Dân Sài Gòn từ xưa đến nay đã sáng tạo ra rất nhiều tiếng lóng mà dân miền Bắc rất khó nghe khó hiểu. Ví dụ như to tổ chảng, bự chà bá có nghĩa là gì? Đây là giải thích cho bạn dễ hiểu và tập làm quen với từ điển tiếng lóng tại đất Sài Gòn hiện nay
Chà bá” là một tiếng lóng trong ngôn ngữ nói của người dân Nam bộ nói chung và Sài Gòn nói riêng. “Chà bá” thường để diễn tả cảm thán về mức độ to bự của một cái gì đó, một điều gì đó.
Theo một lý giải của tác giả An Chi – báo Người Lao Động, “chà bá” có gốc là tiếng Khmer, là “cho-băs”, nghĩa là “rõ ràng”. Về sau có sự chuyển biến ngữ nghĩa: rõ ràng → to đến mức mắt không thể nhìn thấy → chà bá.
Việc thêm chữ “lửa” → “chà bá lửa”, là để nói mức độ đỉnh cao của sự to bự.
2. “Tổ chảng“, đây là từ có xuất phát từ giai thoại “ông Chảng” ở đất Quy Nhơn, Bình Định. Giai thoại này các bạn có thể dễ dàng tìm được rõ.
Có thể lý giải chữ “tổ chảng” như sau, “ông Chảng” là người bên ngoại của vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc, vị vua sáng lập nhà Tây Sơn). Gọi là “tổ” vì thời điểm “ông Chảng” xuất hiện, là lúc vua Thái Đức đang tri ân tổ tiên bên ngoại, sau khi xưng Vương.
Sở dĩ “tổ chảng” gắn liền với sự to bự, là bởi, vị trí ngồi của “ông Chảng” trong một sự kiện được ghi lại bằng tranh vẽ, là ngồi trên cao, có kẻ hầu người hạ dù không phải là quan lớn. Thêm nữa, khi “ông Chảng” được nhà vua mời vào triều đình để phong tước, ông không nhận mà nói: “Ông làm vua là làm vua với thiên hạ, chứ với tôi ông vẫn là con cháu. Con cháu mà ban chức tước cho cha ông thì hơi nghịch, chi bằng để tôi phê rồi ông lục thì hơn…”.
Nhà vua chiều theo ý ông lão. Ông lão cầm bút viết: “Bùng binh chi tướng. Uýnh cương chi quan. Bộn bàng chi chức. Chảng chảng ngang thiên”. Như vậy, ông không có chức tước gì cụ thể, nhưng chức gì cũng có, từ tướng tới quan… và đó là ông Chảng ngang thiên.
Về sau sao sao đó thiệt hổng rõ, “tổ chảng” theo chân những người dân vào tới đất Nam bộ và trở thành một trong những tiếng lóng đặc trưng trong ngôn ngữ nói nơi đây.
Trên đây chỉ là sự tổng hợp và là ý kiến của một cá nhân. Có sự thiếu sót nào hay có cách lí giải nào khác, mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung từ quý bạn, các vị.
Đừng nghĩa đường CMT8 là dài nhất Sài Gòn nha
Sống ở Sài Gòn mà không có tiền thì rất là nhục đó
TPHCM có 19 quận, quần nào cũng có cái hay hay
Dân Sài Gòn từ xưa đến nay đã sáng tạo ra rất nhiều tiếng lóng mà dân miền Bắc rất khó nghe khó hiểu. Ví dụ như to tổ chảng, bự chà bá có nghĩa là gì? Đây là giải thích cho bạn dễ hiểu và tập làm quen với từ điển tiếng lóng tại đất Sài Gòn hiện nay 1. “” là một tiếng lóng trong ngôn ngữ nói của người dân Nam bộ nói chung và Sài Gòn nói riêng. “Chà bá” thường để diễn tả cảm thán về mức độ to bự của một cái gì đó, một điều gì đó.Theo một lý giải của tác giả An Chi – báo Người Lao Động, “chà bá” có gốc là tiếng Khmer, là “cho-băs”, nghĩa là “rõ ràng”. Về sau có sự chuyển biến ngữ nghĩa: rõ ràng → to đến mức mắt không thể nhìn thấy → chà bá.Việc thêm chữ “lửa” → “chà bá lửa”, là để nói mức độ đỉnh cao của sự to bự.2. “”, đây là từ có xuất phát từ giai thoại “ông Chảng” ở đất Quy Nhơn, Bình Định. Giai thoại này các bạn có thể dễ dàng tìm được rõ.Có thể lý giải chữ “tổ chảng” như sau, “ông Chảng” là người bên ngoại của vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc, vị vua sáng lập nhà Tây Sơn). Gọi là “tổ” vì thời điểm “ông Chảng” xuất hiện, là lúc vua Thái Đức đang tri ân tổ tiên bên ngoại, sau khi xưng Vương.Sở dĩ “tổ chảng” gắn liền với sự to bự, là bởi, vị trí ngồi của “ông Chảng” trong một sự kiện được ghi lại bằng tranh vẽ, là ngồi trên cao, có kẻ hầu người hạ dù không phải là quan lớn. Thêm nữa, khi “ông Chảng” được nhà vua mời vào triều đình để phong tước, ông không nhận mà nói: “Ông làm vua là làm vua với thiên hạ, chứ với tôi ông vẫn là con cháu. Con cháu mà ban chức tước cho cha ông thì hơi nghịch, chi bằng để tôi phê rồi ông lục thì hơn…”.Nhà vua chiều theo ý ông lão. Ông lão cầm bút viết: “Bùng binh chi tướng. Uýnh cương chi quan. Bộn bàng chi chức. Chảng chảng ngang thiên”. Như vậy, ông không có chức tước gì cụ thể, nhưng chức gì cũng có, từ tướng tới quan… và đó là ông Chảng ngang thiên.Về sau sao sao đó thiệt hổng rõ, “tổ chảng” theo chân những người dân vào tới đất Nam bộ và trở thành một trong những tiếng lóng đặc trưng trong ngôn ngữ nói nơi đây.Trên đây chỉ là sự tổng hợp và là ý kiến của một cá nhân. Có sự thiếu sót nào hay có cách lí giải nào khác, mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung từ quý bạn, các vị.
Source: http://139.180.218.5
Category: Thuật ngữ đời thường