Site icon Nhạc lý căn bản – nhacly.com

Thái tử phi – Wikipedia tiếng Việt

Thái tử phi (chữ Hán: 太子妃), là một danh hiệu dành cho chính thê của Thái tử. Danh hiệu này thường được hiểu là hôn phối của Hoàng thái tử, nên còn gọi đầy đủ là Hoàng thái tử phi (皇太子妃).

Ngoài ra, do ảnh hưởng cách gọi của Thái tử, danh vị Thái tử phi còn có các biệt xưng như Đông Cung phi (東宮妃) hay Xuân Cung phi (春宮妃). Đồng thời do là vợ của Trữ quân, một Thái tử phi cũng được gọi là Trữ phi (储妃).

Nguyên bản 「Phi; 妃」 chính là chỉ đến vợ của các vị Vua thời viễn cổ. Từ đời nhà Thương và nhà Chu thì 「“Thiên tử chi Phi viết Hậu”; 天子之妃曰后」, do đó từ Phi dần không còn được nhắc đến như một tước hiệu nữa, mà gần như thành một danh từ.

Thời kì Tiên Tần, vào thời nhà Chu, lập Trữ quân làm Vương thái tử, hôn phối chưa rõ danh xưng thế nào. Sau khi nhà Hán thành lập, để phân định ngôi thứ, đã lập Hoàng thái tử là Trữ quân của Hoàng đế, do đó nguyên phối của Thái tử sẽ là Hoàng thái tử phi (皇太子妃), mà hôn phối của các Chư hầu Vương thái tử tắc xưng Vương thái tử phi (王太子妃). Kể từ khi thống nhất Trung Quốc, dưới thời nhà Hán, Hán Huệ Đế Lưu Doanh được ghi nhận có một nguyên phối trước Hiếu Huệ Trương Hoàng hậu, người này là vị Hoàng thái tử phi đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc và toàn Đông Á[1]. Tuy nhiên sử sách tương đối mơ hồ trong những đời đầu của hoàng đế Trung Quốc, các nguyên phối qua đời trước thời điểm hoàng đế đăng cơ đều không được ghi rõ tư liệu. Hiếu Cảnh Bạc Hoàng hậu của Hán Cảnh Đế Lưu Khải trải qua thân phận Hoàng thái tử phi và thuận lợi đăng cơ Hoàng hậu nhà Hán, vì thế bà trở thành vị Hoàng thái tử phi được ghi nhận một cách đầy đủ[2]. Thời nhà Minh, các Hoàng đế thời kỳ đầu có Trữ quân là “Hoàng thái tôn” – người cháu trai sẽ kế vị của Hoàng đế, nên Chính thất của Thái tôn có danh xưng là Hoàng thái tôn phi (皇太孙妃).

Tại các quốc gia ảnh hưởng Trung Quốc là Việt Nam, Hàn Quốc cùng Nhật Bản thì danh hiệu “Hoàng thái tử phi” vẫn dùng dành cho Chính thất của các Hoàng thái tử. Tại Việt Nam, Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến chủ yếu vào thời kỳ nhà Trần, các triều đại trước đó như nhà Lý hoặc sau đó như nhà Hậu Lê cùng nhà Nguyễn thì đều không thấy cụ thể tỉ mỉ, bên cạnh là thất thoát tư liệu, thì triều Lê-Nguyễn đều không có chính sách thụ tước chặt chẽ cho Thê thiếp của thành viên Hoàng thất, do vậy ghi chép lại rất khái lược. Hoàng thái tử triều Nguyễn là Nguyễn Phúc Cảnh có một Cơ thiếp là Tống Thị Quyên – sinh mẫu của Nguyễn Phúc Mỹ Đường, không rõ là địa vị như thế nào, nhưng sách sử triều Nguyễn chưa từng đề cập danh xưng “Thái tử phi” khi nói về bà.

Tại Hàn Quốc từ thời Tam Quốc Triều Tiên đến nhà Cao Ly, quốc chủ xưng Vương, lập Trữ quân là “Vương thái tử” nên nguyên phối là “Vương thái tử phi”, thời kì giữa thì đổi thành Vương thế tử, do vậy có Vương thế tử phi (王世子妃). Sang thời kỳ nhà Triều Tiên, vua xưng Vương, nên Trữ quân là Vương thế tử và nguyên phối là Thế tử tần. Vào thời Triều Tiên Cao Tông, do sự bảo hộ của Nhật Bản mà thành lập Đế quốc Đại Hàn, nên danh vị mới đổi cho phù hợp. Thuần Trinh Hiếu Hoàng hậu là vị Hoàng thái tử phi đầu tiên, còn Lý Phương Tử là Hoàng thái tử phi cuối cùng trong lịch sử Hàn Quốc. Còn ở Nhật Bản vào thời Edo, Thái tử phi thường được gọi là Đông Cung Ngự tức sở (東宮御息所), phải từ thời Minh Trị vì sau mới trở lại thành Hoàng thái tử phi (こうたいしひKōtaishi-hi). Do Nhật Bản là Đế quốc duy nhất còn tồn tại ngày nay, nên vị Thái tử phi đương nhiệm của Nhật Bản, Hoàng Thái tử phi Masako là vị Hoàng thái tử phi duy nhất còn tồn tại trên thế giới.

Thái tử phi là người tương lai sẽ trở thành Hoàng hậu, nên cũng như Hoàng thái tử, vị trí Thái tử phi đều được các Hoàng đế đích thân tuyển định và lựa chọn. Đây là một sự kiện trọng đại của hoàng gia, không hề kém đại hôn lập Hoàng hậu của Hoàng đế. Do là Hoàng hậu tương lai, Thái tử phi chắc chắn phải chịu qua một quá trình lựa chọn cẩn thận của hoàng gia, bị đòi hỏi cả về thân phận cũng như đức độ rất cao. Như quy chế tuyển chọn Thái tử phi của Hoàng gia Nhật Bản, phải là người Nhật thuần túy, ngoài ra còn cần có trình độ nhất định vì sẽ tiếp xúc truyền thông và ngoại giao. Đương kim Thái thượng Hoàng hậu Michiko đã phải trải qua một quá trình rất gắt gao mới có thể trở thành Thái tử phi.

Từ thời nhà Chu đến thời nhà Minh, Thái tử phi cũng như Hoàng thái tử, đều liệt về “Siêu phẩm”, không xét vị trí mà phân định, do đó địa vị của các Thái tử phi luôn là ở trên tất cả các địa vị khác, bao gồm cả phi tần. Chỉ duy có Hoàng hậu là ở trên được Thái tử phi, do đó có thể nói là cực kỳ tôn quý. Ngoại trừ Hoàng hậu, Thái tử phi cũng là nữ quyến duy nhất được phép sử dụng kính xưng Điện hạ, vốn chỉ dành cho Đế-Hậu hoặc các thân phận gần tương tự. Khi triều Minh thành lập, Thái tử phi, rồi [“Thái tôn phi”], đều là chính thất của Trữ quân, do đó có vai trò chỉ sau Hoàng hậu, trong các đại lễ thì họ đều ở dưới Hoàng hậu.

Một điều đặc biệt là Thái tử phi cùng Thái tử đều ở bậc chỉ sau Đế-Hậu, do đó trừ phi là được dùng lễ nghi Hoàng hậu như Võ Huệ phi cùng Dương Quý phi, thì địa vị của một Thái tử phi luôn là ở trên tất cả phi tần trong các triều đại. Điều này còn chứng minh qua trường hợp của hai người:

  1. Quý phi Trần Diệu Đăng, sủng phi của Tống Minh Đế Lưu Úc, khi [“Thái Tông (ám chỉ Minh Đế) kế vị, bái làm Quý phi, lễ nghi cùng cấp với Hoàng thái tử phi; 太宗即位,拜貴妃,禮秩同皇太子妃][3], có thể thấy chỉ khi được bái Quý phi, lại còn là sinh mẫu của Thái tử, Trần thị mới có tư cách sử dụng nghi lễ như Thái tử phi.
  2. Quý tần Đinh Lệnh Quang, phi tần của Lương Vũ Đế Tiêu Diễn, khi con trai bà là Tiêu Thống trở thành Hoàng thái tử, bách quan đều tâu xin dùng lễ nghi Thái tử đối đãi bà cho thêm phần long trọng, hơn nữa còn nói rõ: [“Trữ phi (cách gọi khác của Thái tử phi) nguyên là tác phối của Thái tử, đứng đầu phép tắc điển thịnh, nếu do vậy mà con dâu vượt qua mẹ chồng, thì đều thương tổn lý lẽ nền nếp. Do đó xin luận về điển chương cho Quý tần, đều nên án theo Thái tử không sai biệt”; 且储妃作配,率由盛则,以妇逾姑,弥乖从序,谓贵嫔典章,一与太子不异。]. Điều này minh chứng địa vị Phi tần bình thường so với Thái tử phi cũng đều kém[4][5].

Khi Thái tử kế nhiệm, Thái tử phi với trị ví chính thất sẽ trở thành Hoàng hậu, đó là thông lệ, tuy nhiên không phải lúc nào cũng xảy ra. Vì nếu Thái tử phi không được sủng ái hay thậm chí bị tội, thì vẫn có thể chỉ được phong làm bậc Phi, như Thái tử phi Quách thị của Đường Hiến Tông Lý Thuần chỉ được phong làm Quý phi. Nếu Thái tử mất sớm, nhưng đứa con của Hoàng thái tử và Thái tử phi lên ngôi Hoàng đế thì Thái tử phi có thể được tôn làm Hoàng thái hậu hoặc Hoàng thái phi.

Vì vị trí của Thái tử phi là “Hoàng hậu tương lai”, nên về quy chế mũ áo cùng địa vị của Thái tử phi trong hoàng gia đều tương đồng rất nhiều với Hoàng hậu. Như thời nhà Đường, Thái tử phi đã dùng “Địch y” (翟衣) – lễ phục cao quý nhất của mệnh phụ thời cổ đại. Điểm khác biệt giữa Thái tử phi và Hoàng hậu nằm ở quy chế áo quần, trang phục của Thái tử phi đều giảm hơn một bậc so với Hoàng hậu, như Lễ phục Địch y gọi là “Du địch” (揄翟), mũ mão cũng sẽ giảm, nhưng xét ra so với phi tần cũng là cao quý hơn rất nhiều. Sang thời nhà Minh, quy chế mũ áo của Thái tử phi rõ ràng và cụ thể hơn, dùng “Địch y” màu xanh có 9 hàng hoa văn chim trĩ, đội mũ “Cửu địch Tứ phượng quan” (九翬四鳳冠), so với Hoàng hậu là tương đồng.

Thời nhà Thanh, Hoàng thái tử và Hoàng thái tử phi có đãi ngộ tương đối cao hơn so với nhiều phi tần, nên vị thế vẫn có siêu việt. Trước thời Càn Long, Hoàng thái tử là người duy nhất sau Đế-Hậu hoàn toàn có thể sử dụng màu vàng, nhưng từ khi chế định nâng cao cho Quý phi cùng Hoàng quý phi hoàn toàn có thể dùng màu vàng, thì vị thế Thái tử cùng Thái tử phi cơ bản đã hạ một chút ít. Tuy nhiên, ngoại trừ Phế Thái tử Dận Nhưng triều Khang Hi là vị Hoàng thái tử công khai minh bạch duy nhất của triều đại này, nên sự so sánh vẫn không có gì chắc như đinh .

Nhân vật nổi tiếng.

Exit mobile version