Site icon Nhạc lý căn bản – nhacly.com

KHI CÔ ĐỘC LÀ SỰ LỰA CHỌN : LIỀU THUỐC GIẢI CHO MỘT TRONG NHỮNG MỐI LO VÀ NGHỊCH LÝ LỚN NHẤT CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA.

“Chúng ta đang sống trong một xã hội nơi lòng tự trọng thường được nhìn nhận như một bằng chứng của hạnh phúc, nhưng chúng ta lại không muốn gần gũi với con người đáng ngưỡng mộ và có sức quyến rũ đó.”

Trước khi đọc bài này, chúng ta hãy thử xem sự khác nhau giữa đơn-thân (alone) và cô-đơn (lonely). Đơn-thân là trạng thái, thường là do lựa chọn. Cô-đơn là tính từ, miêu tả hệ quả. Bạn hoàn toàn có thể cảm thấy cô-đơn khi ở giữa gia đình, khi nằm ngay cạnh người bạn yêu. Khi bất đồng trong giao tiếp nảy sinh, khi mọi người quanh bạn hoặc thậm chí bản thân bạn không hiểu hoặc đón nhận những suy nghĩ trong lòng bạn, bạn cô đơn.Cô-độc. Cô-đơn. Độc-thân. Đơn-thân. Bản thân những cụm từ này chỉ đơn thuần mang nghĩa “một mình, một cá nhân, duy nhất” nhưng trong phông nền văn hóa Việt Nam “con đàn, cháu đống” “có chị, có em” thì “một mình, duy nhất” được coi là một sự thất bại trong xã hội, vì vậy từ bé chúng ta đã học cách mặc định rằng “cô-độc”, “cô-đơn” là những cảm giác buồn vì không hòa nhập được với môi trường, là cái cần tránh. Còn những người độc-thân, đơn-thân là những người thất bại. Tuy nhiên đây sẽ chỉ còn là một suy nghĩ cũ-cực-cũ sau 10 phút tới.Đọc thêm:Khi phần trăm cơ hội để tìm được một người bạn đời thấp một cách “ảm đạm” và bí quyết cho một tình yêu bền lâu phần lớn đến từ sự nhượng bộ, liệu có lạ chăng nếu số người quyết định sống đơn- thân ngày càng nhiều? Lựa chọn sự cô-đơn một cách chủ động không chỉ trong phạm vi tình yêu mà còn cả với các mối quan hệ con người – con người khác nữa. Emerson, nhà vô địch hùng biện về tình bạn trong văn học Anh đã sống phần lớn cuộc sống của mình cô-đơn, và nó đã giúp ông viết ra những tác phẩm sống cùng thời gian. Nhưng những sự lựa chọn kiểu như vậy dường như vẫn là một thứ xa xỉ phẩm trong nền văn hóa của chúng ta – thứ sản phẩm được đánh đổi với phần đều của sự e sợ và sự khinh bỉ, nhất là ở thời đại tính kết nối, mối quan hệ đang được tôn sùng hơn bao giờ hết như hiện nay. Khẳng định nổi tiếng của Hemingway rằng sự cô-đơn là điều cần thiết cho công việc sáng tạo có lẽ là chuẩn xác bởi chính bản thân câu nói đã thể hiện tính triệt để và sự đáng sợ trong đó.
Một người bạn của tôi gần đây có kể cho tôi một “giai thoại” như sau: Một buổi tối trong chuyến đi Mexico một mình của cô, cô có ghé vào một quán ăn địa phương. Ngay khi hiểu ra rằng cô sẽ ăn tối một mình, người bồi bàn của quán ăn đã đưa cô tới một chỗ ngồi khuất ở bên trong, không quên thể hiện sự lúng túng có pha lẫn thương hại, để không làm ảnh hưởng đến khung cảnh huyền ảo của các cặp đôi đang dùng bữa. (Một điều đáng nói khác ở đây, đó là những kiểu “tai nạn” này không chỉ cho thấy sự kỳ thị với chuyện độc-thân cũng tương đương với sự thất bại của chúng ta trong việc tôn trọng nghệ thuật sống độc-thân.Đọc thêm:Cô-đơn, là thứ mà bản thân chúng ta tự “bầu cử”, sau đó được trả lời bằng những “bản án phán xét” và cuối cùng trở thành nô lệ của sự kỳ thị. Nhưng nó cũng là một thứ “dung lượng” rất cần thiết cho một cuộc sống trọn vẹn.
Một điều đáng ngạc nhiên và rất quan trọng về sự cô-đơn đó là nó không những không khiến cho chúng ta tách mình khỏi xã hội mà thực ra tăng khả năng kết nối của chúng ta. Bằng cách gần gũi, thân thiết với chính cái thế giới khép kín của chúng ta – cái thế giới dường như đáng sợ và thường rất lạ lẫm mà đến cả triết gia Martha Nussbaum cũng kêu gọi hãy vượt qua mọi nỗi sợ hãi để khám phá nó, chúng ta sẽ tự giải thoát mình và tìm đến sự gần gũi với những cá nhân khác. Maitland còn viết:

“Không có gì hủy hoại những mối quan hệ nhanh hơn khi con người ta “vô tâm, vô nghĩ” không giới hạn. Những người như vậy rất khó để trở thành là những cá nhân toàn vẹn khi họ thậm chí không hề có chút gì là của mình, là chính mình. Điều này gợi ý rằng ngay cả những người hiểu rằng các mối quan hệ trong cuộc sống (bất kỳ quan hệ gì) khiến họ cảm thấy tốt hơn, viên mãn hơn cũng đều cần một khoảng không gian riêng cho chính họ, hoặc ít nhất một vài dịp để có thể tận dụng nó. Nếu bạn thực sự hiểu bản thân mình và hiểu rằng bạn kết nối với những người khác là bởi vì bạn thực sự muốn vậy thay vì bị yếu tố khác khống chế, hoặc chỉ vì sự tuyệt vọng hay sự tham lam, hoặc vì bạn sợ rằng sự tồn tại của bạn cần phải được công nhận bởi những người khác, thì bạn thực sự là một người TỰ DO. Sự cô-đơn trong thực tế sẽ nuôi dưỡng các mối quan hệ, đơn giản vì những mối quan hệ đó được dựa trên sự TỰ DO. “

Đọc thêm:Tuy nhiên giá trị của sự đơn-thân đang bị trôi tuột theo đường xoắn ốc của những định kiến xã hội trong lịch sử nhân loại. Maitland đưa ra dẫn chứng về sự tăng trưởng số lượng đàn ông không kết hôn (male spinsters) ở Mỹ từ 6% năm 1980 lên đến nay là 16%, và bà cũng lần theo dấu vết của hiện tượng xã hội “méo mó” này:

“Thời Trung Cổ, từ “bà cô” (spinster) là một từ được dành để khen những người, thường là cho phái nữ, có khả năng tự thân độc lập (spin), độc lập về tài chính – điều vô cùng khó và hiếm đối với phụ nữ thời đó. Bản thân từ này được dùng với tất cả phụ nữ khi họ bước vào một cuộc hôn nhân như một cách nói họ đã tiến tới mối quan hệ này một cách tự do, tự bản thân quyết định thay vì vụ lợi. Còn trong xã hội ngày nay, “bà cô” mang ý nghĩa xúc phạm, bởi chúng ta thấy sợ thay cho họ. Đàn ông có lẽ cũng không là ngoại lệ khi xã hội nghĩ họ là những người “hâm hấp” hoặc “có vấn đề thần kinh”. “

Cách nghĩ “hiện đại” vô tình đánh đồng sự đơn-thân chủ động như một chứng bệnh 3 căn: sad (buồn), mad (bực) và bad (bại) này thực ra được hình thành từ lối suy nghĩ giáo điều luẩn quẩn, thứ suy nghĩ mà những người vốn tự nguyện chọn bản thân họ là bạn thân, chọn sự riêng tư là nhân phẩm căn bản, không tài nào chen chân vào nổi. Để phản ánh sự phổ biến của lòng thương hại không đúng chỗ, Maitland đã kết thúc sự bất khả kháng trong việc bác bỏ những giả định sai lầm của xã hội:

“Nếu bạn nói “Thực ra, tôi cảm thấy hạnh phúc,” thì có người sẽ luôn cố chứng minh ngược lại. Gần đây có một người cứ cố gắng an ủi tôi vượt qua đau khổ, nhưng khi tôi đảm bảo với người đó là tôi thực sự hạnh phúc thì họ đáp “Chắc cô tự nghĩ vậy thôi”. Xin thưa hạnh phúc là một thứ cảm giác. Tôi không tự nghĩ ra, mà tôi cảm thấy. Tất nhiên là tôi có thể đang sống mơ mộng, và một lúc nào đó toàn bộ tòa dinh thự của niềm vui và sự hài lòng này sẽ đổ sụp quanh tai tôi, nhưng tại thời điểm này hoặc là tôi đang nói dối hoặc tôi đang nói sự thật. Hạnh phúc của tôi không thể nào, theo đúng như bản chất tự nhiên của hạnh phúc, là thứ cảm giác mà tôi có thể “nghĩ ra” nếu không thực sự cảm thấy. “

[…]Tất nhiên thế giới của chúng ta cũng có rất nhiều vẻ đẹp, tình yêu của sự hy sinh và đam mê, sự mềm mại, sự phồn thịnh, lòng dũng cảm và niềm vui. Nhưng những điều đó dường như có thể xảy ra mà không cần tính đến mô hình hay phương pháp tư duy triết học xa xôi nào. Thực tế đó vẫn đang diễn ra. Bởi một thực tế khác cũng đang diễn ra đó là chúng ta luôn vật lộn với những vấn đề này và mong nó sẽ lặp lại. “

Và trong những trận vật lộn đó, ta cố bấu víu để thoát khỏi sự cô-đơn, một thứ trạng thái chúng ta thậm chí không thực sự hiểu và do vậy không thể kế thừa những thành quả của nó. Hai chiến thuật phòng vệ phổ biển nhất chống lại sự cô-đơn theo Maitland thứ nhất là mô hình sợ-cá-chém-thớt tức là chúng ta phê phán những người có khả năng tìm thấy niềm vui trong sự cô-đơn và lên án họ, gắn cho họ cái kết luận “sad-mad-bad”; thứ hai là phương pháp phòng thủ, bằng cách “ngấu nghiến” tạo ra một mạng lưới quan hệ rộng để tránh cho bản thân chúng ta khỏi nguy cơ bị một-mình, đối mặt với chính mình. Maitland thủ thỉ:

“Bất kể bạn có bao nhiêu bạn trên Facebook, bao nhiêu contacts, bao nhiêu mối quan hệ hay sự dự phòng về tài chính, những con số đó không thể đảm bảo sẽ bảo vệ bạn.”

Nguồn: Tâm lý học tội phạm

Trước khi đọc bài này, chúng ta hãy thử xem sự khác nhau giữa(alone) và(lonely).là trạng thái, thường là do lựa chọn.là tính từ, miêu tả hệ quả. Bạn hoàn toàn có thể cảm thấy cô-đơn khi ở giữa gia đình, khi nằm ngay cạnh người bạn yêu. Khi bất đồng trong giao tiếp nảy sinh, khi mọi người quanh bạn hoặc thậm chí bản thân bạn không hiểu hoặc đón nhận những suy nghĩ trong lòng bạn, bạn cô đơn.Đơn-thân. Bản thân những cụm từ này chỉ đơn thuần mang nghĩa “một mình, một cá nhân, duy nhất” nhưng trong phông nền văn hóa Việt Nam “con đàn, cháu đống” “có chị, có em” thì “một mình, duy nhất” được coi là một sự thất bại trong xã hội, vì vậy từ bé chúng ta đã học cách mặc định rằng “cô-độc”, “cô-đơn” là những cảm giác buồn vì không hòa nhập được với môi trường, là cái cần tránh. Còn những người độc-thân, đơn-thân là những người thất bại. Tuy nhiên đây sẽ chỉ còn là một suy nghĩ cũ-cực-cũ sau 10 phút tới.Khi phần trăm cơ hội để tìm được một người bạn đời thấp một cách “ảm đạm” và bí quyết cho một tình yêu bền lâu phần lớn đến từ sự nhượng bộ, liệu có lạ chăng nếu số người quyết định sống đơn- thân ngày càng nhiều? Lựa chọn sự cô-đơn một cách chủ động không chỉ trong phạm vi tình yêu mà còn cả với các mối quan hệ con người – con người khác nữa. Emerson, nhà vô địch hùng biện về tình bạn trong văn học Anh đã sống phần lớn cuộc sống của mình cô-đơn, và nó đã giúp ông viết ra những tác phẩm sống cùng thời gian. Nhưng những sự lựa chọn kiểu như vậy dường như vẫn là một thứ xa xỉ phẩm trong nền văn hóa của chúng ta – thứ sản phẩm được đánh đổi với phần đều của sự e sợ và sự khinh bỉ, nhất là ở thời đại tính kết nối, mối quan hệ đang được tôn sùng hơn bao giờ hết như hiện nay. Khẳng định nổi tiếng của Hemingway rằng sự cô-đơn là điều cần thiết cho công việc sáng tạo có lẽ là chuẩn xác bởi chính bản thân câu nói đã thể hiện tính triệt để và sự đáng sợ trong đó.Một người bạn của tôi gần đây có kể cho tôi một “giai thoại” như sau: Một buổi tối trong chuyến đi Mexico một mình của cô, cô có ghé vào một quán ăn địa phương. Ngay khi hiểu ra rằng cô sẽ ăn tối một mình, người bồi bàn của quán ăn đã đưa cô tới một chỗ ngồi khuất ở bên trong, không quên thể hiện sự lúng túng có pha lẫn thương hại, để không làm ảnh hưởng đến khung cảnh huyền ảo của các cặp đôi đang dùng bữa. (Một điều đáng nói khác ở đây, đó là những kiểu “tai nạn” này không chỉ cho thấy sự kỳ thị với chuyện độc-thân cũng tương đương với sự thất bại của chúng ta trong việc tôn trọng nghệ thuật sống độc-thân.Cô-đơn, là thứ mà bản thân chúng ta tự “bầu cử”, sau đó được trả lời bằng những “bản án phán xét” và cuối cùng trở thành nô lệ của sự kỳ thị. Nhưng nó cũng là một thứ “dung lượng” rất cần thiết cho một cuộc sống trọn vẹn.Một điều đáng ngạc nhiên và rất quan trọng về sự cô-đơn đó là nó không những không khiến cho chúng ta tách mình khỏi xã hội mà thực ra tăng khả năng kết nối của chúng ta. Bằng cách gần gũi, thân thiết với chính cái thế giới khép kín của chúng ta – cái thế giới dường như đáng sợ và thường rất lạ lẫm mà đến cả triết gia Martha Nussbaum cũng kêu gọi hãy vượt qua mọi nỗi sợ hãi để khám phá nó, chúng ta sẽ tự giải thoát mình và tìm đến sự gần gũi với những cá nhân khác. Maitland còn viết:Tuy nhiên giá trị của sự đơn-thân đang bị trôi tuột theo đường xoắn ốc của những định kiến xã hội trong lịch sử nhân loại. Maitland đưa ra dẫn chứng về sự tăng trưởng số lượng đàn ông không kết hôn (male spinsters) ở Mỹ từ 6% năm 1980 lên đến nay là 16%, và bà cũng lần theo dấu vết của hiện tượng xã hội “méo mó” này:Cách nghĩ “hiện đại” vô tình đánh đồng sự đơn-thân chủ động như một chứng bệnh 3 căn: sad (buồn), mad (bực) và bad (bại) này thực ra được hình thành từ lối suy nghĩ giáo điều luẩn quẩn, thứ suy nghĩ mà những người vốn tự nguyện chọn bản thân họ là bạn thân, chọn sự riêng tư là nhân phẩm căn bản, không tài nào chen chân vào nổi. Để phản ánh sự phổ biến của lòng thương hại không đúng chỗ, Maitland đã kết thúc sự bất khả kháng trong việc bác bỏ những giả định sai lầm của xã hội:[…]Tất nhiên thế giới của chúng ta cũng có rất nhiều vẻ đẹp, tình yêu của sự hy sinh và đam mê, sự mềm mại, sự phồn thịnh, lòng dũng cảm và niềm vui. Nhưng những điều đó dường như có thể xảy ra mà không cần tính đến mô hình hay phương pháp tư duy triết học xa xôi nào. Thực tế đó vẫn đang diễn ra. Bởi một thực tế khác cũng đang diễn ra đó là chúng ta luôn vật lộn với những vấn đề này và mong nó sẽ lặp lại. “Và trong những trận vật lộn đó, ta cố bấu víu để thoát khỏi sự cô-đơn, một thứ trạng thái chúng ta thậm chí không thực sự hiểu và do vậy không thể kế thừa những thành quả của nó. Hai chiến thuật phòng vệ phổ biển nhất chống lại sự cô-đơn theo Maitland thứ nhất là mô hình sợ-cá-chém-thớt tức là chúng ta phê phán những người có khả năng tìm thấy niềm vui trong sự cô-đơn và lên án họ, gắn cho họ cái kết luận “sad-mad-bad”; thứ hai là phương pháp phòng thủ, bằng cách “ngấu nghiến” tạo ra một mạng lưới quan hệ rộng để tránh cho bản thân chúng ta khỏi nguy cơ bị một-mình, đối mặt với chính mình. Maitland thủ thỉ:Nguồn: Tâm lý học tội phạm

Source: http://139.180.218.5
Category: tản mạn

Exit mobile version