Site icon Nhạc lý căn bản – nhacly.com

Giáo trình môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản: Phần 1 – TS. Trịnh Hoài Thu (chủ biên).pdf (Lý thuyết Âm nhạc cơ bản) | Tải miễn phí

Giáo trình môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản: Phần 1 – TS. Trịnh Hoài Thu (chủ biên)

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 33 trang, để tải xuống xem không thiếu hãy nhấn vào bên trên

Chủ đề tương quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

a
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
_______________________

TS. TRỊNH HOÀI THU (CHỦ BIÊN)

GIÁO TRÌNH
MÔN LÝ THUYẾT ÂM NHẠC CƠ BẢN
(HỆ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ÂM NHẠC)
Tài liệu lưu hành nội bộ

Hà Nội – 2012

NHÓM BIÊN SOẠN

CHỦ BIÊN
TS. TRỊNH HOÀI THU

TẬP THỂ TÁC GIẢ
PGS.TSKH. PHẠM LÊ HÒA
TS. NGUYỄN THỊ TỐ MAI
THS. LÊ ANH TUẤN
THS. LƯƠNG MINH TÂN

2

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ……………………………………………………………………….. 5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………………… 5
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………………………. 6
CHƯƠNG 1. ÂM THANH VÀ LỐI GHI NHẠC ………………………………………….. 7
1.1. Âm thanh ………………………………………………………………………………………….. 7
1.2. Lối ghi nhạc…………………………………………………………………………………….. 11
CHƯƠNG 2. NHỊP ĐIỆU – NHỊP – NHỊP ĐỘ ……………………………………………. 34
2.1. Nhịp điệu, trường độ cơ bản và trường độ tự do…………………………………….. 34
2.2. Nhịp……………………………………………………………………………………………….. 37
2.3. Nhịp độ…………………………………………………………………………………………… 46
CHƯƠNG 3. QUÃNG…………………………………………………………………………….. 56
3.1. Khái niệm về quãng ………………………………………………………………………….. 56
3.2. Độ lớn số lượng và chất lượng của quãng, quãng đơn. Quãng đi-a-tô-ních…. 56
3.3. Đảo quãng, quãng ghép……………………………………………………………………… 61
3.4. Quãng thuận, quãng nghịch………………………………………………………………… 64
CHƯƠNG 4. ĐIỆU THỨC VÀ GIỌNG…………………………………………………….. 71
4.1. Âm ổn định, âm chủ, âm không ổn định……………………………………………….. 71
4.2. Điệu thức trưởng, gam trưởng tự nhiên, các bậc của gam trưởng. …………….. 72
4.3. Giọng điệu, các giọng trưởng có dấu thăng và dấu giáng…………………………. 75
4.4. Giọng trưởng hòa thanh và giọng trưởng giai điệu …………………………………. 80
4.5. Điệu thức thứ, gam thứ tự nhiên………………………………………………………….. 81
4.6. Điệu thứ hòa thanh và điệu thứ giai điệu ………………………………………………. 82
4.7. Các giọng trùng tên,………………………………………………………………………….. 87
CHƯƠNG 5. XÁC ĐỊNH GIỌNG, DỊCH GIỌNG, CHUYỂN GIỌNG ………….. 93
5.1. Xác định giọng…………………………………………………………………………………. 93
5.2. Dịch giọng ………………………………………………………………………………………. 94
5.3. Chuyển giọng…………………………………………………………………………………… 96
CHƯƠNG 6. THANG ÂM, ĐIỆU THỨC DÂN GIAN ………………………………. 104
6.1. Quan điểm về thang âm điệu thức dân gian …………………………………………. 104
6.2. Một số dạng điệu thức dân gian hay sử dụng……………………………………….. 106
CHƯƠNG 7. HỢP ÂM………………………………………………………………………….. 118
3

7.1. Hợp âm …………………………………………………………………………………………. 118
7.2. Các hợp âm ba chính ở điệu trưởng và thứ. …………………………………………. 120
7.3. Các hợp âm ba phụ của điệu trưởng và thứ………………………………………….. 122
7.4. Hợp âm bảy …………………………………………………………………………………… 124
7.5. Các hợp âm bảy dẫn………………………………………………………………………… 126
CHƯƠNG 8: GIAI ĐIỆU ………………………………………………………………………. 131
8.1. Ý nghĩa của giai điệu trong tác phẩm âm nhạc …………………………………….. 131
8.2. Hướng chuyển động của giai điệu và tầm cữ của nó……………………………… 132
CHƯƠNG 9: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT ÂM NHẠC ĐƯƠNG ĐẠI
(CONTEMPORARY MUSIC THEORY)…………………………………………………. 138
9.1. Về âm thanh âm nhạc………………………………………………………………………. 138
9.2. Về điệu tính …………………………………………………………………………………… 139
9.3. Về hoà thanh………………………………………………………………………………….. 140
9.4. Về lối ghi nhạc……………………………………………………………………………….. 141
CHƯƠNG 10: MỘT SỐ KÝ HIỆU NHẠC THƯỜNG DÙNG CHO ĐÀN PHÍM
ĐIỆN TỬ…………………………………………………………………………………………….. 146
10.1. Một số cách ký hiệu hợp âm cho đàn phím điện tử……………………………… 146
10.2. Thang âm Blues ……………………………………………………………………………. 147
10.3. Tiết tấu của một số điệu nhạc phổ biến……………………………………………… 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ………………………………………………………….. 160

4

DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Bảng 1: Ký hiệu âm nhạc bằng chữ cái
2. Bảng 2: Một số thuật ngữ âm nhạc thường dùng trong đọc và ghi nhạc
3. Bảng 2a: Về lý thuyết âm nhạc
4. Bảng 2b: Về một số loại nhạc hát thông dụng
5. Bảng 2c: Về cách diễn đạt
6. Bảng 2d: Về tốc độ chuyển động của âm nhạc (độ nhanh)
7. Bảng 2đ: Một số ký hiệu bổ sung cho độ nhanh

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Cao đẳng sư phạm CĐSP

Cử nhân CNiên

Đại học sư phạm ĐHSP

Đại học sư phạm âm nhạc ĐHSPÂN

Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương ĐHSPNTTW

Đơn vị học trình đvht

Giáo viên GV

Giáo dục và đào tạo GD&ĐT

Giáo sư GS

Học sinh HS

Khoa học và công nghệ KH&CN

Nhà xuất bản NXB

Phó giáo sư PGS

Sách giáo khoa SGK

Sinh viên SV

Thạc sĩ ThS

Tiến sĩ TS

Trung học cơ sở THCS

Trung ương TW

Xã hội chủ nghĩa XHCN

5 LỜI NÓI ĐẦU

Lý thuyết âm nhạc là môn học cơ bản trong chương trình đào tạo âm nhạc. Từ những vấn đề của lý thuyết âm nhạc giúp cho người học nhạc có nền tảng kiến thức cơ sở để học tập các môn học âm nhạc. Sự hình thành lý thuyết âm nhạc có từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Với mỗi quốc gia, việc hình thành hệ thống lý thuyết âm nhạc theo những quan điểm riêng, nó gắn liền với không gian văn hoá của cộng đồng người trên cùng một vùng địa lý, với nhân sinh quan…Chính vì vậy mà chúng ta có hệ thống lý thuyết âm nhạc phương Đông, phương Tây, châu Âu, châu á.

Có thể thấy, hiện nay những vấn đề Lý thuyết âm nhạc được các nước trên thế giới sử dụng chung là lý thuyết âm nhạc có nguồn gốc từ châu Âu. Những tài liệu về lý thuyết âm nhạc đang sử dụng ở Việt Nam hiện nay cũng theo hệ thống này.
Với chương trình đào tạo sư phạm âm nhạc, Lý thuyết âm nhạc cơ bản là môn học hết sức cần thiết nhằm bổ trợ cho việc nghiên cứu và học tập các môn chuyên ngành âm nhạc khác. Trong khi đó, giáo trình dạy học môn này hiện nay còn thiếu.
Những tài liệu đang được sử dụng chưa thực sự đáp ứng được cho hệ đào tạo đại học sư phạm âm nhạc bởi vì: có tài liệu quá nặng về kiến thức âm nhạc chuyên nghiệp, có tài liệu còn sai sót, chưa cập nhật được những tư liệu mới mang tính thời đại. Do đó, việc biên soạn giáo trình môn học Lý thuyết âm nhạc cơ bản cho hệ đại học sư phạm âm nhạc trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Hy vọng rằng Giáo trình môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản của chúng tôi sẽ là một tài liệu giảng dạy và học tập cho hệ Đại học Sư phạm Âm nhạc nói chung và cho trường Đại học sư phạm Nghệ thuật TW nói riêng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn giảng dạy
Đại học sư phạm Âm nhạc hiện nay.

TS. Trịnh Hoài Thu

6 CHƯƠNG 1. ÂM THANH VÀ LỐI GHI NHẠC

1.1. Âm thanh
1.1.1. Cơ sở vật lí của âm thanh.
Khái niệm:
Âm nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu để diễn tả tư tưởng và tình cảm của con người. Từ khái niệm trên cho thấy tất cả những gì có tính nhạc đều xuất phát từ âm thanh, nhưng ngược lại, cũng có rất nhiều âm thanh không có tính nhạc. Vì vậy, giữa âm thanh có tính nhạc và âm thanh không có tính nhạc là khác nhau.
Âm thanh là một hiện tượng vật lý đồng thời nó còn là một cảm giác. Âm thanh được tạo ra bởi sự dao động của một vật thể đàn hồi nào đó. Khi vật thể đàn hồi dao động đã tạo ra những sóng âm. Những sóng âm này lan truyền trong không gian đến tai người làm cho màng nhĩ cũng dao động cùng với tần số của sóng đó. Từ màng nhĩ những sóng âm này truyền qua hệ thần kinh của bộ não tạo nên cảm giác về âm thanh.
Phân biệt âm thanh có tính nhạc và âm thanh không có tính nhạc:
Âm thanh có tính nhạc là sự rung của sóng âm một cách đều đặn. Khi nghe sóng âm đều đặn, tai chúng ta phát hiện được tần số và nhận biết được cao độ của âm thanh. Chẳng hạn như tiếng hát, tiếng đàn, tiếng sáo…Những âm thanh này gọi là những âm có cao độ rõ ràng hay còn gọi là những âm thanh có tính nhạc (âm nhạc).
Âm thanh không có tính nhạc là sự hỗn độn của tần số dao động, nó không theo một trật tự đều đặn. Tai chúng ta vẫn nhận biết được các âm thanh này nhưng không có tần số nào ổn định để có thể phân biệt được cao độ. Chẳng hạn như những âm không có tần số nhất định như tiếng máy nổ, tiếng còi ô tô, tiếng sấm, tiếng gió thổi…gọi là những âm thanh không có độ cao rõ ràng hay còn gọi là tiếng động, là
tạp âm.
1.1.2. Các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc.
Chúng ta tiếp nhận một số lượng lớn các âm thanh khác nhau, nhưng không phải mọi âm thanh đều được dùng trong âm nhạc. Thính giác của ta phân biệt những âm thanh có tính nhạc và những âm thanh không có tính nhạc (có tính chất tiếng động).

7 Những âm thanh có tính chất tiếng động không có cao độ chính xác, thí dụ: tiếng rít, tiếng kẹt cửa … và vì thế, trong tác phẩm của một số nhạc sĩ đầu thế kỷ XX trở về trước đã không sử dụng loại âm thanh này trong tác phẩm âm nhạc.
Âm thanh có tính nhạc được xác định bởi bốn thuộc tính là: độ cao (cao độ tiếng Anh: pitch hay pitch level), độ dài (trường độ – tiếng Anh: duration), độ mạnh (cường độ – tiếng Anh: loudness hay strength of tone) và âm sắc (tiếng Anh: tone colour hay timbre). Trong bốn thuộc tính này, mặc dù độ dài không làm thay đổi tính chất vật lí của âm thanh, nhưng đứng trên quan điểm âm nhạc, nó lại có ý nghĩa vô
cùng quan trọng.
Độ cao (còn gọi là cao độ) là độ cao hay thấp của âm thanh, phụ thuộc vào tần số dao động của vật thể rung. Dao động càng nhanh, âm thanh càng cao và ngược lại.
Ví dụ: âm thấp nhất của đàn piano có tần số khoảng 30 Hz (30 lần dao động trong một giây. Hz là chữ viết tắt của Hertz là đơn vị của tần số); âm cao nhất có tần số khoảng 4000 Hz. [theo từ điển âm nhạc của Oxford năm 1979]. Tai người có khả năng phân biệt được những âm có độ cao khoảng từ 27.5Hz đến 4186Hz.
Độ dài (còn gọi là trường độ) là độ dài hay ngắn của âm thanh, phụ thuộc vào thời gian và qui mô dao động của vật thể – nguồn phát âm từ lúc bắt đầu vang lên. Tầm cữ dao động lúc bắt đầu của âm thanh càng rộng thì thời gian tắt dần của nó càng dài.
Độ mạnh (còn gọi là cường độ) là độ vang to hay nhỏ của âm thanh, phụ thuộc vào sức mạnh những di chuyển dao động, tức là phụ thuộc vào tầm cữ dao động của nguồn phát âm. Không gian trong đó diễn ra các dao động gọi là biên độ dao động.
Biên độ dao động càng rộng âm thanh càng to và ngược lại. Đơn vị để đo cường độ âm thanh là Decibel (viết tắt là Db).
Âm sắc là khía cạnh chất lượng của âm thanh, là màu sắc của nó. Để xác định đặc điểm của âm sắc, người ta sử dụng những tính từ thuộc các lĩnh vực cảm giác khác nhau. Ta biết rằng mỗi nhạc cụ hoặc mỗi giọng đều có âm sắc riêng. Cùng một âm thanh có cao độ nhất định, nhưng do các loại nhạc cụ hay giọng hát khác nhau phát ra thì mỗi nhạc cụ hay mỗi giọng hát đó lại có một màu sắc riêng. Sự khác biệt của âm sắc tùy thuộc vào thành phần những âm cục bộ mà ở mỗi âm thanh đều có.
1.1.3. Bồi âm
Khi một sợi dây đàn dao động thì tự nó chia ra thành nhiều phần bằng nhau và cùng rung lên. Chẳng hạn khi dây đàn violon dao động, nó không chỉ rung toàn bộ sợi 8 dây đàn mà còn dao động ở 1/2 dây, 1/3 dây, 1/4 dây, 1/5 dây…Trong quá trình dao động chung của toàn bộ dây đàn, những dao động ở từng phần cũng tạo ra những âm cục bộ. Những âm này có độ cao khác nhau vì dao động của các làn sóng tạo ra chúng có tốc độ khác nhau. Tuy nhiên tai người chỉ nghe được âm chính do dao động của toàn bộ dây đàn, còn những âm này không nhận thấy được và được gọi là âm bồi.
Ví dụ 1:
Nếu sợi dây chỉ phát ra một âm gốc duy nhất thì hình thái làn sóng của nó sẽ tương ứng với biểu đồ sau:

Sóng âm của 1/2 dây đàn (những làn sóng phân nửa nhanh gấp hai lần):

Sóng âm của 1/3 dây đàn (những làn sóng phân ba nhanh gấp ba lần):

1.1.4. Thang âm tự nhiên
Nếu lấy số lượng dao động của âm thứ nhất (âm gốc) của dây đàn làm đơn vị thì số lượng dao động của các âm cục bộ sẽ được biểu hiện bằng chuỗi số nguyên: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16…
Thang âm tự nhiên là thang âm gồm âm gốc và các âm bồi của nó.
Nếu lấy nốt Do ở quãng tám lớn làm âm gốc, ta có thang âm tự nhiên sau:
Ví dụ 2: 9

1.1.5. Hệ thống âm thanh, tên gọi, các quãng tám
Hệ thống âm thanh trong âm nhạc
Sự sắp xếp các âm của hệ thống âm thanh dựa theo độ cao gọi là hàng âm, mỗi âm thanh khác nhau là một bậc của hàng âm đó.
Hệ thống âm thanh trong âm nhạc là một thang âm đầy đủ gồm 88 âm khác nhau được sắp xếp theo cao độ của từng âm từ thấp đến cao. Dao động của các âm đó từ âm thấp nhất đến âm cao nhất nằm trong giới hạn từ 27.5 Hz đến 4186 Hz. Đó là những âm thanh có độ cao mà tai người có thể phân biệt.
Tên gọi các bậc cơ bản
Tên gọi các bậc cơ bản trong thang âm của hệ thống âm nhạc: Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si.
Các bậc (âm hay nốt) cơ bản này tương ứng với các phím trắng của đàn Piano hay của các đàn phím nói chung: Bảy tên gọi của các bậc cơ bản được nhắc lại một cách chu kì trong thang âm và do đó chúng bao gồm âm thanh của tất cả các bậc cơ bản.
Sở dĩ như vậy vì mỗi âm thứ tám tính ngược lên (trong số những âm phát ra khi bấm các phím trắng) được tạo nên bởi sự tăng gấp đôi số lượng dao động so với âm thứ nhất. Cho nên nó tương ứng với bồi âm thứ hai của âm thứ nhất (âm gốc) vì vậy hoàn toàn quyện với âm đó.
Khoảng cách giữa các âm thanh của những bậc giống nhau gọi là quãng tám.
Bộ phận của thang âm trong đó có 7 bậc âm cơ bản cũng gọi là quãng tám. Như vậy toàn bộ thang âm chia thành những tầng quãng tám. Âm thanh của bậc Do được coi là âm đầu của quãng tám. Toàn bộ thang âm gồm bảy quãng tám trọn vẹn và bốn âm hợp thành 2 quãng tám thiếu ở hai đầu hàng âm (ở hai đầu bàn phím piano). Tên gọi các quãng tám tính từ thấp lên cao như sau:
Quãng tám cực trầm (quãng tám thiếu)
Quãng tám trầm
Quãng tám lớn
Quãng tám nhỏ
Quãng tám 1
Quãng tám 2
Quãng tám 3
10

Exit mobile version