Thói đời là thói quen không tốt mà người đời thường mắc phải, nhất là ở những nơi, những lúc đang có sự tranh chấp quyền lợi, đang có sự chuẩn bị cho những biến đổi lớn. Nó có tính phổ biến đến mức ai cũng cảm thấy quen thuộc, hình như nó có ở người này, người kia, có cả ở người quen thân, gần gũi mình và có lẽ cả trong bản thân mình.
Có người gọi thói đó là một căn bệnh vì nó cũng gây tác hại, cũng có nguyên nhân và cũng có độ lây lan nhất định. Song có đều là chẳng ai thấy cần phải chạy chữa, nó xấu đấy nhưng cũng có vẻ không xấu lắm, nó nguy hiểm đấy nhưng có lúc thấy chẳng nguy hiểm lắm.
Vậy thói đời mà ta thường thấy trong cuộc sống là gì? Xin tạm kể mấy thói chủ yếu.
Thứ nhất, là thói nói mỗi nơi mỗi khác, nói trong cuộc họp, trong phòng làm việc không giống như nói ở nhà, ở vỉa hè, ở quán nước. Có lẽ vì có sự khác nhau về đối tượng và môi trường đối thoại. Những người có mặt trong cuộc họp, trong phòng làm việc là đối tượng áp đặt. Môi trường ở đó là môi trường nghiêm túc, “một lời nói một đọi máu”, nên ăn nói phải cẩn thận, phải khép mình vào kỷ cương, nền nếp, dù trong lòng nghĩ khác nhưng bên ngoài phải nói đúng ý cấp trên, đúng nội dung văn bản. Còn những nơi khác, thì đối tượng thường là cùng hội cùng thuyền, thuộc diện ngoài vòng cương tỏa, thuộc diện tự do chủ nghĩa nên chẳng cần giữ gìn làm chi, có gì trong bụng nhất là phần đen tối tuôn ra hết.
Thứ hai, là nói xả hơi, mặc đời khi về hưu. Khi đương chức, cái ghế là cuộc sống, là vị trí xã hội cần phải được củng cố, cần phải bảo đảm an toàn. Làm gì, nói gì cũng phải cân nhắc, không được lệch dù chỉ là một ly. Hợp ý trên, được lòng dưới là khuôn vàng thước ngọc, là tiêu chí phấn đấu của không ít cán bộ quản lý còn đầu óc cơ hội. Và chính những người đó khi về hưu, mọi cơ chế ràng buộc không còn nữa thì cái đầu óc cơ hội đó lại tháo khoán hoàn toàn, cho mặc sức thả phanh. Họ nói cho sướng mồm, phê phán cán bộ lãnh đạo đương chức hết lời, khuyết điểm bé xé ra to, quy kết chụp mũ đủ những tội tày đình, hận đời chửi hậu thế. Họ mang nặng tư tưởng công thần, sống ngang tàng, không theo pháp luật, bất chấp cả mọi quy chế của địa phương nơi mình ở, trở nên lực cản cho biết bao cấp ủy phường xã…
Thứ ba, là thói trở cờ thay đổi thái độ đối với thủ trưởng đã thôi chức hoặc về hưu. Tất nhiên mọi sự biến đổi bao giờ cũng đi kèm theo những diễn biến tương ứng tự nhiên. Điều chỉnh thái độ cho thích hợp và cương vị mới của thủ trưởng cũ mà vẫn giữ được đạo lý nhân tình thì chẳng nói làm bạn nào đó đã giật mình dừng lại vì mơ hồ cám thấy nó tồn tại gì. Điều đáng nói ở đây là sự thay đổi theo kiểu không trong sáng. Khi thủ trưởng đang ngồi ở ghế lãnh đạo thì một sếp hai sếp, làm gì và chuyện trò với ai cũng luôn nhắc đến lệnh của sếp. Lời sếp nói ra, bất luận sai đúng, hợp hay không hợp với lòng người, đều được coi là là vàng lời ngọc. Sếp chưa ngỏ lời đã biết ngay mình phải làm gì để vừa lòng sếp. Nhưng đến khi sếp đó thôi chức, chuyển sang làm chuyên viên hoặc về hưu thì lập tức những con người đó quay ngoắt 1080, thái độ khác hẳn. Từ lời chào, cái bắt tay cho đến sự đối đáp đều mất hết tính chất kính trọng, tình nghĩa.
Thứ tư, là gió chiều nào theo chiểu đó, không cần xác định rõ lẽ phải ở đâu, chân lý đang nghiêng về ai, chi cần biết ai đang có thế mạnh hiện nay là đứng ngay về phía đó. Cách tư duy ấy đã chi phí không ít người đã tạo nên một sức mạnh không bền vững nhưng lại có sức công phá trước mắt khá mạnh mẽ. Thói đời đó còn dẫn người ta đến một kiểu trò chuyện “đầu lưỡi”, ngồi với ai thì nói chuyện theo tạng của người đó. Ngồi với người hay có ý mới, ý khác người thì luôn ca ngợi tư tưởng tìm tòi sáng tạo, ca ngợi đường lối tư duy, ngồi với người bảo thủ, ngại thay đổi thì lại luôn mồm phê phán tư tưởng phiêu lưu, thiếu cẩn trọng, thiếu chín chắn. Thói đời đó cũng dẫn người ta đến một kiểu quan hệ bạn bè có điều kiện. Đang quen thân nhưng bỗng chốc một trong hai người lên chức, đặc biệt lên vượt cấp thì tình bạn cũng chuyển màu – mức đậm đà, tính sắt son, chất vô tư đều không còn như trước. Đang quen thân mà bỗng chốc một trong hai người giàu ụ lên thì tình bạn cũng dễ có những biến đổi tương tự.
Thứ năm, là thói ghen đố kỵ.Niềm vui của người này chưa hẳn là niềm vui của người khác, thậm chí thắng lợi của bạn mình có khi dễ bị coi là nguyên nhân thất bại của mình hoặc bị coi là cản trở cho sự phát triển của mình. Một tài năng mới xuất hiện, một sự nổi trội về mặt khả năng của ai đó chưa hẳn đã được tất cả hoan nghênh, nhất là những người có điều kiện và hoàn cảnh tương tự và những đương sự nói trên.
Tuy nhiên, cần phải nói rõ một điều khi ta gọi nó là thói đời là khi nó còn ở mức nhẹ nhàng, nhiều người có, còn khi ai đó đã nâng cái thói đời trên lên đến mức nặng nề, có nguy cơ gây thảm họa thì không còn là thói đời nữa, nó đã trở thành bệnh cấp tính, phải chữa chạy, nghĩa là phải xử lý kịp thời.
Thói đời, đúng là một căn bệnh, một căn bệnh nan y, tồn tại qua nhiều thế hệ. Hiện nay khá nhiều người bi quan khi nhắc đến thói đời không tin là bệnh này có thể giảm bót trong tương lai, nhất là nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển. Có người khi phê phán nặng lề cái bệnh đời thể hiện ở một người bạn nào đó đã giật mình dừng lại vì mơ hồ cảm thấy nó tồn tại trong mình cũng chẳng kém.
Song, không ít người, nhất là giới trí thức vẫn tin là con người ngày càng hướng thiện hơn, sống trong sáng đẹp đẽ hơn, nhất là khi nền dân trí được nâng cao, nền văn minh thời đại được lan tỏa. Cái bệnh đời nói trên cũng có lúc phải biến dạng và mất dần. Nó là thói đời mà đời không chấp nhận.
Source: http://139.180.218.5
Category: Thuật ngữ đời thường