Nội dung chính
Dấu trường ngân – Dấu dịch lên, dịch xuống 1 quãng 8
Dấu trường ngân:
Là một ký hiệu giống như hình mắt ngỗng nằm trên hoặc dưới nốt nhạc và dấu lặng.
Khi gặp dấu này, ta có thể ngân dài (đối với nốt nhạc) hay nghỉ (nếu là dấu lặng) một cách tùy ý mà không cần phụ thuộc vào trường độ của nốt nhạc hay dấu lặng đó.
Dấu dịch lên, dịch xuống 1 quãng 8:
Để tránh việc phải sử dụng quá nhiều các dòng kẻ phụ khiến việc đọc nốt nhạc trở nên phức tạp, người ta sử dụng dấu dịch chuyển 1 quãng 8
– Dịch chuyển lên 1 quãng 8 ký hiệu 8 va — — — — — — — — — – |
– Dịch chuyển xuống 1 quãng 8 ký hiệu 8vb—————————–
Dấu nhắc lại một câu hay 1 đoạn nhạc:
Dấu nhắc lại |
Khi gặp dấu này ta phải đàn hoặc hát lại những đoạn nhạc nằm trong phạm vi dấu quy định. Nếu xuất hiện dấu này trên một số ô nhịp có đoạn đầu giống nhau và đoạn sau khác nhau người viết nhạc sẽ ghi thếm các số 1————–| ; số 2————–| ; số 3————–| v.v… ở những ô nhịp cuối không giống nhau (thường được đọc là cọc 1; cọc 2; cọc 3 v.v…). Có nghĩa là khi đàn hoặc hát lần thứ nhất ta đàn hát hết những ô nhịp ở cọc 1 gặp dấu 😐| ta sẽ quay lại chỗ có dấu ||: Khi đàn tiếp lần thứ 2 ta sẽ không chơi cọc 1 nữa mà nhảy tiếp sang cọc 2 luôn. Tương tự như vậy ở các cọc 3, cọc 4 v.v… (nếu trong tác phẩm có).
Ví dụ 1 |
Ví dụ 1: Ta chơi lần lượt các ô nhịp 1-2-3-4, ở ô số 4 ở ô số 4 có dấu quay lại nên ta quay lại ô nhịp có dấu ||: để chơi lại lần thứ 2. Ở lần thứ 2 này ta bỏ qua cọc 1 (tức là ô 3-4) và chơi tiếp cọc 2 nghĩa là lần 2 sẽ chơi các ô 1-2-5-6-7……
Ví dụ 2 |
Ví dụ 2:
Lần thứ nhất chơi các ô 1-2-3-4 (cọc 1)
Lần thứ hai chơi các ô 1-2-5-6 (cọc 2)
Lần thứ ba chơi các ô 1-2-7-8…… (cọc 3)
Tương tự như vây nếu trong bản nhạc có những cọc 4 ; 5 ; 6 … ..
Dấu nhắc lại 1 ô nhịp
Khi nhắc lại 1 ô nhịp nào đó, người ta ghi ký hiệu % vào ô nhịp sau đấy. Có thể lặp lại một hay nhiều lần ô nhịp đó. Lặp lại bao nhiêu lần thì ghi bấy nhiêu dấu % vào những ô nhịp tiếp theo .
Dấu hồi và dấu coda
Xem thêm: Cẩm Ly.
Dấu hồi: Dùng để nhắc lại một tác phẩm âm nhạc
Dấu coda: Trong một tác phẩm âm nhạc nếu tác phẩm đó có dấu coda thì luôn luôn sẽ xuất hiện 2 dấu coda. Dấu coda chỉ có tác dụng ở lần trình bày thứ 2 của tác phẩm. Khi trình bày tác phẩm lần thứ 2 gặp dấu coda thứ nhất thì nhảy đến chỗ có dấu coda xuất hiện lần thứ 2 để trình bày đến hết tác phẩm (tức là đoạn nhạc nằm giữa 2 dấu coda thì người diễn tấu sẽ chỉ trình bày ở lần thứ nhất còn lần trình bày thứ 2 thì đoạn giữa 2 dấu coda sẽ không chơi nữa)
Chia sẻ:
Thích bài này:
Đang tải …
Source: http://139.180.218.5
Category: Kiến thức âm nhạc