Site icon Nhạc lý căn bản – nhacly.com

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2021-2022 CỦA HIỆU TRƯỞNG

SỞ GD&ĐT ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THCS-THPT TẢ SÌN THÀNG
 —————


Số: 387/KH-THCS&THPTTST
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————————

Tủa Chùa, ngày 04 tháng 9 năm 2021         

         

KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2021 – 2022

         
 

PHẦN I
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

 

            1. Những căn cứ pháp lý                  
– Quyết định số 1406/QĐ-UBND, ngày 06/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021 – 2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
– Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT ngày 24/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo;
– Công văn 1921/SGDĐT-KHTC, ngày 20/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác kế hoạch tài chính năm học 2021-2022;
– Công văn 1897/SGDĐT-GDTrH, ngày 18/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022;
– Công văn 1900/SGDĐT-GDTrH, ngày 18/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc năm học 2021-2022;
– Công văn 1881/SGDĐT-KTKĐCLDG, ngày 17/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2021-2022;
– Công văn 1894/SGDĐT-CNTT&NCKH, ngày 18/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Công nghệ thông tin và Nghiên cứu khoa học năm học 2021-2022;
– Công văn 1903/SGDĐT-GDTX&CN, ngày 19/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục tư tưởng chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2021-2022;
– Công văn 1983/SGDĐT-TCCB, ngày 26/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác tổ chức và cán bộ năm học 2021-2022;
Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khác của Sở GD&ĐT, của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Tủa Chùa.
            Căn cứ vào chức năng, quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định tại Điều lệ trường phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
            2. Những căn cứ về thực trạng của nhà trường
            2.1. Thuận lợi
            Nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tủa Chùa và sự phối hợp của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể trên địa bàn huyện Tủa Chùa.
            Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trẻ đa số tuổi đời dưới 35 tuổi, năng động trong công việc và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt.
            Đội ngũ cán bộ, giáo viên sống tập trung tại trường chiếm gần 100%, số lượng cán bộ giáo viên trong năm học 2021-2022 là 38 đ/c, nhiều nhóm chuyên môn có từ 3-4 đ/c nên thuận lợi cho sinh hoạt chuyên môn. Tổ chuyên môn số lượng phù hợp, các tổ trưởng trẻ, năng động, nhiệt tình.
            Tổng số 424/613 = 69,2% học sinh bán trú được hỗ trợ tiền ăn và gạo hàng tháng giúp các em ổn định yên tâm học tập. 409/613 = 66,7% học sinh ở tập trung trong nội trú và trọ học gần khu vực trường thuận lợi cho tổ chức quản lý các hoạt động giáo dục.
            2.2. Khó khăn
            Diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19 có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Học sinh còn chủ quan chưa lường hết hậu quả của dịch bệnh khi bùng phát. Điều kiện của học sinh nhà trường khó khăn, khong có đủ trang thiết bị công nghệ để học trực tuyến.
Điều kiện kinh tế, xã hội ở vùng đặc biệt khó khăn còn thiếu thốn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ giáo viên và các em học sinh. Nhiều cán bộ giáo viên không yên tâm công tác, số lượng cán bộ giáo viên thuyên chuyển đầu năm học nhiều, thiếu tính ổn định về đội ngũ.
            Đội ngũ tổ trưởng CM và giáo viên còn trẻ nên không tránh khỏi việc thiếu kinh nghiệm quản lý, ôn thi HSG, ôn thi tốt nghiệp THPT, một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên chủ nhiệm nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, tính trách nhiệm chưa cao.
            Một số giáo viên chưa yên tâm công tác, chưa thực sự tâm huyết với nghề, bên cạnh đó một số giáo viên chuyên môn, nghiệp vụ còn yếu, chậm đổi mới dẫn đến chất lượng giáo dục nhà trường còn thấp và thiếu tính ổn định.
            Chất lượng học sinh đầu vào thấp, nền tảng kiến thức cơ bản học sinh còn yếu, đặc biệt học sinh đầu cấp THCS, THPT nhiều học sinh còn chưa đọc thông, viết thạo. Mặt bằng học sinh rất thấp so với các trường vùng ngoài.
            Học sinh đi học nhưng thiếu về mục đích và động cơ học tập. Đại đa số gia đình, cha mẹ học sinh là làm nông nghiệp, dân trí thấp (283/613 = 46,16% học sinh phổ thông là hộ nghèo). Gia đình chưa có sự quan tâm đúng mực đến việc học của con cái vì vậy nguy cơ học sinh bỏ học cao. Đây là một thách thức lớn đối với việc rèn luyện ý thức tự học của học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục.
            Nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho nhà trường nhỏ, thiếu ổn định ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý đời sống học sinh nội trú và phát huy hiệu quả cơ sở vật chất nhà trường hiện có như khu nội trú, bếp ăn, nhà vệ sinh. Một số cơ sở vật chất sau hơn 13 năm đã xuống cấp như nhà nội trú A, nhà công vụ, sân trường, hàng rào thiếu nguồn kinh phí để sửa chữa.
            * Những kết quả đạt được của nhà trường so sánh với những năm học trước:
            – Kết quả chuyển lớp năm học 2016-2017 đạt 97,5%. 2017-2018 đạt 98,5%; 2018-2019 đạt 99,3%; 2019-2020 đạt 99,6%; 2020-2021 đạt 98,46%.
            – Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 12: Năm học 2016-2017 có 51/52 hs đỗ TN THPT QG đạt 98,07%; Năm học 2017-2018 có 67/67 = 100%; 2018-2019 đạt 55/62 = 88,07%; 2019-2020 đạt 42/43 = 97,67%. Năm 2020-2021 có 69/70 = 98,57%
            – Tỷ lệ đỗ Đại học, cao đẳng đạt : Năm học 2016-2017 có 15/23 học sinh đạt điểm sàn Đại học chiếm 65%; Năm học 2017-2018 đạt 12/25 học sinh đạt điểm sàn ĐH chiếm 48%. Năm học 2018 – 2019 đạt 9/25 = 37,5%; 2019-2020 đạt 4/5 = 80%. Năm 2020-2021 có …/25 = %.
– Bồi dưỡng đội tuyển thi HSG: Năm học 2016-2017 đạt: 02 giải khuyến khích môn Địa và GDCD. Năm học 2017-2018 đạt 03 giải khuyến khích (Toán 02; GDCD 01). Năm 2018-2019 đạt 03 giải KK; Năm 2019-2020 đạt 03 giải KK; năm 2020-2021 có 05 giải KK cấp tỉnh.
* Những kết quả cụ thể năm học 2020 – 2021
* Đối với học sinh
– Về chất lượng giáo dục:

Hạnh kiểm Học lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém
337
(64,8%)
170
( 20,6%)
45
(8,7%)
31
(5,9%)
41
(7,9%)
243
(46,7%)
204
(39,2%)
28
(5,4%)
04
(0,8%)

 

 – Tỷ lệ  tốt nghiệp THPT quốc gia: 69/70 = 98,57 %
 – Tỷ lệ tốt nghiệp THCS: 43/43 = 100%
 – Tỉ lệ chuyển lớp sau thi lại đạt 98,46%.
 – Tỷ lệ học sinh đạt điểm sàn nguyện vọng 1 vào các trường Đại học 05/25 = 20 % học sinh.
 – Về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh: 05 giải khuyến khích.
* Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên:
– Tổng số 38 đồng chí, trong đó BGH 03; GV 29;  NV 06.
– 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn; 03 thạc sĩ.
– 30/38 CBGVNV đạt danh hiệu lao động tiên tiến trở lên (trong đó 04 CBGV đạt CSTĐ cấp cơ sở)
 

PHẦN II
 NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU, CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

 

I. Nhiệm vụ trọng tâm
1. Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học 2021 – 2022 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch COVID-19 tại địa phương. Trong đó, triển khai có hiệu quả các biện pháp về phòng, chống dịch COVID-19, phối hợp với cơ quan y tế và các ban ngành, đoàn thể chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch COVID-19 dự báo còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp.
2. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 30/3/2016 của Tỉnh uỷ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc; nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh; văn bản số 1575/SGDĐT-GDTrH, ngày 17/8/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống; giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống; phòng, chống tội phạm cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp huy động và duy trì số lượng học sinh, phấn đấu tuyển sinh năm học 2021-2022 đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch. Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
3. Đổi mới phong cách, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, năng lực quản trị nhà trường của Ban giám hiệu. Chất lượng chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các tổ trưởng, tổ phó, trưởng các đoàn thể trong nhà trường.
4. Tăng cường thực hiện các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
5. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để đáp ứng được chương trình giáo dục 2018, bồi dưỡng về năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đổi mới sinh hoạt chuyên môn; thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hồ sơ chuyên môn đối với giáo viên; nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.
6. Tham gia các cuộc thi do ngành tổ chức và phát động: Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học; Tổ chức tham gia các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh theo đúng quy định của Ngành. Hội thao truyền thống ngành GD&ĐT năm 2021; Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh 2021; “Giao thông học đường”, “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”, “Viết thư quốc tế UPU”.
7. Làm tốt công tác truyền thông về giáo dục tập trung vào chủ trương của ngành, hình ảnh, việc làm hay, gương người tốt việc tốt của nhà trường và ngành giáo dục; những thay đổi và điểm mới trong giáo dục, thi cử của năm học 2021 – 2022; công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; truyền thông về chế độ chính sách, kết quả giáo dục những đánh giá, nhận xét chưa đúng về giáo dục. Tổ chức tuyên truyền, truyền thông và phát triển đa dạng hệ thống thông tin tại bảng tin, website của nhà trường. Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục.
8. Tiếp tục tham mưu với các cấp các ngành mở rộng diện tích đất, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây dựng khu nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà lớp học, … Quản lý‎, bảo quản, khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị trường học đã được đầu tư. Tăng cường kiểm tra việc quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị trong nhà trường.
9. Triển khai thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên và học sinh theo quy định hiện hành. Quản lý tài chính theo đúng Luật ngân sách và các quy định hiện hành; sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, thực hiện theo đúng chỉ tiêu, kế hoạch đã được giao trong năm.
10. Xây dựng nội quy, quy chế cơ quan chặt chẽ; tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về đánh giá công chức, viên chức đảm bảo dân chủ, chính xác và khách quan.
11. Đẩy mạnh phong trào thi đua trong nhà trường để làm động lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Xây dựng hướng dẫn thi đua, khen thưởng theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của nhà trường.
12. Triển khai thực hiện hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh.
II. Nhiệm vụ cụ thể, chỉ tiêu, giải pháp thực hiện
1. Thực hiện quy mô trường lớp, duy trì sĩ số
a)  Mục tiêu, chỉ tiêu:
– Năm học 2021-2022 có 15 lớp, với 625 học sinh; bình quân 41,7 học sinh/lớp, trong đó có 07 lớp THPT (295 học sinh), 08 lớp THCS (330 học sinh).
– Chỉ tiêu phấn đấu tỷ lệ duy trì sĩ số đạt 95% (Tương đương là 594/625hs) Trong đó cụ thể :
+ Khối THPT phấn đấu duy trì đạt 93,2% (275/295 hs – bỏ 20 hs).
+ Khối THCS phấn đấu duy trì đạt 96,7% (319/330 hs – bỏ 11 hs)
b) Giải pháp thực hiện:
            – Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh chậm tiến bộ, động viên các em cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện. Hạn chế tình trạng học sinh bỏ học đi lao động sớm hoặc lập gia đình.
            – Thông tin thường xuyên việc ra lớp của học sinh tới phụ huynh, trưởng bản để tìm hiểu nguyên nhân và vận động học sinh ra lớp.
            – Tích cực tổ chức các buổi ngoại khóa, tuyên truyền để học sinh bám trường, bám lớp. Xây dựng ước mơ, hoài bão để các em sống có mục đích, có lý tưởng.
            – Thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách với học sinh; xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, có hiệu quả.
2. Đổi mới các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
2.1. Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục
            a) Về giáo dục đạo đức:
            * Mục tiêu:
            – Tổ chức học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành, trường và các văn bản khác.
– Thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; giáo dục an toàn giao thông, … theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
            – Giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy nhà trường, có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản tập thể, cá nhân.
            – Giáo dục lý tưởng, giáo dục động cơ thái độ học tập đúng đắn; học để biết, học để làm, học để khẳng định mình, học để hòa nhập với cộng đồng. Chú trọng giáo dục truyền thống nhà trường gắn với truyền thống địa phương.
            – Giáo dục đức tính trung thực, giáo dục nếp sống văn hóa, giao tiếp văn minh, đoàn kết thương yêu và giúp đỡ nhau, biết bảo vệ cái đúng cái đẹp, đấu tranh chống những cái sai, cái xấu.
            – Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn và thân thiện.
            * Chỉ tiêu:
            – Học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá đạt 90% (Trong đó, hạnh kiểm tốt hơn 60%); Hạnh kiểm yếu không quá 5,0%.
            – Không quá 0,5% học sinh (tương đương 08 hs) vi phạm pháp luật (Như luật ATGT, bài bạc, đánh nhau, tàng trữ sử dụng ma túy).
            – Không có học sinh mắc các tệ nạn xã hội như nghiện hút, nghiện game.
            * Giải pháp thực hiện:
– Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nêu cao ý thức trách nhiệm, bám lớp, tổ chức tốt các buổi sinh hoạt cuối tuần để kịp thời nắm bắt tình hình của lớp, phân loại đúng đối tượng học sinh. Nắm vững tiêu chuẩn xếp loại đạo đức học sinh nhằm đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh được chính xác, khách quan, công bằng.
– Tăng cường hoạt động của Ban chấp hành Đoàn trường; Ban chỉ huy Liên đội trong việc theo dõi, giám sát việc thực hiện nội quy trường lớp của Đoàn viên, Đội viên.
– Giáo viên bộ môn cùng với việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng cần phối kết hợp với việc giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh; tăng cường biện pháp kỷ luật tích cực và tư vấn tâm lý lứa tuổi cho học sinh. Thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biên giới quốc gia, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; giáo dục an toàn giao thông, … theo hướng dẫn của Sở, Bộ GD&ĐT.
– Động viên, khen thưởng học sinh kịp thời; xử phạt nghiêm minh, khách quan.
            b) Về giáo dục trí dục:
            * Mục tiêu:
             – Thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học (phân phối chương trình) đã được phê duyệt. Dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng; dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
             – Tổ chức ôn thi học sinh giỏi các môn văn hoá khối 9, 10, 11, 12; MTCT khối 9,11. Tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học.    
            – Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt trong cán bộ, giáo viên và học tốt trong học sinh hiệu quả.
            * Chỉ tiêu:
             – Tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt 43%, trong đó có tỷ lệ học sinh giỏi đạt trên 6,0%.
– Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng cấp THCS đạt 92%, cấp THPT đạt 96%; dưới 2,0% học sinh cấp THCS và THPT lưu ban.
– Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%, THPT đạt  97%.
– Tỷ lệ học sinh đỗ Đại học: 38% số các học sinh đăng ký xét tuyển Đại học.
– Thi học sinh giỏi:
+ Số học sinh giỏi các môn văn hoá, MTCT cấp huyện khối 9: 06 giải  ( phấn đấu 01 giải Ba );
+ Số học sinh giỏi các môn văn hoá cấp tỉnh khối 9, 10, 11, 12: 05 giải ( phấn đấu có 01 giải Ba );
– Tổ chức lựa chọn 02 sản phẩm tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh, phấn đấu đạt 02 giải.
            * Giải pháp thực hiện:
– Đối với Ban giám hiệu:
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ đảm bảo kiểm tra hoạt động sư phạm được tối thiểu 25% giáo viên; kiểm tra chuyên đề được 100% giáo viên. Ban giám hiệu kiểm tra đột xuất việc thực hiện nội quy nền nếp chuyên môn tối thiểu 01 lần/tháng.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thúc đẩy giáo viên tích cực dự giờ để học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp (tối thiểu 30 tiết/năm học).
+ Thường xuyên kiểm tra việc sinh hoạt các tổ nhóm chuyên môn: chỉ đạo việc đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, đổi mới phương pháp giảng dạy kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học … kịp thời nhắc nhở, rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả về chuyên môn cho giáo viên.
+ Huy động các nguồn lực để kịp thời động viên, khen thưởng giáo viên, học sinh có thành tích trong quá trình giảng dạy – học tập.
– Đối với đội ngũ giáo viên:
+ Tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Làm tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên trong năm học.
+ Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án trước khi lên lớp, dạy học bám sát đối tượng học sinh.
+ Có kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi khối 6, 7, 8 để tạo nguồn cho đội tuyển học sinh giỏi khối 9, 10, 11, 12.
c) Hoạt động giáo hướng nghiệp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nghề phổ thông
* Mục tiêu:
– Giúp học sinh có những hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị văn hóa, xã hội của dân tộc và nhân loại.
– Giúp học sinh bước đầu có định hướng về nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Góp phần phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.
– Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về nghề Làm vườn và trung cấp nghề.
* Chỉ tiêu:
– Tổ chức tư vấn nghề nghiệp cho học sinh toàn trường 04 chuyên đề/năm học, lớp 12 được tư vấn và định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân (Đoàn trường chủ trì, phối hợp với GVCN).
– 100% các tiết GDHN và HĐ NGLL được thực hiện hiệu quả.
– 100% học sinh khối 11 tham gia học nghề và thi lấy chứng chỉ (100% xếp loại từ loại khá trở lên).
– Tư vấn hướng nghiệp học sinh lớp 10,11 để mở từ 01-02 lớp Trung cấp nghề.
* Giải pháp thực hiện:
– Thực hiện đúng phân phối chương trình đã được BGH phê duyệt. Tổ chức dạy nghề và ôn tập tốt cho học sinh.
– Ban chấp hành Đoàn trường, Cán bộ phụ trách công tác Đội phối kết hợp GVCN, giáo viên được phân công giảng dạy xây dựng kế hoạch, phương án hoạt động cụ thể, phù hợp với điều kiện, đặc thù riêng của nhà trường.
– Xây dựng và triển khai kế hoạch dạy nghề phổ thông, đảm bảo cụ thể, chi tiết và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
d) Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh và y tế trường học
* Mục tiêu
– Phát huy tốt giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ, công tác y tế học đường.
– Đảm bảo dạy đúng chương trình của bộ môn, thực hiện tốt các hoạt động ngoại khóa. Tổ chức tốt các giải thi đấu TDTT như: Bóng chuyền, cờ vua, bắn nỏ, …
– Giáo dục quốc phòng: Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy môn GDQP; Dạy thực hành tập trung vào đầu năm học, dạy lý thuyết dải đều trong học kỳ I. Bổ sung đầy đủ các thiết bị dạy học, sách giáo khoa phục vụ cho môn học.
* Chỉ tiêu
– Phối hợp với trạm y tế khám sức khỏe ban đầu cho 100% học sinh đầu cấp vào đầu năm học.
– Tổ chức chăm sóc sức khoẻ cho học sinh. Đảm bảo học sinh đủ sức khoẻ học tập và rèn luyện. Ngăn chặn được dịch bệnh, các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.
– Đầy đủ hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh và thăm khám định kỳ đúng quy định.
Phấn đấu tổ chức tuyên truyền 4 chủ đề/ năm học (lồng ghép với tuyên truyền, tư vấn khác).
– Kiểm tra thường xuyên công tác vệ sinh trường học, vệ sinh an toàn thực phẩm, lưu trữ mẫu thức ăn đúng qui trình, qui định.
– Duy trì tốt nền nếp thể dục buổi sáng và giữa giờ hàng ngày (nếu tình hình dịch cho phép).
– Chất lượng môn GDQP-AN 100% học sinh đạt yêu cầu, trong đó khá giỏi đạt 70%.
* Giải pháp thực hiện
– Thực hiện tốt công tác bảo hiểm y tế, vệ sinh trường học, an toàn thực phẩm, nước sạch; các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, tích cực phòng chống dịch bệnh, …
– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giáo dục dân số, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục lối sống lành mạnh và kỹ năng sống cho học sinh.
– Tổ chức hướng dẫn cho học sinh tham gia lao động, trồng cây xanh, rau xanh làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện bữa ăn cho học sinh bán trú.
– Chỉ đạo tốt công tác GD thể chất và luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên. Duy trì các bài tập thể dục buổi sáng, giữa giờ đều đặn.
            c) Giáo dục an toàn giao thông
            * Mục tiêu: Tổ chức giảng dạy tích hợp vào các môn học và hoạt động giáo dục, tổ chức ngoại khóa, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo,… đảm bảo thời lượng tối thiểu 05 tiết/học kỳ đối với học sinh lớp đầu cấp và 03 tiết/01 học kỳ đối với học sinh các lớp khác.
            * Chỉ tiêu:
– Giáo viên và học sinh thực hiện đúng kế hoạch, mục tiêu, dạy đúng, dạy đủ các nội dung. Tích hợp hiệu quả nội dung vào các hoạt động ngoại khóa.
– 100% cán bộ, giáo viên cụ thể hóa các nội dung vào trong phân phối chương trình và kế hoạch dạy học, giáo án để thực hiện.
            * Giải pháp thực hiện:
            – Giao Đoàn trường phối hợp với Ban chuyên môn nghiên cứu kỹ văn bản, hướng dẫn của cấp trên. Phát động sâu rộng cuộc thi an toàn giao thông trong đội ngũ giáo viên, học sinh. Quán triệt việc tham gia cuộc thi là trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và học sinh, góp phần đa dạng hoá các hoạt động giáo dục.
            – Xây dựng kế hoạch tham gia cuộc thi các cấp phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị, không gây quá tải và áp lực đối với giáo viên, học sinh.
            – Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền, giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
            2.2. Đổi mới các hoạt động giáo dục
            * Mục tiêu: Phát động và triển khai tham gia hướng dẫn cuộc thi Khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học và các cuộc thi có tính chất hỗ trợ hoạt động chuyên môn của giáo viên do cấp trên phát động, tổ chức. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT truyền thông trong dạy học.
            * Chỉ tiêu:
            – Tham gia có hiệu quả vào các cuộc thi. Phấn đấu có 02 giải cấp tỉnh trong cuộc thi khoa học kỹ thuật.
            – Mỗi giáo viên giảng dạy tối thiểu 20% số tiết ứng dụng CNTT/tổng số tiết dạy/năm học (Trừ bộ môn thể dục phấn đấu 5%).
            * Giải pháp thực hiện:
            – Nghiên cứu kỹ văn bản, hướng dẫn của cấp trên. Phát động sâu rộng các cuộc thi trong đội ngũ giáo viên, học sinh. Quán triệt việc tham gia các cuộc thi là trách nhiệm của giáo viên và học sinh, góp phần đa dạng hoá các hoạt động giáo dục.
            – Xây dựng kế hoạch tổ chức một số cuộc thi cấp trường để lựa chọn các sản phẩm tham gia cuộc thi cấp tỉnh.
            – Khen thưởng, động viên kịp thời các giáo viên, học sinh có thành tích tốt khi tham gia các cuộc thi.
            – Đưa kết quả thực hiện các cuộc thi và thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong giảng dạy vào đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm học.
2.3. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
            a) Đổi mới phương pháp dạy học
            * Mục tiêu: Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả và phù hợp với đối tượng học sinh.
            * Chỉ tiêu: 100% giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
            * Giải pháp thực hiện:
            – Đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện thông qua tổ chức dạy học theo định hướng năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục.
            – Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; chú trọng tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lý; rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức quá trình dạy học.
            – Chú trọng việc dạy học thực hành trong giờ chính khoá; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; chú trọng liên hệ thực tế phù hợp với nội dung bài học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị phù hợp với nội dung bài học.
            b) Đổi mới hình thức tổ chức dạy học
            * Mục tiêu: Tổ chức quán triệt và thực hiện về đổi mới đa dạng các hình thức tổ chức dạy học.
            * Chỉ tiêu:
            – Thực hiện đưa học sinh ra ngoài không gian lớp học ở một số tiết, một số môn thích hợp, đặc biệt là học sinh lớp 6 (trải nghiệm sáng tạo).
            – Phấn đấu tất cả các tổ chuyên môn đều có chuyên đề trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.
            * Giải pháp thực hiện:
            – Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội của học sinh.
            – Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường
            – Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, …
            – Xây dựng kế hoạch và khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động góp phần phát triển năng lực học sinh như: Văn hóa – văn nghệ, Thể dục – thể thao; các hội thi năng khiếu; các hoạt động giao lưu trên cơ sở tự nguyện của học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập;
c) Về đổi mới kiểm tra, đánh giá
* Mục tiêu: Tiếp tục quán triệt và tổ chức bồi dưỡng về đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
            * Chỉ tiêu:
            – 100% giáo viên thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá và kiểm tra đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của học sinh.
            – Xây dụng được ngân hàng câu hỏi và đề kiểm tra định kỳ đối với các môn (Trừ TD, ÂN, MT, GDQP) để kiểm tra, đánh giá khách quan chất lượng giáo dục học sinh.
            * Giải pháp thực hiện:
– Chỉ đạo và tổ chức nghiêm túc ở tất cả các khâu; đảm bảo khách quan, công bằng và đánh giá hướng tới phát triển năng lực của học sinh. Triển khai đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
– Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra định kỳ, cuối học kì, cuối năm học theo ma trận. Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành, giữa lí luận với thực tiễn trong các bài kiểm tra.
3. Công tác xây dựng đội ngũ
3.1. Mục tiêu:
– Bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, không ngừng nâng cao về trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tư cách đạo đức tốt, đảm bảo “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức tự học và sáng tạo”.
– Tham mưu với chi uỷ, làm tốt công tác phát triển đảng để kết nạp thêm các giáo viên, nhân viên có đủ điều kiện để đứng trong hàng ngũ của Đảng.
3.2. Chỉ tiêu:
– 100% cán bộ quản lý được bồi dưỡng kiến thức về quản lý giáo dục và  15% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.
– Phấn đấu trong năm học có từ 1-2 đ/c tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn và đi học thạc sĩ.
– Phấn đấu trong năm học kết nạp đảng từ 04 đồng chí.
– 100% cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng về chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ.
– Tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, đảm bảo đúng quy trình, phấn đấu có trên 15% giáo viên xếp loại tốt, trên 85% giáo viên xếp loại Khá.
– Số giáo viên đạt danh hiệu giỏi cấp trường: phấn đấu 14 gv giỏi ;
3.3. Giải pháp thực hiện
            a) Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, CBQL
            – Tổ chức cho CB, GV, NV nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo.
            – Bồi dưỡng giáo viên về nội dung theo chuyên đề của Sở tổ chức như kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh theo định hướng phát triển năng lực. Bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo, CBQL theo kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.
            – Tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức (cấp THPT), tham gia các đợt sinh hoạt, bồi dưỡng chuyên môn do cụm, Sở GD&ĐT tổ chức và triển khai.
            – Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng các chuyên đề: bồi dưỡng học sinh giỏi, nghiên cứu bài học, dạy học theo chủ đề tích hợp, Dạy học theo hướng tích hợp liên môn, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học, …
            – Đẩy mạnh phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
            – Xây dựng tập thể cán bộ, giáo viên có phong cách giao tiếp ứng xử văn minh, có lối sống trung thực, nâng cao ý thức xây dựng tập thể đoàn kết.
            b) Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, CBQL
            – Tổ chức học tập, quán triệt về đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Ngành GD&ĐT.            
            – Giao chi tiêu cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm về chất lượng, danh hiệu thi đua của học sinh, của lớp trong năm học. Theo dõi, so sánh với kết quả qua các kỳ kiểm tra chất lượng (giữa mỗi kỳ, cuối mỗi kỳ, học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh) nhằm giúp giáo viên điều chỉnh và rút kinh nghiệm trong giảng dạy, là minh chứng để bình xét thi đua cuối năm học.
            – Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn tổ chức kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra về nền nếp, chuyên đề, dự giờ có báo trước hoặc không báo trước đối với giáo viên. Tăng cường kiểm tra chuyên đề giáo viên.
            c) Quy định đối với giáo viên:
            – Về hồ sơ theo Điều lệ trường trung học phổ thông và theo quy định của Sở GD&ĐT, Ban chuyên môn nhà trường.
            – Về chuyên đề: Phấn đấu mỗi tổ chuyên môn có ít nhất 02 chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi, 01 chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, …
            – Về giáo án (bài soạn) đảm bảo soạn đầy đủ, đúng phân phối chương trình, đồng thời giáo án phải thể hiện tính khoa học, trí tuệ, đổi mới phương pháp dạy, phát huy được tính chủ động và năng lực của học sinh.
            4. Công tác tài chính, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị
            4.1. Mục tiêu:
            – Mua sắm, sửa chữa và bổ sung các thiết bị để phục vụ dạy – học, quản lý (phòng học, phòng bộ môn, sân chơi, bãi tập, nhà vệ sinh, …).
            – Xây dựng cảnh quan trường lớp xanh – sạch – đẹp và thân thiện.
            4.2. Chỉ tiêu:
            – Phấn đấu duy trì hoạt động của các phòng học bộ môn, đáp ứng 100% yêu cầu thực hành của các môn học.
            – Bảo quản sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị một cách hiệu quả. Phấn đấu 100% CB,GV sử dụng thiết bị đúng kế hoạch.
            – Thực hiện công tác tài chính đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời theo quy định hiện hành, không để tồn đọng kéo dài sang năm sau.
            4.3. Giải pháp thực hiện:
            – Đầu năm học, thực hiện rà soát, sắp xếp các thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học.
            – Tích cực tham mưu với cấp trên sữa chữa, cải tạo nâng cấp nhà lớp học, nhà vệ sinh; bổ sung trang thiết bị dạy học.
            – Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, vận động phụ huynh học sinh trên tinh thần tự nguyện đóng góp nhân lực, vật lực, … trong công tác tu sửa cơ sở vật chất, xây dựng quanh cảnh trường học để phục vụ tốt hơn cho việc học tập, vui chơi của học sinh.
– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nội dung các chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn ban hành kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2021 – 2022 ban hành kèm theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.
– Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách đối với cán bộ, quản lý, giáo viên chính sách về tiền lương, phụ cấp, tiền tàu xe nghỉ phép, …
– Phát huy vai trò của Đội TNTP, Đoàn TNCSHCM, trong việc theo dõi, giám sát ý thức bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của học sinh.
– Xây dựng quy chế bảo quản, sử dụng tài sản công theo quy định; đảm bảo tổ chức triển khai có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
5. Đổi mới công tác quản lý giáo dục
            5.1. Mục tiêu: Tăng cường xây dựng khối đoàn kết thống nhất ý chí trong hành động; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL và giáo dục học sinh toàn diện; hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
            5.2. Chỉ tiêu:
            – Phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ của năm học.
            – Tổ chức nhận xét, đánh giá Hiệu trưởng theo Chuẩn Hiệu trưởng; nhận xét, đánh giá Phó Hiệu trưởng theo Chuẩn Hiệu trưởng và công văn hướng dẫn khác của ngành. Phấn đấu: 100% CBQL được cấp trên và đội ngũ giáo viên, nhân viên đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.      
            5.3. Giải pháp thực hiện:
            – Thực hiện tốt công tác tổ chức nhân sự: Phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng trong Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên.
            – Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý: Sử dụng phần mềm PMIS, phần mềm quản lý học sinh, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia theo hướng dẫn của Sở, Bộ GD&ĐT.
            – Xây dựng và triển khai có hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng đảm bảo khoa học, dân chủ, công khai và công bằng.
            – Thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ và quy định của trường, công tác thi đua khen thưởng đảm bảo Công khai – Dân chủ – Công bằng.
            – Thực hiện tốt công tác an ninh, trật tự, an toàn trường học; công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
            – Sử dụng hiệu quả Website của nhà trường nhằm quảng bá các hoạt động giáo dục của nhà trường đến toàn xã hội.
            –  Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
            6. Công tác nội trú, nuôi dưỡng học sinh
            6.1. Mục tiêu
            – Tổ chức cho học sinh ăn, ở nội trú đảm bảo các quy định hiện hành.
            – Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, văn hoá, văn nghệ, thể thao, lao động vệ sinh, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự tại khu nội trú.
            6.2. Chỉ tiêu
             – 100% học sinh ở nội trú được tổ chức nấu ăn tập trung trên cơ sở các chế độ chính sách học sinh được hưởng để hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ gạo.
            – 100% học sinh thực hiện tốt nội quy, quy định của khu nội trú, xây dựng khu nội trú nhà trường đảm bảo vệ sinh, an toàn và thân thiện.
            6.3. Giải pháp:
– Thành lập Ban quản trú; Ban quản trị đời sống; xây dựng kế hoạch hoạt động; nội quy và các quy định khu nội trú; xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng tuần, từng tháng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch; báo cáo kết quả thực hiện hàng tháng, học kỳ và năm học; theo dõi, chỉ đạo trực khu nội trú.
– Xây dựng lịch biểu quy định về giờ giấc sinh hoạt nội trú. Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hoạt động ngoại khóa; tổ chức giao lưu các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lao động sản xuất cho học sinh nội trú, bảo vệ môi trường, đảm bảo trật tự an ninh khu nội trú và an ninh trong nhà trường.
– Thực hiện nghiêm túc công văn số 2103/SGDĐT-KHTC, ngày 19/9/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thí điểm tổ chức bếp ăn tập thể trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đồng thời xây dựng đề án triển khai hình thức căng tin khi được Sở GD&ĐT phê duyệt.
7. Công tác phổ cập giáo dục
7.1. Mục tiêu phấn đấu năm 2021
  – Duy trì kết quả phổ cập giáo dục của xã đã đạt được, cụ thể:    
          + Duy trì kết quả PCGD Mầm non cho trẻ em 5 tuổi đã đạt được;
          + Duy trì bền vững các tiêu chí phổ cập giáo dục THĐĐT – XMC;
– Duy trì kết quả PCGD THCS mức độ 3 đã đạt được, từng bước phấn đấu đạt các tiêu chuẩn PCGD THCS mức độ 3 bền vững.
7.2. Giải pháp thực hiện
– Nâng cao nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp uỷ, chính quyền, Ban chỉ đạo PCGD các cấp và của người dân về công tác phổ cập giáo dục.
            – Làm tốt công tác điều tra, bổ sung thường xuyên các biến động, cập nhật chính xác các số liệu làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và nâng cao tỷ lệ duy trì theo các tiêu chí chuẩn về phổ cập.
            – Tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương để làm tốt công tác vận động học sinh ra lớp.
8. Công tác đoàn thể
8.1. Mục tiêu
– Nâng cao chất lượng công tác đoàn thể trong nhà trường, có sự phối hợp giữa các đoàn thể và chính quyền trong các hoạt động nhằm giáo dục toàn diện học sinh.
– Phát huy chức năng giám sát, nắm bắt tình hình hoạt động của đoàn thể nhằm hỗ trợ, đề xuất giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường.
8.2. Chỉ tiêu
a) Công đoàn
– Công đoàn trường đạt danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh.
– Xây dựng và thực hiện tốt nếp sống “Văn hóa công sở” trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
– Tổ chức cho CBGVNV thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” chuyên đề 2021 (ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc) và các cuộc vận động khác.
– Tổ chức ít nhất 01 chuyên đề/tháng về nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho HS và cán bộ giáo viên (Phối hợp, lồng ghép với Đoàn TN và y tế).
– Phát huy vai trò lãnh đạo quần chúng của Công đoàn, xây dựng mái ấm công đoàn, đoàn kết thương yêu hỗ trợ lẫn nhau, thực hiện tốt phong trào lá lành đùm lá rách.
– Tổ chức, phát huy hiệu quả vai trò của Tổ nữ công, Ban thanh tra nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ nhà trường năm học 2021-2022.
– Quan tâm cải thiện nâng cao đời sống cho cán bộ giáo viên, công nhân viên về vật chất và tinh thần.
– Xã hội hóa giáo dục về hàng hóa, tiền, học bổng tối thiểu 50 triệu đồng.
b) Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong HCM
– Đoàn trường phấn đấu đạt Cơ sở Đoàn vững mạnh cấp Tỉnh và Trung ương.
– Tổ chức phát động nội dung thi đua cho Đoàn viên cán bộ giáo viên, học sinh và đội viên có kế hoạch cụ thể theo chủ điểm, chủ đề theo từng đợt từng tháng thi đua.
– Thực hiện tốt gương người tốt việc tốt, thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.
– Tổ chức sinh hoạt Đoàn, Đội cho đoàn viên, thanh thiếu niên tối thiểu 01 lần /tháng.
– Chú trọng bồi dưỡng các đội viên tích cực, ưu tú để giới thiệu vào Đoàn tổ chức 02 đợt kết nạp đoàn viên mới trong năm học.
– Chú trọng công tác phát triển đảng viên, đặc biệt trong chi đoàn giáo viên, phấn đấu giới thiệu 04 đoàn viên vào đảng trong năm học.
– Tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Thu gom phế liệu, trang trí lớp học, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, lao động tình nguyện, ngày vì môi trường, vẽ tranh tuyên truyền …
– Tổ chức tối thiểu 04 chuyên đề tuyên truyền, ngoại khóa về các nội dung gợi ý sau: Sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống xâm hại trẻ, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, phòng chống bỏ học đi lao động tự do, nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết, buôn bán người, tệ nạn xã hội, HIV-AIDS, xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực … cho đoàn viên, thanh niên.
– Xã hội hóa giáo dục về hàng hóa, tiền, học bổng tối thiểu 100 triệu đồng.
c) Ban đại diện cha mẹ học sinh
– Phát huy vai trò Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức họp phụ huynh vào đầu năm học, các học kỳ, cuối năm học đúng quy định. Có sự đồng thuận cao từ phía hội phụ huynh.
– Phối hợp cùng nhà trường thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua. Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia có hiệu quả vào công tác giáo dục của nhà trường.
d) Ban thanh tra nhân dân
– Theo dõi giám sát việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của nhà trường, vận động tập thể thực hiện tốt mọi quy chế đã đề ra.
– Nắm vững các văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra, giám sát để thực hiện đúng chức năng. Luôn giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường một cách có hiệu quả.
– Kiểm tra đôn đốc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, công tác thi đua khen thưởng, công tác tài chính.
8.3. Giải pháp thực hiện
– Xây dựng kế hoạch chi tiêu nội bộ cụ thể hàng năm, xây dựng quy chế hợp lý, phối hợp hoạt động cụ thể, chi tiết cho từng tổ chức đoàn thể  trong trường và triển khai thực hiện quy chế một cách công khai.
– Các đoàn thể xây dựng kế hoạch hoạt động, thông qua chi bộ và ban giám hiệu.
– Ban thanh tra nhân dân theo dõi việc thực hiện kế hoạch của nhà trường và các đoàn thể.
9. Công tác kiểm tra nội bộ
9.1. Mục tiêu:
– Triển khai chỉ đạo làm cho CBGVNV thấy được công tác kiểm tra là một công việc thường xuyên, cần thiết trong quản lý, giúp cá nhân làm tốt nhiệm vụ được giao. Kiểm tra nhằm phát huy nhân tố tích cực và ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực, tạo sự khách quan công bằng cho đội ngũ, tích cực hoàn thiện về tác phong, chuyên môn nghiệp vụ.
 – Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ, chú trọng kiểm tra về công tác chuyên môn, thực hiện tốt các cuộc vận động, tối thiểu 25% giáo viên được kiểm tra toàn diện, 100% giáo viên được kiểm tra chuyên đề.
– Phối hợp với Công đoàn tổ chức ban thanh tra nhân dân, chú trọng kiểm tra các khoản thu chi ngoài ngân sách và công khai cho toàn thể hội đồng.
– Thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo, không để khiếu nại vượt cấp.
9.2. Chỉ tiêu:
* Cá nhân:     + Kiểm tra chuyên đề: 100% CB,GV,NV
                                    + Kiểm tra toàn diện: 25% trên tổng số CB,GV, NV
            * Tập thể :      + Kiểm tra tài chính, chế độ chính sách: 02 lần/năm.
                                    + Kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: 02 lần/năm.
                                    + Kiểm tra hồ sơ bếp ăn tập thể: 02 lần/năm.
                                    + Kiểm tra hồ sơ viên chức: 01 lần/năm.
                                    + Kiểm tra công tác văn phòng: 01 lần/năm.
9.3. Giải pháp thực hiện:
– Thực hiện nghiêm túc các quy định theo văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.
– Kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất theo kế hoạch.
– Chọn đối tượng kiểm tra, rút kinh nghiệm, nhằm điều chỉnh và phát huy chức năng nhiệm vụ được giao.
– Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra nội bộ cụ thể, chi tiết. Thực hiện đúng kế hoạch.
10. Công tác tuyển sinh, hoạt động hè, bồi dưỡng giáo viên
10.1. Mục tiêu:
– Thực hiện tuyển sinh theo chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Giáo dục Đào tạo, tích cực chủ động trong tổ chức phối hợp với các nhà trường, chính quyền địa phương và gia đình học sinh để vận động các em học sinh trong độ tuổi đến trường.
– Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc quản lý học sinh.
– Thực hiện bồi dưỡng hè, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ giáo viên theo văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.
10.2. Chỉ tiêu:
– Phấn đấu tuyển sinh đạt chỉ tiêu do UBND huyện và Sở GD&ĐT giao.
– 100% học sinh không vi phạm pháp luật trong thời gian nghỉ hè.
– 100% giáo viên tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn và bồi dưỡng hè, bồi dưỡng thường xuyên đúng kế hoạch và có hiệu quả.
– Phấn đấu có từ 1-2 giáo viên đi học thạc sĩ trong năm học.
10.3. Giải pháp thực hiện:
– Có kế hoạch thực hiện các hoạt động trong hè trong đó có phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các tổ, các bộ phận liên quan.
– Bám sát các văn bản chỉ đạo về công tác tuyển sinh và bồi dưỡng giáo viên. Huy động tối đa nguồn nhân lực để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh đến trường.
            11. Công tác xã hội hoá giáo dục
             11.1. Mục tiêu: Phối hợp để xây dựng cơ sở vật chất và tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường. Huy động tối đa học sinh ra lớp.
            11.2. Chỉ tiêu:
             – Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để thu hút được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành và các lực lượng cùng chăm lo xây dựng sự nghiệp giáo dục toàn diện của nhà trường;
– Kêu gọi các nguồn lực để tăng nguồn cho quỹ khuyến học và xây dựng quy chế hoạt động cụ thể.
– Tích cực vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng CSVC, cảnh quan trường lớp, hỗ trợ học sinh nghèo. Phấn đấu tổng tiền và hàng trên 100 triệu đồng.
          11.3. Giải pháp thực hiện:
– Kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường, của lớp, tăng cường sự hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Mỗi năm họp phụ huynh học sinh 3 lần: đầu năm học, cuối học kỳ I, và cuối năm học.
– Thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường, của lớp để kêu gọi, huy động các nguồn lực hợp pháp để hỗ trợ nhà trường trong công tác giáo dục, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tôn tạo cảnh quan môi trưởng, …
            12. Công tác thi đua, khen thưởng
            12.1. Mục tiêu:
             – Phát động phong trào thi đua liên tục trong năm học.
            – Phát hiện điển hình tiên tiến trong thi đua và nhân rộng điển hình tiêu biểu.
            12.2. Chỉ tiêu:
          a) Về thi đua:
– Nhà trường được UBND tỉnh công nhận danh hiệu TTLĐXS.
– Phấn đấu có 15% cán bộ, giáo viên được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua. 85% cán bộ, giáo viên được công nhận danh hiệu lao động tiên tiến. Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên: phấn đấu có trên 15% giáo viên xếp loại tốt, trên 80% giáo viên xếp loại khá.
– Đối với học sinh phấn đấu trên 6,0% đạt danh hiệu học sinh giỏi, 40% đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
– Chi bộ đạt danh hiệu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
– Công đoàn được công nhận Công đoàn cơ sở vững mạnh.
– Đoàn trường được công nhận Đoàn cơ sở vững mạnh cấp tỉnh.
– Liên đội được Hội đồng đội huyện công nhận danh hiệu Liên đội vững mạnh.
b) Về khen thưởng:
– Nhà trường phấn đấu được UBND tỉnh tặng Bằng khen hoặc tương đương. Có ít nhất 01 đ/c được UBND tỉnh tặng bằng khen.
– Công đoàn nhà trường phấn đấu được Liên đoàn lao động Tỉnh tặng Bằng khen.
– Đoàn trường phấn đấu được nhận Giấy khen của Huyện, Tỉnh đoàn.
– Phấn đấu có 02 đồng chí được Giám đốc Sở tặng giấy khen, 1 đồng chí được Tỉnh đoàn tặng giấy khen. 01 đ/c được Công đoàn ngành tặng giấy khen. 05 đ/c được UBND huyện tặng giấy khen.
12.3. Giải pháp thực hiện:
– Làm tốt công tác thi đua theo đúng quy trình, tạo dựng được không khí thi đua lành mạnh, dân chủ và công khai.
– Từng cá nhân và từng tổ đăng ký danh hiệu thi đua.
– Hội đồng thi đua đánh giá thi đua của cán bộ giáo viên dựa trên những cơ sở sau:
+ Đảm bảo đủ ngày công theo quy định.
+ Việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương.
+ Tư tưởng, ý thức giữ gìn khối đoàn kết nội bộ.
+ Việc đánh giá xếp loại của các tổ chuyên môn về việc thực hiện nền nếp chuyên môn, chất lượng chuyên môn và hồ sơ sổ sách.
+ Chất lượng công tác giáo dục và giảng dạy.
+ Kết quả của việc kiểm tra, đánh giá.
+ Ý thức tổ chức và mức độ hoàn thành các công tác được giao.
13. Công tác thông tin, truyền thông
13.1. Mục tiêu:
– Làm tốt công tác truyền thông về giáo dục tập trung vào chủ trương của ngành, hình ảnh, việc làm hay, gương người tốt việc tốt của nhà trường và ngành giáo dục.
– Truyền thông tốt về những thay đổi và điểm mới trong giáo dục, thi cử của năm học 2021 – 2022; truyền thông về chế độ chính sách, kết quả giáo dục những đánh giá, nhận xét chưa đúng về giáo dục.
– Tổ chức tuyên truyền, truyền thông và phát triển đa dạng hệ thống thông tin tại bảng tin, website của nhà trường.
13.2. Chỉ tiêu:
– Phấn đấu Đoàn trường phối hợp với tổ phụ trách CNTT- truyền thông hàng tuần có tin bài đăng trên Website của trường và bảng tin nhà trường.
– 100% các kế hoạch, báo cáo đánh giá được đăng tải và quản lý trên Website của nhà trường
– Tổ chức cuộc thi : “Góc truyền thông nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học và vi phạm Luật an toàn giao thông đường bộ”  để quảng bá hình ảnh nhà trường và chủ trương giáo dục.
13.3. Giải  pháp thực hiện:
– Chỉ đạo sát sao đến các bộ phận có liên quan: Đoàn TN, Tổ CNTT và truyền thông.
– Xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai thực hiện linh hoạt, sáng tạo kế hoạch.
– Tăng cường công tác xã hội hóa và thu thập thông tin, truyền thông tiến bộ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

 
PHẦN III
KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP
 
          1. Kế hoạch tổng quát

Các hoạt động và
công việc cụ thể
Thời gian thực hiện (tháng) Nguời chịu
trách nhiệm
8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7
1. Chỉ đạo, xây dựng các kế hoạch. Kiện toàn các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, chuẩn bị CSVC cho năm học
Họp BGH phân công nhiệm vụ đầu năm x x                     BGH
Xây dựng kế hoạch công tác cho nhà trường, triển khai kế hoạch tới CBVC x x                     Hiệu trưởng
Duyệt các KH của phó hiệu trưởng, các tổ trưởng, các đoàn thể   x x x x x x x x x     Hiệu trưởng
Chỉ đạo họp phụ huynh và tổ chức Đại hội đại biểu ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệm kỳ IX x x       x       x     Hiệu trưởng
Kiểm tra công tác chuẩn bị CSVC, SGK, VPP của tổ hành chính x x                     BGH
Dự Đại hội đoàn trường   x                     BGH
Tổ chức hội nghị CNVC   x                     Hiệu trưởng
 2. Chỉ đạo hoạt động dạy và học
Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động dạy và học của GV và HS x x x x x x x x x x     BGH
Duyệt kế hoạch chủ nhiệm   x                     BGH
Kiểm tra tiến độ chương trình, tiến độ cho điểm của giáo viên     x x x x x x x x     BGH
 3. Công tác kiểm tra nội bộ trường học
Dự giờ, kiểm tra nội bộ trường học   x x x x x x x x       BGH
Chỉ đạo việc dạy và học x x x x x x x x x x     BGH
4. Công tác dồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ và HSG
Chỉ đạo các tổ chuyên môn rà soát công tác bồi dưỡng đội ngũ   x x x x x x x x x     Phó HT
Chỉ đạo tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường     x x x               Ban CM
Cho HS đăng ký, thành lập đội tuyển, chỉ đạo GV ôn luyện đội tuyển   x x x   x x x         Ban CM
 5. Công tác khảo thí, kiểm định chất lượng
Thành lập tổ khảo thí, các quy định về ma trận đề, đề KT, triển khai công tác khảo thí x x                     Ban CM, TCM
Hoàn thành BC tự đánh giá x x                     Theo QĐ HTr
Tổ chức các kỳ KT học kỳ, thi HSG, TN….       x x       x x x   Theo QĐ
 6. Hoạt động nghề phổ thông
Triển khai cho HS đăng ký, biên chế lớp x                       Phó HT
Lên TKB và học theo TKB x x x x x x x x         Ban CM
Tổ chức thi theo quy định               x x       Thực hiện theo QĐ của Sở
 7. Hoạt động GDQP-AN
Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, gửi Sở, BCH quân sự huyện. x x                     Hiệu trưởng, GV được phân công
Triển khai dạy theo KH x x x x x x             GV được phân công
8. Thực hiện sáng tạo cuộc vận động xây dựng THTT-HSTC
Thành lập ban chỉ đạo   x                     BGH
Kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch     x   x x   x   x     Phó HT
9.Công tác Thi đua khen thưởng
Triển khai theo HD của Sở, phát động thi đua, đăng ký thi đua   x x                   HĐ thi đua, Công đoàn, các tổ CM
Theo dõi và bình xét theo tháng, kỳ, cả năm x x x x x x x x x x     HĐ thi đua
Thẩm định, chấm SKKN, nộp Sở       x x     x x       Hội đồng KH
Hoàn thiện hồ sơ cuối năm nộp sở                   x x   HĐ thi đua, các tổ CM
10. Công tác thống kê, tổng hợp
Triển khai công tác thống kê đầu năm, cuối kỳ, cuối năm học x x     x x       x x   BGH, thư ký, GVCN, GVBM

 
2. Kế hoạch cụ thể

Tuần
Thời gian
Nội dung công việc Tổ chức, cá nhân
thực hiện
Tuần chuẩn bị cho năm học mới 2021-2022 – Tổ chức tuần sinh hoạt tập thể cho HS toàn trường vào đầu giờ các buổi học
– Gửi báo cáo tổng hợp cung cấp nhanh một số thông tin đầu năm học 2021-2022 (trước 10/9)
– Triển khai phát thanh tuyên truyền phòng dịch Covid-19.
– Triển khai nộp hồ sơ xét chế độ học sinh (Theo NĐ81/2021 và NĐ116/2015 của chính phủ)
– Triển khai họp phụ huynh đầu năm.
– Khai giảng năm học 2021-2022 (05/9)
BGH,  ĐTN, GV, GVCN
 
BGH
 
BGH
BGH, ĐTN
 
GVCN
 
GVCN
Toàn cơ quan
1
06/9-12/9
 
– Bắt đầu học theo kế hoạch thời gian năm học.
– Phát động thi đua đợt I (Từ ngày 06/9 đến ngày 20/11).
– Lên kế hoạch tập luyện thể dục thể thao chuẩn bị cho Hội thao ngành và Hội khỏe tỉnh
– Lên kế hoạch tổ chức 39 năm ngày NGVN
– Triển khai kế hoạch Bồi dưỡng HSG khối 12
– Xây dựng KH ôn thi THPT Quốc gia
– Chuẩn bị Hội nghị CB,NG,NLĐ năm học 21-22.
– Họp phụ huynh đầu năm học 2021-2022
– Triển khai công tác phổ cập giáo dục
Toàn trường
 
Toàn trường
 
BGH, CĐ, ĐTN
 
BGH, ĐTN
BGH, TTCM
BGH, TTCM
BGH, Công đoàn
 
GVCN, BGH
BGH
2
13/9-19/9
– Thực hiện kế hoạch Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 12
– Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém
– Tổ chức họp xét chế độ học sinh (Theo NĐ81 và NĐ116 của chính phủ)
– ĐH chi đoàn học sinh (từ 9/9 đến hết 15/9)
– ĐH Chi đoàn giáo viên (15/9)
– Duyệt kế hoạch của các tổ chuyên môn, Văn phòng năm học 2021-2022.
– Thực hiện KH phụ đạo học sinh 6, 10,11,12
Theo Quyết định
 
BGH, TTCM
 
GVCN, Theo Quyết định
 
Các Chi đoàn học sinh
Chi đoàn CBGV
BGH và các tổ trưởng chuyên môn
BGH, GV, HS
3
20/9-26/9
– Báo cáo đầu năm gửi sở trước ngày 15/9
– Phát động thi đua chào mừng 38 năm ngày NGVN.
– Xây dựng kế hoạch pháp chế năm học 2019-2020
– Triển khai đăng ký thi đua năm học
– Đại hội Đoàn trường (dự kiến 22/9)
– Họp PHHS đầu năm K6-12 (15/9)
– Tổ chức tết trung thu cho học sinh và con em cán bộ giáo viên trong cơ quan (21/9).
BGH
Toàn cơ quan
 
BGH
 
BGH, TCM
Đoàn viên thuộc thành phần
GVCN – BGH
Đoàn thanh niên, Công đoàn nhà trường
4
27/9-03/10
– Hoàn thiện hồ sơ chủ nhiệm
– Báo cáo kế hoạch pháp chế về Sở GD&ĐT trước ngày 25/9
– Triển khai cuộc thi KHKT học sinh THPT cấp trường.
– Triển khai rà soát các tiêu chí và hồ sơ phổ cập 2021, hoàn thiện BC trước 30/9
– Phát động thi đua “Bông hoa điểm tốt”
GVCN
BGH
 
BGH
 
Theo QĐ phân công và KH của Ban phổ cập xã TST
Đoàn TN
5
04/10-10/10
– Hoàn thành kế hoạch kiểm tra nội bộ gửi về Sở GD&ĐT (Trước 30/09)
– Báo cáo nhu cầu gạo hỗ trợ về Sở GD&ĐT (trước ngày 30/9)
– Báo cáo tự đánh giá trường học trước 30/9.
– Xây dựng KH tổ chức tọa đàm ngày phụ nữ VN 20/10
– Tổ chức kiểm tra 01 tổ CM
BGH
 
BGH
 
Theo QĐ hiệu trưởng
Công đoàn
BGH, BCM
6
11/10-17/10
– Triển khai tập luyện Hội thao ngành GD đối với GV
– XD Điều lệ Hội thi QP-AN cấp trường
– Kiểm tra hoàn thiện minh chứng đánh giá chuẩn, hồ sơ đánh giá ngoài.
– Gửi hồ sơ đăng ký thi đua về Hội đồng thi đua khen thưởng của ngành (trước ngày 15/10)
BGH và Công đoàn
 
Nhóm GV TD
BGH
 
BGH
 
7
18/10-24/10
– Tổ chức kỷ niệm 91 năm ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2021)
– Đánh giá ngoài nhà trường
– Tiếp tục thi GV dạy giỏi cấp trường.
– Tham gia Hội thao truyền thống giai đoạn 1 môn Bóng chuyền (Từ ngày 24/10 đến 28/10)
CĐ-ĐTN
 
Theo QĐ của Sở
Theo Quyết định
Đoàn VĐV
8
25/10-31/10
– Mở lớp cảm tình Đoàn lần một.
– Tiếp tục ôn thi THPT Quốc gia.
– Tiếp tục thi GV dạy giỏi cấp trường.
– Rà soát tiến độ ôn thi HSG khối 12
– Kiểm tra công tác chuẩn bị cho 20/11
– Tập luyện văn nghệ chuẩn bị 20/11
– Kiểm tra giữa kỳ I
ĐTN
Theo phân công
BGH
 
 
Đoàn TN
CB,GV và HS
9
01/11-07/11
– Tiếp tục thi GV dạy giỏi cấp trường.
– Tập luyện văn nghệ chuẩn bị 20/11.
– Chuẩn bị tham gia Hội thao giai đoạn 2
– Kiểm tra giữa kỳ I
TCM-GV
ĐTN
Theo QĐ của HTr
CB,GV, Phó HT
10
08/11-14/11
– Hoàn thiện và gửi hồ sơ các dự án dự thi KHKT năm học 2021-2022
– Hội thao truyền thống giai đoạn II
– Chuẩn bị tổ chức Mít tinh 39 năm ngày nhà giáo VN dự kiến 20/11/2021
– Sơ kết thi đua đợt I; phát động thi đua đợt II
Phó hiệu trưởng
 
Theo Quyết định
 
Toàn trường
BCH Công đoàn, Ban thi đua
11
15/11-21/11
– Sơ kết thi GV dạy giỏi cấp trường
– Sơ kết phong trào Bông hoa điểm tốt
– Tổ chức mít tinh 20/11 ngày 19/11/2021
– Kiểm tra hồ sơ thi HSG cấp tỉnh
TCM-GV
BGH
ĐTN
Thư ký HĐ
12
22/11-28/11
– Kiểm tra hồ sơ tốt nghiệp 12 (đợt 2), kiểm tra hồ sơ thi HSG 12
– Triển khai các nhiệm vụ chuyên môn
Theo Quyết định
 
BGH
13
29/11-05/12
– Hội thảo CM học kỳ I (trao đổi chuyên môn nghiệp vụ)
– Báo cáo kết quả GDQPAN về Sở GD&ĐT trước ngày 01/12
– Thi Học sinh giỏi khối 9, 12 ngày 01-02/12
TCM-GV
 
BGH
 
Theo Quyết định
14
06/12-12/12
– Hội thảo vòng tổ (trao đổi chuyên môn nghiệp vụ)
– Ôn thi HS chuẩn bị kiểm tra cuối kỳ I
TCM-GV
 
 
15
13/12-19/12
– Bồi dưỡng học sinh yếu kém, ôn thi học kỳ I
– Triển khai KH kiểm kê CSVC cuối năm 2021.
– Kiểm tra hồ sơ viên chức cuối năm hành chính.
Theo KH
BGH
 
BGH
 
16
20/12-26/12
– Tổ chức kỷ niệm ngày 22/12
– Kết nạp đoàn viên mới (Đợt 1)
– Ôn thi cuối kỳ I, kiểm tra các môn ngoài cơ bản (Không tập trung)
Theo Quyết định
ĐTN
BGH, GV, HS
 
17
27/12 đến 02/01/2022
– Kiểm tra cuối kỳ, chấm điểm, tổng kết điểm
– Hoàn thiện các loại báo cáo
– BC thực hiện biên chế, bố trí, phân công đội ngũ, chế độ chính sách đối với nhà giáo và CBQL (trước ngày 31/12)
Toàn thể CBVC
Theo Quyết định
BGH
18
03/01-09/01
– Báo cáo dữ liệu trên phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia (trước 05/01/2022)
– Kết thúc môn học GDQP&AN, gửi báo cáo về Sở GD&ĐT (trước ngày 05/01)
– BC TEMIS (TCCB)
– Tham gia cuộc thi KHKT học sinh THPT tại Điện Biên
– Lập đội tuyển HSG, MTCT khối 10, 11
– Họp PHHS cuối kỳ I
– Nghỉ kết thúc học kỳ I
– Tổ chức tết dân tộc cho học sinh
Toàn trường
 
BGH và GV giảng dạy
 
Theo phân công
Theo quyết định
 
BGH-TCM-GV
BGH, GVCN, PHHS
Toàn trường
BGH, Đoàn TN
19
10/01-16/01
– Ngày 08/01/2022 bắt đầu HKII
– Quy định việc HS nghỉ các tuần trước và sau tết Nguyên đán 2021
– Báo cáo GDTrH trước ngày 12/01/2022
– Báo cáo cuối kỳ I đối với Sở GD&ĐT
Toàn trường
BGH
 
BGH
BGH
20
17/01-23/01
– Kiểm tra phê duyệt các KH của HKII
– Triển khai bảo quản CSVC chuẩn bị nghỉ tết
– XD lịch trực và đăng ký nơi nghỉ tết 2021
BGH
BGH, Ban CSVC
Tổ CM, CB,GV
21
24/01-30/01
– Triển khai các nhiệm vụ chuyên môn, kiểm tra nền nếp chuyên môn.
– Tổ chức tết đoàn viên cho giáo viên, nhân viên trước khi nghỉ
– Mở lớp cảm tình Đoàn lần hai
– Tổ chức chấm và đánh giá chất lượng kỳ thi thử THPT quốc gia; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch ôn thi THPT quốc gia (nếu cần thiết)
– Sơ kết thi đua đợt II; phát động thi đua đợt III (từ ngày 04/02 đến 26/03)
BGH, BCM
 
Công đoàn
 
Đoàn TN
Ban CM
 
 
Ban thi đua, khen thưởng
Nghỉ tết
31/01-06/02
Nghỉ tết nguyên đán từ 29/1 đến 06/02/2022
Phân công trực trường, trực BGH
Toàn trường
BGH, nhân viên
22
07/2-13/02
– Tổ chức các HĐ vui xuân cho học sinh
– Tổ chức tết trồng cây xanh
– Rà soát học sinh nghỉ học sau tết, tổ chức vận động học sinh ra lớp
ĐTN
CĐ-ĐTN
BGH và các GVCN
23
14/02-20/02
– Học theo TKB
– Tiếp tục vận động học sinh ra lớp
– Tổ chức các HĐ vui xuân để hạn chế HS đi chơi xuân
– Đẩy mạnh ôn thi HSG các khối 9, 10,11
Toàn trường
Theo quyết định
Đoàn TN
 
GV bộ môn
24
21/02-27/02
– Học theo TKB
– Rà soát tiến độ ôn thi THPT quốc gia và ôn thi HSG 9,10, 11
– Đẩy mạnh ôn thi HSG các khối 9, 10,11
Toàn trường
BGH
25
28/02-06/3
– XD kế hoạch tổ chức tọa đàm ngày 08/3
– Kiểm tra kế hoạch tự bồi dưỡng của giáo viên
– Kiểm tra hồ sơ thi nghề
– Đẩy mạnh ôn thi HSG các khối 9, 10,11
ĐTN, CĐ
Theo QĐ
 
Theo QĐ
GV bộ môn
26
07/3-13/3
– Hoàn thiện hồ sơ thi nghề.
– Tổ chức tọa đàm 8/3
– Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường (Nếu có)
– Đẩy mạnh ôn thi HSG các khối 9, 10,11
Theo KH
Ban tổ chức và giáo viên dự thi
 
GV bộ môn
27
14/3-20/3
– Hoàn thành chương trình 105 tiết khối 11. (nghề PT)
– Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị vật tư cho thi nghề
– Đẩy mạnh ôn thi HSG các khối 9, 10,11
GV giảng dạy nghề
 
Đ/c: Dung, Lứ, Quảng
 
GV bộ môn
28
21/3-27/3
– Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn
– Tổng kết thi đua đợt III; phát động thi đua đợt IV (từ ngày 27/03 đến 19/05)
– Kết nạp đoàn viên mới (Đợt 2)
– Thẩm định SKKN
– Thi nghề phổ thông-Xét kết quả
– Đẩy mạnh ôn thi HSG các khối 9, 10,11
ĐTN
 
BGH
 
ĐTN-HS Tham gia
HĐ khoa học
Theo QĐ
29
28/3-03/4
– Nộp hồ sơ đề nghị công nhận SKKN
– Ôn thi TN 12 theo KH
– Hướng dẫn học sinh ôn tập kiểm tra học kỳ lớp 12
HĐ khoa học
BGH, GV ôn luyện
Theo Quyết định
30
04/4-10/4
– 05,6/4 thi học sinh giỏi khối 9,10, 11
– Lập kế hoạch phát triển GD&ĐT, Kế hoạch ngân sách năm học 2022-2023 về Sở GD&ĐT
– Báo các kết quả thi nghề về Sở
– Xét kết quả, hoàn thiện hồ sơ thi Nghề PT gửi Sở
HĐ thi-HS Khối 10, 11
BGH và kế toán
 
 
HĐ thi
Theo Quyết định
 
31
11/4-17/4
– Kiểm tra HK II lớp 12
– Hoàn thiện Hồ sơ thi TN 12
– Nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3
Theo KH
Theo Quyết định
Toàn trường
32
18/4-24/4
– Cộng và vào điểm học bạ khối 12
– Duyệt xếp loại 2 mặt GD HS khối 12
– Chấm SKKN cấp trường
GV giảng dạy
BGH, GVCN
HĐ sáng kiến
33
25/4-01/5
– Hướng dẫn học sinh ôn tập kiểm tra cuối năm đối với các khối THCS và THPT còn lại.
–  HD đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm và đáng giá chuẩn
– Nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Theo Quyết định
 
BGH
 
Toàn trường
34
02/5 – 08/5
– Học theo TKB
– Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra nội bộ về Sở GD&ĐT
– Triển khai công tác tuyển sinh tại các trường THCS trên địa bàn
Toàn trường
BGH
 
BGH
35
09/5 – 15/5
– Kiểm tra học kỳ II khối THCS và 10,11
– Xét thi đua; tổng kết năm học, hoàn thành BC tổng kết theo kế hoạch
– Báo cáo tổng kết công tác pháp chế về Sở GD&ĐT trước ngày 20/5
– Sơ kết thi đua đợt IV, Tổng kết thi đua, Họp cụm thi đua cuối năm
Theo Quyết định
BGH
 
BGH
 
BGH
36
16/5-22/5
– Nộp báo cáo tăng giờ về phòng TCCB
– Báo cáo TEMIS
– BC nhu cầu thuyên chuyển công tác.
– XD kế hoạch họp PHHS cuối năm
BGH
BGH
BGH
BGH,
37
23/5-29/5
– BC thực hiện biên chế, bố trí, phân công đội ngũ, chế độ chính sách đối với nhà giáo và CBQL (trước ngày 31/5)
28/5/2021 Tổng kết năm học
– Hoàn thiện hồ sơ thi đua
– Hướng dẫn tuyển sinh vào 10
– Họp phụ huynh cuối năm ngày 27/5/2022
BGH
 
 
BGH-TCM-GV
BGH, Ban tuyển sinh
Toàn trường
BGH, GVCN, Phụ huynh
38
30/5-05/6
– Báo cáo đánh giá xếp loại nhà giáo
– Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT
– Báo cáo tổng kết về công tác thi đua khen thưởng và các hồ sơ thi đua về Sở GD&ĐT
– Báo cáo GDTrH cuối năm trước ngày.
– Tổ CM hoàn thiện hồ sơ nộp CM
– GV hoàn thiện học bạ HS và các hồ sơ lớp CN
– HS nghỉ hè từ ngày 01/6/2021
Hiệu trưởng-P.HT
 
BGH
 
BGH
BGH
BGH
BGH
 
Học sinh
39
06/6 – 12/6
– Hoàn thiện hồ sơ chuyên môn
– GVCN hoàn thiện hồ sơ, học bạ
– Hoàn thiện báo cáo cuối năm
– Cán bộ, GV nghỉ hè từ 10/6/2021
– Đăng ký nghỉ hè và nơi nghỉ, phân công lịch trực hè của BGH, tổ VP
Các Tổ CM
GVCN, GVBM
BGH
CB,GV
BGH
 

 

3. Điều chỉnh bổ sung
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

PHẦN IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

            Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của hiệu trưởng, các thành viên trong Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng, các đoàn thể, hội và các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch công tác, kế hoạch hoạt động phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu được giao. Phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch, mục tiêu và các chỉ tiêu được giao trong năm học 2021-2022.
          Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của hiệu trưởng trường THCS và THPT Tả Sìn Thàng. Các phó hiệu trưởng, tổ trưởng, cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiên cứu thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thông tin, trao đổi kịp thời với các đồng chí trong Ban giám hiệu để thống nhất giải quyết./.

 

Nơi nhận:
– Các phó hiệu trưởng (t/h);
– Tổ CM; tổ VP (t/h);
– CĐ, ĐTN (t/h)
– Lưu: VT, HT.

 

HIỆU TRƯỞNG
 
 
 (Đã ký)

 
 
Trần Huy Hoàng

 
 
– Tỷ lệ tốt nghiệp THPT vương quốc : 69/70 = 98,57 % – Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở : 43/43 = 100 % – Tỉ lệ chuyển lớp sau thi lại đạt 98,46 %. – Tỷ lệ học viên đạt điểm sàn nguyện vọng 1 vào những trường Đại học 05/25 = 20 % học viên. – Về công tác làm việc tu dưỡng học viên giỏi cấp tỉnh : 05 giải khuyến khích. * Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên cấp dưới : – Tổng số 38 chiến sỹ, trong đó BGH 03 ; GV 29 ; NV 06. – 100 % giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ; 03 thạc sĩ. – 30/38 CBGVNV đạt thương hiệu lao động tiên tiến trở lên ( trong đó 04 CBGV đạt CSTĐ cấp cơ sở ) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Exit mobile version