CÁC
BẠN ĐANG THẮC MẮC VỀ CÁC LOẠI MÀO CỦA CHIM CHÀO MÀO, MÀO NÀO LÀ MÀO NÊN CHƠI.
MÀO NÀO LÀ LOẠI MÀO ĐẸP, CHƠI BỀN, GIÁ TRỊ…
TỪ
TÊN GỌI CHIM CHÀO MÀO, THÌ LOÀI CHIM NÀY ĐÃ CÓ ĐẶC ĐIỂM LÀ MÀO TRÊN ĐẦU. ĐÃ GỌI
LÀ CHIM MÀO THÌ QUAN TRỌNG Ở CÁI MÀO NHƯ THẾ NÀO, VẬY CÙNG TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI
MÀO NHÉ!
Bạn đang đọc: PHÂN BIỆT CÁC LOẠI MÀO CỦA CHIM CHÀO MÀO
Mục lục
👉Phân biệt các loại mào củachim mào
👉Ý nghĩa chung của chim mào
Có
rất nhiều loại mào khác nhau như: Mào Lân, mào tê, mào rơm, mào đinh, mào cui,
mào dê… cùng tìm hiểu từng loại
1. Phân biệt các loại mào của
chim mào
Mào lân
Tên
gọi của nó có nghĩa như một con Lân có sừng thường góc to và đỉnh chóp có vành
cong hướng về phía trước.
Mào
lân có Gốc mào to, đầu mào nhọn và cong về phía trước. Thường mào càng cong về
phía trước thì độ đẹp của chim càng sắc nét và giá trị.
Ngoài
vẻ đẹp ra, mào lân thường rất được ưa chuộng bởi vì nết chơi cho dù có xuống nước
hoặc thua thế thì mào không cụp xuống được. Như vậy rất khó để đánh giá chú
chim đang thua thế hay không!
Phía
trên là loại mào lân, nhưng có một loại khi bình thường là mào đinh. Đến khi
căng lên chơi ra bộ thì bộ mào cúi về phía trước một ít nhìn như lân vậy, được
gọi là “Mào đá lân”
Chào mào mào lân |
Mào tê
Tê
bởi loại mào nhọn thẳng hơi cong và thấp chúi tới phía trước như sừng tê giác.
Vì vậy được gọi là mào tê.
Loại
này mào rậm và càng dày ở dưới gốc thì thường chơi rất bền, với các chú chim nhỏ
con và dài thì khi đấu rất hùng hồn làm đối thủ thường có cảm giác nhanh sợ
hơn.
Ở
các giải đấu trường lớn với các chú chim giải nhất-nhì, nếu bạn chú ý thì đa số
loại mào Tê nào là chủ yếu. Thường người ta gọi những chú chim đó là “Chào
mào tê mặt quỷ”.
Không
bàn cải gì nhiều, nếu gặp chú chim này vừa giá thì bạn mua về bảo tồn rất có
giá trị đó nhé!
Chào mào mào tê |
Mào rơm
Tên
gọi như đống Rơm ở các nông thôn, vừa chất phát dầy dặn và rất nhiều sợi mào.
Loại
này bộ mào đi đôi với dáng chim, thường là những chú chim to và dài. Mào Rơm
này rất rậm rạp như bụi rơm vậy, lại còn cao nữa. Tuy nhiên nếu bộ mào này đá
qua một chút lân nữa thì rất đẹp.
Loại
này chơi ra bộ cũng rất đẹp, tư thế nhảy nhót bộ mào sẽ là điểm nội bật và gây
sự chú ý cho người xem. Nhưng về độ bền thì chưa được tốt như mào tê phía trên
cho lắm!
Chào mào mào rơm |
Mào đinh
Loại
này thì mào thẳng đứng như cây đinh vậy, phía trên đỉnh hơi nhọn nên được gọi
là mào đinh.
Mào
đinh rất phổ biến và dễ chơi, giá thành thường rẻ và chim chơi ở dạng trung nên
từ những người ít tiền đến người nhiều tiền đều có thể mua các loại này.
Thường
thì loại này không đặc trưng cho lắm, nhưng đa số có loại chim mào huế thường
là mào đinh. Mà chim huế thì giọng rất hay và lông sát nên người ta lại muốn
mua loại này khá nhiều.
Chào mào mào đinh |
Mào cui
Mào
cui thường rất ngắn và phần đầu mào cũng không nhọt mà bằng nhau.
Loại
mào cui này khá hiếm ở thời điểm này, loại này ở chim bộ trung và thường được
nhiều nghệ nhân lựa chọn bởi tính lì lợm và bản lĩnh.
Loại
này thường có giọng hót rất hay và thổi các giọng rất dài, đa số chim ở vùng Huế
nay khá hiếm.
Chào mào mào cui |
Mào dê
Mào
dê được ví như sừng con dê vậy, luôn chụp về phía sau khi cúp cầu hoặc đâm đấu.
Loại
này thường dữ chim ở đoạn đầu, và hay thua nước về sau. Giọng chim loại này
cũng không nổi bật lắm và để ý rất siêng ché nhé
Loại
này ở chim bổi khá nhiều, do vậy các bạn mua thì hạn chế lựa loại này nha!
Chào mào mào dê |
2. Ý nghĩa chung của chim mào
Dù
là loại mào nào thì cũng tùy tố chất con chim. Dù là mào tê hay lân đi nữa
nhưng trúng con chim không có chất giọng hay cách chăm của bạn không phù hợp
thì chim mào gì cũng chỉ là vẻ bề ngoài mà thôi.
Cùng
tố chất con chim, nhưng 2 loại mào khác nhau thì cũng có giá trị chú chim khác
nhau. Mào rất quan trọng với chú chim nhưng không hẵn là tất cả, nó còn dựa vào
các yếu tố khác trên cơ thể chú chim nữa.
Vì
vậy bạn hãy tự tìm hiểu và đưa ra một mẫu chim cho bản thân để có thể gắn bó với
chúng được lâu dài.
Chúc
các bạn sẽ sở hữu các chú chim với nhiều loại mào khác nhau nhé!
Source: http://139.180.218.5
Category: Thuật ngữ đời thường