Site icon Nhạc lý căn bản – nhacly.com

Phân tích hòa âm – Hoà âm 4 bè (hoà âm ca khúc, bài hát) ❤️ Bài viết Phân tích hòa âm – Hoà âm 4 bè (hoà âm ca khúc, bài hát) – BloghocPiano.Com

Phân tích hòa âm – Hoà âm 4 bè (hoà âm ca khúc, bài hát) là chủ đề tiếp theo trong chuỗi các kiến thức liên quan đến nhạc lý cơ bản, hòa âm mà trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều vấn đề mà mình sẽ notes ngày dưới bài viết phân tích hòa âm – hòa âm 4 bè này. Những kiến thức chuyên sâu này đòi hỏi bạn phải nắm thật chắc những kiến thức của các bài viết trước từ đó mới có sự suy luận logic các vấn đề hòa âm cho bài hát, ca khúc trở nên mạch lạc, rõ ràng, nhất quán và hay hơn.

Các bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu mình sẽ notes lại ngay dưới đây để các bạn tìm đọc lại:

Hoà Âm ( harmony ) là gì ?

Hoà âm là một nghệ thuật sử dụng các hợp âm để viết cho các bè hát cùng một lời ca, cùng một nhạc điệu (rhythm) trong một lúc

  • Hoà âm là một nghệ thuật vì đòi hỏi sự chọn lựa hợp âm. Sự sắp xếp các nốt nhạc trong hợp âm không những phải hay, phải đúng mà lời ca của mỗi bè cũng phải trôi chảy.
  • Sự chuyển đổi từ hợp âm này đến hợp âm khác gọi là Chuyển Hợp Âm (connection, chord progression).
  • Các nốt di chuyển lên xuống trong một bè gọi là Chuyển Động (moving).

Phân biệt Hoà Âm và Đối Âm ( counterpoint )

  • Bốn bè trong Hoà Âm nhiều khi hát không thoải mái (trẹo lưỡi), nhất là bè Basso.
  • Một phương pháp khác được sử dụng để viết cho nhiều bè gọi là Đối Âm (counterpoint)
  • Đối âm là một nghệ thuật kết hợp nhiều hơn 2 dòng nhạc riêng biệt (khác lời ca, khác tiết tấu) thành một.
  • Để viết được Đối Âm, các nhạc sỹ cần phải am tường về Hoà Âm và những luật lệ khác mà Đối Âm đòi hỏi.

  • Bởi vì sự hạn chế của dấu giọng tiếng Việt, các bài hợp ca (Việt) thường được viết theo lối Đối Âm.

Hoà âm 4 bè

  • Một bài hát hoà âm thường có 4 bè hợp với 4 bè của Ca Đoàn: Soprano (nữ cao), Alto (nữ trầm), Tenor (nam cao) và Basso (nam trầm)
  • Hai bè nữ ở được viết ở hàng trên với khoá SOL (treble clef) và hai bè nam được viết ở hàng dưới với khóa Fa (Bass clef)

Triads dùng trong hoà âm

  • Triads chỉ có 3 nốt, để viết cho 4 bè, người ta phải kép một nốt. Thường là kép nốt Nền hoặc nốt q.5, ít khi kép nốt q.3.
  • Thỉnh thoảng người ta không dùng nốt quãng 5 trong hợp âm (âm giảm).
  • Khi đọc một hợp âm, ta đọc từ dưới lên trên.

Cách hòa âm cho bài hát

Khi hoà âm, người ta phải để ý:

  • Âm vực của các giọng hát (vocal range)
  • Kép âm (doubling) và giảm âm (omit)
  • Thể của hợp âm (triad inversions)
  • Khoảng cách giữa các bè (distance between voices)

Âm Vực ( Vocal Range )

  • Các nốt phải nằm trong âm vực của mỗi bè (hoặc mỗi nhạc cụ)
  • Chia âm vực chỉ là tương đối. Có người hát cao hơn hoặc trầm hơn. (Cứ theo khả năng của Ca đoàn mình mà suy ra)

Triad Position ( 3 vị trí của hợp âm )

  1. Thể nền (root position): khi nốt Nền ở bè Bass.
  2. Thể đảo 1 (first inversion): nốt q.3 ở bè Bass (ký hiệu là số 6)
  3. Thể đảo 2 (second inversion): nốt q.5 ở bè Bass (ký hiệu là 6/4)

Thí dụ về Thể của “triads”

Khoảng cách giữa những bè trong hòa âm 4 bè

  • Khoảng cách giữa 2 bè liền nhau (thí dụ Soprano – Alto) không được cách xa quá 1 octave. Trừ bè Bass và Tenor.
  • Các bè cũng không nên chéo nhau (crossed), đó là bè Alto không nên cao hơn Soprano, bè Tenor không nên thấp hơn bè Bass.

Âm vực và Khóa nhạc trong hòa âm 4 bè

Tuỳ theo người ta hoà âm cho Ca đoàn hay nhạc khí. Thông thường người ta dùng “ grand staff ” của piano. Sau khi hoà âm xong, người ta mới chuyển đến những khoá nhạc khác nhau

2 thế hoà âm : thế rộng ( open ) hoặc thế hẹp ( close )

Hoà âm có thể ở một trong 2 thế: thế rộng (open) hoặc thế hẹp (close).

  • Thế rộng: khi khoảng cách từ nốt của bè tenor tới bè soprano cách nhau 1 octave hoặc lớn hơn (dùng khi Soprano ở cao).
  • Thế hẹp: khi khoảng cách giữa bè sop – tenor nhỏ hơn 1 octave.

Luật Hoà Âm

  • Luật hoà âm là những kinh nghiệm về hoà âm của những người đi trước, được rút tiả, gạn lọc, để đưa ra những hướng dẫn cho môn Hoà âm.
  • Luật hoà âm là những hướng dẫn căn bản để liên kết các hợp âm lại với nhau.

Một bài hoà âm chuẩn

  1. Các bè phải ở trong âm vực
  2. Các bè trên không cách quá xa nhau
  3. Không chéo bè
  4. Không có các quãng 5 (P5) và 8 Đúng (P8) song song (parallel)
  5. 5 và q.8 cùng chiều (similar) cũng không có
  6. Không kép nốt quãng 3 ở các hợp âm chính.

Quãng tăng và giảm trong giai điệu

  • Các quãng tăng và giảm trong giai điệu thường rất khó hát.
  • Dòng nhạc có quãng 2 tăng (A2) và 4 tăng (A4) là những quãng “cấm” trong hoà âm.

Tâm lý quãng trong hoà điệu

  • Quãng 3 và 6: thuận tai, quan trọng nhất.
  • Quãng 2 và 7: nghịch tai
  • Quãng đúng: đầy tròn
  • Quãng tăng và giảm: quá sáng hoặc quá tối.

Tâm lý quãng 3 và 6

Quãng 3 và 6 là những quãng quan trọng:

Quãng 3:

  • Quãng 3 quan trọng nhất: thay đổi mầu sắc.
  • Quãng 3 Trưởng: cho cảm giác vui tương và trong trẻo.
  • Quãng 3 Thứ: cho cảm giác buồn bã và u tối.

Quãng 6:

  • Quãng 6 là quãng 3 đảo lộn
  • Quãng 6 cho ta cảm giác êm dịu, nhưng không vững vàng như quãng 3.

Tâm lý quãng 2 và 7

Quãng 2:

  • Quãng 2 là quãng nghịch (chói tai)

Quãng 7:

  • – Quãng 7 là đảo lộn của Quãng 2.
  • – Quãng 7 hoà điệu nghe nghịch tai, nhưng đỡ hơn quãng 2 (vì ở xa nhau)

Tâm lý của quãng Đúng

Các Quãng Đúng:

  • Quãng 8: cho ta một cảm giác đầy đặn, mạnh mẽ.
  • Quãng 5: cho ta cảm giác tròn trĩnh, đầy đủ, như quãng 8.
  • Quãng 4: nghe quả quyết, không buồn, không vui.

Luật hoà âm cấm các quãng 8 và quãng 5 đi song song, cùng chiều vì nghe nhàm tai. Âm thanh nghèo nàn.

Hy vọng với chia sẻ Phân tích hòa âm – Hoà âm 4 bè (hoà âm ca khúc, bài hát) các bạn đã nắm thêm các kiến thức âm nhạc một cách hệ thống hơn. Đừng quên truy cập bloghocpiano mỗi ngày ủng hộ chúng tôi và chia sẻ bài viết đến mọi người cùng học nhé!

Exit mobile version