Voice Talent là một ngành nghề thú vị và tiềm ẩn nhiều khía cạnh độc đáo, cần được khai thác. Cùng Beelancer Việt Nam khám phá xem Voice Talent là gì và cách để trở thành một Voice Talent sáng giá trong ngành Thu âm quảng cáo nhé!
Nội dung chính
Voice talent và những góc nhìn độc lạ của nghề lồng tiếng
Voice Talent là một trong những thuật ngữ khá mới mẻ đối với những người không làm việc trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình và nghệ thuật, quảng cáo. Thuật ngữ Voice Talent bắt nguồn từ khái niệm người lồng tiếng trong bộ môn thuyết minh – lồng tiếng cho phim ảnh, tài liệu thu âm, sách nói, phát thanh truyền hình,… Về sau, dưới sự đổ bộ và phổ biến của lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị, một bộ phận nhân sự trong ngành thu âm rẽ hướng cùng sự tham gia của các giọng đọc nghiệp dư tạo thành cộng đồng Voice Talent ngày nay.
Để hiểu một cách cặn kẽ và thấu đáo về nghề Voice Talent, chúng ta cùng điểm qua một số thuật ngữ chính trong ngành lồng tiếng dưới đây nhé!
Voice Talent là một nghề cần nhiều sự hi sinh thầm lặng và cống hiến bền bỉ
-
Voice Talent/ Voice Artist
: Người lồng tiếng, nghệ sĩ lồng tiếng. - Voice Actor / Voice Actress : Diễn viên nam/nữ lồng tiếng.
- Voice Acting: Thu âm quảng cáo hay nghề diễn xuất bằng giọng nói.
- Voice Over: Giọng đọc được thu âm bởi các Voice Talent, dùng cho sản phẩm thu âm quảng cáo, TVC, phim ảnh, sách nói điện tử trên nền tảng TV, Youtube, SoundClound, Radio,…
- Dubbing: là một hình thức khác của Voice Over, dùng cho lồng tiếng phim nước ngoài.
- Lip Sync: Kĩ thuật thu âm và lồng tiếp khớp với miệng của nhân vật trong cảnh quay đang thực hiện, dùng để thay thế và “chữa cháy” cho các tín hiệu âm thanh bị hư hoặc nhiễu.
- Looping: lồng tiếng khớp cho đoạn phim đã quay.
Lồng tiếng nói chung và Voice Talent nói riêng là công việc thầm lặng và cần nhiều sự hi sinh của các diễn viên thuộc nhiều thế hệ. Biết và hiểu thêm về nghề lồng tiếng sẽ giúp ta có một cái nhìn hoàn chỉnh và thấu cảm hơn với công việc “chữa cháy hậu kì” này.
5 tips giúp bạn tỏa sáng trong ngành Thu âm quảng cáo
(Cre: Báo Thanh Niên)
1. Chất giọng và cách để gìn giữ chất giọng đẹp
Voice Talent là một nghề thiên về năng khiếu bẩm sinh, thế nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của việc luyện tập để sở hữu một chất giọng đẹp và truyền cảm. Vậy một giọng đọc như thế nào được coi là hay và dễ đi vào lòng người?
Nói đến nghệ thuật lồng tiếng thì khái niệm “truyền cảm” tương đối trừu tượng và mơ hồ, bởi chúng phụ thuộc nhiều vào tai nghe và sở thích của mỗi người. Do đó một giọng đọc hay không thể đánh giá chỉ bằng cảm quan riêng mà nên dựa trên một thang đo gồm nhiều tiêu chí: âm sắc trong giọng đọc; khả năng điều chỉnh ngữ điệu, âm vực, âm lượng, tiết tấu; khả năng thích ứng và biến hóa với nhiều loại vai, nhiều kiểu nhân vật;…
Dù ràng buộc bởi vô vàn tiêu chí đánh giá, song chung quy lại Giọng đọc hay là giọng đọc có cảm xúc, có thể khóc, cười theo nhân vật. Một diễn viên lồng tiếng có thể khiến khán giả cảm nhận được nỗi đau hay hạnh phúc của nhân vật, cuộc đời hay quá khứ của nhân vật đã là một thành công lớn.
Diễn viên lồng tiếng Huyền Chi – người đã “thổi hồn” vào nhiều nhân vật huyền thoại trong phim hoạt hình : Mèo máy Kuro, Bubu Chacha, Sakura – thủ lĩnh thẻ bài,…Khi đã chiếm hữu được một chất giọng truyền cảm rồi, Voice Talent nói riêng và bất kể nghệ sĩ nào làm trong ngành lồng tiếng nói chung đều tự ý thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ và duy trì chất giọng đó .
- Điều đầu tiên chính là giữ sức khỏe thanh quản của bạn, thông qua việc uống đủ nước, hạn chế thức uống có cồn và caffein, đồ ngọt và cả thức ăn cay nóng.
- Từ bỏ những thói quen có hại như hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và nói không với chất kích thích bởi không những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung, chúng còn làm cho cổ họng của bạn luôn ở trong tình trạng khô và khàn tiếng.
- Tạo thói quen uống trà thảo mộc hoặc thức uống nóng mỗi ngày, hạn chế đồ uống lạnh để không gây áp lực lên dây thanh quản và tránh xa trà thảo mộc cay cũng như trà chanh, gừng dễ kết đàm. Đối với chất giọng khàn, trà hoa cúc là một giải pháp tốt. Ngoài ra mật ong cũng là cứu tinh cho cổ họng, giúp làm dịu và thư giãn tốt.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, súc miệng bằng nước ấm.
- Cân nhắc việc sử dụng máy tạo độ ẩm để cải thiện và làm dịu cổ họng ngay cả trong lúc ngủ, giúp giọng nói của bạn được thanh lọc và luôn khỏe mạnh mỗi sáng thức dậy.
2. Một số lưu ý về giọng đọc
- Giọng nói linh động
Susan Sankin – một huấn luyện viên giọng nói chuyên nghiệp từng cho rằng tông giọng ổn định và đặc biệt là giọng nói trầm ở cả nam và nữ sẽ mang đến cảm giác đây là người bình tĩnh, tự tin và có khả năng truyền tải tốt. Thế nhưng trong bộ môn lồng tiếng và ngành thu âm quảng cáo, một giọng nói linh hoạt mới là chìa khóa thành công của người diễn viên lồng tiếng. Ngành này cũng đặc biệt ưu ái những giọng nữ cao, trung và nam trung có thể chuyển đổi tốt giữa các tông giọng.
- “ Vocal fry ”
Một điểm cần lưu ý nữa để Voice Talent cải thiện giọng đọc là hạn chế tối đa “vocal fry” (tức việc rung dây thanh âm khi nói, đọc) sẽ làm tốc độ nói mất ổn định, chậm chạp và có phần gây khó chịu.
Nhiều nghiên cứu về tâm lý học cũng chứng minh rằng những người gặp nhiều vấn đề về “vocal fry” có khả năng bỏ lỡ cơ hội tốt ở ngành lồng tiếng và thu âm quảng cáo bởi nó khiến người nghe cảm giác bạn đang tự ti và thiếu khả năng diễn đạt. Bên cạnh đó những người có tông giọng cao, chói lại dễ bị nhận định là giọng nói thiếu chiều sâu hoặc đang lo lắng, thiếu trung thực hơn người giọng trầm và giọng trung.
3. Tips cải thiện giọng đọc
- Tập phát âm rõ ràng
Nói chậm lại một chút ít và tập tâm lý chớp nhoáng trước khi nói. Quá trình này sẽ giúp bạn có một tích tắc để sẵn sàng chuẩn bị, đồng thời hạn chế việc vô thức nói quá nhanh và từ ngữ sẽ bị ríu vào nhau .
- Tập lấy hơi từ bụng
Để có thể tập lấy hơi từ bụng ta phải biết và hiểu về kỹ thuật thở đúng. Vậy như thế nào là thở đúng? Chính là thở từ bụng, không phải từ thở từ ngực như quan niệm phổ biến hiện thời.
– Thở từ ngực chính là quá trình khi hít vào và thở ra, hai vai và ngực bạn có xu hướng nâng lên, hạ xuống. Quá trình này không tốt cho hơi thở và giọng nói của bạn, khiến bạn thường xuyên bị hụt hơi và nói chuyện thiếu tự tin.
– Trái lại, thở từ bụng nếu được luyện tập đều đặn mỗi ngày sẽ cho kết quả rất khác biệt. Khi luyện thở bằng bụng, cơ ngực sẽ có xu hướng căng ra mạnh mẽ hơn, tăng dung tích chứa khí từ phổi, đồng thời hạn chế được chuyển động vai giúp giọng nói của bạn trở nên tự nhiên và có lực hơn.
- Học cách điều chỉnh tốc độ và âm lượng của mình
Việc điều chỉnh tốc độ trong giọng nói rất quan trọng đối với Voice Talent. Nói quá nhanh sẽ khiến người nghe không thể hiểu được đầy đủ nội dung chủ thể muốn truyền đạt, ngược lại nói quá chậm sẽ khiến họ mất kiên nhẫn. Không giống như diễn viên lồng tiếng cần khả năng ứng biến linh hoạt tốc độ nói theo tính cách nhân vật, Voice Talent cần sự ổn định hơn.
Trong các bộ phim, âm lượng là đặc điểm tùy biến mà diễn viên sẽ nương theo kịch bản và cao trào phim. Thế nhưng trong quá trình thu âm quảng cáo, TVC, viral clip,… Voice Talent cần tập luyện âm lượng sao cho vừa đủ, dễ nghe, có tính chất trung hòa phù hợp với mục đích thương mại.
- Học thêm từ mới
Đôi khi hạn chế trong quá trình làm việc với giọng nói của bạn không xuất phát từ các vấn đề kĩ thuật mà có thể do bạn thiếu vốn từ vựng. “Bí từ ngữ” cũng là một trong những nguyên nhân sơ đẳng nhưng tiềm tàng khiến giọng nói không được thu hút và kém lưu loát. Cố gắng mở rộng vốn từ của mình thông qua việc đọc sách, báo và cập nhật thông tin, lập một danh sách các từ thông dụng và gãy gọn để dùng thường xuyên để khả năng nói của bạn có thể tốt dần lên theo thời gian.
3. Xác định sở trường và khả năng của bản thân
Có nhiều tiêu chí để đánh giá khả năng của một Voice Talent hay diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp, nhưng quan trọng nhất vẫn là những đặc điểm sau:
– Giọng đọc hay, truyền cảm, có phát âm rõ ràng, âm vực rộng, khả năng điều chỉnh tông giọng linh hoạt,…
– EQ cao, khả năng thấu cảm và hiểu tâm lý nhân vật tốt, biến hóa được nhiều dạng vai khác nhau.
– Ứng biến linh động trong quá trình làm việc, không bị đóng khung phong cách ở một thể loại nhất định.
– Kiên trì, tỉ mỉ và chịu được áp lực công việc.
4. Cân nhắc về hướng đi của mình
Không phải tất cả các diễn viên lồng tiếng hay Voice Talent đều gắn bó với nghiệp cho đến cuối cùng. Trong số đó có nhiều người chọn rẽ hướng sang các chuyên môn khác khi họ cảm thấy mình không phù hợp hoặc không còn đáp ứng được những yêu cầu của nghề. Ngược lại cũng không ít cá nhân chọn ở lại và ngày một dày dặn hơn trong kinh nghiệp diễn xuất bằng giọng nói. Do đó hãy dành thời gian để nhìn nhận và cân nhắc khả năng cũng như sở trường của mình trước khi muốn gắn bó dài lâu với nghề nhé.
5. Tình yêu và lòng kiên định với nghề
Nghề lồng tiếng và đặc biệt là công việc của các Voice Talent là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của bộ phim cũng như các sản phẩm video quảng cáo. Thế nhưng ở Việt Nam nghề này vẫn được xem là “bạc”, chưa được nhìn nhận đúng đắn và công sức của các diễn viên lồng tiếng, Voice Talent vẫn chưa được đền đáp xứng đáng.
Bộ môn lồng tiếng cũng còn gặp nhiều khó khăn bởi chưa có các giáo trình bài bản và thống nhất về phương pháp đào tạo. Số lượng Voice Talent dù đông đảo nhưng lại không có bộ phận thẩm định và quản lí. Do đó không ít anh chị em bén duyên với nghề này bởi cái duyên và sự tình cờ. Nhưng cũng chính vì tình cờ mà họ không ngờ được rằng mình lại cảm thấy yêu nghề như thế.
Đối với nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam, giọng đọc của dàn nghệ sĩ lồng tiếng HTV3 có lẽ đã lưu giữ nhiều kí ức tuổi thơ khó quên
Nghề lồng tiếng cũng như bao bộ môn lao động nghệ thuật chân chính khác có nhiều góc khuất, cần sự hi sinh và cống hiến bền bỉ mà chỉ những người thực sự yêu và hết lòng vì công việc mới có thể theo đuổi được. Đăng kí dịch vụ freelancer lồng tiếng, Voice Talent tại đây và sẵn sàng mở cánh cổng sự nghiệp của mình nhé. Chúc các bạn thành công.
Sandra Bae
Source: http://139.180.218.5
Category: Thuật ngữ đời thường