Tương tự, USB Mass Storage chính là cách mà thiết bị Android “chuyển giao” bộ nhớ của mình cho máy tính lúc bạn gắn điện thoại hay tablet vào PC. Khi này, bạn sẽ phải chạm vào một nút trên màn hình để xác nhận về việc kết nối thì mới bắt đầu sử dụng được. USB Mass Storage áp dụng cho cả bộ nhớ trong lẫn thẻ nhớ microSD, nên sẽ có lúc bạn thấy là có đến 2 ổ đĩa mới xuất hiện khi bạn gắn điện thoại và máy tính đấy thôi.
Vì sao chúng ta phải nhấn một nút trên màn hình trong khi ghim ổ cứng hay thẻ nhớ vào máy tính thì lại không cần? Đó là do chế độ USB Mass Storage yêu cầu chỉ có 1 hệ điều hành được phép truy cập vào bộ nhớ tại một thời điểm mà thôi. Khi bạn kết nối điện thoại vào PC, phần lưu trữ này sẽ bị ngắt khỏi Android và chuyển quyền kiểm soát cho Windows hoặc OS X trên máy tính. Chính vì lý do này mà nếu bạn thử chụp ảnh, chụp màn hình hay download file về điện thoại thì đều không được vì Android lúc này không còn nắm quyền truy cập đến bộ nhớ nữa.
Nhưng vấn đề là nếu Android ngắt luôn cả những file hệ thống thì không được, khi đó làm sao mà điện thoại có thể tiếp tục hoạt động? Chính vì thế, các file đặc biệt cần phải được lưu vào đâu đó và không bao giờ bị ngắt kết nối. Google đưa ra giải pháp là chia thành 2 phân vùng riêng biệt ở bộ nhớ trong, một phân vùng /data chứa OS và app, còn phân vùng /sdcard là những thứ có bị ngắt kết nối cũng không sao, chẳng hạn như phim ảnh, tài liệu, file download, nói chung là những thứ cá nhân của bạn.
Và cũng chính vì 2 phân vùng này tồn tại độc lập nên chúng ta gặp một vấn đề rất khó chịu: phân vùng /data thường bị chia với dung lượng quá nhỏ không thể cài thêm app, trong khi /sdcard thì có chỗ nhưng lại không thể xài để cài ứng dụng lên. Bạn không thể đổi kích thước 2 phân vùng này trừ khi root máy, nó đã được định sẵn từ lúc mới xuất xưởng rồi. Hồi lúc mình xài Xperia Arc S và HTC EVO 3D thì gặp chuyện này hoài, khó chịu kinh khủng.
Đây là 2 phân vùng trên chiếc Samsung Galaxy Ace, trong đó / data chỉ có 181MB, trong khi phần / sdcard thì có đến 1,33 GB. Ảnh này cho thấy / data đã đầy và không hề cài thêm app, trong khi phần / sdcard còn trống quá chừng mà lại chẳng thể dùng để cài ứng dụng lên
Một hạn chế khác nữa của việc sử dụng USB Mass Storage đó là nhà sản xuất phải định dạng nó theo kiểu FAT hoặc exFAT để có thể đọc và ghi được từ máy tính Windows / OS X. FAT là một định dạng đã cũ, không hỗ trợ phân quyền và chỉ cho lưu file tối đa 4GB, còn exFAT lại là định dạng độc quyền của Microsoft nên các nhà sản xuất phải bỏ tiền ra mua bản quyền sử dụng.
Nói tóm lại, gắn điện thoại hay tablet Android vào máy tính dưới dạng USB Mass Storage thì tiện đấy nhưng có quá nhiều hạn chế lớn. Việc này phải chấm dứt, vậy là các thiết bị Android mới bắt đầu chuyển sang sử dụng giao thức USB khác hiện đại hơn.
Tương tự, USB Mass Storage chính là cách mà thiết bị Android “chuyển giao” bộ nhớ của mình cho máy tính lúc bạn gắn điện thoại hay tablet vào PC. Khi này, bạn sẽ phải chạm vào một nút trên màn hình để xác nhận về việc kết nối thì mới bắt đầu sử dụng được. USB Mass Storage áp dụng cho cả bộ nhớ trong lẫn thẻ nhớ microSD, nên sẽ có lúc bạn thấy là có đến 2 ổ đĩa mới xuất hiện khi bạn gắn điện thoại và máy tính đấy thôi.
Source: http://139.180.218.5
Category: Thuật ngữ đời thường