Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Thu Giang – Dược sĩ lâm sàng, Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Bromhexin là thuốc được sử dụng khá phổ biến để điều trị ho có đờm và được mua dễ dàng, không cần đơn thuốc ở các nhà thuốc với rất nhiều biệt dược khác nhau, có cả dạng viên uống và siro thích hợp với các đối tượng khác nhau từ trẻ em đến người lớn. Tuy nhiên, không vì thế mà có thể lạm dụng thuốc.
1. Cơ chế hoạt động của thuốc Bromhexin
Bromhexin là chất có tác dụng long đờm. Do hoạt hóa tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi acid mucopolysaccharid nên thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn. Giúp đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả. Khi uống, thường phải sau 2 – 3 ngày mới có tác dụng trên lâm sàng
Theo Dược thư Quốc gia 2015, thuốc được chỉ định trong các trường hợp: Rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính. Bromhexin thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, liều dùng của bromhexin là:
- Trẻ từ 2-5 tuổi: 4mg/ lần x 2 lần/ ngày
- Trẻ trên 5 tuổi – 12 tuổi: 4mg/ lần x 4 lần/ ngày
- Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: 8mg/ lần x 3 lần/ ngày. Liều dùng có thể lên đến 12mg/ lần x 4 lần/ ngày nhưng cần có ý kiến của bác sĩ.
Khi sử dụng Bromhexin cần thận trọng :
- Nên tránh phối hợp với thuốc ho khác vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.
- Khi dùng cho người bệnh có tiền sử loét dạ dày phải rất thận trọng do tác dụng làm tiêu dịch nhầy, nên có thể gây huỷ hoại hàng rào niêm mạc dạ dày.
- Khi dùng cho người bệnh hen vì bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm.
- Khi dùng cho người bệnh bị suy gan hoặc suy thận nặng: cần phải theo dõi chặt chẽ vì sự thanh thải bromhexin và các chất chuyển hóa có thể bị giảm.
- Khi dùng cho người cao tuổi hoặc suy nhược quá yếu, trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi vì không có khả năng khạc đờm có hiệu quả do đó càng tăng ứ đờm.
Tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc là:
- Tiêu hóa: Đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khô miệng, tăng men gan
- Thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, ra mồ hôi.
- Da: Ban da, mày đay.
- Hô hấp: Nguy cơ ứ dịch tiết phế quản ở người bệnh không có khả năng khạc đờm.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những bảo vệ chất lượng trình độ với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, mạng lưới hệ thống trang thiết bị công nghệ tiên tiến văn minh mà còn điển hình nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh tổng lực, chuyên nghiệp ; khoảng trống khám chữa bệnh văn minh, lịch sự và trang nhã, bảo đảm an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực thi những xét nghiệm tại đây hoàn toàn có thể trọn vẹn yên tâm về độ đúng chuẩn của tác dụng xét nghiệm .
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn
Nguồn: Dược Thư Quốc Gia Việt Nam 2015, SPC
Source: http://139.180.218.5
Category: Thuật ngữ đời thường