Từ xa xưa, Việt Nam ta đã chịu ảnh hưởng lâu đời bởi Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như lối sống, ngôn ngữ, phong tục…Mặc dù vẫn có nhiều cuộc tranh cãi về nguồn gốc thực sự của văn hóa nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của Văn hóa Trung Quốc đến nền văn hóa nước nhà. Số người gốc Hoa sinh sống trên đất Việt không ít, mà người Việt chúng ta thường hay gọi là dân “Ba Tàu”, hầu hết đều được hiểu như một thái độ kỳ thị, phân biệt đối với người gốc Hoa. Vậy sự thật hai từ này có nguồn gốc từ đâu và tại sao lại gọi người Hoa như vậy.

Ngày nay 

Không những có một bộ phận rất đông người Hoa sinh sống ở Việt Nam, ở thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt có những khu Quận 5, Quận 6 hay khu Chợ Lớn là những khu vực đông người Hoa sinh sống điển hình và thường được gọi là phố Ba Tàu. Từ lâu đời, người Trung Quốc và người Việt ta đã có mối quan hệ làm ăn, sinh sống lâu đời. Họ bắt đầu di cư dần vào nước Việt kể từ thời kì mà Việt Nam ta gọi là Ngàn năm Bắc thuộc, tùy vào thời kỳ lịch sử mà họ (tự xưng) được gọi với những cách khác nhau như người Đường, người Thanh, Ngô…Vậy với cách hiểu như biểu lộ sự miệt thị và phân biệt đối xử của cách gọi “Ba Tàu” thì cũng không hẳn là sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng.Tại sao cách gọi Ba tàu lại không hẳn là có ý phân biệt đối xử? 

Một cách lý giải vào thời vua Minh Mạng

Người Hoa đến Việt Nam làm ăn sinh sống được gọi ( tự xưng) là Đường nhân, mà trong tiếng Hán 唐人 được phát âm là “toàng díen” nên bị người Việt đọc nhầm thành “Tàu nhân”. Theo một nghiên cứu ngôn ngữ thì từ Tàu có thể là đọc trại từ chữ Tào chính là để chỉ người của Tào Tháo nước Ngụy thời Tam Quốc, nhưng quan điểm này bị phản biện bởi một quan điểm có lý hơn là “tào” có nghĩa là quan, được sử dụng để chỉ quan lại người Trung Hoa cổ trong thời kỳ Bắc thuộc ở nước ta. Vì có rất nhiều quan điểm giải thích cách gọi này của người Việt ta đối với người Hoa gốc Việt. Một trong những quan điểm đó thời kỳ mà người Hoa di cư vào Việt Nam khá nhiều là những người Minh không chịu bị thống trị bởi nhà Thanh (Phản Thanh Phục Minh), chúa Nguyễn cho phép họ định cư ở Ba vùng là Cù Lao phố ở Đồng Nai, Sài Gòn Chợ Lớn và Hà Tiên mà để dễ dàng di chuyển đến những vùng này họ thường phải đi bằng đường sông nước từ đó mà ra chữ Tàu.Vì sao mà cách này gọi biểu lộ sự miệt thị lại không hẳn là sai? Một quan điểm khác cho rằng khi các chúa Nguyễn đồng ý cho dân Trung Hoa sinh sống ở đất Việt, người Hoa bắt đầu di dân theo từng đoàn tàu thuyền đến Việt Nam để tránh việc bị cướp bóc trên sông. Người Việt thấy từng đoàn tàu đi lại trên sông liền miệng gọi là người Ba Tàu với “Ba” ở đây trong cách nói của người miền Nam có ý như “vài ba chiếc”, điều này không hẳn là miệt thị mà chỉ là một kiểu gọi như thể hiện sự thờ ơ đối với người Hoa (vài ba chiếc tàu: không muốn đếm). Lại có những quan điểm giải thích cách gọi này theo hướng khinh miệt và phân biệt đối xử, thường xuyên thấy tàu khách qua lại trên sông mà trong văn nói ở miền Nam có nhiều cụm từ bắt đầu bằng từ ba để chỉ những cái xấu: ba hoa, ba gai, ba trợn…nên ghép lại thành từ Ba tàu tỏ ý miệt thị, khinh thường. 

Ngoài ra, người Hoa còn thường được gọi “Cắc chú Ba Tàu”, “chú chệt”

Từ “cắc chú” là từ đọc trại của khách trú, ý không chấp nhận người Hoa như một cư dân mà chỉ là người ở trọ qua ngày. Trong những ngày chạy khỏi quân Thanh, người Hoa nghèo khổ đến lưu trú tại Việt Nam nhiều nhất là bộ phận người Tiều (Triều Châu), mà trong tiếng Tiều a-chaẹt là từ để gọi người em họ của mình, người Việt đọc trại ra thành “a chệt” hay “chú chệt” với ngụ ý đánh giá thấp người Hoa, chỉ xem những người Hoa như người em trai.

Tóm lại

Tuy vậy vẫn chưa có một quan điểm nào là được chấp nhận hoàn toàn để lý giải cách gọi này của người Việt. Nhưng dù có lý giải thế nào, những người Việt gốc Hoa cũng vẫn hiểu “Ba Tàu” mang ý nghĩa kỳ thị và phân biệt đối xử rất nặng, nên tốt hơn hết là những con người có giáo dục đường hoàng chúng ta nên hạn chế tối đa sử dụng cụm từ này để nói đến những người Hoa sinh sống trên đất Việt vì họ cũng là người đang sinh sống góp phần làm cho nước ta tốt hơn trong nhiều mặt và cũng rất yêu thương đất nước này.

Một khu phố Hoa gần mùa Tết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *