Site icon Nhạc lý căn bản – nhacly.com

Ai cần phẫu thuật nạo túi quanh răng?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trung Hậu – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Phẫu thuật nạo túi quanh răng là thủ thuật thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm quanh răng. Kỹ thuật này giúp làm sạch phần mô mềm bị viêm ở thành ngoài túi lợi, vệ sinh cao răng bám ở thành trong và các thành phần nằm trong túi lợi,…

1. Phẫu thuật nạo túi lợi là gì?

Lợi là 1 phần của niêm mạc miệng, bám vào cổ răng (xương và xương cổ răng). Về mặt giải phẫu, lợi gồm 2 phần là lợi tự do và lợi dính. Trong đó, lợi tự do là phần lợi ôm sát cổ răng, cùng với cổ răng tạo thành khe sâu khoảng 1mm (rãnh lợi). Lợi tự do và răng tạo thành một rãnh nông, phần đáy hình thành bởi nhiều mô bám – gọi là túi lợi sinh lý. Lợi dính là phần lợi bám dính vào phần chân răng (ở trên) và cả phần mặt ngoài xương ổ răng (ở dưới).

Thống kê sơ bộ cho thấy có tới 90% người trưởng thành bị viêm quanh răng. Nhiều trường hợp bị viêm quanh răng được chỉ định phẫu thuật nạo túi lợi. Đây là thủ thuật được thực hiện để điều trị bệnh lý viêm quanh răng (vùng lợi, dây chằng quanh răng, xương răng và xương ổ răng). Kỹ thuật này giúp làm sạch phần mô mềm bị viêm ở thành ngoài túi lợi, vệ sinh cao răng bám ở thành trong và các thành phần nằm trong túi lợi.

Nếu có bệnh lý về răng miệng nhưng không nạo túi lợi sớm thì người bệnh có thể gặp những hậu quả như:

  • Hơi thở có mùi hôi, răng nhạy cảm, ê buốt, cao răng trong túi lợi gây hiện tượng mòn cổ răng;
  • Túi lợi phát triển sâu, phần dây chằng ở lợi bị viêm nặng hơn, có thể bị đứt, khiến lợi bị tách khỏi chân răng;
  • Túi lợi phát triển sâu dẫn đến cổ răng bị mòn, đâm sâu xuống dưới lợi khiến bệnh nhân bị đau nhức, tiêu xương ổ răng, lộ chân răng do tụt lợi gây mất thẩm mỹ. Nếu bị viêm nhiễm kéo dài mà không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị viêm tủy răng, dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

2. Phẫu thuật nạo túi quanh răng chỉ định/chống chỉ định cho đối tượng nào?

Những người được chỉ định nạo túi lợi là :

  • Người cần thực hiện giảm viêm ở túi lợi có độ sâu trung bình, tổ chức lợi xơ dày;
  • Người bị áp xe quanh răng;
  • Giảm viêm trước khi thực hiện các phẫu thuật quanh răng khác hoặc ở những người chống chỉ định phẫu thuật;
  • Túi lợi bị viêm nhiễm sau khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật quanh răng khác.

Phẫu thuật nạo túi lợi chống chỉ định cho:

  • Người có thành bên lợi của túi lợi rất mỏng;
  • Lợi bị phì đại do phenytoin;
  • Người có biểu hiện viêm cấp tính;
  • Túi lợi quá sâu, đã đi hết phần lợi dính (đặc biệt là ở vùng răng hàm).

3. Quy trình thực hiện nạo túi quanh răng

3.1 Chuẩn bị

  • Nhân sự thực hiện: Bác sĩ răng hàm mặt và trợ thủ;
  • Phương tiện: Bộ dụng cụ dùng phẫu thuật nha chu;
  • Thuốc và vật liệu y tế: Thuốc tê, dung dịch sát khuẩn, oxy già, cồn, nước muối sinh lý;
  • Bệnh nhân: Được giải thích chi tiết về thủ thuật, đồng ý điều trị;
  • Hồ sơ bệnh án: Chuẩn bị đúng theo quy định, có phim X-quang tình trạng xương hàm, đã thực hiện các xét nghiệm cơ bản.

3.2 Thực hiện phẫu thuật nạo túi lợi

  • Kiểm tra hồ sơ bệnh án và kiểm tra người bệnh, đánh giá tình trạng tại chỗ và toàn thân;
  • Sát khuẩn niêm mạc quanh khu vực chuẩn bị nạo túi lợi;
  • Tiêm tê tại chỗ để giúp người bệnh giảm đau buốt, khó chịu trong quá trình nạo vét túi lợi;
  • Với túi lợi không quá sâu, bác sĩ chỉ cần cạo vôi răng, loại bỏ mảng bám cho bệnh nhân. Với túi lợi sâu, trên 5mm, xương răng bị tiêu nhiều, viêm cả phần túi dưới xương thì cần nạo vét túi lợi sâu để làm sạch ổ mủ, điều chỉnh các mô nha chu, phục hồi răng. Khi thực hiện, bác sĩ dùng cây nạo để nạo tổ chức viêm ở thành ngoài túi lợi. Bác sĩ lấy ngón tay giữ phía ngoài của thành ngoài túi lợi, sau đó thực hiện làm sạch cao răng, mảng bám ở thành chân răng, các thành phần nằm trong túi lợi;
  • Trước khi khâu vết thương, bác sĩ bóc tách phần lợi khỏi xương, loại bỏ phần mô tổn thương;
  • Bơm rửa túi lợi bằng nước oxy già 3V và nước muối sinh lý 0,9%. Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách cầm máu, sử dụng gel kháng viêm để làm lành vết thương nhanh hơn.

3.3 Theo dõi và xử trí sau phẫu thuật

  • Trường hợp bị chảy máu sau khi nạo túi lợi một vài ngày: Thực hiện bơm rửa sạch túi lợi và đắp băng phẫu thuật;
  • Trường hợp bị nhiễm trùng: Chỉ định sử dụng kháng sinh, chống viêm tại chỗ kết hợp với đường dùng toàn thân.

4. Một số lưu ý sau phẫu thuật nạo túi quanh răng

Sau khi nạo túi quanh răng, ở vùng lợi vừa được điều trị sẽ có cảm giác đau nhức. Để giảm đau, bệnh nhân cần uống thuốc đúng theo liều lượng được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ những hướng dẫn sau:

  • Súc miệng nước muối sinh lý thay việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa trong vài ngày đầu để tránh tác động đến vết thương;
  • Ăn các món mềm như cháo, súp, cơm xay nhuyễn,… hạn chế ăn đồ cứng như mía, các loại hạt,…;
  • Hạn chế ăn đồ cay, nóng, nên ăn sữa chua hằng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra, giữ gìn sức khỏe răng miệng.

Phẫu thuật nạo túi quanh răng là thủ thuật đơn giản, thời gian thực hiện ngắn. Trước, trong và sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối lời khuyên của bác sĩ, kết hợp với việc đi khám răng định kỳ.

Khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những phân ngành lớn và quan trọng của khối lâm sàng. Là một chuyên khoa đảm nhiệm điều trị bệnh lý sâu xa và thẩm mỹ và nghệ thuật trên hàng loạt cấu trúc răng ( răng, xương răng, tuỷ răng, … ), hàm ( vòm miệng, quai hàm, khớp hàm, … ) và mặt ( xương trán, xương gò má, xương thái dương, … ) .Vì sao nên chọn khám tại Chuyên khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec ?

  • Thủ tục đơn giản, nhanh gọn.
  • Được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình, quy trình khám hợp lý, thuận tiện.
  • Cơ sở vật chất toàn diện, bao gồm hệ thống các phòng khám và tư vấn, phòng lấy máu xét nghiệm, phòng ăn, khu chờ dành cho khách hàng…
  • Đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình chu đáo.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Exit mobile version