CIRCLE OF FIFTHS – VÒNG TRÒN BẬC 5

4dummies.info

http://www.ghita.vn

Gombi.vn | Beooi.com | Ghita.vn

Phần này riêng biệt gửi tặng các bạn hình minh họa “Circle of fifths” một ứng dụng web rất hay do Quintenzirkel lập ra – nó gọi là vòng tròn bậc 5, khi các bạn lựa chọn một hợp âm chủ nào cho bài hát bất kỳ. Ví dụ C nó sẽ khoanh vùng chùm hợp âm đi cùng và thường thì nếu không có sự biến tấu nào, các bạn chỉ cần chơi các chùm hợp âm đó là đủ cho bài hát đó.

Hình minh họa dưới đây mình chọn hợp âm bài hát có chủ âm là C hoặc Am (đại diện cho bài hát ở tone Trưởng hoặc tone Thứ)

Các chú thích do mình tự ghi chú thêm vào để các bạn dễ nhớ và tư duy logic. 

(c)Hình Như Là – 4dummies.info

Ví dụ chọn chủ âm là C

Khi mình chọn bài hát ở tone C (Tone Trưởng), nó sẽ hiện ra chùm hợp âm đi cùng trong bài hát mà tone C là chủ âm đó là:  C, F, G, Am, Dm, Em

Ví dụ chọn chủ âm là Am

Khi mình chọn bài hát ở tone Am (Tone thứ), nó sẽ hiện ra chùm hợp âm đi cùng trong bài hát mà tone Am là chủ âm đó là:  Am, Dm, Em/E, F, C, G

Mẹo vặt: Sử dụng quy luật 1-4-5 

VD:

– Bài hát có tone chủ là G ta đếm bậc 4 và bậc 5 của G => G (nốt gốc), C (bậc 4), D (bậc 5) [Tất cả đều trưởng]. Và vị trí bậc 2-3-6 (Am, Bm, Em) [Tất cả đều thứ để xây dựng chùm hợp âm của G.

– Hoặc tính cách khác khi có 3 hợp âm trưởng là G, C, D (1-4-5). Ta có Em (Vì Em//G) ta đếm bậc 4 và bậc 5 của Em=>Em(nốt gốc), Am (bậc 4), Bm (bậc 5) cũng suy ra được chùm hợp âm của G

Các bạn bấm vào link sau để thực nghiệm : QUINTENZIRKEL

PHẦN BỔ TÚC THÊM VỀ LỢI THẾ CỦA “Circle of fifths”

Phần này tôi sưu tầm của guitarist Triệu Lưu Hoàng Lân ( Lân Ốc ) – Một tay guitar nổi tiếng vì có nhiều góp phần cho giới guitar bằng những bài giảng hữu dụng trên mạng .
Một số quan tâm nhỏ của guitarist sẽ giúp những bạn nắm rõ hơn về lợi thế của “ Vòng tròn bậc 5 ″ trong việc thực hành thực tế Guitar .

Vòng tròn bậc 5 Vòng tròn bậc 4

Vòng tròn bậc 5
Vòng tròn bậc 4

Còn gì hay ở Circle of fifths nữa?

Giả sử bạn không chắc về cách xây dựng scale. Mà chỉ nhớ mang máng là Đô trưởng không có nốt thăng nào, hoặc Sol trưởng có F#. Nhìn vào circle of fifths bạn có thể nhận ra ngay tất cả các nốt thăng của các giọng khác.

C 0# 
G 1# F# 
D 2# F# C# 
A 3# F# C# G# 
E 4# F# C# G# D# 
B 5# F# C# G# D# A# 
F# 6# F# C# G# D# A# E# 
C# 7# F# C# G# D# A# E# B#

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy Sol trưởng có F#. Nhìn vào circle of fifth giọng tiếp theo là Rê trưởng, sẽ có F#, và nốt thăng tiếp theo tuân theo đúng quy luật perfect fifth. Bằng chứng F-G-A-B-C (2 2 2 1 = 7semitones). Giọng trưởng tiếp theo là La trưởng, sẽ có F#, C# và C# (+7 semitones)=G#… Do vậy chỉ cần nhớ vòng ngoài cùng (trong cùng) của circle of fifths ta có thể xây dựng tất cả các scale cơ bản. Đó là cái hay của circle of fifths, cũng như tính logic của music theory.

Cái tên “Circle of Fifths” bắt nguồn từ việc các giọng trưởng (cũng như thứ tự nhiên) được sắp xếp cách nhau đúng một quãng 5 chẵn (perfect fifth). Bây h nếu ta đi ngược chiều kim đồng hồ, để ý thấy mỗi giọng sẽ cách nhau một quãng 4 chẵn (perfect fourth, 5 semitones, hay 5 nửa cung), do đó nếu đi ngược người ta có “circle of fourth”.

Hiểu và nhớ “circle of fifth” rất có lợi trong việc nhớ giọng, đảo giọng (modulation) và là nền cơ bản cho hòa thanh.

Ghi chú

Ghi chú: Các bạn cần ghi nhớ chuỗi sau theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. 

F         C         G        D         A          E          B

Song song

Dm   Am     Em    Bm   F#m  C#m       G#m

(C)Hình Như Là – 4dummies.info

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *