Ông Nguyễn An Ninh cho rằng lò luyện thi nào cũng dạy theo trọng tâm, điều đó đúng, nhưng người ra đề lại ra đề y như “trọng tâm” mình đã nhấn mạnh thì lại là chuyện khác. Ông cho rằng “văn học chỉ có chừng ấy trọng tâm thôi”, thật khó hiểu, mà dù cố gắng hiểu thì cũng sẽ không giải thích được tại sao đề thi lại giống trọng tâm như thế. Ông giải thích rằng “những người luyện thi khéo có thể tiên đoán những gì có thể được sử dụng làm đề thi…”, nhưng nếu chính người tiên đoán ấy lại ra đề thì khái niệm tiên đoán không còn đúng nữa, mà phải gọi là biết. Nếu thi ĐH mà đề đã được biết thì thật phi lý.

Trước hết, việc ông cục trưởng cố gắng giải thích để bao che cho một sự kiện trầm trọng như thế trong thi cử là điều khó chấp nhận được. Lẽ ra những người có trách nhiệm phải nghĩ đến việc xử lý tình huống này chứ không phải là lo “che chắn”.Ông Nguyễn An Ninh cho rằng lò luyện thi nào cũng dạy theo trọng tâm, điều đó đúng, nhưng người ra đề lại ra đề y như “trọng tâm” mình đã nhấn mạnh thì lại là chuyện khác. Ông cho rằng “văn học chỉ có chừng ấy trọng tâm thôi”, thật khó hiểu, mà dù cố gắng hiểu thì cũng sẽ không giải thích được tại sao đề thi lại giống trọng tâm như thế. Ông giải thích rằng “những người luyện thi khéo có thể tiên đoán những gì có thể được sử dụng làm đề thi…”, nhưng nếu chính người tiên đoán ấy lại ra đề thì khái niệm tiên đoán không còn đúng nữa, mà phải gọi là biết. Nếu thi ĐH mà đề đã được biết thì thật phi lý.

Rồi khi ông cục trưởng lý luận rằng lò luyện thi “phải có mánh khóe của nó”, thì quả thật, đã phải đặt lại vấn đề luyện thi và ra đề. Thi cử phải thật nghiêm minh, chứ không thể chấp nhận mánh khoé nào một cách dễ dãi như thế. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ông rằng cần những người giỏi ra đề, nhưng các yếu tố khác cũng cần, đó là ý thức trách nhiệm và sự công minh. Một điều cũng đáng nói là khái niệm “trúng tủ” mà ông cục trưởng dùng ở đây chưa có vẻ đúng lắm. “Trúng tủ” nghĩa là học sinh (hay thí sinh, chứ không phải người ra đề), học kỹ một phần bất kỳ và “may mắn” (chứ không phải chắc chắn), gặp đề thi tương tự điều mình đã học. Như vậy việc người ra đề ra có phần giống điều mình đã dạy thì không thể gọi là trúng tủ nữa. Vậy thì phải gọi là gì? Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với thầy Dương Thiệu Tống, không thể chấp nhận “một giáo viên vừa dạy luyện thi ĐH vừa có chân trong hội đồng ra đề thi tuyển sinh ĐH” và “đề thi giống hết với nội dung ôn thi thì còn ra thể thống gì nữa!”. Chúng tôi vẫn còn băn khoăn không biết các thí sinh khác thiệt thòi trong kỳ thi này thì ai sẽ đền bù cho họ, và liệu điều này sẽ còn tái diễn nếu không được chấn chỉnh kịp thời?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *