Giáo án nhạc lí cơ bản
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.91 KB, 49 trang )
Bạn đang đọc: Giáo án nhạc lí cơ bản – Tài liệu text
Nhạc Lý -Giáo Viên âm nhạc Nguyễn Quang Thắng
Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ ÂM NHẠC & ÂM THANH .
2: HỆ THỐNG ÂM THANH .
I/- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1/- Mục đích :
• Giúp cho sinh viên nhận thấy được vai trò của nghệ thuật âm nhạc trong nhiệm vụ giáo dục trẻ ở các trường mầm non
• Âm nhạc là môn học đòi hỏi người học phải rèn luyện thường xuyên mới có thể đạt được kết quả .
• Giúp sinh viên biết cách tự xây dựng kế hoạch học tập cho phù hợp với hoàn cảnh, với điều kiện của từng người .
2/-Yêu cầu
• Sinh viên phải hiểu và nắm được những đặc điểm cơ bản về âm thanh và âm nhạc.
• Nắm được đặc điểm cơ bản về tổ chức, tên gọi và khoảng cách các bậc trong hàng âm
điều hoà.
• Cảm nhận được sự cao thấp và những khoảng cách khác nhau giữa các âm trong hàng âm
• Đọc thành thạo các thứ tự tên gọi các bậc cơ bản đi lên và đi xuống
• Xác đònh đúng vò trí và tên gọi các âm thanh trên hàng phím của đàn Organ
3/-Thời gian thực hiện :
II/-NỘI DUNG BÀI GIẢNG :
Hoạt động của GV & SV
Gv gợi ý để sinh viên suy luận ra đặc tính đặc trưng âm thanh là những gì tai ta nghe được với những tiếng động như tiếng sấm, tiếng nổ, chim hót…….những âm thanh trong tự nhiên không có cao độ nhất định.
Cao độ : gv giúp cho các em phân biệt sự cao thấp của âm cùng tên nhưng khác cao độ hay âm không cùng tên.
âm sắc :gv cho Hs nghe âm thanh của một số loại nhạc cụ. Gv có thể đánh cho các em nghe trích đoạn của một tác phẩm, để các em hiểu rõ hơn về 4 đặc tính trên.
Nội dung bài giảng
Phần lý thuyết:
Bài 1 : Khái Quát Về m Nhạc Và âm Thanh
1/-Đặc trưng nghệ thuật Âm Nhạc:
Dùng âm thanh để diễn tả tư tưởng tình cảm của con người, qua đó nó cũng dùng để phản ánh những hiện thực trong cuộc sống.
2/-Đặc điểm âm thanh trong âm nhạc:
Âm thanh dùng trong âm nhạc là:
• Do con người hát, xướng lên hoặc dùng nhạc cụ để thể hiện.
• âm thanh đó phải diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian nhất định.
• Có tính qui luật trong sự liên kết của độ dài và độ cao.
3/- Đặc tính âm thanh trong âm nhạc:
• Cao độ :là độ cao thấp của âm thanh.
• Trường độ : là độ dài ngắn của âm thanh.
• Cường độ : là độ mạnh nhẹ của âm thanh.
• âm sắc : là màu sắc của âm thanh.
Bài 2 : HỆ THỐNG ÂM THANH.
1/- Hàng âm – Bậc – Cung:
Trường THCS Ba Lòng – Đakrơng – Quảng Trị Trang 1
Nhạc Lý -Giáo Viên âm nhạc Nguuyễn Quang Thắng
Gv giới thiệu hàng âm trên đàn Piano, Organ.
Gv chỉ ra vị trí của các bậc cơ bản trên đàn Organ.
Gợi ý để SV tự xác đònh vò trí của các bậc cơ bản, Dùng sơ đồ hàng phím để minh hoạ thêm.
Giải thích cho sinh viên 1 quãng 8 được chia thành 12 nửa cung. Gv chỉ rõ cho SV thấy từ Dô —> Dô# là ½ cung ( có nghĩa là từ phím
trắng lên hoặc xuống phím đen kế cạnh là nửa cung )
Gv cho vài ví dụ để kiểm tra các em đã hiểu rõ chưa về cung và ½ cung.
Vd : Do -> Fa là bao nhiêu cung ?
Mi -> Fa là bao nhiêu cung?
Hàng âm : là những dây âm thanh được sắp sếp trên một loại nhạc cụ nào đó.Nhưng hiện nay để nói về hàng âm trong hệ thống âm thanh, ngưới ta thống nhất lấy hàng âm của đàn Piano làm hàng âm tiêu biểu.
Hàng âm hoàn chỉnh của đài Piano gồm 88 âm thanh khác nhau. Mỗi âm thanh là một bậc của hàng âm đó.
Các bậc cơ bản của hàng âm có tên gọi như sau:
Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si .
Các bậc này thường tưong ứng với các âm thanh của các phím trắng trên đàn Piano ( Organ).
Bảy tên gọi của các bậc cơ bản này được nhắc lại một cách có chu kỳ trong hàng âm. Khoảng cách giữa các âm thanh của những bậc giống nhau gọi là quãng 8 .
Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si, Do.
Trong hệ thống âm nhạc hiện nay, mỗi quãng tám được chia làm 12 phần bằng nhau gọi là 12 nửa cung ,hệ thống này gọi là hệ thống điều hoà hay còn gọi là hàng âm điều hoà, các nửa cung trong quãng tám này đều bằng nhau.
Khoảng cách hẹp nhất giữa các âm của hệ điều hoà là nửa cung.khoảng cách giữa 2 âm do 2 nửa cung tạo thành gọi là nguyên cung.
Trong một quãng tám, giữa các bậc cơ bản của hàng âm có 2 nửa cung và 5 nguyên cung.Chúng đươcï sắp sếp như sau :
Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si, Do.
1c 1c 1/2c 1c 1c 1c 1/2c
2/-Tên gọi và khoảng cách giữa các bậc trong hàng âm.
Những nguyên cung giữa 2 bậc cơ bản có thể chia thành 2 nửa cung. Do đó những bậc cơ bản của hàng âm có thể nâng cao hay hạ thấp nửa cung.
– Nếu bậc cơ bản nâng lên nửa cung gọi là thăng. Ký hiệu # .
Vd : Đô và Đô thăng ; Fa và Fa thăng .
-Nếu bậc cơ bản được hạ thấp nửa cung gọi là giáng. Ký hiệu b .
Vd : Đô và Đô giáng ; Fa và Fa giáng .
– Nếu bậc cơ bản nâng cao 2 nửa cung gọi là thăng kép. Ký hiệu .
Vd: Rê và Rê thăng kép(Mi), Sol và Sol thăng kép.
-Nếu bậc cơ bản được hạ thấp 2 nửa cung gọi là giáng kép. Ký hiệu bb .
Vd : La và La giáng kép (sol);
Rê và Re giáng kép (đô);
Fa và Fa giáng kép (Mi b );
Nhạc Lý -Giáo Viên âm nhạc Nguyễn Quang Thắng trình bày:
Gv cho SV đọc cao độ lên xuống của bảy bậc cơ bản( 1 quãng tám).
Dọc 5 tên nốt từ Do sol( giới hạn cao độ).
Đọc những quãng lên xuống Do Re, Do Mi, Do Fa ,Do Sol.
Gv giới thiệu vò trí nốt để các em nhận biết dễ dàng hơn.
Do và Do giáng kép (Si b);
Phần thực hành :
• Đọc cao độ tên nốt: Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si, Do.
• Nhận biết vò trí nốt trên khuông nhạc (chỉ nhận biết chưa đi sâu vào bài học)
• Tập đọc tên nốt: Con gà trống
( Thang âm : Do, Re, Mi, Fa, Sol, La )
• Giao bài về nhà để các em luyên tập thêm
– Là con mèo ( trang 6 )
– Đàn vòt con ( trang 17 )
III/- Củng cố .
1. Cho sinh viên tự tóm tắt nội dung của 2 bài học trên.
2. Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra các em:
• Hãy nêu lên những đặc tính trong âm nhạc.
• Trong hàng âm cơ bản, khoảng cách nửa cung giữa những âm nào? Và một cung
giữa những âm nào?
• Hãy đọc thật nhanh tên các âm thanh theo thứ tự từ thấp lên cao rồi từ cao xuống
thấp.
• Hãy mô tả vò trí các âm trên hàng phím đàn Organ.
• Hãy đọc tên những âm có trong bài “ con gà trống” từ thấp lên cao.
BÀI : CAO ĐỘ
I/- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1. Gíup cho SV nắm được phương pháp ghi âm ( cao đọc ). Đọc thành thạo tên gọi các ký
hiệu về cao độ trong các bài hát phổ thông.
Trường THCS Ba Lòng – Đakrơng – Quảng Trị Trang 3
Nhạc Lý -Giáo Viên âm nhạc Ngũn Quang Thắng
2. Giúp cho SV biết cách sử dụng đàn để luyện tập tay phải và để luyện tập kỹ năng đọc
đúng cao độ.
II/-NỘI DUNG BÀI GIẢNG :
Hoạt động của GV & SV
Gv cho ví dụ một vài nốt nằm ở dòng kẻ phụ.
Gv hướng dẫn SV cách vẽ đúng của các khoá.
Gv giúp SV nhận biết đúng tên nốt chủ yếu trên khuông nhạc với khoá Sol.
Khoá Fa, khoá Đô giới thiệu thêm để mở rộng kiến thức cho các em, còn chủ yếu là tập trung cho các em nhận biết được vò trí các nốt ở khoá Sol.
Nội dung bài giảng
Phần lý thuyết:
Bài CAO ĐỘ
1/-Khuông nhạc:
để xác định cao độ của âm thanh, các nốt nhạc được trình bày trên khuông nhạc.
Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ song song tính từ dưới lên.
Các nốt nhạc có thể nằm trên các dòng kẻ hoặc nằm giữa các dòng kẻ là khe mhạc. Vậy khuông nhạc gồm 5 dòng
kẻ và 4 khe.
Để diễn tả các nốt có cao độ cao hơn hoặc thấp hơn ngoài khuông nhạc, ta sẽ dùng các dòng kẻ phụ ngắn cho từng nốt. các dòng kẻ phụ được đặt song song ở trên hay ở dưới khuông nhạc, được tính từ trong khuông nhạc ra
ngoài.
2/-Khoá nhạc:
Khoá nhạc là tên gọi của dấu hiệu dùng để xác đinh cao
độ cho một âm nằm trên dòng hay khe nhạc.từ âm đó xác
đònh vò trí của các âm khác trên khuông nhạc. Khoá được
đặt ở ngay đầu khuông nhạc.
Có ba loại khoá thường dùng: khoá Fa, khoá Sol, khoá
Đô.
• Khoá Sol :khoá sol nằm trên dòng kẻ thứ 2 của
khuông nhạc.
• Khoá Fa: khoá Fa xác đònh âm Fa nằm trên dòng
thứ tư của khuông nhạc.
Trường THCS Ba Lòng – Đakrơng – Quảng Trị Trang 4
Nhạc Lý -Giáo Viên âm nhạc Nguyễn Quang Thắng
Gv giúp các em cách viết đuôi nốt cho đúng. Độ cao của đuôi nốt tương đương với độ cao khoảng cách của 5 dòng kẻ.
Gv cho cho SV đọc lại thang âm từ
Đô1 Đô2.
Gv cho SV đọc lại bài” con gà trống”.
Có thể gọi một em đọc để kiểm tra.
Tập đọc bài mới.
Cho sv chỉ đọc tên nốt không có cao độ.
Cho sv đọc tên nốt kèm theo cao độ.
Gv hướng dẫn cho sv để đúng tư thế tay: cổ tay thẳng với bàn tay, các ngón tay phải cong, tròn ,đều.
Khi đánh các ngón phải thẳng không gãy, gấp…..
• Khoá Đô: khoá Đô có nhiều dạng, nhưng dùng chủ yếu là khoá Do Alto. Khoá Dô Alto xác định âm đô nằm trên dòng kẻ thứ ba của khuông nhạc.
3/- Cách viết đuôi nốt :
• Nếu nốt nằm ở thấp hơn từ dòng kẻ thứ ba trở xuống thì đuôi quay lên nằm ở bên phải nốt.
• Nếu nốt nằm ở cao hơn từ dòng kẻ thứ ba trở lên thì đuôi quay xuống nằm ở bên trái nốt.
Phần thực hành.
1. Tập đọc tên nốt
• 2 bài đã giao về nhà xem trước :
– Là con mèo ( tr. 6)
– Đàn vòt con ( tr. 17)
• Đọc tên nốt bài :
-Một con vòt ( tr.70 ).
– Rước đèn. ( tr.14 )
2. Luyện tập các ngón tay phải.
– Xác định vò trí nốt Dô trên đàn Organ.
– Cách để ngón tay trên bàn phím, đúng với những vò trí Do Re Mi Fa Sol.
– Tập chuyển các ngón lên xuống trên bàn phím.
3. Giao bài tập về nhà, tập đọc tên nốt.
-Biết vâng lời Mẹ ( tr.9).
-Bác đưa thư vui tính. (tr.41)
III/- Củng cố :
Trường THCS Ba Lòng – Đakrơng – Quảng Trị Trang 5
Nhạc Lý -Giáo Viên âm nhạc Ngũn Quang Thắng
Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra các em:
• Một khuông nhạc gồm mấy dòng mấy khe ? Khi tính các dòng, các khe được tính từ đâu ?
• Khoá Sol dùng để xác đònh âm nào ? ở đâu ?
• Các khoá phải được đặt ở đâu?
• Hãy cho biết vò trí các nốt trên khuông nhạc ?
• Gv cho SV đọc lại 4 bài hát vừa tập đọc tên nốt.
Tuần lễ từ :
BAI TRƯỜNG ĐỘ
I/-MỤC ĐÍCH U CẦU :
• Giúp cho SV nắm được phương pháp ký hiệu về độ dài và cảm nhận được mối tương quan giữa các hình nốt cơ bản.
• Luyện cho các em ghi đúng hình dáng, khoảng cách,và đọc đúng độ dài các hình nốt: trắng, đen, móc đơn.
• Luyện tay phài đánh đúng tư thế tự nhiên.
II/- N ỘI DUNG BÀI GI ẢNG:
Hoạt động của GV & SV
-Những âm thanh vang lên có lúc được ngân dài, có lúc ngắn,
Nội dung bài giảng
Phần lý thuyết:
Bài TR Ư ỜNG ĐỘ
1/- Tên gọi & kí hiệu cac trường độ âm thanh bằng hình nốt.
Trường THCS Ba Lòng – Đakrơng – Quảng Trị Trang 6
Nhạc Lý -Giáo Viên âm nhạc Nguyễn Quang Thắng do đó người ta dùng một số kí hiệu để biểu thị sự dài ngắn của âm thanh bằng những hình nốt.
-Có bao nhiêu hình nốt mà các em đã được biết ?
– Gv hướng dẫn cho các em ghi đúng các kí hiệu của những hình nốt.
Gv giải thích giá trị trường độ của từng hình nốt.
-Có thể gọi các em tự học và tự nhận định về giá trị trường độ cho từng hình nốt cơ bản.
-Gv hướng dẫn các em gộp các hình nốt giống hình khi viết thành nhóm.
-Gv giải thích thêm:
: dành cho nhạc có lời có ca từ.
: dành cho một từ có
2 âm và thường là cho tác phẩm dành cho độc tấu, biểu diễn nhạc cụ.
– Cách phân biệt các hình nốt bằng phân số này giúp các em sau này biết được giá trị nốt nào được tính bằng một phách, một đập.
-Gv h ướng dẫn cho SV t ập vỗ tiết t ấu của hình nốt trắng, đen, móc đơn. Với
= 2 phách
= 1 phách.
= 1 phách .
( gõ phách bằng chân, vỗ tiết tấu bằng tay phải).
-Mỗi lần tập một ví dụ, sau đó cộng dồn dần các ví dụ lên, mở
• Hình nốt tròn :
• Hình nốt trắng :
• Hình nốt đen
• Hình nốt móc đơn :
• Hình nốt móc kép (đ ôi):
• Hình nốt móc ba :
• Hình nốt móc bốn :
* Ghi gọn :
2/- Giá trị độ dài tương đối giữa các hình nốt.
• Hình nốt tròn :
• Hình nốt trắng trường độ bằng nửa nốt tròn
• Nốt đen trường độ bằng nửa nốt trắng:
• Nốt móc đơn, trường độ bằng nửa nốt đen:
• Nốt móc kép, trường độ bằng nửa nốt móc đơn:
• Nốt móc ba, trường độ bằng nửa nốt móc kép :
• Nốt móc bốn, trường độ bằng nửa nốt móc ba
Người ta thường dùng vạch ngang để nối các nốt có cùng hình nốt ở những độ dài nhỏ thành từng nhóm.
• Nốt tròn có trường độ dài nhất, được xem như đơn vị giá trị về trường độ. Những hình nốt khác có giá trị trường độ ngắn hơn, được xem như những phân số của nốt tròn, cụ thể như sau :
Nốt trắng bằng 1/2 nốt tròn.
Nốt đen bằng 1/4 nốt tròn.
Nốt móc đơn bằng 1/8 nốt tròn.
Nốt móc kép bằng 1/16 nốt tròn.
Nốt móc ba bằng 1/32 nốt tròn.
Nốt móc bốn bằng 1/64 nốt tròn.
Bảng kê giá trị trường độ của hình nốt :
Bài thực hành vỗ tiết tấu với hình nốt trắng, đen ,móc đơn :
1.
2.
3.
4..
Trường THCS Ba Lòng – Đakrông – Quảng Trị Trang 7
Nhạc Lý -Giáo Viên âm nhạc Nguyễn Quang Thắng rộng đa dạng tiết tấu.
-Gv cho ơn lại những bài hát cũ, có thêm phần vỗ tiết tấu tay phải.
-Gv gọi các em lên đọc tên nốt (cá nhân một vài em).Sau cho tập thể cùng đọc tên tập cho các em vỗ đúng tiết tấu trong bài đọc thang âm chính của bài đọc bài có cao độ và trường độ.
-Gv giúp các em để đúng thế bấm của các ngón tay.
Bài tập tiết tấu về nhà tập thêm
Phần thực hành
1/- Tập đọc tên nốt
Ơn bài : Là con mèo, Đàn vịt con, một con vịt.
Bài được giao trước :
• Rước đèn-(tr.14)
• Biết vâng lời M ẹ- (tr.9).
• Bác đưa thư vui tính- (tr.41)
2/- Luyện tập ngón tay phải tiếp theo tuần trước. Nếu còn
thời gian tập cho các em thế giãn ngón tay 1-2.
3/-Giao bài về nhà
• Làm chú Bộ đội – Tr.19
• Múa cho Mẹ xem. Tr.36
III/- C ỦNG C Ố:
– Gv đặt câu hỏi cho các em xoay quanh về trường độ.
– Gv cho SV đọc tên nốt lại các bài hát vừa học.
Tuần lễ từ :
Bài – KÍ HIỆU TĂNG THÊM ĐỘ DÀI -DẤU LẶNG .
BÀI HÁT :LỜI CỦA RỪNG XANH .
I/-MỤC ĐÍCH U CẦU VÀ NHIỆM VỤ :
1/- Mục đích u cầu :
– Giúp cho SV hiểu được hình dáng ký hiệu và ý nghĩa thực hành của các nốt nhạc có dấu chấm đơi, dấu nối, dấu miễn nhịp và ý nghĩa thực hành của các dấu lặng cũng như các dấu lặng có thêm dấu chấm đơi.
– Luyện tập cơ bản và ứng dụng thực hành các phương pháp với những bài tập vỗ tiết tấu, những bài hát có các dấu chấm đợi, dấu nối, dấu miễn nhịp, dấu lặng.
– Tập cho các em hát đúng cao độ của bài hát “ lời của rừng xanh”, thể hiện được hết nội dung của bài .
2/-Nhiệm vụ :
a/- Nhận thức : làm sao để SV nhận ra rằng, sự tàn phá mơi trường qua việc chặt phá rừng bừa bãi, sẽ gây ra bao hậu quả tai hại cho con người nhu lũ lụt, động vật bị tiêu diệt……Cần phải duy trì sự bền vững hệ sinh thái.
b/-Thái độ: hướng cho sinh viên phải tự có ý thức cũng như có thái độ tích cực trong việc đấu tranh bảo vệ rừng hay bảo vệ mơi trường nói chung.
c/- Rèn luyện hành vi cụ thể cho SV:
Con người phải tích cực tham gia vào công việc trồng cây để tăng diện tích rừng. tuyên truyền cho cộng đồng ý thức bảo vệ rừng.
Source: http://139.180.218.5
Category: nhạc lý căn bản