Site icon Nhạc lý căn bản – nhacly.com

Thuật ngữ manga (dành cho otaku) – Wattpad

                                    
                                              

ThuNg Manga


#Manga được phân loại theo khán giả:
_ Kodomo : dành cho trẻ em
_ Joise hoặc Redikomi : dành cho phụ nữ
_ Shoujo : dành cho con gái
_ Shounen : dành cho con trai
_ Shounen-ai : quan hệ giữa nam-nam cấp độ 1
_ Shoujo-ai : quan hệ giữa nữ-nữ cấp độ 1
_ Yaoi : quan hệ giữa nam-nam cấp độ cao hơn ( nghĩa là trong đó sẽ có nhiều *** hơn )
_ Yuri : quan hệ giữa nữ-nữ cấp độ cao hơn ( tương tự yaoi )
_ Hentai : Thể loại này dành cho người lớn, nội dung của nó là các cảnh *** với mức độ nặng.
_ Ecchi : những manga này có lẽ hơn " hở " 1 chút nhưng thua Hentai
*Chú thích : *** là những cái-mà-ai-cũng-biết-là-cái-ấy. ko tiện nói thẳng ra >_
Genre – Phân loại theo thể loại truyện

Action
 : Đây là một thể loại manga. Thể loại này thường có nội dung về đánh nhau, bạo lực, hỗn loạn, với diễn biến nhanh.

Adventure
 : Đây là một thể loại manga. Nếu bộ manga đó nói về các cuộc phiêu lưu mạo hiểm, đi đây đi đó của các nhân vật, bạn có thể cho nó là manga thể loại Adventure. Nói cách khác, nó tùy thuộc vào ý kiến cá nhân của bạn.

Bishounen
 : Bishounen(美少年) là một thuật ngữ tiếng Nhật,nghĩa đen để chỉ những thiếu niên xinh đẹp.Nó chỉ ra khiếu thẩm mĩ của phần lớn người châu Á- những cậu trai trẻ xinh đẹp (và cả sự hấp dẫn về tính dục) vượt qua cả ranh giới của giới tính. Gần đây, nó mới được sử dụng rộng rãi trong trong nền văn hóa hiện đại của Nhật Bản, nhưng nó có nguồn gốc từ văn học cổ Nhật Bản; những lý tưởng về quan hệ đồng giới và lưỡng giới trong triều đình và giưói trí thức Trung Quốc cổ xưa; trong những quan niệm thẩm mĩ Ấn Độ bắt nguồn từ Ấn Độ giáo, được du nhập cùng Phật Giáo vào Trung Hoa

Ngày nay thuật ngữ Bishounen rất phổ biến trong giới nữ Nhật Bản. Nguyên nhân của hiện tượng xã hội này có lẽ là do sự đặc trưng về quan hệ xã hội của nam giới và nữ giới do giới tính quy định .Có thuyết cho rằng Bishounen là nguồn gốc làm phát sinh những mối quan hệ trái với tự nhiên, truyền thống. Hơn nữa, nó còn làm sụp đổ khuôn mẫu bao quanh những nhân vật nam đầy nữ tính. Họ thường được miêu tả với những khả năng võ thuật cao cường, năng khiếu về thể thao, đầy trí tuệ, hay khiéu hài hước, những đặc tính mà thông thường được gán cho những vai anh hùng/ nhân vật chính. Trong 1 số trường hợp Bishounen còn được mô tả trong cả những mối quan hệ đồng tính hay sự nhập nhằng giới tính ở mức độ nào đó, đa số là trong đồng tính luyến ái

Về nguồn gốc: Tiền tố bi (美), đặc biệt để chỉ vẻ đẹp nữ tính, còn bijin, nghĩa là " người đẹp" thì thường dành cho những người phụ nữ xinh đẹp. Bishounen được đặc trưng bởi dáng người mảnh khảnh, cái cằm thon nhọn, mái tóc hợp thời trang, và khuôn mặt nữ tính nhưng đồng thời vẫn là cơ thể của nam giới.(Vẻ bề ngoài mang đặc trưng của cả nam và nữ đó có hơi hướng giống với những thiên thần được mô tả trong nghệ thuật phục hưng phương Tây, với những quan niệm thẩm mỹ có nguồn gốc xã hội tương đồng). Biseinen thì lại là 1 thuật ngữ khác hẳn với "seinen"- thường dung để chỉ những người đàn ông đã "đến-tuổi", thông thường là những người đã qua cấp học phổ thong hay những người đàn ông trẻ có tuổi hơn nhưng vẫn độc than. Thuật ngữ "shounen" dùng để chỉ độ tuổi conh học phổ thông hay tương tự. Cũng như vậy, "bishota" lại kể đến những cậu bé xinh đẹp trước tuổi dậy thì hay giống như một bé gái; hoặc ở độ tuổi bước vào tiểu học hoặc có bề ngoài như 1 đứa trẻ. Những thuật ngữ này không bắt nguồn từ Nhật Bản mà là sự kết hợp từ tiếng Nhật vay mượn được tạo bởi những fan hâm mộ nước ngoài. Ở nước ngoài, Bishounen là phổ biến nhất trong 3 thuật ngữ và đa trở thành thuật ngữ để chỉ những cậu bé hay những người con trai đẹp.

Khái niệm của thuật ngữ Bishounen lần đầu đươc ghi nhận là trong tác phẩm "Tale of Genji" ( Tạm dịch: "Truyện của Genji") của tác giả nữ Murasaki Shikibu, viết vào khoảng năm 1000 sau công nguyên. Gẹni kể về những chiến công và chuyện tình lãng mạn của 1 hoàng tử trẻ tuổi, con trai của nhà vua với1 phi tần, không có tên trong danh sách kế thừa ngôi vị, có mưu đồ chiếm ngai vàng khi cậu đến tuổi trưởng thành. Đó là 1 tiểu thuyết cổ điển, điển hình cho lịch sử văn học Nhật Bản thời Heian- 1 thời kì mà văn hóa được thống trị bởi tính lãng mạn, với những quan niệm thẩm mĩ tinh tế phổ biến trong xã hội. Genji được miêu tả với 1 sắc đẹp kì ảo, đến mức có người đã ước giá như cậu là phụ nữ., một sắc đẹp làm mê mẩn cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, tóm lại, như 1 ngoại lệ khá khôi hài, bản năng giới tính của Genji chỉ được biểu lộ về phía nữ giới.

Khái niệm về Bishounen được bắt đầu như một lý tưởng về đối tượng yêu đương đồng tính trẻ tuổi, có vẻ như được bắt nguồn từ những diễn viên nam chuyên đóng những vai nữ trong nhà hát Kabuki. Ngày nay, nó được duy trì trong anime và manga, đặc biệt là shoujo manga/anime, shounen-ai và Yaoi

Một vài thứ tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Mỹ, các fan hâm mộ manga và anime sử dụng thuật ngữ này để chỉ bất kì 1 nhân vật nam xinh đẹp nào không kể tuổi tác, hay những nhân vật nam đồng tính. Tuy nhiên, trong nguyên mẫu tiếng Nhật, Bishounen chỉ áp dụng cho những trường hợp dưới 18 yuôỉ. Với những trường hợp lớn hơn thì dung những từ như "biseinen", "bidanshi" hay "handsome man" (người đàn ông đẹp trai). Đối với Bishounen, 1 số fan thích dùng bishie-mang nhiều tính chất trung lập về giới tính hơn ( cũng có khi viết là bishi nhưng hiếm) hoặc bijin, nhưng những thuật ngữ này vẫn còn ít phổ biến. Thuật ngữ Binanshi được dùng nhiều vào những năm 80. Bishounen đôi khi cũng dùng cho những nhân vật nữ nam tính (Ví dụ như Oscar trong The Rose of Versailles- đã xuất bản ở VN với tựa đề "Hoa hồng Véc-xây"; Karou no Kimi và Hana no Saint Juste trong Oniisama e), Integra trong Hellsing hay bất kì người phụ nữ có đặc điểm của Bishounen

Bishounen thỉnh thoảng cũng được dùng khi 1 nhân vật anime hay manga được xây dựng như con gái nhưng có phần nam tính. Có lẽ sẽ dễ dàng hơn cho họa sĩ khi tạo ra một nhân vật nam nữ tính hơn là vẽ một nhân vật nam thông thường

Comedy
 Đây là một thể loại manga. Thể loại có nội dung trong sáng và cảm động, thường có các tình tiết gây cười, các xung đột nhẹ nhàng... đọc truyện này để giải trí thư giãn rất tốt.

Doujinshi
 Các doujinshi phần lớn đều dựa trên các bộ manga gốc nổi tiếng mà phóng tác ra một cốt truyện mới tùy theo ý thích của tác giả. Thông thường thì thể loại này là do các mangaka không chuyên hoặc do các fan otaku sáng tác, và thường là do không thỏa mãn với cái ending của của các mangaka, hoặc muốn chuyển hướng thể loại, vd như từ shounen-->shounen_ai chẳng hạn.

Ecchi
 : Đây là một thể loại manga. Thể loại này nằm giữa hentai và non-hentai (không phải hentai), ecchi manga thường có các tình huống khá "nhạy cảm" nhằm lôi cuốn người đọc.

Fantasy
 : Bao gồm nhiều thứ được tưởng tượng ra, nhưng đặc điểm của nó là không hạn chế, tức là có thể tưởng tượng bao nhiêu, sáng tạo bao nhiêu tùy ý, từ các phép thuật, các thể giới trong mơ hay những câu chuyện thần tiên..v..v..

Gekiga
 : Đây là thể loại truyện tranh về những vấn đề nghiêm túc như lịch sử, chính trị, khoa học tự nhiên và xã hội ...

Harem
 : Thể loại truyện tình cảm, lãng mạn mà trong đó, nhiều nhân vật nữ thích một nam nhân vật chính. Đây là thể loại rất được yêu thích vào những năm 90, và cho đến hiện tại vẫn rất được ưa chuộng. Nhân vật nam thường là một kẻ chẳng ra gì, thất bại trong học hành và kinh nghiệm tình trường thì.........gần bằng zero. Thế nhưng do 1 hoàn cảnh nào đó đưa đẩy mà bị đẩy vào tình thế phải bị kẹt giữa 1 đám các ..... cô gái xinh đẹp. Và thường là sống chung nhá. Trải qua một giai đoạn dài dằng dặc sống chung với nhau. Dần dà các cô đều nảy sinh tình cảm với chàng trai này.....Lý do thường là chàng ta.... Quá tốt bụng

Hentai
 : Đây là một thể loại manga. Thể loại này dành cho người lớn, nội dung của nó là các cảnh sexy với mức độ nặng.

Historical
 : Đây là một thể loại manga có liên quan tới thời xa xưa hay cổ đại, có liên quan đến lịch sử, nghiên cứu mang tính chất truyền đạt thông tin.

Horror
 : Đây là một thể loại manga. Horror = rùng rợn, nghe cái tên là bạn đã hiểu thể loại này có nội dung thế nào. Nó làm cho bạn kinh hãi, khiếp sợ, ghê tởm, run rẩy, có thể gây sock - một thể loại không dành cho người yếu tim.

Josei
 : Josei manga ( tiếng Nhật : 女性, lit. "woman", IPA /dʒosei/; cũng được hiểu là redisu (レディース) or redikomi (レディコミ), lit. "ladies' comics"), là một loại của manga hay anime được hầu hết được sáng tác bởi phụ nữ cho các nữ độc giả trên 15. Thể loại tương đương dành cho nam của josei là seinen. Ở Nhật Bản, từ josei chỉ có nghĩa là "phụ nữ" và không đề cập trực tiếp đến vẫn đề tình dục. Những câu truyện hướng đến những kinh nghiệm hằng ngày của phụ nữ sống ở Nhật Bản. Mặc dù có vài truyện nói về trường trung học, nhưng hầu hết là về cuộc sống của phụ nữ trưởng thành. Phong cách của josei thiên về sự tự chủ, thực tế nhiều hơn của shoujou, giữ những đường nét dài mềm mại và bỏ qua những đôi mắt to long lanh. Có vài trường hợp ngoại lệ so với các phong cách đã miêu tả ở trên, nhưng những gì tạo nên josei ở một mức độ nào đó là sự tiếp nối phong cách của truyện tranh trong mảng truyện tranh dành cho con gái này (cũng đúng với những thể loại khác có những định hướng phong cách khác). Thêm vào đó, không giống shoujou manga, josei có thể miêu tả sinh động những lãng mạn thực tế (nghĩa là trái với hầu hết các kiểu lãng mạn lí tưởng). Một loại con của josei hướng đến những quan hệ đồng tính nam, rất giống nhưng không lẫn vào với yaoi; josei cừa rõ ràng hơn, vừa có nhiều mẩu truyện kể chín chắn hơn. Josei thỉnh thoảng được sử dụng trong anime và manga thường là với các nhân vật nam, để ám chỉ sở thích tình dục với phụ nữ lớn tuổi hơn, đối lập với locicon.

Kodomo
 : Đây là thể loại truyện dành cho trẻ con, và tất nhiên sẽ không bao gồm các cảnh bạo lực, máu me, xxx...cho dù ở mức độ nhẹ nhất.

Lolicon
 : Tập trung vào việc thể hiện những vấn đề liên quan tới giới tính, mà nhân vật ở đây là các cô gái dưới tuổi vị thành niên.

Mahou Shoujo
 : Maho shoujo (魔法少女) - hay còn được gọi là magical girls - thuộc một thể loại con của truyện tranh và phim hoạt hình Nhật Bản. Những truyện maho shoujo nổi tiếng nhất mô tả những cô gái trẻ với năng lực siêu nhiên, những người này buộc phải chiến đấu chống lại quỉ dữ và bảo vệ trái đất và thường tiến hành một sứ mênh bí mật, mặc dù nó chỉ đề cập đến những cô gái trẻ theo một âm mưu liên quan đến ma thuật và biến đổi hình dạng (như Full Moon wo Sagashite). Magical girls cũng được hiểu ở Nhật Bản là majokko (魔女っ子, majokko?), nghĩa là "cô gái phù thuỷ", dù cụm từ này thường không được dùng để chỉ anime về magical girl hiện đại. Hầu hết mọi người đều cho rằng Sally, cô phù thuỷ(Mahoutsukai Sally) năm 1966 là maho shoujo anime đầu tiên. Magical boys hiếm hơn nhưng dễ nhận biết hơn vì chúng được thiết kế theo những qui tắc tương tự nhau (như D.N. Angel). Một magical girl không nên bị lẫn với catgirl hay magical girlfriend. Đôi khi các loại nhân vật của catgirl và magical girl bị lẫn với nhau; cô gái phép thuật có thể có tai mèo hay đuôi như là một phần trang phục của cô ta hay cô gái mèo cũng có thể có một vài loại năng lực pháp thuật. ví dụ của loại này là Tokyo Mew Mew và Hyper Police.

Mahou Shounen
 : Mahou Shounen là 1 thể loại tương tự như Mahou Shoujo nhưng dành cho nam Cũng giống như Mahou Shoujo, Mahou Shounen mô tả những người có năng lực siêu nhiên, phải chiến đấu để bảo vệ trái đất, khác với Mahou Shoujo là Mahou Shounen ko mô tả những cô gái mà là những chàng trai. Trong khi có rất nhiều anime và manga theo khuynh hướng Mahou Shoujo thì thể loại Mahou Shounen lại rất giới hạn, có lẽ vì người ta thích xem những cô gái có pháp thuật hơn chăng. Tuy nhiên nếu xem cho kĩ thì thường là thể loại Mahou Shoujo vẫn có xuất hiện một số chàng trai có pháp thuật, hoặc có năng lượng siêu nhiên, và họ cũng có thể biến hình như là các cô gái đó vậy ( biến hình là một đặc điểm ko thể thiếu trong các anime và manga của cả Mahou Shoujo và Shounen )

Martial Arts
 : giống với tên gọi,bất cứ gì liên quan đến võ thuật trong truyện từ các cuộc đánh nhau, tự vệ đến các môn võ thuật như akido,karate,judo hay taekwondo, kendo, các cách né tránh ..v..v..

Mecha
 : Mecha là tên gọi các cỗ máy di động do phi công điều khiển thường xuất hiện trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng .Trong các tác phẩm này thì mecha hầu hết được sử dụng như là những vũ khi chiến tranh chiến tranh.Tuy nhiên trong một số tác phẩm thì mecha chỉ làm những công việc dân sự như cứu hỏa ,xây dựng.... Hình ảnh về mecha chiến đấu có thể tóm gọn lại là những chiến xa bọc thép có chân(thường là 2 chân) nhưng cũng có thể là bánh xe hay là xích xe tăng.Trong một số tác phẩm các Mecha có thể chiến đấu theo kiểu như các đấu sĩ nhưng trong các tác phẩm khác thì mecha được thể hiện là một binh chủng trong quân đội và tham chiến bên cạnh bộ binh,thiết giáp hay là không quân với vai trò là đơn vị kị binh cơ giới cực kì hiệu quả với hỏa lực và giáp của xe tăng kết hợp với sự linh hoạt trên các địa hình khác nhau của bộ binh. Một số thứ có thể bị nhầm là mecha như là Power Armor Suit nhưng điểm khác biệt của chúng là Power Armor Suit thì được mặc vào và làm việc theo những cử động của người mặc trong khi mecha thì được điều khiển,phi công có một buồng lái và các cần diều khiển.Về việc này thì có vẻ như Landmate trong Appleseeed được coi là Power Armor Suit chứ ko phải là mecha như mọi người thường nghĩ. Trong các Anime hay Manga của Nhật Bản thì Mecha khi chiến đấu thường có hình dạng giống người,có độ linh hoạt cao,nhẹ nhàng thậm chí là phản ứng nhanh như phản ứng của phi công nhưng lại được trang bị các vũ khí có hỏa lực cực mạnh,sức hủy diệt cao mà điển hình là Evangelion và Gundam hay là các mecha trong Super Robot War. Kích cỡ của các Mecha này có khoảng xê dịch cực lớn từ Gurren Langran có kích thước bằng cả một thiên hà cho đến nhưng Knightmare trong Code Geasss chỉ cao hơn các xe tăng một chút. Trong một số serie thì mecha có khả năng thay đổi hình dạng hay là kết hợp dể tạo thành sức mạnh lớn hơn(Điển hình cho việc này là Hesman niềm yêu thích thời còn trẻ thơ của nhiều trẻ em VN,thực ra thì tên thật của Hesman là Voltron). Một trong nhưng Serie mecha nổi tiếng nhất là Mazinger Z phát hành năm... đã mở đầu cho phong trào mecha ở Nhật và đưa ra qui định bất thành văn cho các pilot trong các serie của dòng Super Robot là phải gào tên chiêu thức khi ra đòn.Theo thông tin mà Heo_boy cung cấp thì lúc nổi bật nhất của Mazinger Z đã thu hút lượng khán giả lên đến 3 triệu người dân Nhật.. Các Serie mecha nổi tiếng như Shin Getter Robot,GaoGaiGar,Gundam... Các anime mecha được trình chiếu gần đây là Gundam 00,Code Geass(chuẩn bị sang SS2),Heroic Age....Một trong nhưng Studio anime về mecha nổi tiếng nhất chính là Studio Sunrise với serie chủ lực là Gundam và mới đay là Code Geass ko chỉ hấp dẫn những dân mộ đạo mecha mà còn những otaku khác nữa. Một trong những điều đáng chú ý về Japanese Mecha là các nhà sản xuất ko chỉ làm Anime,Manga mà còn kiếm thêm thu nhập bằng cách phát hành các model kit của các mecha .

Non-yaoi
 : Non-yaoi là để chỉ sự không có mặt của yaoi trong một lĩnh vực nào đó. Non-yaoi không đồng nghĩa với sự phản đối yaoi. Những người viết/đọc non-yaoi có thể là một anti-yaoi nhưng sự phản đối không thể hiện ra trong cái họ viết/đọc. Họ cũng có thể là một yaoi fan, hoặc cũng có thể là một người không thích yaoi nhưng chấp nhận yaoi như là một thể loại cũng giống như bao thể loại khác.

Romance
 : Thường là những câu chuyện về tình yêu. Ớ đây chúng ta sẽ lấy ví dụ như tình yêu giữa một người con trai và con gái, bên cạnh đó đặc điểm thể loại này là kích thích trí tưởng tượng của bạn về tình yêu. Đây cũng là thể loại mà nói dễ hiểu là "lãng mạng, mơ mộng, bay bổng".

School Life
 : Đây là một thể loại manga. Trong thể loại này, ngữ cảnh diễn biến câu chuyện chủ yếu ở trường học.

Sci-fi
 : Bao gồm những chuyện khoa học viễn tưởng, đa phần chúng xoay quanh nhiều hiện tượng mà liên quan tới khoa học, công nghệ, tuy vậy thường thì những câu chuyện đó không gắn bó chặt chẽ với các thành tựu khoa học hiện thời, mà là do con người tưởng tượng ra.

Seinen
 : Seinen (青年, Seinen? không nhầm lẫn với "người lớn"(成年, seinen?)) là một thể loại của manga thường nhằm vào những đối tượng nam từ 18 đến 30 tuổi, nhưng người xem có thể lớn tuổi hơn, với một vài bộ truyện nhắm đến các doanh nhân nam quá 40. Thể loại này mang những phong cách nghệ thuật rộng hơn và phong phú hơn về chủ đề, có các loại từ mới mẻ tiên tiến đến khiêu dâm. Phiên bản dành cho nữ là josei manga. Thể loại này tương đương trong tiếng anh là loại "adult". Cách thông thường để nhận ra một truyện tranh có phải seinen hay không là xem liệu kiểu chữ furigana có được dùng lấn át kiểu kanji truyền thống không. Sự thiếu vắng kiểu chữ furigana có thể hiểu rằng đầu đề đó không hướng đến người lớn tuổi Dòng đầu đề trên tạp chí được xuất bản cũng là một chỉ dẫn quan trọng. Thông thường ,các tạp chí truyện tranh Nhật Bản với từ "young" trên tiêu đề (như Young Jump) có seinen. Một số tạp chí seinen manga phổ biến khác gồm có Ultra Jump, Afternoon, và Big Comic.

Shoujo
 : Đây là một thể loại manga. Đối tượng hướng tới của thể loại này là phái nữ. Nội dung của những bộ manga này thường liên quan đến tình cảm lãng mạn, chú trọng đầu tư cho nhân vật (tính cách,...) Manga dành cho con gái, đặt biệt là dành cho thiếu niên. Về một phía nào đó, nó giống với "tiểu thuyết tím". Thế nhưng nó không hẳn là như vậy.vì trong Shojo Manga tràn đầy những hình vẽ hoa lệ và lời văn hoa mỹ. Shojo Manga có thể dễ dàng được nhận ra với những cậu "đẹp trai", cô gái mắt to, hoa thơm rơi đầy trang... (Shojo có nghĩa là con gái)

Shoujo-ai
 : Đây là dạng manga mà tình cảm của các đôi trong này là GIRL x GIRL. Nhưng mức độ nhẹ nhàng thui, chỉ là yêu, thích chứ ko quá đáng

Shounen
 : Đây là một thể loại manga. Đối tượng hướng tới của thể loại này là phái nam. Nội dung của những bộ manga này thường liên quan đến đánh nhau và/hoặc bạo lực (ở mức bình thường, không thái quá)

Shounen-ai
 : Shounen-ai ( 少年愛 "boy-love" ) là 1 thể loại của anime hoặc manga có nội dung về tình yêu giữa những chàng trai trẻ. Bản thân tựa đề này mang tính chất lãng mạn nhưng ko đề cập đến quan hệ tình dục. Tiền thân của shounen-ai là tanbi (耽美). Shounen-ai có ít những cảnh sexual hơn yaoi, thậm chí là ko có. Shounen-ai rất đc ưa chuộng ở Nhật Bản, đặc biệt là các cô gái nữ sinh và phụ nữ trẻ. Hãy cẩn thận phân biệt giữa Shounen và Shounen Ai, chúng không hề giống nhau. Shounen Ai nhắm vào con gái. Các cô gái "phát cuồng" lên vì cái nhánh này của Shojo Manga. Đầu tiên, đây chỉ là một bộ phận nhỏ của Shojo Manga, sau đã phát triển thành một thể loại riêng biệt. Shounen Ai mở ra trước mắt người đọc thế giới của những anh chàng đẹp trai và đồng tính luyến ái. Về một phía cạnh nào đó, những anh chàng này đẹp trai, hào hoa và mối tình giữa bọn họ lãng mạn tới mức nó hẫp dẫn các cô gái trẻ một cách kì lạ. Ngày nay, thể loại này được biết đến một cách rộng rãi trong giới đọc Shojo Manga. Một số trong thể loại này cho ta thấy một thể giới không có gì khác ngoài các chàng trai "xinh đẹp". (Trong tiếng Nhật, "ai" nghĩa là "yêu" như từ "ái" của Trung Quốc vậy. Ta có thể hiểu Shounen Ai là "tình yêu con trai")

Supernatural
 : Thể hiện những sức mạnh đáng kinh ngạc và không thể giải thích được, chúng thường đi kèm với những sự kiện mà đi trái hoặc thách thức những định luật vật lý.

Tragedy
 : Chứa đựng những sự kiện mà dẫn đến kết cục là những mất mát hay sự rủi ro to lớn. Thường là nhân vật chính chết hoặc phải chịu đựng quá nhiều tổn thương. 

Yaoi
 : Yaoi là loại truyện tranh và truyện ngắn, do các nữ họa sĩ hoặc các tác giả nữ viết phục vụ các độc giả phái yếu. Đây là thể loại truyện giả tưởng, tập trung khai thác những mối quan hệ tình cảm, và cả tình dục giữa những chàng trai với nhau. Yaoi - từ viết tắt bằng những chữ cái đầu tiên của những từ tiếng Nhật .yaoi= yama nashi, ochi nashi, imi nashi = không đỉnh điểm, không rõ rệt, vô nghĩa.(no climax, no point, no meaning).Có nghĩa "không cao trào, không mục đích, không ý nghĩa". "Tất cả chỉ để giải trí" là mục đích chung của yaoi. Yaoi= yama nashi, ochi nashi, imi nashi = không đỉnh điểm, không rõ rệt, vô nghĩa.(no climax, no point, no meaning).

Yonkoma
 : Yonkoma hay 4-cell hay 4-koma là một dạng truyện tranh hài hước Nhật mà nói chung gồm có những truyện tranh hài hước(gag) được vẽ trong 4 khung tranh chủ yếu được đọc thẳng từ trên xuống dưới,các khung này thường bằng nhau và là 1 chuỗi thẳng đứng.Đôi khi cũng được đặt nămg ngang hoăc theo khung 2x2 tùy theo yêu cầu trình bày. Yonkoma xuất hiện trong gần như mọi xuất phẩm của Nhật,bao gồm tạp chí manga,graphic novel(một loại comic),phần comic của các tờ báo,tạp chí game,nấu ăn....Truyện thường kết thúc trong 4 khung,dù sự phát triển qua nhiều kì có thể đi tiếp đến kì đăng báo tiếp,tạo thành một câu chuyện có phần liên tục.Một vài yonkoma cũng nêu lên những vấn đề nghiêm túc,tuy nhiên hầu hết được làm một cách hài hước. Những manga được vẽ theo phong cách yonkoma được biết đến nhiều nhất là:.Sazae-san,Nono-chan,Baito-kun,Azumanga Daioh và Lucky Star.Dạng thẳng đứng được sử dụng trong vài webcomics phương Tây như Ghastly's Ghastly Comic,Nelshael và Sexy Losers.

Yuri
 Yuri (百合?), hay còn được biết tới với một thuật ngữ gọi khác là Girls Love (ガールズラブ gāruzu rabu?), là một thuật ngữ trong giới văn học và otaku Nhật về các tác phẩm thuộc thể loại manga, anime mà trong đó có mối quan hệ hoặc liên quan tới đồng tính nữ. Yuri có thể thể hiện trong các mối quan hệ trên mức bình thường giữa các nhân vật nữ trong các manga, anime. Theo cách gọi của các fan hâm mộ ở các nước phương Tây, Yuri còn được gọi là shōjo-ai. Tuy vậy, yuri đã xuất hiện từ rất sớm trong các tác phẩm văn học đồng tính của Nhật (Japanese lesbian literature) từ đầu thế kỉ 20 với những tác phẩm như Yaneura no Nishojo của Nobuko Yoshiya. Đến thập niên 1970, yuri bắt đầu xâm nhập và xuất hiện trong các tác phẩm manga mà nổi tiếng nhất thời bấy giờ là các tác phẩm của Ryoko Yamagishi hay Riyoko Ikeda. Thập niên 1990 xuất hiện một xu hướng manga, anime mới, ví dụ như các tác phẩm dōjinshi, việc đưa yuri vào các tác phẩm này thường được chấp nhận và không quá khó khăn như các tác phẩm manga, anime nguyên bản. Năm 2003, tạp chí manga đầu tiên dành riêng cho Yuri ra đời dưới tên gọi Yuri Shimai, sau đó một tạp chí khác là Comic Yuri Hime ra đời năm 2005 sau khi Yuri Shimai bị đình bản năm 2004. Mặc dù ban đầu yuri thường hướng tới các mục tiêu là nữ giới (shōjo, josei), nhưng hiện nay yuri đã xuất hiện trong cả các tác phẩm dành cho nam thanh niên (shōnen, seinen). Một số Yuri manga hướng tới các nam thanh niên có thể kể tên như Kannazuki no Miko và Strawberry Panic!, và tại Nhật cũng có một tạp chí phụ của Comic Yuri Hime hướng tới mục tiêu là giới nam. Đó là tạp chí Comic Yuri Hime S, được bắt đầu phát hành vào năm 2007. Từ yuri (百合?) trong văn học mang ý nghĩa là "lily", là một trong những tên gọi quen thuộc thường được dùng để đặt tên cho các bé gái. Năm 1976, Itō Bungaku, chủ bút của tờ báo Barazoku (薔薇族? lit. rose tribe), một tạp chí hướng về những vấn đề về gay, đã mở thêm một cột báo dành cho những nữ độc giả đồng tính và đặt tên là "Yurizoku". Đây không chắc chắn là lần đầu tiên cụm từ này được sử dụng. Không phải hầu hết các độc giả nữ của tờ báo này đều là lesbian, nhưng cũng có những nữ độc giả les và dần dần từ « yuri » tồn tại trong xã hội với một ý nghĩa mới như đã nhắc tới ở trên. Nhiều dōjinshi kết hợp "Yuri" và "Yuriko" với những hentai thuộc thể loại đồng tính và dần dần từ Yuri mất đi nghĩa gốc của mình. Thay vào đó, Yuri dần được mang 1 nghĩa hoàn toàn mới để chỉ mối quan hệ tình cảm trên mức bình thường, sex mà nữ giới là người đóng vai trò chủ đạo. Tính tới thời điểm hiện tại, năm 2008, từ "yuri" vẫn được dùng để chỉ mối quan hệ giữa các nhân vật nữ (sexual hay tình cảm, rõ rang hay ẩn ý) trong các manga, anime và nhiều phương tiện truyền thông khác như là một thể loại truyện riêng biệt chuyên nói về vấn đề này. Ngoài ra, cụm từ "Girls Love" (ガールズラブ gāruzu rabu?), thường được phát âm là "Girl's Love" hoặc "Girls' Love", hoặc thậm chí viết tắt thành "GL", đều được sử dụng và mang cùng một hàm ý, ý nghĩa với yuri. Yuri vốn chỉ là một thuật ngữ trong giới fan, tuy nhiên từ năm 2005, "yuri" bắt đầu được nhiều nhà văn và nhà xuất bản sử dụng. Còn cụm từ "Girls Love" gần như được sử dụng duy nhất bởi các nhà xuất bản. Ở Bắc Mĩ, yuri được sử dụng gần như là để dành cho một kết thúc rõ ràng của các truyện hentai. Giống như shōnen-ai, được dùng để chỉ mối quan hệ giữa các nhân vật nam 

(non-sexual), giới fan phương Tây sử dụng cụm từ shōjo-ai để nói về yuri nhưng không có cảnh sex. Ở Nhật, cụm từ shōjo-ai (少女愛? lit. girl love) lại không được sử dụng với nghĩa như phương Tây mà được sử dụng để chỉ "pedophilia", với một nghĩa tương đương trong tiếng Anh là "girllove". Nghĩa của từ "yuri" được mở rộng ra tại các nước phương Tây kể từ năm 2000, với các ý nghĩa gần giống như nghĩa của Yuri được sử dụng tại Nhật. Các công ty xuất bản của Mỹ như ALC Publishing và Seven Seas Entertainment thậm chí đã sử dụng ý nghĩa của từ Yuri trong tiếng Nhật để chỉ về các truyện manga yuri mà họ xuất bản

_ Josei Manga :Cũng là một dạng như Shojo Manga nhưng được vẽ dành cho lứa tuổi lớn hơn ( các bà vợ, nữ nhân viên ...). Thể loại này cũng cuốn hút nữ thiếu niên và đôi khi ... cả con trai. Chúng ta cũng có thể loại Seinen Manga dành cho thanh niên.

_ ESP Là 1 từ rất thường gặp trong các anime và manga về Siêu Năng Lực.
Các anime và manga rất hay đề cập đến các vấn đề về siêu năng lực, cụ thể như sau :
Clairvoyance : Khả năng thấu thị.
Psychokinesis : khả năng di chuyển đồ vật hoặc gây tác động từ xa .
Precognition : khả năng dự đoán trước tương lai
Postcognition : khả năng biết được các sự kiện diễn ra trong quá khứ
Telapathy : thần giao cách cảm
Tất cả các năng lực này được gọi chung là ESP : Extra Sensory Perception

Exit mobile version