Site icon Nhạc lý căn bản – nhacly.com

Tất Tật Về Học Và Thi Môn Quantitative Methods CFA

Là một nhà phân tích tài chính, bạn bắt buộc phải sử dụng được phương pháp phân tích định lượng – Quantitative Methods, và việc thành thạo chúng là rất quan trọng để có thể tập trung vào nền tảng của những vấn đề về kinh tế. Sự lựa chọn những kỹ thuật định lượng, thực hiện tính toán đúng, và sự cung cấp kết quả kinh tế phù hợp, tất cả là những phần đầy đủ của quá trình tạo ra quyết định đầu tư, cả trong tài chính doanh nghiệp lẫn thị trường tài chính. Vậy môn học Quantitative Methods trong CFA là gì, cung cấp những mảng kiến thức nào và phương pháp học sao cho hiệu quả? Hãy cùng SAPP tìm hiểu tổng quan qua bài viết này nhé.

 

1. Học Quantitative Methods

Quantitative Methods là môn học về Phương pháp phân tích định lượng. Đây là một môn có kiến thức không quá khó nếu như bạn có nền tảng về toán học, vì vậy rất dễ lấy điểm ở kỳ thi CFA. Môn học này đưa ra những khái niệm cơ bản trong quá trình phân tích và định giá như: Giá trị thời gian của tiền tệ; NPV; IRR; Khái niệm về xác suất, thống kê; Kiểm định giả thuyết và Phân tích kỹ thuật. Quantitative Methods là tiền đề để học các môn học CFA khác như: Financial Reporting and Analysis, Corporate Finance, Equity Investment, Fixed Income, và đặc biệt là Portfolio Management and Wealth Planning.

1.1. Nội dung môn học

Quantitative Methods tập trung vào phân tích định lượng và các phương pháp tiếp cận theo hướng toán học để giải quyết các vấn đề tài chính phức tạp khiến mảng kiến ​​thức này có giá trị lớn như vậy. Một số lĩnh vực quan trọng nhất được đề cập trong phần này bao gồm đo lường hiệu suất, giá trị thời gian của tiền tệ, xác suất và thống kê, lấy mẫu và kiểm định giả thuyết cùng với phân tích hồi quy tuyến tính và tương quan. Các khái niệm này cung cấp một số công cụ và kỹ thuật rất hữu ích cho các lĩnh vực kiến ​​thức về thu nhập cố định, vốn cổ phần và quản lý danh mục đầu tư. Hiểu biết đúng đắn và nắm bắt các kỹ thuật định lượng sẽ giúp nắm vững một tỷ lệ kiến ​​thức tốt của CFA.

Nội dung môn học Quantitative Methods gồm có :

1.2. Tỷ trọng nội dung thi của môn học

Nội dung môn Quantitative Methods trong kỳ thi CFA Level 1 chiếm 10% (bao gồm 24 câu hỏi trong tổng số 240 câu hỏi trắc nghiệm), kỳ thi Level 2 chiếm 5-10% (bao gồm 6-12 câu hỏi trong tổng số 120 câu hỏi trắc nghiệm), kỳ thi Level 3 chiếm 0%.

Level

Tỷ trọng nội dung thi trong từng cấp độ

Level 1 10 %
Level 2 5 – 10 %
Level 3 0 %

Tỷ trọng nội dung thi môn Quantitative Methods trong từng Lever

2. Ôn thi Quantitative Methods

2.1. Tài liệu ôn thi

Bạn muốn khám phá một bộ sách luyện thi khá đầy đủ và phương pháp học tốt nhất ?
Lời khuyên sau đây thật sự hữu dụng cho những bạn có nhiều thời hạn :

>>> Xem thêm: Các Nguồn Tài Liệu Học Và Thi CFA Uy Tín

2.2. Kinh nghiệm ôn thi từ giảng viên

Theo anh Lưu Hoàng Minh, giảng viên CFA tại SAPP Academy, môn tính toán như Quantitative Methods nên được dành thời gian nhiều nhất từ 15-20% do có trọng số lớn và dễ lấy điểm nếu hiểu bản chất vấn đề. Bạn có thể sử dụng giáo trình Xác suất thống kê ở trường đại học nếu Tiếng Anh không tốt. Tất cả các kiến thức ở môn này đều được dạy trong các môn chuyên ngành căn bản vì thế có thể tham khảo thêm để dễ hiểu hơn.

>>> Xem thêm: Kinh Nghiệm Học & Thi CFA Level 1 Từ Giảng Viên SAPP Academy – Nguyễn Đức Thái 

3. Checklist ôn thi Quantitative Methods

Quantitative Methods là môn học “ gỡ điểm ” nhưng bạn cũng không nên chủ quan bởi sẽ ngốn thời hạn thống kê giám sát. Để có một lộ trình ôn thi có hiệu suất cao bạn nên tìm hiểu thêm lộ trình cùng 1 số ít lời khuyên dưới đây :

4. Một vài lưu ý cho việc học và thi môn Quantitative Methods

4.1. Lưu ý cho việc học và ôn thi Quantitative Methods Level 1

Quantitative là một môn “kiếm điểm“ trong Level 1, với 10-15% tổng số điểm và kiến thức không quá khó. Với những bạn theo học chuyên ngành Tài chính/Kinh tế ở trường Đại học, Quantitative sẽ nhắc lại rất nhiều kiến thức trong môn Xác suất – Thống kê và Kinh tế Lượng.

Bạn sẽ gặp lại những khái niệm : Giá trị thời hạn của tiền ( time value of money ), cách tính doanh thu – lợi suất ( return – yield ), những giá trị trung bình ( mean – median – mode ), độ phân tán ( phương sai – độ lệch chuẩn ), khoảng chừng an toàn và đáng tin cậy ( confidence interval ), và kiểm định giả thuyết ( hypothesis testing ) .

Bạn cũng sẽ thấy tỷ số Sharpe (Sharpe ratio), độ tương quan (correlation) và hiệp phương sai (covariance). Những khái niệm này sẽ xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau xuyên suốt 3 level. Vậy nên bạn hãy học và nắm vững chúng ngay bây giờ. Tất cả khái niệm ở trên đều là cơ bản và nền tảng.

Ngoài ra, một vài bài tập có thể sẽ gồm nhiều số liệu và ngốn thời gian tính toán, vì CFA yêu cầu bắt buộc sử dụng máy tính chuyên dụng. Hãy luyện tập và sử dụng máy tính thành thạo trước khi ngày thi đến. Cuối cùng, bạn sẽ gặp một vài công thức mơ hồ và phức tạp hơn. Đừng dành quá nhiều thời gian cho phần này. Bạn có thể mất 1 hoặc 2 câu, nhưng nắm vững những khái niệm cốt lõi là đủ để bạn vượt qua môn này.

4.2. Lưu ý cho việc học và ôn thi Quantitative Methods Level 2

Kiến thức môn Quantitative Level 2 là khó hơn hẳn so với Level 1, và nó không còn là một “kho điểm” cho bạn nữa. Tuy nhiên, nếu bạn nắm được những khái niệm chung và những ý tưởng xung quanh các mô hình được giới thiệu, bạn vẫn có thể kiếm thêm được một lượng điểm tương đối cho mình.

Các khái niệm quan trọng trong môn này là: độ tương quan (correlation), mô hình hồi quy (regression model), cách đọc, sử dụng và giải thích thông tin trong bảng ANOVA (multiple R, R-squared, F-stats, etc), kiểm định giả thuyết (hypothesis testing), khoảng tin cậy (confidence interval), biến giả (dummy variable), các vi phạm về giả định của mô hình hồi quy (phương sai thay đổi – heteroskedasticity, tương quan chuỗi – serial correlation, đa công tuyến – multicollinearity) và các chỉ số để phát hiện, các mô hình để vượt qua chúng (Breuch-Pagan test, Durbin-Watson test, Hansen method).

Lưu ý: Kiến thức về chuỗi thời gian (time-series data) là phần bắt buộc phải nắm được, đặc biệt là về đảo chiều (mean reversion), bước đi ngẫu nhiên (random walk) và nghiệm đơn vị (unit root).

5. Lời kết

Đừng nên bỏ qua phần thi của môn Quantitative Methods, chắc chắn Phương pháp phân tích định lượng là một phần quan trọng trước khi thử các phần khó khác của chương trình CFA. Quantitative Methods chú trọng đến cả công thức lẫn khái niệm. Nếu bạn có nền tảng ngành kỹ thuật/toán học thì bạn sẽ không gặp quá nhiều vấn đề khó khăn. Còn những bạn chưa có nền tảng từ đầu, hãy giành thời gian để luyện tập, thực hành phần này nhiều hơn nhé.  

 

Exit mobile version