Nội dung chính
- 1 Các kỹ thuật được dùng trong sáo trúc (tiêu và sáo).
- 1.1 Kỹ thuật thổi sáo – kỹ thuật Lấy hơi :
- 1.2 Kỹ thuật thổi sáo – kỹ thuật Vuốt hơi và vuốt ngón và kỹ thuật hốt:
- 1.3 Kỹ thuật thổi sáo – Kỹ thuật láy:
- 1.4 Kỹ thuật thổi sáo – Kỹ thuật Rung:
- 1.5 Kỹ thuật thổi sáo – kỹ thuật đánh lưỡi:
- 1.6 Kỹ thuật thổi sáo – Kỹ thuật reo lưỡi – phi lưỡi:
- 1.7 Các phương pháp bổ trợ cho việc thổi sáo và tiêu hay hơn:
- 1.8 Share this:
- 1.9 Related
Các kỹ thuật được dùng trong sáo trúc (tiêu và sáo).
Kỹ thuật thổi sáo – kỹ thuật Lấy hơi :
- Lấy hơi rất quan trọng, lấy hơi đúng lúc, và lấy hơi nhanh, nhiều sẽ có lợi trong thổi sáo. Hãy tập lấy hơi vào bụng thay vì vào ngực nhé và các bạn cũng có thể lấy hơi bằng cả mũi và cả miệng để lấy hơn nhanh. Ngoài ra, nếu hơi yếu, các bạn có thể lấy hơn nhiều lần hơn, nhưng nhớ đừng để lấy hơi giữa nhịp nhé! Lúc nào xác định có thời gian nghỉ và việc lấy hơi không làm ngắt quảng bài sáo thì cứ lấy hơi nếu gần hết hơi.
Kỹ thuật thổi sáo – kỹ thuật Vuốt hơi và vuốt ngón và kỹ thuật hốt:
- Là kỹ thuật dùng hơi làm cho âm thanh nào đó cao dần lên hay thấp dần xuống (vuốt hơi), ngoài ra, các bạn có thể dùng ngón tay để vuốt trên lỗ bấm sẽ tạo cho người nghe một âm thanh mềm mại, lả lướt (vuốt ngón). Và các bạn cũng nên kết hợp cả 2 phương pháp trên.
- Hốt là kỹ thuật chạy ngón liên tiếp và nhanh từ các nốt thấp hơn hoặc cao hơn về nốt chính. Ví dụ hốt từ đô lên sol (sol là nốt chính) thì bắt đầu mở hơi ở nốt đô và mở liên tục và đầy đủ, lần lượt các nốt rê mi fa rồi đến nốt chính sol.
Kỹ thuật thổi sáo – Kỹ thuật láy:
- Láy là kỹ thuật thổi một nốt chính nhưng có 1 vài nốt phụ
- Láy ngắn: vỗ ngón tay trên 1 lỗ có âm cao hơn của nốt nào đó thật nhanh. Ví dụ: láy nốt sol, thì các bạn mở nốt sol rồi vỗ nốt la hoặc si.
- Láy dài: giống láy ngắn nhưng các bạn láy chậm hơn và có thể thay đổi tần số láy nhanh đến chậm hoặc chậm đến nhanh.
- Láy rền: Láy rền là cách sử dụng ngón tay đập trên lỗ sáo nhiều lần và thật nhanh. Láy rền nốt rê (nốt rê là nốt chính), ta sẽ mở nốt mi và fa lần lượt nhau thật nhanh thì đấy gọi là láy rền (khi mở nốt fa thì đóng nốt mi và ngược lai). Láy rền nốt sol (tương tự và ở đây nốt sol là nốt chính) ta sẽ mở nốt la và si lần lượt nhau thật nhanh. Điểm quan trọng ở láy rền là nhanh và cần rõ nét. Ngoài ra chúng ta có thể kết hợp láy rền và nhấp nốt. Ví dụ láy rền nốt rê thì Rê (láy rền xuống re nhấp xuống đô mở nốt Rê).
Kỹ thuật thổi sáo – Kỹ thuật Rung:
- Là kỹ thuật thay đổi luồng hơi nhẹ mạnh nhẹ mạnh theo các tần số nhanh chậm khác nhau, tạo sự ngân nga, rung động trong tiếng sáo. Rung mạnh thì có thể tạo tiếng nấc, rung nhẹ sẽ tạo sự mềm mại đầy cảm xúc. Các bạn có thể rung nhanh, rung chậm, rung mạnh rung nhẹ và cũng có thể thay đổi nhanh đến chậm hoặc mạnh đến nhẹ và ngược lại tạo các sắc thái khác nhau.
Kỹ thuật thổi sáo – kỹ thuật đánh lưỡi:
- Là kỹ thuật dùng đầu lưỡi đóng mở để luồng hơi bị đứt đoạn khi ta dùng đầu lưỡi đánh thật nhẹ vào khe hở giữa hai môi (không nên dùng sức của toàn lưỡi).
- Kỹ thuật đánh lưỡi đơn: là kỹ thuật thổi sáo mà lưỡi cử động như việc đọc chữ T. Khi đánh lưỡi tiếng sáo sẽ nét hơn, rõ hơn, nó tạo điểm nhấn và tách biệt các nốt nhạc với nhau. Đánh lưỡi đơn trong chuyên nghiệp được dùng ở hầu hết các nốt nếu không có dấu luyến, nhưng họ đánh lưỡi đơn có chỗ mạnh, chỗ nhẹ, có chỗ đánh như không đánh để tạo nhịp phách, nhấn nhá. Tuy vậy, đối với nghiệp dư, chúng ta thường chỉ đánh vào phách mạnh của nhịp hoặc những chỗ cần nhấn nhá, cần tách biệt các nốt (ví dụ 2 nốt liền nhau cùng cao độ, la la la la chẳng hạn). Để đánh lưỡi đơn mờ hơn, ít bị thô, ít nghe tiếng lưỡi kêu (phựt phựt) các bạn cần tập luyện nhiều, nếu thấy khó, các bạn có thể đánh âm “th” hoặc đẩy hơi ra từng đợt giống đọc âm “h” nhé!
- Kỹ thuật đánh lưỡi kép: Giống như kỹ thuật đánh lưỡi đơn, lưỡi kép sẽ là sự kết hợp đánh âm T (lưỡi đánh ra) đánh âm K (lưỡi đánh vào) có thể là TKTK… hoặc TTKT hoặc những hình thức khác. Các bạn có thể học đánh Tê Ka, hoặc Tak ka, hoặc Tu Ku, Tô Cô tùy vào từng người. Học đọc trước và đưa vào sáo sau. Kỹ thuật này khó và cần thời gian tập luyện nhé!
Kỹ thuật thổi sáo – Kỹ thuật reo lưỡi – phi lưỡi:
- Reo lưỡi hay phi lưỡi là kỹ thuật tạo âm thanh đặc biệt nhấn nhá cho tiếng sáo bằng cách làm lưỡi rung lên khi thổi hơi ra giống như chúng ta đọc chữ R kéo dài, Rờ rờ … Kỹ thuật này khá khó, và có nhiều người cần thời gian mới đọc được chứ R kéo dài. Sau khi đọc được rồi thì áp dụng vào sáo cũng khó và cần thời gian tập luyện.
Các phương pháp bổ trợ cho việc thổi sáo và tiêu hay hơn:
- Phương pháp xông hơi: thổi từng nốt rõ ràng và kéo dài để điều chỉnh tiếng sáo đẹp hơn từng ngày, giúp tiếng sáo trong và đầy đặn hơn, lên nốt cao tốt hơn, thổi nốt trầm tốt hơn.
- Phương pháp ém hơi: thổi sáo lòng bé hơn, hoặc ép cho tiếng sáo nhỏ hơn, giúp tiếng sáo trong hơn. Trong một số trường hợp nó sẽ là một kỹ thuật tạo sự đặc biệt trong bản nhạc.
Trên đây là những kỹ thuật thổi sáo cơ bản và chiêu thức hỗ trợ tập luyện trong việc tự học thổi sáo trúc và tiêu. Đối với những kỹ thuật khó, những bạn không nhất thiết phải học. Theo mình thì rung hơi, luyến láy, vuốt, hốt và đánh lưỡi đơn là thiết yếu, còn kỹ thuật đánh lưỡi kép và phi lưỡi hoàn toàn có thể bỏ lỡ nếu những bạn không thực sự thiết yếu. Điều này sẽ tránh được việc nản chí khi tập thổi sáo do không tập được .
Vậy là sau một thời gian soạn và viết thành seri hướng dẫn tự học thổi sáo, mình đã hoàn thành, tuy nó không có gì to tát với những bạn đã chơi sáo lâu năm, nhưng đối với những bạn mới tập thổi sáo, thì mình nghĩ nó rất cần thiết. Những vấn đề còn chưa hiểu và cần tư vấn, các bạn đừng ngại và hãy để lại bình luận nhé!
SIÊU KHUYẾN MÃI – MUA 1 SÁO TẶNG 2 SÁO – MUA TIÊU TẶNG SÁO – MUA SÁO TẶNG TIÊU – GIẢM ĐẾN 40%
Xem chi tiết khuyến mãi TẠI ĐÂY
Click vào ảnh để xem chi tiết khuyến mãi!
Click vào ảnh để xem chi tiết khuyến mãi!
Video hướng dẫn thổi sáo – Nhiều video nhé, next để sang bài tiếp theo
Source: http://139.180.218.5
Category: Kiến thức học đường