Dũng sĩ là thuật ngữ để chỉ về những con người gan dạ, can đảm, có dũng khí và khả năng để đương đầu với nỗi sợ hãi, đau đớn, nguy hiểm, hoặc đe dọa, là người mạnh mẽ trong chiến đấu, bất chấp sợ hãi. Dũng sĩ còn là một tước hiệu đề cao danh sự của một người ở một số quốc gia, dân tộc.

Trong ý niệm của người Trung Quốc thì chữ ” Dũng ” cũng là một trong những đức tính của đấng đàn ông và những người quân tử, đặc biệt quan trọng đây là một phẩm chất quan trọng của một vị tướng sĩ, hay một chỉ huy quân sự chiến lược. Yếu tố dũng được nêu ra trong Đạo đức kinh .

Ở các dân tộc du mục ở Á châu, Dũng sĩ là một tước hiệu vinh dự nhất dành cho những chiến binh nó thể hiện đây là người chiến binh có sức mạnh nhất, can đảm nhất và thiện chiến nhất. Dũng sĩ là tước hiệu của người Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Bạt Đô – Бат Хаан/Batu trong đó từ Бат có nghĩa là mạnh mẽ, dũng cảm, phát âm tương đồng với từ Баb có nghĩa là hổ), Đại hãn Bạt Đô được đặt tên theo tước hiệu này hay Dã Tốc Cai, cha của Thành Cát Tư Hãn cũng được danh xưng tước hiệu là Dũng sĩ.

Người Mãn Châu cũng có tước hiệu dũng sĩ, gọi là Ba Đồ Lỗ (Baturu). Trong thời kỳ đầu của nhà Thanh, những vị Đại hãn đứng đầu tộc Mãn Châu hay những quý tộc Mãn Châu cũng được tôn xưng như những Mãn Châu đệ nhất dũng sĩ hay Bát kỳ đệ nhất dũng sĩ như Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Hoàng Thái Cực, Chử Anh… và sau này là Ngao Bái.

Ở Nhật Bản, có Thập dũng sĩ là 10 Ninja tài nghệ dưới trướng của Sanada Yukimura. Ở Việt Nam, Dũng sĩ cũng là danh xưng chỉ về những người can đảm, dũng cảm trong xã hội đương thời, những người có gan chống lại cái xấu, cái ác, trong truyện cổ tích, dũng sĩ thường là những người lập được công lao như bắt thuồng luồng, giết mãng xà…. để cứu dân lành. Sau này tước hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ còn được phong cho những anh hùng đã có công giết được nhiều lính Mỹ của quân đội Hoa Kỳ.

Ở Phương Đông, Dũng sĩ thường được ví với sói hay hổ, ở Phương Tây, động vật đi kèm của nó là sư tử và là biểu tượng của sự dũng cảm (ví dụ như: Richar Tim Sư tử của nước Anh là một vị vua can trường, dũng cảm trong chiến trận.

Tham khảo thêm.

  • Avramenko, Richard. Courage: The Politics of Life and Limb (University of Notre Dame Press, 2011)
  • Catholic Encyclopedia “Fortitude”
  • Summa Theologica “Second Part of the Second Part” See Questions 123-140
  • Ernest Becker, The Denial of Death (New York: The Free Press, 1973).
  • Douglas N. Walton, Courage: A philosophical investigation (Los Angeles: University of California Press, 1986).
  • Stephen Palmquist, “Angst and the Paradox of Courage” hkbu.edu.hk, Chapter XII in The Tree of Philosophy (Hong Kong: Philopsychy Press, 2000)
  • Bussey, K. (1992). Lying and truthfulness: Children’s definitions, standards, and evaluative reactions. Child Development, 63, 129-137.
  • Deci, E. L., & Ryan, R. M. (2000). The “what” and “why” of gal pursuits: Human needs and the self-determination of behavior. Psychological Inquiry, 4, 227-268.
  • Eisenberger, R. (1992). Learned industriousness. Psychological Review, 99, 248-267.
  • Evans, P. D., & White, D. G. (1981). Towards an empirical definition of courage. Behaviour Research and Therepy, 19, 419-424.
  • Peterson, C., & Seligman M. E. P. (2004). Character strengths and virtues: A handbook and classification. New York: Oxford University Press. 197-289.
  • Putnam, D. (1997). Psychological courage. Philosophy, Psychiatry, and Psychology, 4, 1-11.
  • Ryan, R. M., & Frederick, C. (1997). On energy, personality, and health: Subjective vitality as a dynamic reflection of well-being. Journal of Personality, 65, 529-565.
  • Zimmerman, Barry J. (1995). Self-regulation involves more than meta cognition: A social cognitive perspective. Educational Psychologist. tr. 30, 217–221.
  • Ian Miller, William (2000). The Mystery of Courage. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press. ISBN 067400826X.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *