Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 560.84 KB, 50 trang )

Sức nâng của cần trục trên tàu phù hợp với trọng lượng mã hàng.

Dung tích chứa hàng của tàu đủ để xếp hết lô hàng hóa yêu cầu( Wt ≥ Wh) có

thể xét đến khả năng xếp hàng trên boong của tàu nếu cho phép.

Trọng tải thực chở của tàu không nhỏ hơn khối lượng hàng cần vận chuyển

Tàu đến cảng xếp hàng đúng theo yêu cầu quy định về thời gian của

( LAYCAN) của người thuê vận chuyển.

3, Lập sơ đồ công nghệ chuyến đi

Sơ đồ công nghệ chuyến đi thể hiện các quá trình tác nghiệp của tàu trên

đường đi và tại các cảng theo từng phương án bố trí tàu, dựa vào theo từng

phương án bố trí tàu, dựa vào sơ đồ công nghệ chuyến đi để xác định hao phí

thời gian và chi phí khai tác cho chuyến đi của từng tàu trên từng tuyến.

4, Ước tính hiệu quả kinh tế chuyến đi và chọn phương án bố trí tàu hợp lý

Tính toán chi phí và thu nhập chuyến đi

Chi phí chuyến đi của tàu bao gồm hai nhóm chính là chi phí cố định và chi phí

biến đổi. Mục đích của việc tính tổng chi phí chuyến đi là để xây dựng mức

cước hợp lý(BEP- Break even point) khi chủ tàu được quyền chỉ định cước.

Chi phí cố định của các tàu phải được tính sẵn thành một bảng cho từng con tàu

theo thời gian để nhanh chóng so sánh với mức cho thuê định hạn và là cơ sở để

xác định lãi ròng cho một ngày khai thác.

Chi phí biến đỏi của tàu sẽ phụ thuốc vào nhiều yếu tố khác nhau như: lượng

tiêu thụ nhiên liệu, giá nhiên liệu, số lượng cầu bến mà tàu phải ghé vào, biểu

giá của các công ty cảng, cự ly hành trình, điều kiện tuyến đường, thời hạn làm

hàng, chi phí đại lý và mô giới,…

Thu nhập chủ yếu từ các tàu trong chuyến đi là tổng số tiền cước vận chuyển

hàng hóa, phụ thuộc vào mức cước, lượng hàng chuyên chở và mức dung sai về

lượng hàng ho ai lựa chọn quy định trên các đơn chào hàng. Đối với từng tàu

chở hàng khô thì mức cước thường được xác định là bao nhiêu tiền trên một đơn

vị chuyên chở( thường là USD/MT), cho dù cước thỏa thuận hoặc được ấn định

trước bới người thuê tàu. Riêng cước tàu dầu và sản phẩm dầu thì mức cước

HOÀNG VĂN DŨNG

44

44

được biểu thị bằng chỉ số WS trên từng chuyến cụ thể. Thu nhập của chủ tàu

gồm 2 loại: tổng thu nhập( Gross freight) chưa trù hoa hồng mô giới và thu nhập

tịnh( Net freight) đã trừ hoa hồng mô giới. Trong một số trường hợp, thu nhập

của tàu có thể tính theo cước Lumpsum( tính theo DWT của tàu)

Tại Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam( VOSCO) khi tiến hành tổ chức khai

thác đội tàu hàng khô theo hình thức tàu chuyến tại phòng Khai thác – Thương

vụ, người khai thác chỉ tính đến chi phí biến đổi mà không đề cập đến cho phí cố

định.

Chọn phương án

Để quyết định chọn phương án nào có lợi trong số các phương án bố trí

tàu sơ bộ đã lập, chủ tàu cần xem xét các vấn đề sau:

Nếu thu nhập của các tàu tương ứng điểm treo tàu thì lạo bỏ phương án

đó. Trường hợp doanh thu thu về trong hình thức cho thuê tàu chuyến nhỏ hơn

doanh thu từ cho thuê định hạn thì sẽ quyết định thực hiện phương án cho thuê

định hạn. Nếu ngược lại sẽ quyết định khai thác theo hình thức cho thuê tàu

chuyến.

Sau khi đã dự tính được chi phí là doanh thu thu được từ mỗi phương án bố trí

tàu theo hình thức cho thuê tàu chuyến, người khai thác tiếp tục tính mức cước

ngày tương đương ( Time Charter Rate Equivalent- TCE) của từng phương án

bố trí tàu rồi so sánh để chọn ra phương án có TCE lớn nhất.

Tuy nhiên trong một số trường hợp việc lựa chọ ký kết hợp đồng còn được tín

toán dựa trên cơ hội tìm kiếm đơn hàng kế tiếp, tình hình chính trị của các cảng

đi đến của từng phương án, điều kiện hành hải của tuyến đường thực hiện đơn

hàng hay việc cân nhắc với các đối tác lâu năm có ảnh hưởng tới việc quyết định

lựa chọn quyết định có chấp nhận ký kết thực hiện hợp đồng vận chuyển hay

không.

Ký kết hợp đồng.

Sau khi đã lựa chọn được phương án có lợi, chủ tàu phải nhanh chóng

đàm phán ký kết hợp đồng với người thuê tàu với tất cả các điều khoản chủ yếu

HOÀNG VĂN DŨNG

45

45

của hợp đồng chuyên chở như cước phí, chi phí xếp dỡ, thanh toán. Sauk hi các

bên đồng ý các điều khoản thì sẽ tiến hành ký kết hợp đòng vận chuyển theo hai

dạng:

– Hợp đồng rút gọn (Fixture note): Các fixture note rất đa dạng tùy thuộc vào

tập quán từng khu vực và từng loại hàng. Fixture note dùng để tổ chức thực hiện

chuyến đi khi hợp đồng chính thức chưa được ký kết.

Hợp đồng chính thức là văn bản đầy đủ các điền khoản do hai bên thỏa thuận, để

đơn giản hóa trình tự lập hợp đồng các bên thường dùng mẫu hợp đồng cho từng

loại hàng theo các khu vực thị trường được sử dụng rộng rãi hiện nay dùng cho

hàng thông dụng không yêu cầu mẫu riêng. Trước khi kết thúc chuyến đi phải

hoàn thành bản hợp đồng chính thức.

Thực hiện hợp đồng:

Để hoàn thành thực hiện Voyage C/P đã ký người khai thác tàu phải triển khai

các công việc chính sau đây:

Lập bản hướng dẫn chuyến đi( Sailing Instuction) và triển khai hợp đồng xuống

tàu dựa trên bản hương dẫn chuyến đi đã lập chuyển xuống tàu cho thuyền

trưởng để thuyền trưởng bố trí tàu thực hiện đúng hợp đồng.

Gửi điện chỉ định đại lý tại cảng xếp/dỡ.

Thông báo tàu đến( NOA tại cảng xếp và cảng dỡ)

Lập sơ đồ xếp hàng tại cảng xếp gửi cho các bên liên quan

Trao thông báo sẵn sàng (NOR)

Nhận hàng để chở( Take the cargo in his charge for carriage)

Cấp biên lai thuyền phó(M/R) tại cảng xếp

Cấp vận đơn đường biển( Issue B/L) tại cảng xếp cho Shipper

Lập bản lược khai hàng hóa( Cargo manifest) tại cảng xếp/ dỡ

Cấp lệnh giao hàng (D/O) tại cảng dỡ và trả hàng cho người nhận

Quyết toán chuyến đi( các biên bản liên quan đến tàu và hàng ROROC, COR,

CSC, SOF Sevey report, Laytime calculation…)

Lập hóa đơn thu cước(Freight Invoice)

HOÀNG VĂN DŨNG

46

46

Thanh lý hợp đồng:

Sau khi kết thúc việc dỡ trả hàng các bên liên quan sẽ tiến hành thanh lý hợp

đồng. Việc thanh lý hợp đồng có thể thực hiện bằng cách gặp gỡ trực tiếp giữa

các bên hoặc quy định tự động kết thúc sau một số ngày nhất định kể từ thời

điểm kết thúc việc dỡ trả hàng.

IV. Các loại giấy tờ liên quan tới nghiệp vụ khai thác tàu hàng khô

a) Hợp đồng sơ bộ.(Fixture Note)

Đàm phán thương lượng giữa người thuê tàu và người chuyên chở chủ yếu

thông qua Telex hoặc Fax. Thông thường sau khi đã đạt được thỏa thuận về các

điều kiện vận chuyển cơ bản, hai bên đương sự có thể lập và trao đổi cho nhau

thư xác định ghi tóm tắt các điều khoản chính yếu trong khi chờ đợi kí kết hợp

đồng thuê tàu chính thức với đầy đủ chi tiết.

b) Bản hướng dẫn chuyến đi (Sailing Instruction).

Là văn bản do phòng khai thác thương vụ gửi đến tàu nhằm thông báo, chỉ dẫn

cho thuyền trưởng của tàu về các thông tin liên quan tới hợp đồng vận chuyển

cũng như các công việc cần thiết để thực hiện hợp đồng vận chuyển.

c) Điện chỉ định đại lý.

Là văn bản theo đó người ủy thác ủy thác cho đại lý tàu thực hiện các dịch vụ

đại lý đối với tàu khi tàu đến cảng.

d) Sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan).

Là sơ đồ bố trí hàng hóa trên một con tàu, có tác dụng giúp nắm được vị trí, tạo

thuận lợi cho việc làm hàng, giao nhận hàng an toàn, nhanh chóng, tránh nhầm

lẫn. Sơ đồ là một hình vẽ mặt cắt dọc của con tàu, trên đó từng lô hàng được xếp

chung tại một nơi chứa trong hầm, có đánh dấu theo vận đơn hoặc tô bằng màu

khác nhau để tiện theo dõi.

e) Thông báo sẵn sàng (Notice of Readiness).

Là một văn bản do Thuyền trưởng/Đại lý lập và gửi cho người gửi hay nhận

hàng để thông báo việc tàu đã sẵn sàng xếp hay dỡ hàng. Việc trao NOR làm cơ

HOÀNG VĂN DŨNG

47

47

sở để xác đinh mốc thời gian bắt đầu làm hàng theo quy định trong hợp đồng

vận chuyển, nhằm xác định thời gian tiết kiệm hay kéo dài để tính thưởng phạt

xếp dỡ.

f) Biên lai thuyền phó (Mate’s Receift).

Là một chứng từ do tàu cấp( thường do đại phó ký và cấp) cho người gửi hàng

(sau khi hàng đã xếp xong lên tàu) xác nhận hàng đã được nhận lên tàu.

g) Vận đơn đường biển (Issue Bills of Lading).

Là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đướng biển do người chuyên chở

hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc

sau khi đã nhận hàng để xếp.

h) Bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest).

Là bản lược kê các loại hàng xếp trên tàu để vận chuyển đến các cảng khác nhau

do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập nên.

i) Lệnh giao hàng (Diliver order).

Là chứng từ do đại lý lập theo mẫu. Số liệu trong lệnh giao hàng phù hợp với số

liệu trong vận đơn gốc và giấy tờ quy định( giấy giới thiệu của cơ quan, giấy tờ

tùy thân của người đến nhận lệnh giao hàng) đại lý kiểm tra sau đó cấp phát lệnh

cho người nhận hàng. Lệnh giao hàng thường được lập thành 3 bản để người

nhận hàng tiến hành làm các thủ tục nhận hàng hóa: thủ tục hải quan, kho

cảng…

j) Các biên bản liên quan đến tàu và hàng.

– Bản liệt kê thời gian làm hàng(Statement of fact – SOF)

Là bản liệt kê thời gian hoạt động của tàu tại cảng từ khi tàu đến địa điểm đón

trả hoa tiêu, vào cảng làm hàng đến khi tàu ra khỏi cảng. SOF thường được lập

theo bảng với các cột thể hiện rõ thời gian của tàu tại cảng cùng các ca xếp dỡ

và thời tiết của từng ca, ngày ở cảng liên quan đến có làm hàng hay không. Đây

là chứng từ để làm căn cứ lập Time sheet nhằm tính thưởng phạt thời gian giải

phóng tàu.

– Laytime Calculation.

HOÀNG VĂN DŨNG

48

48

Là bảng tính thời hạn làm hàng của tàu tại cảng( có thể tính gộp thời gian tại

từng cảng hoặc tính riêng rẽ) từ đó xác định thời gian tiết kiệm hoặc kéo dài so

với thời hạn làm hàng cho phép trong hợp đồng.

– Biên bản kết toán giao hàng nhận với tàu(Report on receipt of cargo –

ROROC)

Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ hàng hóa nhân viên giao nhận cùng với đại diện

của tàu ký một biên bản xác nhận hàng đã được giao nhận gọi là Biên bản kết

toán giao nhận hàng với tàu. ROROC được lập trên cơ sở các tờ phơi giao nhận

hàng theo từng máng tàu và theo từng ca, ngày làm hàng của tàu; làm cơ sở để

chứng minh thừa thiếu hàng so với vận đơn khi tàu giao hàng, trên cơ sở đó làm

căn cứ khiếu nại hãng tàu hay người bán hàng.

– Giấy chứng nhận hàng hư hỏng đổ vỡ (Cargo outturn report – COR)

Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng, nếu thấy hàng bị hư hỏng, đổ vỡ thì

các bên( tàu, cảng, giao nhận, kho hàng) cùng nhau lập biên bản về tình trạng

của hàng hóa gọi là COR.

– Phiếu giao hàng (Certificate of shorlanded – CSC)

Khi hoàn thành việc dỡ hàng nhập khẩu, nếu số lượng hàng hóa chênh lệch so

với bản lược khai hàng hóa thì người nhận hàng phải yêu cầu lập biên bản hàng

thừa thiếu. CSC được lập trên cơ sở của ROROC và lược khai hàng hóa ( Cargo

Manifest).

k) Hợp đồng vận chuyển (Time Charter Party ).

Là một văn bản có tính pháp lý trong đó thể hiện sự cam kết, thỏa thuận giữa

người vận chuyển và người thuê vận chuyển liên quan đến việc cho thuê, thuê

một con tàu hoặc thuê toàn bộ dung tích chứa hàng hoặc một phần dung tích

chứa hàng theo những điều khoản và điều kiện ghi trong hợp đồng.

l) Hóa đơn thu cước (Freight Invoice).

HOÀNG VĂN DŨNG

49

49

KẾT LUẬN

Việc được thực tập thực tế thời gian vừa qua tại Công ty vận tải biển Việt Nam

( VOSCO) đã mang lại cho em rất nhiều kiến thức bổ ích, những hiểu biết về các

quy trình nghiệp vụ tại các phòng ban của công ty vận tải biển. Đây cũng là mục

tiêu đào tạo của trường nhằm gắn lý thuyết với thực tế. sự gắn kết giữa nhà

trường và công ty đã mang lại cho chúng em nhiều kiến thúc thực tế rất cần thiết

cho ngành học và cho công việc sau này của em

Sau một thời gian thục tập tại VOSCO, em đã được tìm hiểu và học tập

được nhiều điều, hiểu rõ hơn về cách thức tổ chức hoạt động của các phòng ban,

các quy trình nghiệp vụ từng ban của doanh nghiệp vận tải biển cũng như cách

thức khai thác tàu một cách có hiệu quả.

Em xin chân thành cảm ơ các thầy cô cùng toàn thể các cô chú trong công

ty Vận Tải Biển Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành bài thực tập chuyên

nghành này.

HOÀNG VĂN DŨNG

50

50

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *