Site icon Nhạc lý căn bản – nhacly.com

If you are tired, I will give you a piggyback – Nguồn gốc từ Piggyback trong tiếng Anh. – Học Tiếng Anh Mỗi Ngày

Chia sẻ bài viết này0Share on LinkedInLinkedin

email

Chuyện kể rằng, ngày nảy ngày nay, có lẽ cũng chưa hề lâu lắm, có một nữ du học sinh Việt Nam vô cùng xinh đẹp đem lòng thầm thương trộm nhớ một chàng hoàng tử người Anh mắt vàng tóc xanh học cùng lớp, và chuyện gì đến cũng đã đến, họ hẹn hò…..Buổi tối hôm ấy hai người đi dạo cùng nhau bên bờ sông Thames êm đềm, chàng và nàng tản bộ đi dưới ánh hoàng hôn, nói đủ thứ chuyện, và chuyện gì đến cũng phải đến, …….nàng đã thấm mệt và mỏi chân, chàng đã tỏ ra ga-lăng như một người đàn ông châu Âu thứ thiệt, chàng chỉ chỉ vào lưng mình và nói “Piggyback, ok? Should I give you a piggyback?”….Tai nàng ù đi, không tin vào những gì chàng vừa nói nữa, nàng chẳng biết từ “piggyback” nghĩa là gì, nhưng nàng biết rõ “piggy” là từ để chỉ một con vật không lấy gì làm nhẹ nhàng và duyên dáng cho lắm. Có lẽ nào người mà nàng thầm yêu, mới hẹn hò lần đầu tiên mà lại ám chỉ nàng như thế dù nàng mới chỉ hơi hơi “mỡ màng” một chút. Còn sự xúc phạm nào lớn hơn, nàng vùng vằng bỏ đi, vừa chạy vừa khóc. Và chuyến tàu đầu tuần của English4ALL hôm nay, dành cho nàng và những ai chưa biết từ piggyback nghĩa là gì? All aboard!

Piggy có nghĩa là con lợn, và back nghĩa là lưng. Vậy piggyback có nghĩa là lưng con lợn hay mang con lợn trên lưng? Thật ra không phải vậy, piggyback chẳng liên quan gì đến con lợn vô tội. Bởi vì bất kể bạn mang, vác cái gì, hay cõng ai trên lưng, thì đều gọi là “piggyback” cả.

Hãy quay trở lại thế kỉ 16, những năm 1564 để tìm hiểu vì sao lại xuất hiện từ này nhé. Thời ấy, hàng hóa được vận chuyển theo những kiện hàng (packs) và người ta mang vác chúng bằng lưng người và để thồ trên lưng gia súc. Thuật ngữ thời đó mô tả hành động này bằng từ “pick pack” bởi lẽ bạn sẽ phải “pick up a pack” (nhấc kiện hàng lên) để chuyển đi bằng lưng. Nghe đã có vẻ logic chưa? Tuy nhiên, vì sao con heo lại xuất hiện như trong từ “piggyback” như ngày nay chúng ta vẫn sử dụng.

Hóa ra từ “ pick pack ” ở đầu cuối lại trở thành “ pick-a-pack ”. Đây là câu mà người chủ hàng hay dùng để giục giã những người phu khuân vác khi dỡ hàng “ Pick a pack ! ” – “ Pick a pack ! ” ( Lấy hàng đi ! Lấy hàng đi ! )
Và vì hàng được chuyển bằng sống lưng người là đa phần, nên người ta còn đọc thành “ pick-a-back ” .
Vấn đề cũng chỉ vì cái chữ “ a ” đó, chính do khi bạn đọc nhanh “ pick-a-back ” sẽ nghe như “ pick-i-back ” ( picky back ). Và từ picky back thì toàn chẳng có ý nghĩa gì với những ai ngoại đạo với ngành bốc vác. Rất nhiều người người ở thế kỉ 18-19 khi nghe từ này chẳng hiểu nghĩa là gì ? Và thế là người ta lại biến hóa một lần nữa, và từ “ piggyback ” sinh ra vào đúng thời kì này, lúc đầu chỉ được hiểu là mang vác sản phẩm & hàng hóa trên sống lưng, nhưng đến những năm 1930, thì còn dùng để diễn đạt việc cõng ai đó trên sống lưng nữa ( ride on someone’s back and shoulders )
Cũng tội cho con lợn vì vốn dĩ loài vật này chẳng khi nào mang vác cái gì trên sống lưng cả, tuy nhiên nó ( pig-piggy ) lại là từ gần âm nhất với “ picky ” cho nên người ta mượn luôn từ này cho dễ hiểu .
Vậy đấy, tiếng Anh nhiều lúc vẫn vậy, một từ khi hoán đổi từ một cách gọi, cách đọc dài sang một dạng rút gọn ngắn hơn rất hoàn toàn có thể đổi khác thành một dạng khác. Ví dụ nhé, những người đàn ông tên là Richard thường hay có nickname là Dick, chính bới Richard đọc gọn lại thành Ric hay Rick, nhưng Ric hay Rick thì trong tiếng Anh lại không có ý nghĩa, nghe giống như Dick-một từ có nghĩa, vậy nên người ta mượn luôn từ này .

Hi vọng, sau khi đã biết rằng từ “piggyback” không liên quan gì đến heo-lợn như sẽ không còn chuyện tình nào phải dang dở vì bất đồng ngôn ngữ như trong câu chuyện hiểu nhầm ở trên nữa.

Chúc mọi người một tuần làm việc vui vẻ, và các chú các anh nếu có đi nhậu, cũng đừng để đến mức bạn phải “piggyback”  về nhà!

Bạn có biết?

Ngày nay, thuật ngữ “piggyback” được sử dụng rất phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đều mang nghĩa là sử dụng một hệ thống, cơ chế có sẵn….

Ví dụ: Piggybacking là một kỹ thuật được sử dụng trong lĩnh vực chụp ảnh vũ trụ (astrophotogrophy)- gắn một ống kính chụp ảnh bên trên kính thiên văn để chụp lại các vì sao.

Piggybacking trong lĩnh vực vận tải (transportation) lại có nghĩa là một phương tiện chuyên trở các phương tiện khác.

Piggybacking trong lĩnh vực an ninh (security) lại có nghĩa là một ai đó được phép tiếp cận một khu vực bị giới nghiêm thông qua điểm kiểm soát (access to a restricted area or through a checkpoint) lại tạo kẽ hở cho những kẻ khác không được phép đi vào theo.

Trong lĩnh vực đánh giá tín dụng (credit ratings), piggybacking lại dùng để chỉ ai đó có chỉ số tín dụng yếu kém (bad credit) sử dụng kênh của bên thứ ba không liên quan để cải thiện chỉ số tín dụng của mình.

Trong lĩnh vực Internet, piggybacking là truy cập Internet từ thiết bị thông qua mạng của người khác.

Trong y dược, piggybacking là chỉ việc sử dụng hai loại thuốc khác nhau  nhưng có cùng tác dụng (same function) (ví dụ như ibuprofen & paracetamol đều có tác dụng giảm đau) vào những khoảng thời gian xen kẽ nhau để đảm bảo có công hiệu tức thời (constant effect.)

 

Hoàng Huy

Exit mobile version