Tình trạng:
Nếu đã thưởng thức các món ăn từ trám đen thì thật khó quên hương vị của nó. Nhân hạt trám chứa nhiều dầu béo, có vị bùi; có thể ăn sống, ép dầu hoặc làm nhân bánh.
Cây trám đen có Tên khoa học là C. tramdenum. T. Quả trám đen có hình thoi, 2 đầu nhọn, màu tím thẫm, thịt màu đỏ vàng, trong hạt có nhân trắng ngần.
Trám đen có 2 loại gồm trám nếp và trám tẻ, trám nếp ngọt, bùi, thịt mềm dẻo, còn trám tẻ thì giòn và cứng hơn. Thông thường người ăn thiên về trám nếp bởi thịt mềm, phù hợp với người già, trẻ nhỏ.
Cách trồng và chăm sóc cây trám đen:
Cây trám có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào hai vụ chính: vụ xuân tháng 2 – 4, vụ thu tháng 8 – 10. Cây Trám đen ưa đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, độ pH 4,5-5,5. Tưới đủ ẩm 70 – 80% sau trồng để cây sinh trưởng thuận lợi.
Trám đen là loài cây ưa sáng khi trưởng thành, nhưng hơi ưa bóng nhẹ khi còn non. Từ 1 tuổi trở lên cây có thể mọc nơi ánh sáng hoàn toànTạo tán cho cây con trong 3 năm đầu: Khi cây cao 1 – 1,2m tiến hành bấm ngọn. Mỗi cây giữ 4 – 5 cành cấp 1 và 8 – 10 cành cấp 2 toả đều xung quanh.Ở chiều cao khoảng 1m, nếu không được mở sáng mạnh cây trám con có thể bị chết. Tuổi thọ của cây trám đen có thể trên trăm năm.
Cây ra hoa vào tháng 3-5. Trám đen chín vào tháng 8- 9, khi chín quả chuyển từ màu xanh nhạt sang màu đen hoàn toàn là thu hoạch được, trám chín không đều trong một chùm, lựa chọn những quả chín thu hái nhẹ nhàng để khỏi ảnh hưởng tới quả bên cạnh.
Để chế biến trám thành món ăn ngon ta phải chú ý: quả trám trước tiên phải được om trong nước nóng có nhiệt độ khoảng 70 độ c, om khoảng 20 phút, lúc này quả mềm dễ boc lớp vỏ mỏng và tách hạt, khi ăn có thể cho thêm chút gia vị, hoặc phơi một đến hai nắng để khô ăn dần. Ngược lại nếu trám mà om quá lâu hay om trong nước quá nóng quả sẽ trở nên cứng, đành bỏ đi không.
Source: http://139.180.218.5
Category: Thuật ngữ đời thường