Dạo này tôi tự dưng đâm ra mê mệt hát Xẩm !
Trong xe xe hơi của tôi có mấy đĩa hát Xẩm do những nghệ sĩ nổi tiếng của TP.HN trình diễn. Tôi khoái nghe nghệ sĩ Xuân Hoạch hát bài “ Mục hạ vô nhân ”. Khoái lắm. Nghe đi nghe lại nhiều lần. Đến nỗi cô cháu gái 5 tuổi của tôi một lần đi cùng xe với ông bảo : “ Ông ơi, ông hoàn toàn có thể tắt cái bài hát ấy đi được không ? Nếu ông không còn bài nào khác thì cháu hoàn toàn có thể hát cho ông nghe ! ” .
“ Mục hạ vô nhân, chúng anh đây mục hạ vô nhân

          Nghe em nhan sắc lòng xuân anh dạt dào…”

Bạn đang đọc: Mục hạ vô nhân

Mục hạ vô nhân, một cụm từ kép, nghĩa đen chỉ một người bị mù, không nhìn thấy gì. Một phép tu từ thật là đỉnh điểm của ngôn từ dân ca Việt. Không xưng không gọi, ta mù, mày mù, con mù, thằng mù. Mà bảo là dưới mắt ta tuyệt không có ai ! Thế mà đã mù thì làm thế nào mà nhìn, mà ngắm, mà thấy được nhan sắc chim sa cá lặn của người mẫu ? Ấy vậy mà vẫn cứ dạt dào ! Nghe người ta nói, người ta đồn là em đẹp lắm, xinh lắm, tươi lắm, tình tứ lắm … Lòng xuân anh nó đã cứ dạt dào cả lên !
Thế nhưng rồi :
“ Dù em mặt phấn má đào
Dửng dừng dưng anh cũng chả trông làm gì … ”

Đời thế mới dở.

Nghe đồn rằng, người ta nhan sắc đã muốn cưới người ta rồi. Thế mà rồi người ta trang điểm mặt phấn má đào nhưng cũng chả thèm ngó đến ! Bởi cái “ mục nhân – người mù ” kia thì thưởng nhan sắc bằng … nghe, chứ đâu phải bằng nhìn. Bởi lấy về chỉ để … “ cho đi trước làm vì ” – Chỉ để dẫn đường !
Với một người đàn bà nhan sắc đẹp đẽ mà vì cơ trời nào đó, phải lấy một ông chồng mù lòa, không biết chiêm ngưỡng và thưởng thức vẻ đẹp của mình thì tôi cho đấy là thảm kịch lớn nhất của đời nàng ! Bông hoa khoe sắc, ngát hương là để điệu đàng bướm ong. Người con gái đẹp trang điểm phấn son để làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Và quan trọng nhất là để cho người tình của mình ngắm, mê, rồi tình ái nồng nàn mới dâng lên. Nói người con gái làm đẹp cho kẻ yêu mình là vậy. Thế nên thảm kịch của kẻ mục hạ vô nhân là không biết, không hề, không được chiêm ngưỡng và thưởng thức vẻ đẹp trời cho kia. Anh ta lấy vợ đẹp, “ lấy anh cho đi trước làm vì ”, chỉ để dắt ra chợ đàn hát. Mà vợ đẹp thế, ra chốn chợ người, ong qua bướm lại sao trách người được đây …
Và thảm kịch của một nghệ sĩ mù mở màn. Đàn hát long dong ngoài chợ kiếm ăn qua ngày. Lại với chút tơ vương. Lại với chút đèo bòng. Một duyên hai nợ ba tình. Là than thân trách phận .
Thế nhưng người nghệ sĩ mù với bao khốn khó cuộc sống, tay gẩy đàn miệng ca hát long dong khắp chốn chợ người kia, mua vui cho người đời, khơi gợi lòng thương của người đời, để kiếm sống, nhưng vẫn tràn trề tư chất nghệ sĩ. Phút giây thăng hoa, người nghệ sĩ đích thực vẫn ngân lên : “ Đố ai lên chốn chợ trời / dẫn anh lên khoắng một vài những ả nàng tiên … ” Thì quả đúng là một tay “ mục hạ vô nhân ”, không còn biết mình là ai, mình ở đâu, mình đang làm gì ! Cơ mà khi người nghệ sĩ thăng hoa thì liệu có nên quá khắc nghiệt với họ không đây ?

Thật ra nội dung bài hát Xẩm này cũng không có gì cao siêu, nó là bài hát vô danh mà tác giả là rất nhiều các ông Xẩm mù lang thang các chợ khắp vùng quê Bắc Bộ xưa kéo nhị cò cưa gợi lòng thương đồng loại để độ nhật qua ngày. Đi sâu vào phân tích thậm chí nhiều chỗ nó còn là sự đối lập hỗn loạn về ngữ nghĩa. Thế nhưng đặt nó trong bối cảnh chợ quê, trong cái thê lương nghèo khó của âm nhạc dân gian đã qua rất nhiều nghệ nhân biến tấu, trau truốt thì lại thấy hấp dẫn kỳ lạ. Rất kỳ lạ. Có lẽ đó chính là hồn cốt của văn hóa dân gian đã chắt lọc thành tinh túy…

Nhưng khi đi vào văn bản, văn học chính thống, chữ “ mục hạ vô nhân ” người ta hay dùng nghĩa bóng hơn là dùng nghĩa đen như trong trường hợp của bài Xẩm chợ này. Nghĩa bóng của “ mục hạ vô nhân ” là để dành chỉ một kẻ có thái độ rất là ngạo mạn, không coi ai ra gì. Những kẻ đó luôn tự coi mình là nhất, trong mắt họ, thậm chí còn thiên hạ không còn có ai. Những kẻ đó còn gọi là có mắt như mù. Mà khốn thay, đời nay lại rất nhiều kẻ có mắt như mù .
Trong những ngày này, nghe lại bài hát Xẩm chợ, “ Mục hạ vô nhân ” tôi bỗng liên tưởng, hình như nước mình cái phong thái dưới mắt mình không có ai kia ngày càng nhiều thì phải. Trong toàn cảnh kinh tế tài chính xã hội lúc bấy giờ của quốc gia có nhiều yếu tố rối ren, khó mà một sớm một chiều phân định đúng sai. Lũ quan tham thì vơ vét của dân của nước như chỗ không người, chúng hình như không còn biết sợ, không còn biết đủ. Trong mắt chúng cũng không có pháp luật hay lẽ phải, cũng không có ai nữa. Dân gian thì vô pháp, ra đường đi lại mặc kệ luật lệ, cư xử mặc kệ đúng sai, động tí là khùng lên bầy đàn đấm đá bạo lực đập phá. Cũng không cần biết, cần nhìn đến ai, đến cái gì. Nhiều người mang tiếng là tri thức, người dẫn dắt xã hội cũng không kém, tranh luận chỉ khăng khăng mình đúng, mình là chân lý. Ai nói trái lại là chụp mũ ngay cho nịnh bợ, thủ cựu, bán nước. Cũng lại coi chả có ai dưới mắt mình. Còn những người có nghĩa vụ và trách nhiệm lèo lái, động thấy ai nói ngược một chút ít là quy cho phản động, xấu xa nọ kia. Mà trong khi đó, có còn yêu người ta mới nói : “ Cái tình là cái chi chi / yêu nhau phải bảo đường đi lối về. ” Mục hạ vô nhân, sắp xuống hố rồi có người ta bảo cho lại còn …
Chả nhẽ nước mình giờ toàn những kẻ mục hạ vô nhân sao ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *