Khóa luận: Thực trạng của loại hình Incentive tour ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 270.01 KB, 54 trang )

MC LC
1. Ý nghĩa khoa học và tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5. Bố cục của đề tài
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ LOẠI HÌNH INCENTIVE TOUR
1.1. Sự hình thành và phát triển của loại hình Incentive Tour trên thế giới
1.1.1. Incentive tour là gì?
1.1.2. Sự hình thành và phát triển loại hình Incentive Tour trên thế giới
1.1.2.1. Sự hình thành của loại hình Incentive Tour trên thế giới
1.1.2.2. Quá trình phát triển loại hình Incentive Tour trên thế giới
1.2. Những đặc trưng cơ bản của loại hình Incentive Tour
1.2.1. Đặc trưng về đối tượng khách
1.2.2. Đặc trưng về thời gian và không gian tổ chức
1.2.3. Đặc trưng về cách thức tổ chức hoạt động
1.3. Tiểu kết chương 1
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH INCENTIVE TOUR Ở HÀ NỘI
2.1. Sự xuất hiện của loại hình Incentive Tour ở Việt Nam và Hà Nội
2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển loại hình Incentive Tour ở Hà
Nội
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
2.2.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn
2.2.1.3. Thảm thực vật, thế giới sinh vật
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn về tài nguyên nhân văn
2.2.2.1. Dân cư
2.2.2.2. Các di tích lịch sử – văn hóa
2.2.2.3. Lễ hội truyền thống

Bạn đang đọc: Incentive tour là gì

2.2.2.4. Nghề thủ công truyền thống
2.2.2.5. Bảo tàng và các thiết chế văn hóa  xã hội khác
2.2.2.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch
2.2.2.7. Các tài nguyên nhân văn khác
2.2.3. Tài nguyên du lịch của các vùng phụ cận
2.3. Thực trạng phát triển loại hình Incentive Tour ở Hà Nội
2.3.1. Các doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh Incentive Tour ở Hà Nội
2.3.2. Đối tượng khách du lịch tham gia loại hình Incentive Tour ở Hà Nội
2.4. Đánh giá thực trạng loại hình Incentive Tour ở Hà Nội
2.5. Tiểu kết chương 2
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN INCENTIVE TOUR Ở HÀ NỘI
3.1. Nguyên nhân của những được và chưa được của Incentive Tour ở Hà Nội
3.2. Định hướng, giải phát phát triển Incentive Tour ở Hà Nội
3.3. Một số Incentive Tour điển hình
3.4. Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa khoa học và tính cấp thiết của đề tài
Nhân loại đang đi những bước đầu tiên của thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học
công nghệ hiện đại và phát triển. Do đó, sức lao động của con người được giải
phóng với số thời gian lao động giảm dần và thời gian nhàn rỗi tăng lên nhiều lần
so với trước. Hơn nữa, điều kiện kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh, thu nhập bình
quân đầu người không ngừng được tăng lên. Cùng với nó là trình độ dân trí, lòng
ham hiểu biết, khám phá thế giới của con người ngày càng cao hơn. Có thể nói
rằng, các yếu tố đó chính là những điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch.
Trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn ra phức tạp, mất ổn định tại nhiều
quốc gia và khu vực, dẫn đến tâm lý không an toàn cho du khách, thì Việt Nam

được thế giới công nhận như là một điểm đến thân thiện và an toàn trong khu vực.
Đây là cơ hội cho du lịch Việt Nam vươn lên phát triển, khai thác sâu hơn thị
trường trong nước và đẩy mạnh mở rộng ra thị trường ngoài nước. Để làm được
điều đó ngành du lịch cần nâng cao chất lượng,qui mô và hiệu quả hoạt động du
lịch, liên kết chặt chẽ với các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát
triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm, đưa ngành du lịch thành một
ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển và đa dạng hóa các loại hình du lịch như: sinh
thái, văn hóa, lịch sử, thể thao và đặc biệt là loại hình du lịch MICE  một loại hình
du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng
nên các đoàn khách MICE thường rất đông và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách
đi tour bình thường vì vậy loại hình du lịch này có giá trị cao hơn gấp sáu lần so
với du lịch thông thường. MICE đang giữ vị trí quan trọng trong ngành du lịch thế
giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng, đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn, tạo
ra viêc làm, tạo sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Nếu nắm bắt được lợi thế
này thì du lịch MICE  sẽ trở thành một loại hình du lịch đầy tiềm năng, có sức
thu hút ngày càng lớn.Trong điều kiện ấy, Việt Nam cần tìm hiểu kỹ lưỡng để có
biện pháp và hướng đầu tư đúng đắn nhằm đẩy mạnh, phát triển du lịch MICE.
Trước những thách thức to lớn về nhu cầu du lịch ngày một gia tăng với yêu cầu đa
dạng và phức tạp, các nhà kinh doanh du lịch luôn phải cố gắng hết sức để nâng
cao chất lượng sản phẩm du lịch đồng thời mở rộng và phát triển thêm các loại hình
du lịch mới, hấp dẫn. Một trong số các loại hình mới ấy đó là loại hình Incentive
Tour  một loại hình nh của MICE.
Incentive tour là một loại hình thực sự mới mẻ không chỉ đối với Việt Nam
mà cả trên thế giới. Vì vậy, không phải ai, người làm du lịch nào cũng có cái nhìn
đúng đắn, toàn diện về loại hình du lịch này. Ngay cả những người làm về
Incentive Tour cũng nhận thấy tính mới mẻ của nó nên trong quá trình thực hiện,
họ vừa làm vừa học hi và tích lũy thêm kinh nghiệm Hà Nội là địa điểm có khả
năng khai thác thế mạnh này khá hiệu quả lại được bình chọn là một trong năm
thành phố tốt nhất châu Á. Du lịch MICE nói chung và Incentive Tour nói riêng có
yêu cầu đặc thù về cơ sở hạ tầng, hệ thống các dịch vụ đi kèm cũng như các dịch vụ

khác như: ăn uống, vui chơi, mua sắm mà Hà Nội lại có đủ điều kiện và yếu tố
về tài nguyên và cơ sở vật chất đáp ứng những yêu cầu trên do là thủ đô của một
nước đang trên đà phát triển. Hơn nữa chưa có một cuốn giáo trình hay sách tham
khảo nào bàn kỹ lưỡng về loại hình này. Chính tính mới mẻ ấy đã thực sự hấp dẫn
em, do đó em quyết định chọn đề tài Thực trạng phát triển của loại hình
Incentive Tour tại Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu, nghiên cứu đề tài để có thể nhận biết, bổ sung kiến thức khoa học
du lịch và áp dụng thực tiễn trong việc khai thác kinh doanh mở rộng thị trường
nguồn khách của các loại hình du lịch mới mẻ là mục đích của những người nghiên
cứu và kinh doanh du lịch. Đó cũng chính là mục đích khiến em chọn đề tài này và
quyết tâm cao để đạt được mục đích ấy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các đối tượng là khách du lịch của loại hình
Incentive, tài nguyên du lịch Incentive, các chủ thể tham gia vào Incentive Tour.
Bài nghiên cứu của em chủ yếu là nghiên cứu thực trạng và tiềm năng phát
triển của Incentive Tour trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu em đã vận dụng phương pháp tra cứu, thu thập
và xử lý dữ liệu nhằm thu thập những thông tin và các vấn đề có liên quan và xử lý
chúng để có thể đưa ra các nhận xét và kết luận. Các tư liệu có được trong bài
nghiên cứu gồm các công trình nghiên cứu trước đó, các bài viết, báo cáo và trên
các phương tiện thông tin đại chúng như : báo giấy, website, báo điện tử, tạp chí
Tiếp đó là phương pháp phân tích và tổng hợp hệ thống, phương pháp thực địa
nhằm đối chiếu các thông tin với thực tế mà các phương pháp khác đã cung cấp.
5. Bố cục của đề tài
Chương I: Khái quát về loại hình Incentive Tour
Chương II: Thực trạng phát triển của loại hình Incentive Tour ở Hà Nội
Chương III: Định hướng phát triển Incentive Tour ở Hà Nội
Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ LOẠI HÌNH INCENTIVE TOUR
1.1. Sự hình thành và phát triển của loại hình Incentive Tour trên thế
giới
1.1.1. Incentive tour là gì?
Trước khi tìm hiểu về Incentive Tour cần tìm hiểu loại hình du lịch MICE.
MICE là một từ ghép và viết tắt theo tiếng Anh của một hình thức đi du lịch nhằm
các mục đích:
– M (Meeting): Hội thảo, gặp gỡ, họp mặt
– I (Incentive): Khen thưởng
– C (Conference, Convention): Hội nghị, hội thảo, đại hội
– E (Exhibition): Triển lãm
Du lịch MICE là một loại hình du lịch trong đó du khách kết hợp việc tha
mãn mục đích du lịch trong các hoạt động chính thức như gặp gỡ, hội họp, hội
thảo, hội nghị, khen thưởng, triển lãm.
* Meeting ( gặp gỡ, hội họp, họp mặt): là hoạt động gặp gỡ giữa cá nhân
hoặc tổ chức được xắp xếp nhằm thảo luận, trao đổi những vấn đề, chủ đề chuyên
biệt, chẳng hạn: thông tin mới về sản phẩm, tìm giải pháp cho vấn đề đang tồn tại.
Những cuộc gặp gỡ này thường được tổ chức trong các đợt phát động sản phẩm
mới hoặc cung cấp các chương trình tập huấn, đào tạo.
* Convention, Conference (Hội thảo, hội nghị, đại hội): là các cuộc gặp gỡ
quy mô lớn giữa những người ở cùng lĩnh vực lao động nhằm trao đổi ý kiến riêng
của họ với nhau. Số lượng tham gia từ 300  15 000 người, thường có khoảng 800
người, thời gian chuẩn bị không dưới hai năm. Nói chung, hoạt động này thường
được tổ chức trước thềm các sự kiện lớn.
* Exhibition (triển lãm): là hoạt động nhằm giới thiệu hàng hóa và dịch vụ
cho thị trường mục tiêu và những đối tượng quan tâm, qua đó quảng bá rộng rãi
cho công chúng.
* Incentive Tour theo từ điển là một danh từ, được định nghĩa là động cơ,
sự thúc đẩy,sự khích lệ. Từ đó Incentive Tour có thể được hiểu là du lịch khích
lệ, du lịch khen thưởng, du lịch khuyến khích

Cũng giống như khái niệm về du lịch, khái niệm Incentive Tour, không
chỉ ở nước ta, vẫn chưa có sự thống nhất về nội dung. Do hoàn cảnh (thời gian, khu
vực), dưới mỗi góc độ khác nhau, mỗi người nghiên cứu có cách hiểu không hoàn
toàn giống nhau về Incentive Tour.
– Theo Trịnh Lê Anh (Thử nhìn nhận du lịch MICE dưới góc độ loại hình Hà
Nội 2003): Incentive là hoạt động nhằm trao thưởng cho các nhóm nhân viên cơ
bản đạt được mục tiêu kế hoạch do công ty của họ đề ra, qua đó động viên các
thành tích, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên với nhau và với công
ty, các chi phí đều do công ty đài thọ.
– Theo PGS.TS Phan Huy Xu (Du lịch công vụ ở Châu Á  Thái Bình Dương
và Việt Nam trong những năm gần đây. Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học Du
lịch và phát triển du lịch Việt Nam, Hà Nội- 2003): Incentive là quy tụ lực lượng
bán hàng để thảo luận về chiến lược tương lai, tạo ra những sự kiện nhằm phát hiện
sự gia tăng doanh số hoặc đoạt giải, thiết lập sự liên kết hữu hiệu giữa các doanh
nghiệp và khen thưởng là chìa khóa tốt nhất để cải thiện công việc.
– Theo AX (Thuật ngữ tiếng Anh trong du lịch, Vietnam Tourism Review số
1/2003  trang 27) Incentive Tour là việc thưởng cho nhân viên bán hàng thành
công hay nhân viên một phòng ban nào đó một món quà dưới hình thức một
chuyến du lịch được đài thọ chi phí. Các chương trình du lịch thưởng được nhiều
khúc tuyến nghiệp vụ trong ngành du lịch hoạch định và cung cấp như một phương
cách dành cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn kích khởi doanh số, đồng thời
thưởng cho nhân viên của mình.
– Theo Nguyễn Thị Hoa (Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch MICE
tại Hà Nội. Báo cáo khoa học  Hà Nội, 2003): Incentive là ghi nhận sự phát triển
kinh doanh, khen thưởng, động viên những cá nhân, tổ chức đạt thành tích tốt, đồng
thời tạo ra mối quan hệ thích hợp giữa kết quả công việc khen thưởng là vấn đề
quan trọng nhất để tổ chức phát triển.
– Theo Phạm Vân Nga (Bước đầu tìm hiểu Incentive Tour và vai trò của MC.
Báo cáo khoa học, Hà Nội 2002): Incentive Tour thường được tổ chức cho đối
tượng khách du lịch là nhân viên các hãng. Hàng năm, khi các hãng kinh doanh làm

ăn phát đạt, thường tổ chức cho nhân viên của hãng mình những chuyến du lịch
ngắn ngày nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên cũng như sự gắn
bó và tinh thần tự hào của họ đối với hãng với mục đích để họ phát huy tinh thần
làm việc cao hơn trong năm tới phục vụ mục tiêu phát triển của hãng trong đó có sự
phát triển của họ.
Chúng ta biết rằng, trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và
nhận thức, các thuật ngữ có khá nhiều cách hiểu, nhiều khi trái ngược nhau bởi các
cách tiếp cận, nhìn nhận vấn đề ở các khía cạnh, góc độ khác nhau đề cập đến các
khía cạnh không thật trùng khít lên nhau nhưng đó cũng là điều dễ hiểu. Theo tôi,
Incentive Tour được hiểu là một loại hình du lịch được tổ chức cho nhân viên, đại
lý hay nhà phân phối của hãng như một phần thưởng dành cho họ vì đã đạt được
thành tích cao trong quá trình làm việc nhằm mục đích khen thưởng, thúc đẩy thành
tích, nâng cao sự đoàn kết gắn bó giữa các cá nhân với nhau và với hãng.
Hầu hết những người làm kinh doanh du lịch vẫn gọi loại hình này bằng cách
giữ nguyên tên tiếng Anh của nó là Incentive Tour. Cách gọi này dường như là
đúng nhất bởi khi dịch sang tiếng Việt, đôi khi nghĩa của nó không được hiểu trọn
vẹn và đầy đủ.
Loại hình này còn được gọi là du lịch khen thưởng  du lịch khuyến
khích, với cách hiểu và gọi tên như vậy thì Incentive Tour ở Hà Nội còn được
mở rộng hơn. Bên cạnh những tour du lịch được tổ chức cho các hãng, công ty,
cũng tổ chức cho những đối tượng khách tập trung có cùng một đặc điểm thành
phần nào đó nhưng không thuộc về một hãng hay công ty nào. Nội dung của những
chuyến đi này về cơ bản cũng tổ chức theo cơ cấu của Incentive tour. Có thể thấy
một số tour du lịch quen thuộc có ít nhiều mang dáng dấp của một Incentive tour
như các chuyến du lịch của học sinh, sinh viên, tổ chức xã hội như: Hội cựu chiến
binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Những chuyến đi này cũng nhằm mục đích
khuyến khích những người tham gia phát huy được năng lực của mình và thường
có các hoạt động tập thể để nâng cao tinh thần đoàn kết của các thành viên. Ví dụ
như ngay trong trường Đại học Văn hóa HN, hàng năm vẫn tổ chức cho các cán bộ
lớp xuất sắc và một số thành viên tích cực của lớp một chuyến du lịch, năm ngoái

các bạn được nhà trường cho tham quan Mộc Châu, Sơn La. Đây là một hình thức
khen thưởng đặc biệt của nhà trường dành cho các bạn.
1.1.2. Sự hình thành và phát triển loại hình Incentive Tour trên thế giới
1.1.2.1. Sự hình thành của loại hình Incentive Tour trên Thế Giới
Nhu cầu du lịch của con người ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Nếu như trước
đây, du lịch chỉ dành cho những đối tượng khách thuộc tầng lớp thượng lưu, thì
nay, du lịch đã trở nên phổ biến và đại chúng hơn. Du lịch không dành riêng ai mà
cho tất cả mọi người có nhu cầu và có điều kiện để thực hiện mục đích du lịch của
mình. Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (WTO, năm 1999) cho biết, năm
1950 thế giới có 25,28 triệu người đi du lịch, đến năm 2000 có 650 triệu người đi
du lịch, trong vòng 50 năm, số người đi du lịch trên thế giới tăng gấp hơn 20 lần,
điều này cho thấy sự gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng khách đi du lịch.
Trước nguồn nhu cầu du lịch khổng lồ như vậy, các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch bắt tay vào cuộc, họ cạnh tranh bằng việc nâng cao chất lượng sản
phẩm dịch vụ cũng như triển khai kinh doanh các sản phẩm, loại hình du lịch mới,
hấp dẫn, khiến cho thị trường du lịch trở nên phong phú, đa dạng hơn về các loại
hình.
Hoạt động du lịch là hoạt động có tính linh hoạt cao. Dù tham gia bất cứ loại
hình du lịch nào, con người cũng đều hướng tới các mục đích như: thể hiện bản
thân, thẩm nhận cái đẹp, nâng cao hiểu biếtnhằm tha mãn tối đa các nhu cầu về
tinh thần của mình. Với những đặc trưng riêng, du lịch gắn kết con người với nhau,
mở rộng tầm nhìn và những kiến thức xã hội cơ bản. Du lịch là một hoạt động để
con người có thể gắn bó với nhau hơn. Với đồi tượng là học sinh, sinh viên, du lịch
là một hoạt động tốt để qua đó có thể hiểu nhau, cảm thông và đoàn kết hơn. Với
một gia đình, các thành viên có thể gắn bó với nhau, hiểu nhau và tăng thêm tình
yêu thương, niềm tự hào đối với gia đình. Du lịch thực sự là hoạt động hấp dẫn để
chia sẻ, hưởng thụ và có thời gian bên nhau. Du lịch, có thể nói, là sợi dây thắt chặt
tình cảm giữa người với người. Chính yếu tố tinh thần đó là một trong những lý do
khiến người ta chọn du lịch là hình thức giải trí yêu thích và đem lại nhiều điều bổ
ích nhất ngoài những kiến thức xã hội thông thường. Xuất phát từ đặc điểm đó, các

nhà kinh doanh đã chọn du lịch như một phương tiện để làm tăng tinh thần đoàn
kết, niềm tự hào của nhân viên đối với hãng mình làm việc. Bởi đó chính là một
cách gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của công ty. Đây là một trong những cơ sở cho
sự ra đời của loại hình mới: Incentive Tour.
Khi các hãng sản xuất và công ty lớn trên thế giới làm ăn phát đạt, họ muốn
sử dụng một phần doanh thu của doanh nghiệp mình để thưởng tiền, tăng lương cho
nhân viên. Các hình thức thưởng như : mua tặng phẩm, thưởng tiền, tăng lương cho
nhân viên chưa thực sự đem lại hiệu quả cao mà chi phí tương đối lớn. Khi trình độ
khoa học kỹ thuật phát triển, con người con người ngày càng cao phải tiếp xúc
nhiều với máy móc, cường độ làm việc cao và con người thường xuyên phải chịu
sực ép của công việc, của môi trường công nghiệp. Những tác động xấu đến tinh
thần khiến cho hiệu quả làm việc của con người cũng vì thế mà giảm sút. Khi ấy,
nhu cầu được phục hồi sức khe tinh thần bằng các chuyến du lịch vì thế cũng tăng
lên. Các nhà quản lý nắm bắt được điều này nên đã nghĩ ra một hình thức thưởng
mới cho các nhân viên của mình các chuyến du lịch ngắn ngày như một phần
thưởng cho những đóng góp của họ đối với hãng, công ty. Thực hiện công việc
này, họ thực hiện công việc này, họ thực hiện được hai mục đích: tái sản xuất sức
lao động cho nhân viên và tăng cường sự gắn bó, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân viên
với lãnh đạo doanh nghiệp và giữa các nhân viên với nhau. Đó là một cơ sở nữa để
hình thành nên loại hình Incentive Tour.
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, hợp tác hóa trên thế giới đang trở nên phổ
biến rộng rãi. Để thực hiện được mục đích hợp tác ấy, các bên liên quan phải họp
bàn và thống nhất với nhau, đó chính là cơ sở và ý nghĩa của việc tổ chức các cuộc
họp hội nghị, hội thảo với quy mô lớn nh khác nhau. Các cuộc họp, hội nghị, hội
thảo còn được tổ chức bởi các hãng, các công ty lớn nhằm giới thiệu, khuyếch
trương sản phẩm hay gặp gỡ, trao đổi và cảm ơn các đại lý phân phối, các khách
hàng lớn, quan trọng của mình trên một địa bàn nào đó. Các thành viên tham gia
hội nghị hội thảo thường được dành cho những khoảng thời gian trống trong hay
sau khi kết thúc hội nghị, và đó chính là khoảng thời gian thích hợp cho các chuyến
đi du lịch. Đây cũng là một cơ sở hình thành nên loại hình Incentive Tour.

1.1.2.2. Quá trình phát triển của loại hình du lịch Incentive Tour
Loại hình Incentive Tour ra đời muộn hơn so vơi các loại hình du lịch truyền
thống khác nhưng no đã không ngừng phát triển và mang lại nguồn lợi nhuận cao
cho những người làm du lịch.
Châu Âu là nơi đầu tiên diễn ra các hoạt động Incentive Tour và hiện nay,
khu vực này vẫn chiếm thị phần cao nhất về kinh doanh Incentive Tour trên thế
giới. Châu Âu là nơi đầu tiên diễn ra các hoạt động Incentve Tour quy mô lớn. từ
năm 1999 đến năm 2000, thị phần của Châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ, Châu Mỹ Latinh
và Châu Phi lần lượt là: 60%, 16%, 5%, và 3%.
Châu Á  Thái Bình Dương: theo số liệu của ICCA, Australia là quốc gia
thành công nhất ở khu vực này. Tiếp theo là Nhật Bản, Thái Lan đứng thứ 5.
Một số nước Đông Nam Á: Malaysia, Singapore, Thái Lan là những quốc
gia đứng đầu về thị phần Incentive Tour ở khu vực Đông Nam Á. Các nước này
tham gia hầu hết các buổi giới thiệu về Incentive Tour. Đặc biệt, Thái Lan nổi bật
lên là nước tổ chức thành công nhiều Incenitve Tour. Đất nước này có hệ thống
khách sạn 5 sao rất có kinh nghiệm trong tổ chức các bữa tiệc có chủ đề, có điều
kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ tốt các tour
Incentive. Năm 2000, Thái Lan đón 1823 nhóm khách nước ngoài với tổng số
164.224 du khách đi tour Incentive và đem lại cho Thái Lan khoảng 27,2 triệu
USB, đứng thứ 23 thế giới vào năm 2000 về đón khách Incentive.
1.2. Những đặc trưng cơ bản của loại hình Incentive Tour
Khi nghiên cứu về một loại hình du lịch, ta không thể không xét đến những
đặc trưng của nó. Incentive là một yếu tố trong MICE, do vậy, Incentive Tour cũng
mang những đặc trưng gần giống với đặc trưng của loại hình MICE và một số đặc
trưng riêng của nó.
1.2.1. Đặc trưng về đối tượng khách
Khách tham gia Incentive Tour thường là những khách cao cấp, những nhân
vật quan trọng, những nhân vật có thành thàn tích, có vị trí trong một doa h nghiệp
hoặc một tổ chức, họ là những người được mời, được những nhà tổ chức quan tâm
một cách chu đáo. Khách Incentive là những khách sử dụng những dịch vụ cao cấp

và có những yêu cầu mang tính đa dạng bao gồm yêu cầu cả lợi ích kinh tế của tổ
chức lẫn lợi ích hưởng thụ cá nhân. Yêu cầu về lợi ích kinh tế là yêu cầu sau
chuyến đi, nhà tổ chức phải đạt được mục đích kinh tế của chuyến đi. Do đó tổ
chức thành công các tour Incentive có tác động rất lớn đến du khách, họ sẽ là
những người truyền bá thông tin tích cực đến bạn nè đồng nghiệp và người thân.
Kết quả là làm tăng sự biết đến và tăng lượng khách đến với đất nước, địa phương
ấy.
Khách du lịch thường đa dạng, nhiều quốc tịch. Các khách này theo các tôn
giáo khác nhau (phật giáo, đạo giáo, hồi giáo); đến từ các nền văn hóa khác nhau
nên có khẩu vị ăn uống khác nhau (ăn chay, ăn kiêng), do đó, đòi hi, hướng dẫn
viên phải chuyên nghiệp và linh hoạt, phải nắm rõ các yêu cầu đặc biệt của khách
để phục vụ khách một cách tốt chất khiến cho khách hài lòng với tour. Số lượng
đoàn khách thường đông, có khi lên đến 1000 khách nhưng phổ biến là 100  300
khách trong một đoàn.
Ví dụ, mục đích khuếch trương hình ảnh nổi bật, thương hiệu, đẳng cấp của
tổ chức đó hoặc gia tăng giá trị văn hóa công ty của họ thông qua các hoạt động tập
thể, hoặc thúc đẩy năng lượng sáng tạo của các thành viên hoặc mở mang hệ thống
kinh doanh của công ty tại địa phương
Yêu cầu về lợi ích hưởng thụ cá nhân là yêu cầu được gia tăng kiến thức,
kinh nghiệm sống thông qua việc khám phá những nét đặc trưng về con người,
phong cách sống, cách làm việc, phong tục tập quán, các món đặc sản của địa
phương. Đây là yêu cầu được trải qua những cảm xúc mới lạ tại những địa hình,
phong cảnh thiên nhiên riêng biệt của điểm đến và được săn sóc phục vụ chu đáo
về tâm sinh lý sau những chuyến đi mệt mi.Vì vậy, có thể phân nhóm khách thị
trường Incentive làm 2 nhóm: nội địa và quốc tế. Trong thực tế, đôi khi khó phân
biệt giữa 2 thị trường này khi mà một số công ty đa quốc gia cùng họp mặt với
nhau tại Việt Nam. Ví dụ, Công ty Petronas có thể sẽ có một cuộc hội thảo mà
thành phần sẽ là Petronas Vietnam và Petronas đến từ Malaysia.
Có thể nhận định một cách tổng quát như sau: thị trường Incentive nội địa sẽ
là thị trường mà nơi xuất phát các yêu cầu là từ các công ty, trụ sở đặt tại Việt Nam

và nơi quyết định và thực hiện từ hình thức, tính chất của sự kiện và thanh toán cho
toàn bộ sự kiện là các công ty, trụ sở tại Việt Nam. Thành phần tham gia vào các
cuộc hội họp, sự kiện đa số là người Việt Nam, có thể có một số người nước ngòai
nhưng chỉ là thiểu số.Thị trường Incentive quốc tế sẽ là thị trường mà nơi xuất phát
là các công ty, trụ sở tại nước ngòai, tất cả các yêu cầu, quyết định về hình thức
dịch vụ, chất lượng đến giá cả, thanh toán đều do công ty tại nước ngoài quyết
định và thực hiện.
1.2.2. Đặc trưng về thời gian và không gian tổ chức
Incentive Tour thường được tổ chức trong hoặc sau các cuộc hội nghị, hội
thảo, các cuộc hội nghị, hội thảo lớn, kéo dài nhiều ngày thường có những khoảng
thời gian trống, nghỉ làm việc nên để thay đổi không khí, các thành viên tham dự
hội nghị, hội thảo tham gia Incentive Tour được tổ chức sau khi bế mạc hội nghị,
khi đó họ danh một số thời gian để tham gia tour trước khi trở về địa phương của
mình. Thường diễn ra ở các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp, các vùng kinh tế
trọng điểm của quốc gia có thị trường tiềm năng cho nhiều hoạt động kinh tế –
chính trị – xã hội.
Thời gian của một tour Incentive thường không kéo dài như các tour du lịch
khác, phổ biến nhất là tour kéo dài từ 4  5 ngày, cũng có những tour kéo dài tới 10
ngày, nhưng những tour dài ngày như vậy thường rất hiếm vì độ rủi ro cao do số
lượng đoàn khách đông. Thường vào dịp cuối năm dẫn đến hiện tượng căng phồng
dịch vụ. Đơn đặt hàng gấp dẫn đến tổ chức phức tạp .
Hà Nội là một thành phố cổ kính có lịch sử phát triển khoảng 1000 năm, nằm
ở đồng bằng sông Hồng. Dưới góc độ du lịch, Hà Nội không chỉ bó hẹp trong
không gian hành chính của thành phố mà mở rộng đến vùng không gian đệm ở các
tỉnh lân cận. Do vậy, không gian du lịch Hà Nội sẽ là không gian du lịch mở. Đây
chính là một ưu thế đặc thù của Hà Nội. Đồng thời thành phố thủ đô này còn chứa
rất nhiều tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và nhân văn cũng như tiềm năng về cơ
sở vật chất kỹ thuật dịch vụ có khả năng phục vụ tốt cho hoạt động du lịch nói
chung và loại hình du lịch Incentive Tour nói riêng. Do Incentive Tour diễn ra sau
khi hội nghị, hội thảo kết thúc nên hầu hết điểm đến của tour là tại địa phương, nơi

diễn ra hội nghị hội thảo.
1.2.3. Đặc trưng về cách thức tổ chức hoạt động
Incentive Tour là loại hình du lịch mang lại lợi nhuận cao theo tính toán, lợi
nhuận thu được tự việc tổ chức loại hình du lịch này gấp 3-8 lần so với các loại
hình thuần túy. Khách Incentive thường là những khách cao cấp, do đó họ giành
nguồn tài chính của mình cho các dịch vụ bổ sung, đặc biệt là mua sắm.
Yêu cầu cao, đòi hi oạt động cung ứng phải có tính chuyên nghiệp, khoa
học và sáng tạo trong khi thiết kế và tổ chức tour. Giá cả không quan trọng bằng
chất lượng dịch vụ cung ứng. Loại hình này đòi hi các dịch vụ phải cao cấp từ ăn
uống, lưu trú, vận chuyển cho đến các dịch vụ kèm theo như hướng dẫn viên, đón
tiếp tại cửa khẩu
Thường có biến động về số lượng và dịch vụ phụ thuộc vào quy mô, tính
chất quan trọng và cao cấp của đoàn khách do đó, thường không có khuôn mẫu cố
định.
Chương trình của các tour Incentive thường có nội dung đơn giản. Những
tuyến điểm tham gia của loại hình du lịch này là những điểm du lịch phổ biến, dễ tổ
chức và quản lý. Với những khách cao cấp và số lượng đông, người ta khó có thể
thực hiện các tour mạo hiểm như trekking, diving đồng thời những khách này chỉ
muốn tham quan các tuyến, điểm có thắng cảnh đẹp hay gần các trung tâm mua
sắm.
Không có tính mùa vụ rõ rệt. Việc tổ chức Incneitve Tour thường được
người mua dịch vụ lập kế hoạch trước một thời gian dài, do đó kinh doanh
Incentive Tour là một biện pháp hữu hiệu của doanh nghiệp nhằm hạn chế tính
mùa vụ trong hoạt động du lịch.
1.3. Tiểu kết chương 1
Incentive Tour là loại hình du lịch còn khá mới đối với Việt Nam nói chung
và Hà Nội nói riêng. Đồng thời do tính chất của loại hình này nên việc đưa ra một
định nghia chính xác cho loại hình này là rất khó, tùy vào từng khía cạnh của
Incentive mà mỗi nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa khác nhau. Nhưng với những
đặc trưng của mình Incentive đã thu hút một lượng khách không nh cho ngành du

lịch Hà Nội mấy năm gần đây. Do khách hàng chính của loại hình này là những
nhân viên công ty xuất sắc, những người có vị trí cao, những khách hàng cao cấp
nên yêu cầu, đi hi về chất lượng dịch vụ của những vị khách này cũng rất cao và
nghiêm ngặt. Vì vậy, để đáp ứng được hết các yêu cầu của họ thì những người cung
cấp dịch vụ Incentive cần phải chuẩn bị tổ chức, đón tiếp và phục vụ chu đáo gấp
nhiều lần loại hình du lịch bình thường.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH INCENTIVE TOUR Ở HÀ
NỘI
2.1. Sự xuất hiện của loại hình Incentive Tour ở Việt Nam và Hà Nội
2.1.1. Sự xuất hiện của loại hình Incentive Tour ở Việt Nam
So với các loại hình du lịch khác. Loại hình Incentive Tour xuất hiện ở Việt
Nam muộn hơn. Loại hình nàu có manh mối ở thị trường Việt Nam từ năm 1994
khi Saigontourist đón một đoàn Incentive đầu tiên gồm 105 khách Đức. Nhưng
phải đến cuối năm 2002 loại hình Incentive Tour mới bắt đầu hoạt động chính thức
ở Việt Nam. Với hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với các loại hình du lịch
khác, Việt Nam thực sự có điều kiện để phát triển loại hình du lịch này, nó đang
mở rộng một triển vọng sáng sủa cho du lịch Việt Nam. Từ khi xuất hiện ở Việt
Nam,loại hình Incentive Tour không ngừng phát triển đặc biệt là ở các thành phố
lớn, nơi có những doanh nghiệp lữ hành lớn hoạt động.
Tuy chưa có chiến lược chung cho ngành du lịch nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho sự khai thác kinh doanh MICE nói chung và Incentive Tour nói riêng
nhưng du lịch Việt Nam có những bước đi đầu tiên, những hoạt động nhằm phát
triển loại hình du lịch này.
Ngay từ khi loại hình Incentive Tour và MICE xuất hiện, đặc biệt có sự xuất
hiện các câu lạc bộ khai thác MICE ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Gần đây có một
Incentive Club nữa được ra đời với chuyên đề du lịch MICE của Việt Nam
Airlines và các khách sạn 5 sao, các công ty du lịch lớn ở Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh. Sự xuất hiện của các câu lạc bộ này cho thấy rằng: Du lịch Việt Nam đặc
biệt là các doanh nghiệp du lịch hàng đầu đã sớm nhận thấy MICE nói chung và

Incentive nói riêng (với điều kiện hiện nay, Việt Nam chỉ có thể làm tốt nhất mảng
Incentive mà lợi nhuận từ một đoàn khách Incentive có thể cao gấp 3  8 lần, thậm
chí gấp 10 lần một đoàn khách thông thường) đang là loại hình du lịch phát triển và
đem lại doanh thu cao.
Đoàn du lịch Việt Nam, một số các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn hàng
đầu đã tích cực, chủ động tham dự các hội chợ quốc tế lớn, hội chợ về MICE và
Incentive. IT & CMA lần thứ 11 (Incentive Travel & Convention Meeting Asia) là
hội chợ chuyên về MICE có uy tín tại khu vực Châu Á  Thái Bình Dương được tổ
chức tại Thái Lan đầu tháng 1 năm 2003 và du lịch Việt Nam đã tham dự hội chợ
này để tiếp nhận thông tin,học hi inh nghiệm và ký hợp tác với các đối tác. Đây
không chỉ là cơ hội để tạo sự biết đến về du lịch MICE và Incentive của Việt Nam
mà còn là cơ hội lớn để các hãng lư hành, báo giới quốc tế biết, hiểu và mong
muốn đến Việt Nam.
2.1.2. sự xuất hiện của loại hình Incentive Tour ở Hà Nội
Có thể nói lúc loại hình Incentive Tour bắt đầu xuất hiện chính thức ở Việt
Nam cũng là lúc nó xuất hiện ở Hà Nội vào cuối năm 2002. Hà Nội có nhiều ưu thế
để phát triển loại hình này nhưng Incentive Tour thức sự được đặc biệt quan tâm
phát triển mạnh sau khi dịch SARS qua đi (giữa năm 2003). Cho đến những năm
gần đây, du lịch MICE nói chung và Incentive tour nói riêng đã dần chiếm được
một vị trí không nh trong ngành du lịch của tình Hà Nội. Có rất nhiều công ty lữ
hành, kinh doanh du lịch đang tập trung vào loại hình này, nhiều tour MICE đã
được tổ chức một cách chuyên nghiệp. Incentive Tour đã góp một phần không nh
vào nền kinh tế quốc dân nước ta trong những năm gần đây.
2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển loại hình Incentive
Tour ở Hà Nội
Hà Nội – Thủ đô nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là “Trung tâm
đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo
dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”. Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng
Bắc Bộ với dân số khoảng 2,6 triệu người, diện tích trên 927 km2, Hà Nội là một
thành phố cổ đã được hình thành và phát triển gần 1000 năm từ năm 1010. Hà Nội

qui tụ nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Văn Miếu – Quốc Tử Giám,
Chùa Một Cột, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Bảo tàng lịch sử, Cột Cờ, quần thể Thành
cổ Hà Nội gồm có 7 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với quận Ba Đình là
trung tâm hành chính – chính trị quốc gia, quận Đống Đa, huyện Gia Lâm và Đông
Anh là các trung tâm công nghiệp, quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng là các khu trung
tâm thương mại. Vị trí địa lý của Hà Nội rất thuận lợi, là đầu mối giao thông đường
bộ, đường thuỷ, đường sắt và đường hàng không nối từ Hà Nội đến các tỉnh, địa
phương của Việt Nam và tới các nước trong khu vực cũng như các nước trên toàn
cầu, Hà Nội đã và đang thực sự trở thành Trung tâm giao dịch kinh tế và trung tâm
giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước. Sau khi Luật Đầu tư Nước ngoài ở Việt
Nam được ban hành vào tháng 12 năm 1987 cùng với việc áp dụng hàng loạt các
chính sách khuyến khích của một nền kinh tế mở, 40 quốc gia lãnh thổ và hàng
trăm các tập đoàn, Công ty nước ngoài đã vào Hà Nội để tìm kiếm cơ hội đầu tư và
kinh doanh tại thị trường này, một thị trường mà các chuyên gia nước ngoài đánh
giá là còn nhiều tiềm năng có thể khai thác. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngoài đã góp phần quan trọng trong việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Hà Nội,
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhanh chóng hình thành cơ cấu kinh tế:
thương mại – công nghiệp – nông nghiệp. Để tiếp nhận và sử dụng hiệu quả nguồn
vốn xúc tiến đầu tư trực tiếp của nước ngoài, Hà Nội đã tạo ra một môi trường đầu
tư hấp dẫn có đầy đủ tiềm năng và các điều kiện thuận lợi như: Hà Nội là Thủ đô
của nước CHXHCN Việt Nam, là trung tâm chính trị, nơi làm việc của các cơ quan
đầu não của Việt Nam như: Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ chuyên ngành
Hà Nội có nền tảng chính trị ổn định, chính sách kinh tế đối ngoại mở cửa linh
hoạt, an ninh chính trị và trật tự xã hội bảo đảm. Hà Nội còn là nơi có vị thế thuận
lợi, là trung tâm giao dịch kinh tế và trung tâm giao lưu quốc tế quan trọng của cả
nước. Hà Nội là một thành phố tập trung nguồn nhân lực, trí tuệ dồi dào chiếm trên
62% số cán bộ khoa học và quản lý có trình độ trên đại học, giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ
của cả nước hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội. Người dân Hà Nội có trình độ
dân trí và tay nghề khá cao, có khả năng tiếp nhận nhanh chóng các công nghệ hiện
đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến. Giá nhân công lao động ở Hà Nội hợp lý.

Tiềm năng thị trường Hà Nội lớn, vùng ảnh hưởng thị trường Hà nội đến các tỉnh,
thành phố phía Bắc cũng như thị trường Nam Trung Quốc, Lào có nhiều triển vọng.
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Thành phố Hà Nội nằm trên trục của đồng bằng châu thổ hình tam giác hình
tam giác do sông Hồng và các phụ lưu cảu sông tạo nên với đỉnh là Việt Trì và đáy
là đường ven bờ vịnh Bắc Bộ. Có thể nói Hà Nội là khu vực chuyển tiếp nối vùng
trung du gò đồi Vĩnh Yên  Hải Dương  Nam Định  Hà Nam.
Nhìn chung, đại hình của Hà Nội so với các vùng khác ở miền Bắc và miền
Trung là tương đối đơn giản và khá đa dạng. Phần lớn diện tích của Hà Nội và
vùnd phụ cận là đồng bằng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo những nét
độc đáo cho phong cảnh. Điều này rất thuận lợi cho việc khai thác và phát triển loại
hình du lịch Incentive tị Hà Nội. Do có địa hình bằng phằng nên có thể xây dựng
nhưng tuyến giao thông lớn, thuận tiện cho việc đi lại của du khách. Trong khi đó,
đặc điểm của khách Incentive là yêu cầu hạn chế về thời gian. Từ sân bay Nội Bài,
khách du lịch chỉ mất 30 phút đi ô tô để đến trung tâm Hà Nội.
2.2.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội mang sắc thái đặc trưng của khí
hậu vùng với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là
mùa hè, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. từ tháng 11 đến tháng 4 là màu đông lạnh.
Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Hà Nội 4 mùa: xuân, hạ, thu đông.
Điều này cũng hấp dẫn đối với du khách nói chung và khách Incentive nói riêng.
Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn Hà Nội khá dày đặc, Hà Nội là một trong
những thủ đo có số lượng ao, hồ lớn nhất thế giới. Trong số đó tiêu biểu là hồ Tây
với diện tích 550 ha, cùng với vùng xung quanh hồ có khả năng tổ chức thành trung
tâm du lịch và giao dịch quốc tế tầm cỡ khu vực.
Nói đến Hà Nội, không thể không nói tới hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền
thuyết thiêng liêng về vua Lê Lợi. Nơi đây có thể trở thành một điểm du lịch văn
hóa đặc sắc với thắng cảnh của hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp
Bút và các di tích quanh hồ giúp cho khách Incentive sau khi hoàn thành công việc

có thể đến tham quan, tìm hiểu về truyền thống văn hóa, lịch sử của thủ đô Hà Nội.
2.2.1.3. Thảm thực vật, thế giới sinh vật
Thảm thực vật và giới động vật phong phú có ý nghĩa rất đặc biệt quan trọng
làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên và thu hút khách du lịch thăm quan trong đó có
khách Incentive tham gia chuyến đi của họ.
Đến nay, Hà Nội có trên 200 000 cây xanh bao gồm 46 loại cây khác nhau
như: cừ, sấu, phượng, bằng lăng, hoa sữa trồng trên khắp các đường phố Hà Nội
có trên 30 vườn hoa, công viên với 377 ha thảm c. Vườn Bách Thảo Hà Nội xây
dựng cách đây hơn 100 năm đến nay còn nhiều loài cây quý hiếm, kích thước lớn,
cành lá sum suê, tán rộng, bóng dài. Các làng hoa và cây cảnh ở Hà Nội như: Nghi
Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá Lang vốn rất nổi tiếng và có truyền thống từ lâu đời.
Đâu cũng chính là những điểm du lịch hấp dẫn khách, đặc biệt là khách Incentive.
Hà Nội cũng là nơi dễ thích nghi và nuôi dưỡng nhiều loại động vật không
những để cung cấp thực phẩm mà còn bảo tồn, phát triển nhiều loài động vật quý
hiếm trong các vườn thú.
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn về tài nguyên nhân văn
Thăng Long  Hà Nội là cái nôi của nền văn minh lúa nước sông Hồng, nơi
hình thành nên nhà nước Việt Nam đầu tiên, đất đế đô của hầu hết các triều đại
phong kiến Việt Nam, một vùng địa linh nhân kiệt. Do vậy, cũng có thể nói rằng,
đây là vùng đã hình thành nên nét đặc trưng văn hóa Việt cô đọng nhất.
2.2.2.1. Dân cư
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng mạnh mẽ trong nửa
thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội,
thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152km
2
. Đến năm 1991, địa giới Hà
Nội tiếp tục thay đổi, với 924km
2
nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Sau
đợt mở rộng gần đây nhất năm 2008, thành phố Hà Nội có 6 233 triệu dân và nằm

trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả điều tra dân số ngày
mùng1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6 448 837 người. Mật độ dân số Hà
Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều
giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành. Về cơ cấu dân số, theo số liệu thống
kê, cư dân Hà Nội chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như
Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Theo số liệu của cuộc điều tra dân số năm 2009,
toàn thành phố Hà Nội có 2 623 087 cư dân thành thị, chiếm 41,1% và 3 816 750
cư dân nông thôn chiếm 58,1%.
Dân cư của thành phố Hà Nội chủ yếu là dân số trẻ lại chiếm số đông, thích
nghi nhanh với khoa học kỹ thuật hiện đại tiên tiến trên thế giới nên thuận lợi phục
vụ cho du lịch trong nước và quốc tế. Người dân năng động, sáng tạo, nhiệt tình,
đây là một trong những yếu tố cần thiết trong quá trình tổ chức và phục vụ du lịch
nói chung và loại hình Incentive nói riêng.

2.2.2.2. Các di tích lịch sử – văn hóa
Các di tích lịch sử, văn hóa là tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng của Hà
Nội. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử đã để lại trên mảnh đất thủ đô nhiều di tích
lịch sử, văn hóa nổi tiếng và đa dạng cả về nguồn gốc lẫn loại hình, có giá trị lớn
đối với du lịch, nhất là loại hình Incentive Tour còn tương đối mới mẻ ở Hà Nội.
Trên địa bàn Hà Nội có khoảng 2000 di tích với mật độ 2 di tích/ km
2
. Điều
đáng chú ý là chất lượng di tích ở Hà Nội khá cao. Đa số các di tích đều có giá trị
lịch sử nghệt thuật đặc sắc. Các di tích lịch sử, văn hóa quan trọng có thể kể đến là:
Văn Miếu Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn, chàu Trấn Quốc, chùa Kim Liên
Hiện nay, số lượng di tích ở Hà Nội được sử dụng để đưa vào các tuyến, tour
du lịch cho loại hình Incentive còn quá ít, có thể nói là hoàn toàn không đáng kể so
với tiềm năng to lớn của Hà Nội. Do vậy, khi tổ chức khai thác các tour du lịch
phải gắn với các điểm du lịch văn hóa, lịch sử để không những làm phong phú, hấp
dẫn chp tour mà còn tạo điều kiện để du khách hiểu biết về các di tích lịch sử, văn

hóa Việt Nam và có ý nghĩa đóng góp cho bảo tồn,nâng cấp các di tích đó.
2.2.2.3. Lễ hội truyền thống
Đồng bằng sông Hồng mà Hà Nội là quê hương của hội làng, hội vùng,hội
cua cả nước, là cái nôi của lễ hội nông nghiệp và lễ hội lịch sử. Tuy nhiên, Hà Nội
cũng có những lễ hội mang tính đặc trưng riêng, của mình như lễ hội Cổ Loa, hội
Gióng, hội đền Hai Bà Trưng
Các hội dân gian đặc sắc như: Hội làng Cầu, làng Cự, làng Ngò Lễ hội
dang có xu hướng quay trở về với những quy ước xưa, với những nội dung và nghi
thức không còn phù hợp, ít có sức hấp dẫn. Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải biết
khôi phục chọn lọc những nét đẹp của lễ hội truyền thống,khéo léo kết hợp những
nội dung hội vui, hiện đại để có thể khai thác một cách hiệu quả lễ hội dân gian
vào mục đích phục vụ du lịch Incentive Tour, tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch
Hà Nội.
2.2.2.4. Nghề thủ công truyền thống
Thành phố Hà Nội trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong phú,
thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc “Hà Nội 36 phố phường”. Theo thời gian,
bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã có nhiều thay đổi, nhưng những con phố nơi đây
vẫn giữ nguyên những cái tên thuở trước và không ít trong số đó vẫn là nơi buôn
bán, kinh doanh những mặt hàng truyền thống cũ. Sau khi Hà Tây được sát nhập
vào Hà Nội, thành phố còn có thêm nhiều làng nghề danh tiếng khác. Theo con số
cuối năm 2008, toàn Hà Nội có 1.264 làng nghề, là nơi tập trung làng nghề đông
đúc bậc nhất Việt Nam.
Nằm trong trung tâm khu phố cổ, Hàng Bạc trước đây là nơi tập trung những
người sinh sống bằng các nghề đúc bạc nén, kim hoàn và đổi tiền. Những thợ kim
hoàn của Hàng Bạc có kỹ thuật tinh xảo, xuất thân từ ba làng nghề làm đồ vàng bạc
nổi tiếng của miền Bắc Việt Nam: làng Châu Khê ở tỉnh Hưng Yên, làng Định
Công ở huyện Thanh Trì và làng Đồng Sâm thuộc tỉnh Thái Bình. Thế kỷ 15, Lưu
Xuân Tín, vị quan thượng thư bộ Lại vốn người làng Châu Khê, được triều đình
nhà Lê giao cho việc lập xưởng đúc bạc nén tại kinh thành Thǎng Long. Nhờ vậy,
những người thợ Châu Khê tới Hà Nội và không chỉ làm bạc nén, họ làm cả nghề

trang trí vàng bạc. Khi nhà Nguyễn lấy Huế làm kinh đô, xưởng đúc bạc nén cũng
chuyển tới kinh thành mới, nhưng những người thợ Châu Khê vẫn ở lại Thăng
Long và lập nên con phố Hàng Bạc ngày nay. Vào thời kỳ thuộc địa, con phố Hàng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *