng trở lên

có lợi Chẳng hạn, một nhân viên y tế làm công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em

tại cộng đồng có thể khuyên các bà mẹ theo dõi phát hiện sự tăng trưởng hoặc sút

cân của trẻ em nếu quan sát các vòng đeo ở cổ tay, cổ chân đứa trẻ nếu vòng đeo

càng ngày càng chặt chứng tỏ trẻ tăng cân, nếu vòng cổ tay cổ chân càng ngày

càng lỏng, chứng tỏ trẻ sút cân, trong những trường hợp này cần phải đưa trẻ đi

kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế.

Khi công tác tại một địa phương, một cồng đồng nào đó, cán bộ y tế cần liệt kê

những niềm tin của cộng đồng đó đối với những vấn đề có liên quan đến sức khỏe,

bệnh tật. Những điểm niềm tin nào có lợi, có hại hoặc không có ảnh hưởng gì đến

sức khỏe để có kế hoạch và biện pháp tác động thích hợp.

* Thái độ: thái độ phản ánh những điều mọi người thích hoặc không thích, tin

hay không tin. Thái độ thường bắt nguồn từ niềm tin, kinh nghiệm hoặc được tích

luỹ trong cuộc sống của chúng ta hoặc những người sống và làm việc gần gũi xung

quan chúng ta như: cha mẹ, ông bà, anh em họ hàng, đồng nghiệp … Những người

18

sống gần gũi chúng ta có thể làm cho chúng ta suy nghĩ, quan tâm đến hành vi nào

đó hoặc cũng có thể làm người ta lo lắng về vấn đề nào đó.

Thái độ có thể bắt nguồn từ kinh nghiệm của những người khác biệt là những

người là chúng ta kính trọng. Trong một số hoàn cảnh nhất định không cho phép

người ta có hành vi phù hợp với thái độ của họ. Một bà mẹ rất muốn đưa trẻ bị sốt

cao đến trạm y tế để khám và điều trị nhưng vì ban đêm, trạm y tế lại cách xa nhà

nên bà mẹ buộc phải đem cháu đến bác sỹ khám tư gần nhà. Điều này không có

nghĩa là bà mẹ đã thay đổi thái độ với trạm y tế. Đôi khi thái độ của con người

cũng có thể được hình thành bởi kinh nghiệm chưa đầy đủ. Ví dụ một người đến

mua thuốc tại một trạm y tế về điều trị nhưng bệnh lâu khỏi. Người này hình thành

suy nghĩ là trạm y tế bán thuốc không tốt và quyết định sẽ không bao giờ đến trạm

y tế nữa. Trong trường hợp này có thể có rất nhiều lý do dẫn đến bệnh lâu khỏi chứ

không phải thuốc của trạm y tế bán ra không đảm bảo chất lượng, chứ không phải

do thuốc .

Tóm lại thái độ rất quan trọng đối với hành vi của con người. Trong giáo dục

sức khỏe cần phân tích rõ tại sao mọi người lại có thái độ nhất định đối với các

hành vi sức khỏe như vậy để từ Ôn có tác động nhằm làm chuyển đổi thái độ.

* Giá trị: trong đời sống có những niềm tin và những chuẩn mực rất quan trọng

đối với chúng ta. Những người trong cộng đồng chia sẻ những giá trị của cuộc

sống. Ví dụ: chúng ta muốn cộng đồng của mình ổn định bền vững và hạnh phúc.

Một cách để thực hiện giá trị này là mọi người trong cộng đồng hợp tác với nhau.

Có nghĩa là mọi người cùng nhau làm việc để giải quyết các vấn đề của cộng đồng,

điều đó làm cho cuộc sống trở nên thoải mái dễ dàng hơn. Cộng đồng ổn định và

hạnh phúc đó chính là giá trị của cuộc sống. Chia sẻ vui buồn, giúp đỡ lẫn nhau

trong đời sống hằng ngày cũng là giá trị của cuộc sống hạnh phúc. Chẳng hạn như

một gia đình muốn xây một căn nhà mới nhưng khả năng có hạn, những người

khác trong làng sẽ phối hợp cùng nhau và giúp đỡ gia đình này xây dựng nhà mới.

Trẻ em khỏe mạnh, hạnh phúc cũng là giá trị của cộng đồng. Bằng cách chăm sóc,

nuôi dạy trẻ em chu đáo cha mẹ cũng sẽ có lợi sau này. Khi trẻ em trưởng thành,

khỏe mạnh, thông minh chúng sẽ nhận ra trách nhiệm của chúng đối với cha mẹ và

có khả nang chăm sóc cha mẹ khi tuổi già, sức yếu. Vì “giá trị” gắn với trẻ em nên

nó trở thành động lực khiến các bà mẹ không quản vất vả khó khăn, tận tuỵ chăm

sóc trẻ, đặc biệt khi chúng đau yếu. Giá trị bao gồm giá trị phi vật chất và giá trị

vật chất. Một số phong tục tập quán, nền văn hoá có giá trị cao trong xã hội. Một

số hành vi làm giảm giá trị cuộc sống ví dụ như: tính lười nhác, ích kỷ, thiếu trung

thực v.v… làm giảm giá trị đạo đức. Những giá trị có lợi cho cá nhân và xã hội

được hiểu như là các giá trị tích cực và những giá trị có hại là những giá trị tiêu

cực. Giáo dục sức khỏe nhằm vào phát hiện và phân tích các giá trị trong xã hội,

đưa những tư tưởng mới để duy trì và phát triển các giá trị chung, đồng thời phải

tính đến những giá trị về văn hoá tín ngưỡng riêng của từng cộng đồng, tránh sự

đối kháng với các giá trị của cộng đồng.

b. Những người có ảnh hưởng quan trọng đối với chúng ta.

Lý do thứ hai của những hành vi của chúng ta là do ảnh hưởng từ những người

19

có vai trò quan trọng đối với chúng ta trong cuộc sống. Khi một người nào đó được

chúng ta nói là người quan trọng của chúng ta thì ta thường dễ dàng nghe theo

những lời họ nói, làm theo những điều họ khuyên hoặc những việc họ làm. Những

người có ảnh hưởng lớn đối với chúng ta thường là cha mẹ, ông bà, vợ chồng, lãnh

đạo cộng đồng, cha cố, đồng nghiệp, bạn thân, những người sẵn sàng giúp đỡ

chúng ta khi cần như: giáo viên, cán bộ y tế, những người lãnh đạo v.v.. .

Giáo viên có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với học sinh, nhất là ở lứa tuổi

càng nhỏ thì học sinh càng ảnh hưởng bởi các hành vi của thầy cô giáo. Nếu học

sinh nhìn thấy thầy giáo rửa tay trước khi ăn chúng có thể bắt chước hành vi này

của thầy giáo không có gì khó khăn.

Mọi người đều thích có bạn bè và trong nhóm bạn bè chúng ta có thể dễ thấy

những hành vi ứng xử của họ tương tự như nhau. Trong nhóm trẻ em vị thành niên

thân thiết với nhau, nếu có một em hút thuốc lá, các em khác có thể sẽ hút thuốc lá

theo. Như vậy hành vi của cá nhân chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những người sống

xung quanh ta.

c. Nguồn lực sẵn có: lý do thứ 3 đối với sự thay đổi các hành vi của con người

là liệu có các nguồn lực nhất định để giúp cho họ thay đổi hành vi hay không.

Nguồn lực bao gồm những điều kiện thuận lợi, tiện, thời gian, nhân lực, phục vụ,

kỹ năng và cơ sở vật chất.

– Thời gian: thời gian là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hành vi của con

người, có những hành vi phải cần có thời gian để thực hành hoặc để thay đổi được

Ví dụ một thợ may có rất nhiều việc phải làm trong khoảng thời gian ngắn. Chẳng

may anh ta bị đau đầu, anh ta muốn đến bệnh viện để khám bệnh, nhưng anh ta lại

sợ đi khám bệnh phải chờ đợi lâu mất thời gian vì bệnh viện rất đông người và như

thế anh ta sẽ không kịp trả hàng cho khách đúng hẹn. Điều này sẽ làm mất uy tín

đối với khách hàng nên anh quyết định đến hiệu thuốc gần nhà mua thuốc tự điều

trị. Nguồn dịch vụ y tế rất quan trọng nhưng nếu không thuận tiện (quá đông) cũng

ảnh hưởng đến hành vi sử dụng các dịch vụ đó.

– Tiền: tiền rất cần thiết cho một số hành vi. Có những bà mẹ rất muốn chăm

sóc con cái bằng cách mua các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: thịt,

cá, trứng v.v… cho con của họ, nhưng vì không có đủ tiền nên bà mẹ buộc phải

mua các loại thực phẩm phù hợp với số tiền hiện có của mình. Có một số người

buộc phải thực hiện những công việc nguy hiểm, thiếu những phương tiện bảo hộ

vì muốn có tiền.

– Nhân lực: nhân lực đôi khi ảnh hưởng lớn đến hành vi của chúng ta. Nếu một

cộng đồng nào đó có thể huy động nguồn nhân lực dễ dàng thì việc tổ chức các lao

động phúc lợi cho cộng đồng sẽ được thực hiện dễ dàng thường xuyên. Ví dụ như:

huy động nhân lực tham gia xây dựng trường học, trạm y tế, làm các công trình vệ

sinh, thực hiện vệ sinh đường làng ngõ xóm v.v.. .

d. Yếu tố văn hoá: các yếu tố này ảnh hưởng đến hành vi con người đã trình

bày ở trên rất khác nhau giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Những biểu hiện

thông thường của hành vi như những niềm tin, các giá trị được xã hội chấp nhận,

20

sử dụng các nguồn lực trong cộng đồng … là những yếu tố góp phần hình thành mô

hình lối sống. Điều này được hiểu như là nền văn hoá.

Văn hoá tổng hợp của rất nhiều các yếu tố bao gồm kiến thức, mềm tin, phong

tục tập quán, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và tất cả những năng lực mà

con người thu được trong xã hội. Văn hoá được thể hiện trong cách sống hàng

ngày của các thành viên xã hội, văn hoá là “cách sống” (theo định nghĩa của tác

giả Otto Klin Berg). Nền văn hoá đã được phát triển qua hàng ngàn năm của những

người cùng chung sống trong một cộng đồng, xã hội và chia sẻ kinh nghiệm trong

môi trường nhất định. Nền văn hoá tiếp tục thay đổi, có khi chậm chạp, có khi

nhanh như là kết quả của quá trình tự nhiên và xã hội hoặc do giao lưu văn hoá

giữa những người từ những nền văn hoá khác nhau. Điều quan trọng cần chú ý ở

đây là văn hoá hay lối sống là sự kết hợp của hầu hết các yếu tố đã thảo luận ở

trên. Trong khi các hành vi bình thường là một trong các mặt của văn hoá, ngược

lại văn hoá có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của con người.

Trong thực tế chúng ta có thể nhìn thấy, nghe thấy, hiểu được nền văn hoá khi

ta ở trong một cộng đồng, bằng quan sát các kiểu ăn mặc, sử dụng thực phẩm, tổ

chức làm việc hoặc nghe từ những bài hát, các câu ca dao tục ngữ hay cách nói

thông thường… của người dân. Cách chúc mừng cũng rất khác nhau trong các nền

văn minh: bắt tay, ôm nhau, hôn nhau, dùng các từ đặc biệt… Cách mọi người ăn là

thể hiện một phần của văn hoá: dùng đũa ăn, ăn bằng tay, ăn bằng thìa, rìa…

Mỗi nền văn hoá có cách riêng của mình để làm công việc cụ thể nào đó và tin

tưởng tại sao họ lại làm như vậy. Phạm vi của hành vi, niềm tin và giá trị giúp cho

con người hiểu và cảm thấy cuộc sống thoải mái. Mỗi nền văn hoá đại diện cho

một phương thức mà cộng đồng tìm ra để chung sống cùng nhau trong môi trường

của họ. Khi một người đến một cộng đồng mới có nền văn hoá của họ, lúc đầu

người này có thể gặp khó khăn và khó được cộng đồng chấp nhận vì người này

không hiểu hành vi ứng xử và suy nghĩ của cộng đồng. Các giáo viên, cán bộ y tế,

cán bộ làm công tác giáo dục sức khỏe khi mới đến một cộng đồng công tác đôi

khi cũng gặp khó khăn tương tự do đặc điểm nghề nghiệp cách nghĩ và cách làm

việc khác nhau. Vì thế trước khi tiến hành công việc họ phải nghiên cứu càng kỹ

càng tốt về nguyên nhân của các hành vi của nhân dân trong cộng đồng, những đặc

trưng của văn hoá cộng đồng, điều này sẽ giúp họ được cộng đồng chấp nhận và

tiến hành công việc thuận lợi.

Như vậy ta có thể có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các hành vi của con người.

Cùng một cách ứng xử nhưng cũng có thể có nhiều lý do khác nhau: Ví dụ: ba bà

mẹ cùng cho con ăn hoa quả nhưng khi hỏi, họ trả lời với những lý do khác nhau:

– Bà mẹ A cho là cho con ăn hoa quả sẽ khỏe mạnh.

– Bà mẹ B cho là vì bà mẹ chồng trước đây thường cho chồng bà ăn hoa quả

nên bà cũng cho con bà ăn hoa quả.

– Còn bà mẹ C thì cho con ăn hoa quả vì có giá rẻ hơn các loại bánh kẹo.

Tìm hiểu kỹ những nguyên nhân của các hành vi chúng ta có thể có khả năng

đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm góp phần giải quyết những vấn đề có liên

21

quan đến sức khỏe của cá nhân hay cộng đồng.

2.3.2. Các nước thay đổi hành vi sức khỏe.

Trong tất cả các cộng đồng có rất nhiều các hành vi góp phần tăng cường sức

khỏe, phòng ốm đau, bệnh tật, tai nạn và điều trị, phục hồi sức khỏe cho những

người ốm. Những hành vi này cần được phát hiện và động viên mọi người làm

theo. Trên thực tế cộng đồng biết được ảnh hưởng tích cực của những hành vi này

tới sức khỏe và chính điều đó đã cổ vũ họ tiếp tục duy trì cho chính họ. Nhưng

đồng thời cộng đồng cũng tồn tại các hành vi có hại cho sức khỏe. Vì các hành vi

này có hại cho sức khỏe nên người dân có thể tự từ bỏ. Nhưng cũng có nhiều lý do

dẫn đến các hành vi có hại cho sức khỏe vẫn duy trì trong cộng đồng như mềm tin,

thói quen, phong tục tập quán…

Như đã đề cập ở trên, mục tiêu của giáo dục sức khỏe là giúp mọi người nhận

ra và loại bỏ các hành vi có hại cho sức khỏe và tạo ra những hành vi nhằm tăng

cường sức khỏe cho mọi người.

Có 3 cách có thể sử dụng nhằm làm cho mọi người thay đổi hành vi sức khỏe

như sau:

– Dùng sức ép buộc mọi người phải thay đổi hành vi sức khỏe.

– Cung cấp những thông tin và ý tưởng với hy vọng là mọi người sẽ sử dụng để

thay đổi hành vi nhằm tăng cường sức khỏe.

– Gặp gỡ mọi người thảo luận vấn đề và tạo ra sự quan tâm hứng thú của họ

tham gia vào sự lựa chọn cách tốt nhất để giải quyết vấn đề sức khỏe của họ.

Trong 3 cách trên, cách thứ nhất sử dụng trong giáo dục sức khỏe thường

không đem lại kết quả hoặc nếu có chỉ là nhất thời không bền vững. Cách thứ hai

có thể đem lại kết quả nhưng thấp. Người làm giáo dục sức khỏe khôn khéo nhất là

sử dụng cách thứ ba sẽ đem lại hiệu quả cao, kết quả lâu bền.

Nhân viên giáo dục sức khỏe có thể thành công trong các chương trình giáo dục

sức khỏe bằng cách:

– Nói với người dân và lắng nghe ý kiến của họ.

Suy nghĩ nghiêm túc về những hành vi hoặc hành động là các nguyên nhân của

vấn đề, để giải quyết các vấn đề, đề phòng những vấn đề đó.

– Tìm ra lý do của hành vi của nhân dân (do mềm tin, phong tục tập quán, do

ảnh hưởng quan điểm, hành vi của những người khác, do thiếu tiền, thiếu nguồn

lực, thiếu thời gian hoặc các lý do cụ thể khác).

– Giúp mọi người nhìn nhận ra các nguyên nhân của các hành động của họ và

các vấn đề sức khỏe của họ.

– Đề nghị mọi người đề xuất các ý kiến riêng của họ để giải quyết vấn đề.

– Giúp mọi người phân tích các ý kiến của họ, qua đó họ thấy được những ý

kiến nào có lợi nhất và dễ dàng có thể thực thi được, phù hợp nguồn lực của họ.

– Động viên, khích lệ mọi người chọn những giải pháp hợp lý nhất với hoàn

22

cảnh của họ.

– Sự thay đổi hành vi có thể diễn ra một cách tự nhiên hay diễn ra theo kế

hoạch:

* Thay đổi hành vi tự nhiên: quá trình thay đổi hành vi sức khỏe có thể xảy ra

một cách tự nhiên, quá trình đó diễn ra trong suốt thời gian cuộc sống. Thay đổi

này là do các sự việc tự nhiên, khách quan. Khi có những thay đổi xảy ra trong

cộng đồng xung quanh chúng ta thì chúng ta cũng tự thay đổi mà không cần suy

nghĩ nhiều về những thay đổi. Đó là sự thay đổi tự nhiên.

Dưới đây là một số ví dụ:

Một bà mẹ thường mua trứng gà cho con ăn nhưng vì hiện nay ngoài chợ

không có trứng gà bán, bà phải mua trứng vịt để thay thế.

Mùa hè chúng ta thường mặc quần áo mỏng vì thời thiết nóng, nhưng mùa

đông chúng ta phải mặc quần áo dầy, ấm để chống lạnh.

Thường các bà mẹ trong một xóm đưa con đến điểm tiêm chủng gần nhất để

tiêm nhưng lần này vì trời mưa to đường đến điểm tiêm chủng gần bị ngập nước

nên các bà mẹ phải đưa con đến điểm tiêm chủng xa hơn.

* Thay đổi hành vi theo kế hoạch: quá trình thay đổi hành vi trong cuộc sống

đôi khi diễn ra theo kế hoạch với mục đích để cải thiện cuộc sống, ví dụ: – Một

người nghiện thuốc lá nặng, nhưng gần đây anh ta bị ho nhiều, anh đã quyết định

sẽ bỏ thuốc lá và anh đã lập kế hoạch bỏ thuốc lá trong một số tuần và bắt đầu

chuẩn bị kế hoạch để thực hiện bỏ thuốc.

– Một bà mẹ muốn mua quần áo cho con bà. Trước đây bà mẹ này thường sử

dụng một khoản tiền để mua kẹo bánh và nước ngọt cho các con. Bây giờ bà mẹ đã

quyết định tiết kiệm số tiền mua kẹo bánh và nước ngọt cho đến khi đủ tiền mua

quần áo cho con bà.

– Anh H sống cùng cha mẹ trong nhiều năm, đến nay anh đã có vợ và có 3 con,

nhà ở trở nên chật trội và cũ nên anh đã quyết định xây dựng một ngôi nhà mới cho

gia đình.

Như vậy ta thấy có nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan dẫn đến quá

trình thay đổi hành vi.

Nghiên cứu quá trình thay đổi hành vi người ta thấy rằng khi đưa một tư tưởng

mới vào không phải ngay lập tức người dân chấp nhận, trên thực tế có những vấn

đề còn bị chỉ trích, phủ nhận. Để một cá nhân, một cộng đồng chấp nhận một tư

tưởng, một thái độ và một hành vi mới nó cũng phải có thời gian và quá trình thay

đổi trải qua một trình tự các bước nhất định.

Giáo dục sức khỏe chủ yếu là giúp người dân thay đổi các hành vi sức khỏe theo

hế hoạch

Dưới đây là các bước của quá trình thay đổi hành vi:

*Bước 1. Nhận ra vấn đề. Muốn cho một cá nhân hay cộng đồng nào đó thay

đổi hành vi cũ có hại cho sức khỏe và thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe

23

thì việc đầu tiên cần thực hiện là người làm giáo dục sức khỏe phải cung cấp kiến

thức, thông tin, động viên, giải thích cho các cá nhân hay mọi người trong cộng

đồng nhận ra và hiểu vấn đề của họ. Bước này có thể thực hiện bằng cách cung cấp

các thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, nêu ra các ví dụ minh hoạ,

gặp gỡ người dân trong cộng đồng để nghe họ nói về vấn đề của họ, thảo luận trực

tiếp với họ để giúp họ hiểu rõ và quan tâm đến vấn đề của chính họ, từ đó tạo điều

kiện thuận lợi cho các bước sau của quá trình thay đổi hành vi. Sẽ không có

chuyển biến nếu như cá nhân, cộng đồng chưa có kiến thức để nhận vấn đề của họ.

*Bước 2. Quan tâm đến hành vi mới: Tiếp theo khi đã có kiến thức về vấn đề

sức khỏe nào đó thì nghĩa là họ phải tin là nó có giá trị thiết thực, cần thiết và giúp

ích cho sức khỏe và đời sống của họ. Ví dụ làm cho cộng đồng nhận ra bệnh tiêu

chảy là bệnh nguy hiểm đặc biệt với trẻ em dưới 5 tuổi, làm cho họ tin là các con

em họ có thể bị mắc tiêu chảy nếu họ duy trì các hành vi cũ. Họ cũng phải tin là

bệnh tiêu chảy có thể phòng tránh được thì họ sẽ không phòng ngừa nó dù họ có

được giáo dục bao nhiêu về bệnh tiêu chảy.

*Bước 3. Áp dụng thử nghiệm các hành vi mới: nhờ có kiến thức và thái độ

quan tâm đến hành vi mới của người dân cộng với các yếu tố khác của các hoàn

cảnh cụ thể và môi trường xung quanh họ có thể thử áp dụng các hành vi mới. Giai

đoạn này cần sự hỗ trợ của những người khác.

*Bước 4. Đánh giá kết quả thử nghiệm hành vi mới: thường sau khi áp dụng

các hành vi mới mọi người sẽ đánh giá kết quả thu được, tìm ra những khó khăn

thuận lợi để đi đến bước cuối cùng là duy trì hay từ chối hành vi mới.

*Bước 5. Khẳng định: khi phân tích kết quả đạt được của việc thử nghiệm hành

vi mới, người dân sẽ đi đến quyết định thực hiện hay từ chối. Nếu họ thu được kết

quả tốt, không có khó khăn gì đặc biệt thì họ tiếp tục duy trì hành vi mới. Nếu họ

chưa hiểu, gặp khó khăn, thiếu sự hỗ trợ thì họ đi đến phủ nhận hành vi mới. Và

nếu như họ phủ nhận thì cán bộ giáo dục sức khỏe lại phải giúp họ quay trở lại các

bước trên.

Người làm giáo dục sức khỏe cần phải hiểu trình tự các bước thay đổi hành vi

sức khỏe trên, nó có vai trò khá quan trọng vì ở các giai đoạn khác nhau của quá

trình thay đổi hành vi lại có những tác động hỗ trợ khác nhau cho thích hợp với

quá trình đó. Ví dụ nếu đối tượng thiếu hiểu biết chưa nhận ra vấn đề thì cần phải

cung cấp các thông tin, nếu đối tượng có thái độ chưa đúng thì cần hỗ trợ tâm lý,

trực tiếp thảo luận với đối tượng để họ có niềm tin. Giai đoạn thử nghiệm cần giúp

họ những kỹ năng nhất định.

Các giai đoạn của quá trình thay đổi hành vi có thể tóm tắt theo sơ đồ dưới đây:

24

Khi các đối tượng được giáo dục từ chối việc thực hiện các hành vi mới có lợi

cho sức khỏe thì người giáo dục sức khỏe phải tìm ra nguyên nhân tại sao, đó là

vấn đề kiến thức thái độ hay thiếu kỹ năng thực hành, thiếu sự hỗ trợ… để tiến

hành điều chỉnh các hình thức giáo dục thích hợp.

Thường trong một cộng đồng bao giờ cũng có các loại người khác nhau đối với

việc tiếp nhận các kiến thức mới, ta có thể phân nhóm như sau:

Nhóm l: nhóm người khởi xưởng đối mới. Nhóm này khoảng 2,5% theo tác giả

Roger 1983 (Đổi mới – quá trình quyết định).

Nhóm 2: nhóm những người chấp nhận những tư tưởng hành vi lành mạnh

sớm. Nhóm này khoảng 13,5%. Họ là những người tiên phong gương mẫu. Họ

được gọi là những người “lãnh đạo dư luận”, họ có thể có thẩm quyền không

chính thức (vì họ không phải thường xuyên là những người lãnh đạo cộng đồng,

nhưng họ có uy tín và được những người khác đến xin ý kiến giúp đỡ. Nhóm này

thường có trình độ văn hoá hiểu biết cao, quan hệ rộng. Vì vậy họ có vai trò quan

trọng trong cộng đồng.

Nhóm 3: nhóm đa số chấp nhận thay đổi sớm. Nhóm này thường chấp nhận

những tư tưởng hành vi mới tiếp theo nhóm 2, thường chịu ảnh hưởng sớm của

nhóm 1 và nhóm 2. Nhóm này chiếm khoảng 34%.

Nhóm 4: nhóm đa số chấp nhận sự thay đổi muộn. Nhóm này cũng khoảng

34%, sự chấp nhận hành vi thay đổi, muộn hơn nhưng số người trong nhóm này

cũng khá đông. tương đương với nhóm 3, nhóm này chịu ảnh hưởng nhiều của

nhóm 3.

Nhóm 5: nhóm chậm chạp bảo thủ lạc hậu. Nhóm này chiếm 16%. Tác động

vào nhóm này thường rất khó khăn, ít hiệu quả nên phải hết sức kiên trì và dùng

các giải pháp thích hợp để cho nhóm này khỏi gây ảnh hưởng xấu đến các nhóm

khác vì nhóm này thường có xu hướng chống đối với các tư tưởng đổi mới, tiến bộ

và cố gắng để lôi kéo những người khác làm theo họ.

Khi tiến hành truyền bá một tư tưởng, một hành vi sức khỏe mới cần chú ý phát

hiện và phân loại đối tượng trong cộng đồng để tác động. Tìm ra nhóm những

người “lãnh đạo dư luận” có ý nghĩa to lớn trong giáo dục sức khỏe vì họ là hạt

nhân sự đổi mới. Chúng ta thường thấy họ là những người có vai trò chủ chốt trong

cộng đồng và góp phần quan trọng cho sự thành công của chiến dịch giáo dục một

tư tưởng mới, một hành vi lành mạnh. Họ là những người cần tác động trước tiên

và thông qua họ sẽ tác động đến các đối tượng khác trong cộng đồng.

25

Exit mobile version