“Điện” là nơi dành cho vua chúa, thần, Phật ngự và là nơi thờ Thánh Mẫu, công đồng Tam Tứ phủ, Trần Triều và các vị nổi tiếng khác trong tín ngưỡng tôn giáo Tam – Tứ phủ. Điện thờ có quy mô lớn hơn miếu nhưng nhỏ hơn đền và phủ.
Ban thờ Công Đồng Các Quan tại đền Bà Kiệu – quận Hoàn Kiếm, Hà Nội – nơi thờ Mẫu Liễu
Hạnh và các vị thánh trong Tứ Phủ Công Đồng – Nguồn ảnh: Nhà Hát Việt
Có thể nói, việc lập điện tại gia chính là mời thần thánh đến nhà. Vì thế, trước khi lập điện bạn cần cân nhắc một số điều sau:
- Việc lập điện thờ thánh tại gia phải ứng với người có căn số và phải thích hợp với việc nhà Thánh, không phải ai lập cũng được. Người lập điện ít nhất cũng đã trải qua nghi thức trình đồng mở phủ, đã là Thanh đồng. Hãn hữu mới có trường hợp đồng nối tự lập điện theo chỉ dạy trực tiếp của mẹ cha. Người lập điện phải có thời gian gắn bó với tín ngưỡng tôn giáo thờ Tứ phủ và hiểu biết nhất định về nghi thức lễ nghĩa trong việc thờ Tứ phủ
- Khi có ý định lập điện, cần cân nhắc và suy nghĩ thấu đáo vì theo thì dễ nhưng giữ lễ thì khó. Sau khi lập điện phải giữ gìn phép tắc, lễ nghi lâu dài, không được lập rồi bỏ. Vì như vậy là có lỗi với chư vị thần phật. Tuy không cầu kỳ nhưng luôn phải đủ thiết lễ, xuân thời tứ tiết, ngày rằm mùng một. Hàng ngày dâng nước, lên hương, sáng thỉnh chuông chiều bái chuông. Một năm ít nhất hai lần hầu đồng.
- Đặc biệt cần cân nhắc cẩn thận về người kế tục khi về già. Vì không có người kế tục thì phải giải điện. Như đã nói ở trên, lập điện là mời thánh thần tới nha, giải điện giống như đuổi thần phật đi. Vì thế việc giải điện ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng không tốt cho tín chủ về sau này.
Nếu đã cân nhắc, suy xét kỹ thì tiến hành lập điện. Thường bên trong điện thờ Tam Tứ phủ có 3 ban chính: Ở giữa là ban Tam Tứ phủ công đồng, bên phải của người làm lễ là ban Trần Triều, bên trái là ban Sơn Trang.
Tại ban công đồng, tượng thờ thường được đặt theo cấu trúc gồm có những lớp như sau :
Lớp thứ 1, trên cùng : Tượng quan thế âm bồ tát hoặc tượng thiên thủ thiên nhãn ( phật nghìn tay, nghìn mắt )
Lớp thứ 2 : Tượng Ngọc Hoàng thượng đế, hai bên đặt quan Nam Tào, Bắc Đẩu .
Lớp thứ 3 : Tam tòa Thánh Mẫu
Lớp thứ 4: Tượng Ngũ vị Tôn ông
Lớp thứ 5 : Tượng tứ phủ chầu bà
Lớp thứ 6 : Tượng tứ phủ ông Hoàng ( ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bày, ông Hoàng Mười )
Lớp thứ 7 : Tượng tứ phủ thánh cô
Lớp thứ 8 : Dưới gầm ban Công đồng thờ ngũ hổ, Quan bạch, quan xà ( quan Bạch Xà có nơi vắt ngang trên điện )
Ngoài ra, hai bên công đồng đặt thêm tượng hai cậu bé ở phía dưới. Phía ngoài điện thờ có 1 lầu Cô, 1 lầu Cậu, đôi lúc lầu cô, lậu cậu được đặt hai bên cửa phía trong điện thờ. Ngoài sân điện là ban thờ Mẫu Thượng Thiên
Xem thêm: Thuy hu tap 9 | http://139.180.218.5
Bức tranh Tứ Phủ Công Đồng nổi tiếng trong hệ thống tranh thờ Hàng Trống thể hiện
một phần thứ bậc của các vị thánh trong Tín ngưỡng tôn giáo thờ Mẫu – kết hợp với hiệu
ứng hình ảnh đương đại trên màn hình lớn gây ấn tượng mạnh với khán giả của
vở diễn Tứ Phủ – Nguồn hình: Viet Theatre
Khi lập điện cần chú ý một số điểm sau:
- Điện thờ tư gia không cần phải xa hoa, tráng lệ nhưng nhất thiết phải trang nghiêm, thoáng đãng, sạch sẽ và có không gian hợp lý.
- Việc thỉnh tượng vị thánh làm bàn thờ thêm trang trọng. Nếu không có điều kiện thì chỉ thỉnh tranh hoặc thờ lô nhang, long ngai, bài vị cũng là lịch sự, đàng hoàng.
- Không phải cứ rước đủ tam tòa thánh mẫu, ngũ vị tôn quan, ông hoàng, tiên cô, thánh cậu, quan hổ, quan xà mới là đầy đủ. Nếu thành tâm thì chỉ cần bố trí một pho tượng vị thánh Mẫu Liễu Hạnh cũng không sai. Thậm chí, bốc bát nhang chỉ cần thỉnh những vị đại diện là được
- Nếu làm lễ rước tượng từ đền nào đó về điện tại gia là tốt. Nếu không có điều kiện thì chỉ cần bốc bát nhang ghi rõ duệ hiệu các vị Thánh cũng không sao.
- Lập điện tại gia cũng cần quan tâm vị trí thờ tự, thờ riêng hay thờ chung với đất ở để từ đó bố trị được hợp lý.
Chỉ cần chú ý những điều này để đảm bảo việc thờ phụng được nghiêm cẩn là tín chủ (thanh đồng) hoàn toàn có thể lập điện thờ tại gia.
Source: http://139.180.218.5
Category: Kiến thức học đường