Hợp nhất là gì ? Sáp nhập là gì ? Hợp nhất sáp nhập có gì giống và khác nhau. Hợp nhất, sáp nhập có công dụng gì ?

Gần đây các thông tin về sự sáp nhập giữa Vinmart và VinEco về Masan nổi lên khá nhiều trên báo chí, việc sáp nhập hay hợp nhất công ty thông thường là việc cơ cấu lại về tư cách, về vốn và hình thức kinh doanh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vậy tại sao lại không hợp nhất mà lại dùng sáp nhập. Cùng phân biệt, so sánh hợp nhất và sáp nhập trong bài viết này

Hợp nhất, sáp nhập là gìSo sánh hợp nhất và sáp nhập công ty

So sánh Hợp
nhất doanh nghiệp
Sáp nhập doanh nghiệp
Khái niệm Theo khoản 1 điều 194 Luật doanh nghiệp 2014: “Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”. Công thức dễ hiểu đối với trường hợp này là: A + B = C Theo khoản 1 điều 195 luật doanh nghiệp: “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”. Công thức đơn giản với trường hợp này là: A + B = B
Bản chất và hậu quả pháp lý Tạo ra một công ty mới hoàn toàn so với hai công ty cũ Vẫn giữ nguyên công ty cũ là công ty nhận sáp nhập và chấm dứt công ty bị sáp nhập
Thủ tục hợp nhất/sáp nhập Thủ tục hợp nhất công ty

Hiểu đơn giản hồ sơ hợp nhất bao gồm:
– Hồ sơ thành lập mới công ty C
– Hồ sơ giải thể công ty A
– Hồ sơ giải thể công ty B

Thủ tục sáp nhập công ty

Hiểu đơn giản hồ sơ sáp nhập gồm:
– Hồ sơ thay đổi công ty B
– Hồ sơ giải thể công ty A

Trách nhiệm pháp lý Các công ty bị hợp nhất sẽ chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ sang công ty mới là công ty hợp nhất. Công ty hợp nhất kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ này Các công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ sang công ty nhận sáp nhập

Việc hợp nhất, sáp nhập là một trong những cách thức để cơ cấu lại về hình thức kinh doanh hoặc hợp tác của một hoặc nhiều công ty hiện nay. Luật cạnh tranh 2004 cũng đã giải thích khái niệm về hợp nhất, sáp nhập để đảm bảo việc cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức với nhau. Các trường hợp hợp nhất, sáp nhập thực tế thường xảy ra khi chuyển giao hoặc hợp tác giữa các công ty sau đó chuyển tất cả năng lực của đơn vị cũ cho một đơn vị mới (ví dụ như mặt bằng, nhân lực…)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *