Trong kho tàng đồ sộ các câu ca dao, tục ngữ của Việt Nam, đã có rất nhiều những câu ca dao nói về hoạt động sản xuất nông nghiệp, như việc tăng gia sản xuất, về thời tiết, khí hậu, mùa màng….Đặc biệt trong kho tàng đồ sộ, phong phú ấy còn có những bài ca dao nói về công việc sản xuất, lao động, sự đồng lòng dốc sức trong hoạt động sản xuất nông nghiệp giữa con người với động vật, tiêu biểu trong số đó có bài thơ: Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta/ Cấy cầy vốn nghiệp nông gia/ Ta đây trâu đó ai mà quản công.
Trong số các loài động vật nuôi trong gia đình, con trâu có lẽ là loài động vật chăm chỉ, cần cù và cũng gần gũi và hữu ích nhất đối với con người khi tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp. Con trâu là người bạn đồng hành của con người trong hoạt động lao động, sản xuất, tăng gia ấy. Con trâu cũng cấp cho con người sức kéo, có thể giúp con người cày, bừa làm cho tơi đất, làm cho đất đai trở nên tơi xốp, màu mỡ từ đó mà cây lúa có thể sinh trưởng và phát triển tươi tốt. Trong quá trình lao động sản xuất đó, ông cha ta đã sáng tác thành những bài ca dao hay nói về việc con người và các loài vật cùng nhau sản xuất, nói về người bạn lao động của mình là con trâu thì cũng có bài ca bảo trâu đầy tha thiết:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Lời của bài ca dao cũng là lời của người tâm sự của người nông dân với chú trâu của mình. Đặc biệt lời nói này cũng đầy chân thành, tha thiết “Trâu ơi ta bảo trâu này”, ở đây người nông dân không chỉ coi con trâu là một loài động vật nuôi trong gia đình mà còn coi nó như một người bạn thực thụ. Lời nói đầy tha thiết, giống một lời dãi bày, lời tâm sự giữa những người bạn hơn là giữa người chủ với vật nuôi. Người nông dân tha thiết gọi trâu ơi, tiếng gọi cất lên từ chính tấm lòng của người nông dân, sau tiếng gọi đó là sự dãi bày đầy chân thành của người nông dân về việc cày cấy, sản xuất nông nghiệp của mình.
“Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”, thông thường, công việc cày bừa đất là công việc tất yếu mà mỗi con trâu phải làm, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính mà người nông dân thường nuôi trong gia đình một con trâu, họ muốn dùng trâu làm sức kéo, đỡ đần công việc vất cả của nghề nông. Tuy nhiên, người nông dân trong bài ca dao này không hề coi việc lấy sức kéo của con trâu là một lẽ hiển nhiên, một công việc tất yếu mà chúng phải làm. Giọng điệu của người nông dân vẫn tha thiết thế, dường như người nông dân còn đang bày tỏ mong muốn của mình về việc con trâu sẽ cùng mình ra đồng, cùng mình sản xuất, hoàn toàn không phải một sự ra lệnh, câu nói thiết tha ấy còn như một lời gợi dẫn, lời cầu khẩn đầy tha thiết.
Ngoài việc bày tỏ mong muốn cùng với con trâu hợp tác trong sản xuất, người nông dân còn giải thích những lí lẽ chân thành vì yêu cầu, mong muốn của mình. Rằng việc nhà nông phải lao động sản xuất thì nó là cái lẽ tất yếu, và việc con người và vật nuôi, ở đây là con trâu cùng nhau làm ăn sản xuất cũng là việc tự nguyện, xuất phát từ tấm lòng của hai bên, bởi ở đây người nông dân ngay từ đầu đã coi con trâu là một người bạn, một người đồng hành trong công việc:
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đó ai mà quản công
Người nông dân đã nói ra những chia sẻ chân thành, cũng là những sự thực trong thực tế lao động, sản xuất. Trong xản xuất nông nghiệp, luôn đòi hỏi cần có sự thận trọng,tỉ mẩn trong từng khâu, trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất, trong đó, việc đầu tiên mà người nông dân phải thực hiện khi trồng những cây lúa xuống, đó là việc cày đất. Mà công việc này lại rất nặng nhọc, nếu chỉ dựa vào sức người thì bao nhiêu cho đủ, vì vậy mà con người mới cần đến sự giúp đỡ của những con trâu. Như vậy, sự nhờ vả của con người cũng hoàn toàn là có lí do “Cấy cày vốn nghiệp nông gia”. Câu thơ sau đó lại thể hiện được sự gắn bó, thân thiết của con người đối với vật nuôi của mình, thể hiện được sự chung sức, đồng tâm trong việc sản xuất “Ta đây trâu đó ai mà quản công”, người nông dân cùng trâu tham gia vào sản xuất, cùng nhau chia sẻ những khó nhọc, và khi đã có sự đồng tâm đấy thì những khó khăn đấy cũng không còn là những vấn đề đáng quan tâm nữa “ai mà quản công”
Bài ca dao thể hiện được sự coi trọng của con người đối với các nhân tố hỗ trợ mình trong hoạt động sản xuất, bài ca dao thể hiện được sự ấm áp của tình người, bởi họ sống không chỉ tình nghĩa với con người mà còn gắn bó, coi trọng ngay cả với những loài động vật, bởi chúng là những con vật giúp họ trong quá trình sản xuất, lao động.
Lời của bài ca dao cũng là lời của người tâm sự của người nông dân với chú trâu của mình. Đặc biệt lời nói này cũng đầy chân thành, tha thiết “Trâu ơi ta bảo trâu này”, ở đây người nông dân không chỉ coi con trâu là một loài động vật nuôi trong gia đình mà còn coi nó như một người bạn thực thụ. Lời nói đầy tha thiết, giống một lời dãi bày, lời tâm sự giữa những người bạn hơn là giữa người chủ với vật nuôi. Người nông dân tha thiết gọi trâu ơi, tiếng gọi cất lên từ chính tấm lòng của người nông dân, sau tiếng gọi đó là sự dãi bày đầy chân thành của người nông dân về việc cày cấy, sản xuất nông nghiệp của mình.“Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”, thông thường, công việc cày bừa đất là công việc tất yếu mà mỗi con trâu phải làm, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính mà người nông dân thường nuôi trong gia đình một con trâu, họ muốn dùng trâu làm sức kéo, đỡ đần công việc vất cả của nghề nông. Tuy nhiên, người nông dân trong bài ca dao này không hề coi việc lấy sức kéo của con trâu là một lẽ hiển nhiên, một công việc tất yếu mà chúng phải làm. Giọng điệu của người nông dân vẫn tha thiết thế, dường như người nông dân còn đang bày tỏ mong muốn của mình về việc con trâu sẽ cùng mình ra đồng, cùng mình sản xuất, hoàn toàn không phải một sự ra lệnh, câu nói thiết tha ấy còn như một lời gợi dẫn, lời cầu khẩn đầy tha thiết.Ngoài việc bày tỏ mong muốn cùng với con trâu hợp tác trong sản xuất, người nông dân còn giải thích những lí lẽ chân thành vì yêu cầu, mong muốn của mình. Rằng việc nhà nông phải lao động sản xuất thì nó là cái lẽ tất yếu, và việc con người và vật nuôi, ở đây là con trâu cùng nhau làm ăn sản xuất cũng là việc tự nguyện, xuất phát từ tấm lòng của hai bên, bởi ở đây người nông dân ngay từ đầu đã coi con trâu là một người bạn, một người đồng hành trong công việc:Người nông dân đã nói ra những chia sẻ chân thành, cũng là những sự thực trong thực tế lao động, sản xuất. Trong xản xuất nông nghiệp, luôn đòi hỏi cần có sự thận trọng,tỉ mẩn trong từng khâu, trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất, trong đó, việc đầu tiên mà người nông dân phải thực hiện khi trồng những cây lúa xuống, đó là việc cày đất. Mà công việc này lại rất nặng nhọc, nếu chỉ dựa vào sức người thì bao nhiêu cho đủ, vì vậy mà con người mới cần đến sự giúp đỡ của những con trâu. Như vậy, sự nhờ vả của con người cũng hoàn toàn là có lí do “Cấy cày vốn nghiệp nông gia”. Câu thơ sau đó lại thể hiện được sự gắn bó, thân thiết của con người đối với vật nuôi của mình, thể hiện được sự chung sức, đồng tâm trong việc sản xuất “Ta đây trâu đó ai mà quản công”, người nông dân cùng trâu tham gia vào sản xuất, cùng nhau chia sẻ những khó nhọc, và khi đã có sự đồng tâm đấy thì những khó khăn đấy cũng không còn là những vấn đề đáng quan tâm nữa “ai mà quản công”Bài ca dao thể hiện được sự coi trọng của con người đối với các nhân tố hỗ trợ mình trong hoạt động sản xuất, bài ca dao thể hiện được sự ấm áp của tình người, bởi họ sống không chỉ tình nghĩa với con người mà còn gắn bó, coi trọng ngay cả với những loài động vật, bởi chúng là những con vật giúp họ trong quá trình sản xuất, lao động.
Source: http://139.180.218.5
Category: Những câu danh ngôn hay bất hủ