Trong Kinh Phật nói bất kể khoảng cách bao xa, chỉ một niệm là đến, hoàn toàn có cơ sở khoa học mà hiện tượng rối lượng tử đã chứng tỏ. Như Lai nghĩa là không từ đâu đến, cũng không đi về đâu, rõ ràng là ý chỉ không gian không có thật.
Sự thật là gì ? Hay các mức độ của sự thật
Khái niệm về sự thật và đau khổ
Thông thường người ta nghĩ sự thật là một cái gì cũng đơn giản như chiếc xe, ngôi nhà, một sinh vật…Đó là các cố thể vật chất mà người ta tin chắc là có thật 100% không một ai nghi ngờ, trừ các triết gia theo trường phái hoài nghi (philosophical scepticism). Pyrrho người xứ Elis (hay Eleia, vùng đất phía nam của Hy Lạp ngày nay) cho rằng người ta chỉ sống trong thế giới hiện tượng không thể khẳng định đâu là chân lý. Descartes, nhà toán học và triết học Pháp thế kỷ 17, hoài nghi rằng không thể phân biệt được đâu là giấc mơ, đâu là sự thật. Vô tình, sự hoài nghi của Descartes rất giống với hoài nghi của Trang Chu, triết gia Trung Quốc cổ đại, nổi tiếng với giấc mơ hồ điệp. Ông không thể khẳng định mình là Trang Chu nằm mơ thấy mình hoá thành con bướm hay mình là con bướm nằm mơ thấy hoá thành Trang Chu. Đến thế kỷ 20, nhà khoa học nổi tiếng Albert Einstein nêu lập luận rằng không có cách nào để phân biệt giữa lực quán tính và lực trọng trường. Khi một cố thể vật chất di chuyển, lực quán tính đẩy nó di chuyển mãi nếu không có một lực nào khác cản lại, chẳng hạn quả địa cầu di chuyển mãi mãi trên quỹ đạo với một vận tốc không đổi là 365 ngày 6 giờ thì giáp một vòng quanh mặt trời. Còn lực trọng trường là sức hút lẫn nhau của các cố thể vật chất, chẳng hạn nếu ta nhảy ra khỏi một tầng lầu thì sẽ rơi xuống đất vì bị quả đất hút. Còn ở khoảng cách chừng 400 km cách mặt đất thì không còn lực trọng trường, đó là tình trạng vô trọng lực, nếu phi hành gia bước ra khỏi phi thuyền cũng không bị rơi xuống đâu cả. Lập luận của Einstein có liên quan tới nhận thức về chân lý. Lực trọng trường và lực quán tính có thể coi là tiêu biểu cho thực và mộng trong cuộc sống thế gian.
Thực và mộng không dễ phân biệt như người ta tưởng. Người bình thường ắt tưởng rằng Trang Chu và Descartes chắc là khùng nên không phân biệt được thực và mộng. Phật thuyết thập nhị nhân duyên, nói rằng cuộc sống đời thường của chúng sinh cũng là nằm mơ giữa ban ngày mà không tự biết. Trang Chu và Descartes chỉ mới hoài nghi chứ chưa hiểu rõ, còn đức Phật thì đã thân chứng đó đích thực là mộng mơ.
Kinh điển Phật giáo gọi cái mộng mơ đó là thế lưu bố tưởng, tức là tưởng tượng đã lưu truyền rộng rãi, đã thành nề nếp trên thế gian nên không dễ gì dẹp bỏ được. Bậc thánh trí giác ngộ cũng có thế lưu bố tưởng bởi vì đông đảo chúng sinh đều thấy như thế, bởi vì có cùng một cấu tạo giác quan như nhau, nhưng các ngài không có trước tưởng tức không chấp trước rằng đó là sự thật, bởi vì các ngài thấy rõ đó là do nhân duyên giả hợp. Một cái nhà, một chiếc xe, một cái máy vi tính là những sự thật tương đối chứ không phải tuyệt đối. Tương đối là vì do nhân duyên hợp thành và phải có chủ thể nhận thức thì các sự vật đó mới thành, mới hiện hữu, có sinh có diệt, tức là vô thường. Trong chuổi 12 nhân duyên tạo thành thế giới, nguyên nhân cơ bản là vô minh đưa đến mắt xích thứ 12 là lão tử, tức là già chết, diệt vong. 12 nhân duyên hợp thành một vòng tròn bất tận, đó là luân hồi. Chúng sinh mãi mãi chìm đắm trong vòng sinh tử luân hồi, hết kiếp này tới kiếp khác không bao giờ ngừng nghỉ, trong đó có hạnh phúc và đau khổ, nhưng dù hạnh phúc hay đau khổ cũng chỉ là mê lầm mộng tưởng mà thôi.
Bạn đang đọc: Sự thật là gì?
Con người sống trong thế gian bị khổ vì tin chắc 100% rằng thế giới là có thật, cái bản ngã của họ là có thật, từ đó những cái ngã sở (sở hữu của tôi) là có thật như cha mẹ, anh chị em, bà con, con cái, nhà cửa, xe cộ, quê hương, tổ quốc. Họ tin chắc không một chút nghi ngờ rằng tất cả đều có thật. Do đó khi mất mát những thứ được cho rằng của mình, họ rất đau khổ. Khi bị bệnh tật hoặc đói khát, họ cũng đau khổ vì cái ta bị đe doạ diệt vong.
Ngoài những đau khổ có tính cách qui luật thường trực như sinh lão bệnh tử, con người còn đau khổ vì thiên tai, nhân hoạ. Những trận động đất kinh hoàng, những cơn cuồng phong bão tố, lụt lội giết chết hàng trăm ngàn người. Những cuộc chiến tranh giết chết hàng triệu thậm chí hàng chục triệu người. Rồi những phân biệt đối xử, áp bức bất công trong xã hội cũng khiến con người đau khổ.
Mặt khác trong cuộc chạy đuổi theo tiền tài, danh vọng, âm thanh, sắc tướng, cảm giác khoái lạc, con người cũng sẽ gặp đau khổ. Có kẻ thất tình tuyệt vọng đau khổ phải tự tử. Có kẻ nợ nần ngập đầu không lối thoát phải tự tử. Có kẻ cuộc sống quá sa đoạ, không tương lai, không sự nghiệp, không chút hy vọng, nếu không tự tử cũng chỉ kéo lê cuộc sống vô vọng, vô vị nhàm chán mà không có lối thoát.
Một số khác còn đang đắc thời, sống trên lưng người khác, tranh giành địa vị quyền lợi, đấu đá lẫn nhau, tuy sống trong giàu sang phú quý cũng không hẳn là an tâm thảnh thơi, mà lúc nào cũng phập phồng lo sợ. Tóm lại đau khổ là số phận không thể tránh khỏi của con người sống trong mê muội chưa thức tỉnh. Trong mê muội nhiều lúc cũng cảm thấy hạnh phúc, nhưng hạnh phúc luôn luôn gắn liền với đau khổ.
Phật giáo đã tóm tắt các nỗi khổ của chúng sinh trong thuật ngữ Bát khổ (8 cái khổ) là : Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Ái biệt ly khổ 爱别离苦 (yêu thương mà phải xa lìa), Oán tắng hội khổ 怨憎會苦 (ghét mà phải gặp gỡ), Cầu bất đắc khổ 求不得苦 (muốn mà không được), Ngũ uẩn xí thạnh khổ 五蕴炽盛苦 (thân ngũ uẩn phát triển đòi hỏi như ăn, mặc, ở, tính dục, v.v…)
Một khi con người đã bị đau khổ dày vò cùng cực rồi, tuyệt vọng cùng đường rồi, mới hy vọng hiểu được những điều sắp trình bày.
12 nhân duyên tạo thành thế giới (xem bài thập nhị nhân duyên)
Sau khi nghiên cứu 12 nhân duyên, hiểu một cách khái quát về sự hình thành của vũ trụ, thế giới, chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp một ví dụ cụ thể để hiểu sâu hơn các mức độ của sự thật. Một sự vật cụ thể như một ly nước chẳng hạn, cũng chứa trong nó nhiều dị biệt, nhiều mức độ nhận thức khác nhau, Đức Phật phải sáng tác ra câu chuyện người mù sờ voi để biểu thị những nhận thức khác nhau này.
Người mù sờ voi (trích trong Niết Bàn Kinh 涅槃经)
Củ cải 萝菔根 ( la bặc căn ) |
Người sờ lỗ tai nói giống nhánh lá kiCó một vị vua nói với đại thần, ngươi hãy dẫn một con voi đến cho bọn mù xem. Những người mù dùng tay để sờ. Vị hoàng thượng kêu bọn mù lại hỏi : “ Các ngươi thấy voi giống như vật gì ? Người sờ cái ngà nói : voi giống như cái củ cải .Củ cải 萝菔根 ( la bặc căn )
Nhánh lá ki 萁 |
Người sờ lỗ tai nói giống nhánh lá ki
Cái cối ( 臼 cữu ) |
Người sờ chân voi nói giống như cái cối
Người sờ lưng voi nói giống như cái giường. Người sờ bụng voi nói giống như cái lu. Người sờ đuôi voi nói giống như sợi dây thừng… Vua tượng trưng cái biết toàn thể của Như Lai (chính biến tri 正偏知) Đại thần tượng trưng Kinh Phương Đẳng Niết Bàn. Con voi tượng trưng cho Phật tính. Những người mù tượng trưng cho tất cả chúng sinh vô minh.)
Người mù không thể biết được cái toàn thể, mà chỉ biết được phần mớ nào đó thôi. Người mù là ai ? Là nhà chính trị, nhà triết học, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, văn nghệ sĩ và cả bàn dân thiên hạ. Nói chung là tất cả chúng sinh, với cái biết của bộ não, họ không bao giờ có thể đạt tới cái biết toàn thể.
Đức Phật kể câu chuyện người mù sờ voi để biểu thị ý tưởng rằng trí óc duy lý của con người là hữu hạn, nó không thể biết được cái toàn thể vì cái hiểu biết của nó dựa trên cơ sở vô minh. Triết học và khoa học của loài người xây dựng trên nền tảng vô minh, không biết rằng bản chất của thế giới là không, không có nghĩa lý gì cả, nếu đi đến hiểu biết tận cùng thì sẽ gặp phải mâu thuẫn, phi logic, lý thuyết trở nên phi lý không thể hiểu được, không thể chấp nhận được. Phật tạm giải thích nguồn gốc của vũ trụ vạn vật bằng Thuyết thập nhị nhân duyên, còn gọi là Thuyết duyên khởi. Nhưng trong Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, Phật cũng bác thuyết nhân duyên, đồng thời cũng bác thuyết tự nhiên (phi nhân duyên, phi tự nhiên) Tại sao như thế ?
Chúng ta thử thiền quán một ly nước.
Qua nghiên cứu nước là gì, chúng ta thấy rõ các cấp độ khác nhau của sự thật từ cạn đến sâu như sau:
Nước là chất lỏng không màu, không mùi, vị ngọt (không phải cái ngọt của đường mà là cái ngọt đối với mặn) dùng để uống, sản xuất và sinh hoạt. Nước là một chất vô cùng thiết yếu cho sự sống. Đây là nhận thức thông thường nhất. Ta có thể dùng mắt nhìn thấy nước, có thể nghe tiếng nước chảy róc rách, dùng tay và thân thể để tiếp xúc, cảm thấy ướt và mát, dùng mũi ngửi (không mùi), dùng lưỡi nếm thấy ngọt (không mặn). Khi uống vào cơ thể nước tạo các phản ứng sinh hoá khiến cho cơ thể hoạt động, tăng trưởng, nảy nở sinh sôi. Chính vì tất cả các giác quan đều đồng bộ nhận thức, nên ta càng tin chắc là nước có thật 100%.
Nhà hoá học thì thấy nước là phân tử H2O cấu tạo bởi 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxygen. Đây là hai loại khí phổ biến trên địa cầu, trong suốt, không màu. Nước ở mục 1 chỉ là cảm giác mà thôi. Khi hai loại khí này kết hợp thì tạo ra một chất mới là nước, có những tính chất khác hẳn hai chất khí, cảm giác cũng khác hẳn bởi vì các điện tử (electron) đã vận hành khác đi. Vì vô minh không nhận thức được tận cùng bản thể của nước là gì nên mới thấy (tưởng tượng) ra sự hiện hữu của nước.
Nguyên tử Hydrogen |
Nguyên tử Oxygen |
3. Nhà vật lý hạt cơ bản, đi sâu vào cấu trúc của những nguyên tố hydrogen ( H ) và oxygen ( O ) thì thấy : H được cấu trúc bởi một hạt nhân nguyên tử bên trong có 1 hạt proton, bên ngoài có 1 hạt electron quay xung quanh .
O được cấu tạo bởi một hạt nhân nguyên tử gồm có 8 hạt proton và 8 hạt neutron, bên ngoài có 8 hạt electron di chuyển trên 2 tầng, tầng 1 có 2 electron, tầng 2 có 6 electron.
Như vậy nước chỉ là ảo giác mà thôi, hạt proton, neutron, electron mới chính là bản chất của nước. Chưa hết, bên trong hạt proton chứa 2 hạt quark up + 1 quark down, bên trong hạt neutron chứa 1 quark up + 2 quark down.
Tóm lại nước chỉ là hai loại hạt : quark và electron mà thôi.
4. Nhà vật lý lượng tử lại thấy rằng tất cả vật chất đều có thể quy về năng lượng theo công thức nổi tiếng của Einstein :
E (năng lượng) = M (khối lượng vật chất ) x C2 ( vận tốc ánh sáng)
Phần tử nhỏ nhất của năng lượng là lượng tử (quantum)
Như vậy nước cũng chỉ là lượng tử, về bản chất nước không khác gì các loại vật chất khác như đất, đá, nhà cửa, xe cộ. Cái khác nhau chỉ là cảm giác do phân biệt các cấu trúc khác nhau của các loại hạt như proton, neutron, electron mà thôi. Cảm giác đó chủ yếu do electron tạo ra, mà electron thì vận hành dưới ảnh hưởng của hạt nhân nguyên tử, mà hạt nhân do proton và neutron cấu thành.
Theo các nhà khoa học thì hạt quark và electron không thể độc lập tồn tại, chúng chỉ tồn tại hay hiện hữu trong mối quan hệ nhân duyên với nhau, cụ thể là trong nguyên tử. Ba hạt quark hợp lại tạo thành proton hoặc neutron. Proton và neutron kết hợp tạo ra hạt nhân nguyên tử, chẳng hạn hạt nhân của oxigen có 8 proton+ 8 neutron, hạt nhân tương tác với 8 electron tạo thành nguyên tử oxigen.
Chính vì các hạt cơ bản phải kết hợp nhân duyên với nhau thì mới thành vật, chứ đứng một mình chúng chỉ là các hạt ảo, là trừu tượng, không có thật, nên Niels Bohr (1885-1962, nhà vật lý người Đan Mạch, giải Nobel vật lý 1922) mới nói : “Isolated material particles are abstractions” (Hạt cơ bản của vật chất bị cô lập là các hạt ảo trừu tượng)
Đến đây chúng ta mới hiểu Tánh Không của vũ trụ vạn vật mà Phật giáo đã tuyên thuyết từ lâu. Vật chất là do nhân duyên tạo thành mà nguyên nhân cơ bản là vô minh (bị che khuất không nhận thức rõ). Vật chất hiện hữu phải có sự góp phần của tâm thức để tưởng tượng ra, mà PG gọi là thế lưu bố tưởng. Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism” (4) (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật).
Đó là lý do xác đáng để bộ kinh Thành Duy Thức Luận tổng kết : “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”.
Chúng ta cũng có cơ sở rõ ràng để nói rằng các hồ nghi của Trang Chu và Descartes là những nhận thức triết học bén nhạy chứ không phải khùng, họ đã hoài nghi thế giới bằng một trực giác bén nhạy. Đức Phật, Trang Chu và Descartes sống vào những thời đại khác nhau, ở những đất nước khác nhau và không hề biết đến nhau, nhưng những tâm hồn lớn đã gặp nhau vậy, tuy rằng mức độ sâu cạn có khác.
Qua nghiên cứu một trường hợp điển hình là nước, chúng ta nhận thức được gì ?
Nước ở mức độ thông thường sơ đẳng là chất lỏng thiết yếu cho sự sống, ai cũng tin rằng đó là một sự thật tuyệt đối, chỉ trừ các bậc đại trí. Ở mức độ sâu hơn một chút, các nhà hoá học biết rằng nước chỉ là sự kết hợp của hai chất khí hydrogen và oxygen, nước không có thật, chỉ có khí mới là thật. Sâu hơn chút nữa, các nhà vật lý hạt cơ bản nói rằng, khí cũng không có thật, chỉ có các hạt cơ bản như proton, neutron và electron mới là thật. Sâu hơn nữa, các nhà vật lý lượng tử hiện đại thấy rằng các hạt proton, neutron cũng không có thật vì chúng được kết hợp bởi hai loại quark up và quark down, đến đây thì họ hiểu rằng các hạt cơ bản đứng riêng một mình cũng chỉ là hạt ảo không có thật, chỉ khi kết hợp lại và với sự tham gia của ý thức thì các hạt cơ bản mới nương tựa vào nhau mà hiện hữu dưới hình thức nguyên tử vật chất với khoảng hơn 100 nguyên tố, và từ nguyên tử mới hình thành vật chất vô cơ, rồi lần lần tiến hoá thành vật chất hữu cơ như acid amin cụ thể là glycerin NH2CH2COOH rồi hình thành nên các loại glucid, lipid, protein, nói chung là chất sống, từ đó tạo nên sinh vật và con người.
Khoa học hiện đại rõ ràng đã xác nhận bản chất không thật của vật chất và thế giới, điều mà kinh điển Phật giáo từ xa xưa đã nói tới, tức Tánh Không của Vạn Hữu, vì suy cho cùng thì lượng tử chỉ là các hạt ảo nhưng công dụng của nó lại là thật, rất thật như chúng ta thấy thế giới mà mình đang sống.
Bản thân chúng ta cũng hiểu rất rõ là máy vi tính tạo ra một thế giới ảo nhưng công dụng của nó thì lại rất thật và vô cùng to lớn như chúng ta đang chứng kiến.
Kinh điển Phật giáo đã có tổng kết trong “ Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh” một câu vô cùng thâm sâu “Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Sắc là vật chất và những gì có hình tướng thấy được, nghe được, cảm giác được, sờ mó được, mặc dù cũng có cái không sờ mó được. Không là cái trống không, không có gì cả, không thấy không sờ mó được, không cảm giác được. PG đã nói một cách rõ ràng rành mạch là hai hình thái đó là một, có thể biến đổi lẫn nhau được.
Nhiều nhà khoa học lừng danh của nhân loại đã bước đầu hiểu được ý nghĩa kinh Phật, và tâm phục khẩu phục, chẳng hạn Albert Einstein, ông nói : “If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism” (Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được những nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó có lẽ là Phật Giáo)
Sự thật cuối cùng là Tâm, là Tánh, là Không (khoa học gọi là chân không lượng tử = quantum vacuum) đó là bản thể của thế giới. Nó không phải là có thật (Tâm như hư không vô sở hữu) bởi vì cấu tạo bằng hạt ảo tức không có gì là thật cả. Cũng không phải là không có (sơn hà đại địa, nhà cửa xe cộ, cơm ăn áo mặc ta dùng hàng ngày, tuy ảo nhưng lại rất thật)
Nhưng cái mà nhân loại theo đuổi là công dụng của nó, biểu hiện dưới vô vàn hình tướng mà ngày nay chúng ta gọi là vũ trụ, vạn vật, nhân loại, văn minh, văn hoá, tinh thần, vật chất, nghệ thuật, văn học, khoa học kỹ thuật, lãnh thổ, quốc gia, xã hội, thế giới, năng lượng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP)…
Phật giáo không phản đối công dụng của Tâm hay của cái Không, bởi vì nếu không có công dụng, Tâm hoá ra vô dụng sao ? Nhưng nếu quá theo đuổi công dụng đến mức mê muội, đến mức chiến tranh chém giết lẫn nhau, đến mức đau khổ tột cùng, hoá điên hoá rồ, chẳng phải là bất trí sao ? Nếu quá chấp thật (cho rằng mọi vật hoàn toàn là có thật) sẽ có nhiều vấn đề không thể giải quyết được như chiến tranh, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, phân biệt chủng tộc…Đó là những điều ngu muội vì không hiểu bản chất không thật của thế giới.
Người Tham thiền bằng phương pháp Thoại đầu là không dùng tới cái hiểu biết của bộ não, vì cái hiểu biết đó là vô minh, mê lầm như khoa học ngày nay đã chứng tỏ. Mà họ chỉ tìm cách làm cho bộ não dừng suy nghĩ, phát khởi Nghi tình bằng một câu hỏi thật khó hiểu mà không cho bộ óc tìm hiểu, chỉ kéo dài Nghi tình một cách miên mật để đến chỗ Thoại đầu. Vậy Thoại đầu là chỗ nào ? Theo các bậc Kiến tánh (Lai Quả thiền sư, Hư Vân hòa thượng) đó là chỗ không có chỗ hay còn gọi là Vô thủy vô minh (không có bắt đầu, không có hiểu biết). Dưới góc nhìn khoa học, Thoại đầu hay Vô thủy vô minh chính là cấu trúc ảo của vật chất trong tình trạng tuyệt đối (không có đối đãi) khi Nhất niệm vô minh chưa khởi lên, không qua nhận thức của bộ não thì không thể biết đó là gì.
Thế nên nhà triết học người Đức, Immanuel Kant (1724-1804) gọi nó là vật tự thân hay vật tự thể (Das Ding an sich) là cái bất khả tri, không thể biết được là cái gì, bởi cái biết đã qua ý thức là lầm lạc, không còn đúng với nguyên bản sự thật. Hạt ảo là không có thật nên cấu trúc ảo cũng không có thật, Vật không có thật, Tâm cũng là không, vậy Tâm và Vật vốn đồng nhất thể (Kinh nói “Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc). Sắc là vật chất, Không là Tâm như hư không vô sở hữu.
Vậy vũ trụ vạn vật, sơn hà đại địa lúc nào mới hiện hữu ? Đó là lúc nhất niệm vô minh khởi lên, Tâm và Vật liền phân cực, vô thủy vô minh liền trở thành vật chất, thế giới trở thành tương đối, không gian, thời gian cũng đồng thời xuất hiện. Chứ trong trạng thái tuyệt đối thì không có không gian, không có thời gian, không có số lượng, không có một vật gì cả (Bản lai vô nhất vật-Lục Tổ Huệ Năng).
Đến nay khoa học biết đến hiện tượng rối lượng tử (quantum entanglement) trong đó một hạt vật chất cơ bản như photon có thể đồng thời xuất hiện ở hai hoặc nhiều vị trí khác nhau, có thể cách xa nhau.
Trong thí nghiệm tại Geneve, Thụy Sĩ, hai photon cách xa nhau 11 miles (18 km), khi tác động đến một hạt, ngay tức thời hạt kia cũng bị tác động y hệt. Nếu nói tín hiệu truyền từ hạt này đến hạt kia thì thật phi lý, vì tốc độ phải bằng hàng vạn, hàng triệu lần tốc độ ánh sáng. Sinh thời, Einstein có biết hiện tượng này nhưng ông bối rối không giải thích được, ông gọi đó là hiện tượng “tác động ma quái từ xa” (spooky action at a distance). Sở dĩ Einstein bối rối vì ông nghĩ rằng không gian là khách quan, là tồn tại độc lập ngoài ý thức theo luận điểm duy vật của Karl Marx.
Hiện tượng rối lượng tử là một minh chứng rằng không gian, thời gian, số lượng là không có thật. Chính vì khoảng cách không gian không có thật nên không mất chút thời gian nào để truyền tín hiệu đi, chính vì số lượng không có thật nên một hạt có thể xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau, các hạt ở nhiều vị trí khác nhau thực ra chỉ là một hạt.
Các hạt cơ bản cũng chỉ là hạt ảo mà thôi, vật chất thực ra cũng chỉ là ảo tưởng (PG gọi là thế lưu bố tưởng) trong tâm thức chúng sinh chứ không phải có thật, con người chỉ là nằm mơ giữa ban ngày mà thôi. Như vậy khoảng cách không gian của đại lục hay đại dương cũng chỉ là tưởng tượng của tâm thức vì vật không có thật, khoảng cách chân không bao la trong vũ trụ cũng không có thật và cũng chỉ có trong tâm thức (vì vậy photon không mất chút thời gian nào để vượt qua khoảng cách -18km trong thí nghiệm hoặc bất kể khoảng cách là bao xa)
Như vậy trong Kinh Phật nói bất kể khoảng cách bao xa, chỉ một niệm là đến, hoàn toàn có cơ sở khoa học mà hiện tượng rối lượng tử đã chứng tỏ. Như Lai nghĩa là không từ đâu đến, cũng không đi về đâu, rõ ràng là ý chỉ không gian không có thật.
Một con người bình thường trong xã hội ngày nay có thể thực nghiệm việc không gian không có thật bằng cách sử dụng internet. Chúng ta hoàn toàn có thể mở một cuộc hội họp bàn tròn để thăm hỏi chúc tết nhau ngày xuân chẳng hạn, mà những người tham dự ở những chân trời góc biển cách xa nhau hàng vạn dậm. Thế mà qua Skype hoặc Yahoo Messenger, họ có thể nhìn thấy nhau và nói chuyện với nhau không khác gì đang ngồi đối diện.
Truyền Bình
Source: http://139.180.218.5
Category: Thuật ngữ đời thường