Trong phòng, chống dịch, việc nắm rõ những khái niệm, định nghĩa và tiêu chuẩn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán trường hợp bệnh, xác lập ổ dịch cũng như đề ra những giải pháp xữ lý kịp thời để nhanh gọn khống chế và dập tắt dịch. Để giúp một số ít anh / chị / em không có thời hạn khám phá, chúng tôi xin hệ thống hóa lại 1 số ít khái niệm, định nghĩa và tiêu chuẩn trong phòng chống những dịch bệnh thường gặp.

I. KHÁI NIỆM CHUNG

1. Bệnh truyền nhiễm: Là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

2. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: Là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.

3. Trung gian truyền bệnh: Là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.

4. Người mắc bệnh truyền nhiễm: Là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh.

5. Người mang mầm bệnh truyền nhiễm: Là người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh.

6. Người tiếp xúc: Là người có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và có khả năng mắc bệnh.

7. Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm: Là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh.

8. Giám sát bệnh truyền nhiễm: Là việc thu thập thông tin liên tục, có hệ thống về tình hình, chiều hướng của bệnh truyền nhiễm, phân tích, giải thích nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

9. Vắc xin: Là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh.

10. Dịch: Là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.

11. Vùng có dịch: Là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch.

12. Vùng có nguy cơ dịch: Là khu vực lân cận với vùng có dịch hoặc xuất hiện các yếu tố gây dịch.

13. Cách ly y tế: Là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.

14. Xử lý y tế: Là việc thực hiện các biện pháp sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, cách ly y tế, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và các biện pháp y tế khác.

II. PHÒNG CHỐNG TẢ

1. Chẩn đoán trường hợp Tả: Một bệnh nhân được chẩn đoán tả khi có tiêu chảy liên tục rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi hàng chục lít một ngày. Phân tả điển hình toàn nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không có nhầy máu. Bệnh nhân nôn rất dễ dàng, lúc đầu ra thức ăn, sau toàn nước. Bệnh nhân thường không sốt, ít khi đau bụng. Tình trạng mất nước và điện giải gây mệt lả, chuột rút… (Trong vụ dịch, việc chẩn đoán trường hợp bệnh dựa chủ yếu vào các biểu hiện lâm sàng).

2. Xác định ổ dịch tả: Một nơi được gọi là ổ dịch tả khi ghi nhận một trường hợp tả xác định trở lên ở một địa điểm (thôn, xóm, đội/tổ dân phố, đơn vị, …).

3. Tiêu chuẩn để xác định và thông báo ổ dịch Tả đã chấm dứt hoạt động: Một ổ dịch Tả được xác định và thông báo đã chấm dứt hoạt động khi có đủ 2 tiêu chuẩn sau: (1) Không có trường hợp mắc tả mới trong vòng 14 ngày. (2) Đã xử lý triệt để ổ dịch: xử lý nước, xử lý phân, tiệt trùng ổ dịch, vệ sinh môi trường, quản lý bệnh nhân và điều trị dự phòng với những người trong ổ dịch theo đúng quy định vv….

4. Tiêu chuẩn cho bệnh nhân tả ra viện: Một bệnh nhân tả được cho xuất viện khi: hết tiêu chảy, tình trạng lâm sàng ổn định và kết quả xét nghiệm cấy phân âm tính 3 lần liên tiếp. Ở những cơ sở không có điều kiện cấy phân thì cho bệnh nhân ra viện sau khi ổn định về mặt lâm sàng được 1 tuần.

III. PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT (SXH)

1. Ca bệnh SXH giám sát: Là trường hợp bệnh nhân sốt cao đột ngột kéo dài từ 2 đến 7 ngày kèm các triệu chứng đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, phát ban, có biểu hiện xuất huyết (dấu hiệu dây thắt dương tính).

2. Ca bệnh SXH nặng: Là trường hợp bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: dưới da, niêm mạc, xuất huyết nội tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứng sốc Dengue (HCSD) dẫn đến tử vong. Xét nghiệm thấy giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu (£100.000/mm3), hematocrit tăng (³ 20% giá trị bình thường theo tuổi và giới).

3. Tiêu chuẩn xác định Ổ dịch SXH: Một nơi (xóm, tổ dân phố, cụm dân cư) được xác định là ổ dịch SXH khi có 2 trường hợp sốt xuất huyết xảy ra trong vòng 14 ngày (được xác định dương tính phòng xét nghiệm). Đồng thời phát hiện có bọ gậy/loăng quăng hoặc muỗi truyền bệnh.

( Sau khi đã xác lập ổ dịch SXH thì những trường hợp nghi SXH xảy ra trong ổ dịch đều được ghi nhận, báo cáo giải trình và giải quyết và xử lý như trường hợp SXH ).

4. Tiêu chuẩn để xác định ổ dịch SXH đã được dập tắt: Ổ dịch SXH được coi là đã dập tắt khi không có ca bệnh SXH mới trong vòng 14 ngày kể từ ca mắc bệnh cuối cùng.

IV. PHÒNG CHỐNG CÚM A (H5N1)

1. Ca bệnh nghi ngờ H5N1: Một ca bệnh nghi ngờ H5N1 khi có đủ các tiêu chuẩn sau: Sốt 38oC trở lên. Có một trong các triệu chứng hô hấp sau: ho, khó thở. Có yếu tố dịch tễ.

2. Ca bệnh có thể H5N1: Một ca bệnh có thể H5N1 khi có tiêu chuẩn của ca bệnh nghi ngờ, hình ảnh Xquang diễn tiến nhanh phù hợp với cúm và số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm.

3. Ca bệnh xác định H5N1: Một ca bệnh xác định H5N1 khi có xét nghiệm vi rút dương tính với cúm A/H5 trên ca bệnh nghi ngờ hoặc có thể.

4. Ổ dịch cúm A (H5N1): Một nơi được xác định là Ổ dịch cúm A (H5N1) khi có từ 1 bệnh nhân trở lên được chẩn đoán xác định mắc bệnh do vi rút cúm A (H5N1).

5. Khống chế ổ dịch H5N1: Một nơi được xem là khống chế được ổ dịch cúm A(H5N1) khi: Sau 21 ngày không ghi nhận ca mắc mới ở người, kết quả xét nghiệm các đối tượng nguy cơ cao trong khu vực có dịch đều âm tính và môi trường xung quanh đã được khử khuẩn triệt để bằng Chloramin B hay các hóa chất khử khuẩn khác.

V. PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY-CHÂN-MIỆNG (T-C-M)

1. Ca bệnh lâm sàng T-C-M: Một trường hợp được gọi là Ca bệnh lâm sàng T-C-M là trẻ em dưới 15 tuổi có các biển hiện: Sốt (>37,50C); Loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi lưỡi) và/hoặc Phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối.

2. Ca bệnh xác định T-C-M: Một trường hợp được gọi là Ca bệnh xác định T-C-M khi đó là ca lâm sàng T-C-M và được xác định bằng xét nghiệm có sự xuất hiện của vi rút.

3. Định nghĩa dịch T-C-M: Một nơi được gọi là ổ dịch T-C-M khi ghi nhận có từ 2 ca lâm sàng trở lên (trong đó có ít nhất 1 ca được phòng xét nghiệm xác định dương tính), trong thời gian 7 ngày.

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Y tế (2011), Quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “ Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue”.

2. Bộ Y tế (2010), Quyết định số 1640/QĐ-BYT ngày 14 tháng 05 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn xử lý ổ dịch tả”.

3. Bộ Y tế (2010), Quyết định số 2497/QĐ-BYT ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn xử lý ổ dịch sốt xuất huyết”.

4. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 1742 /QĐ-BYT ngày 19 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh tay- chân – miệng”.

5. Bộ Y tế (2007), Quyết định số 4178/QĐ-BYT ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tả”.

6. Bộ Y tế (2006), Quyết định số 44/2006/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm cúm A (H5N1) ở người”.

7. Bộ Y tế (2005), Quyết định số 1812/QĐ-BYT ngày 23 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế) về việc ban hành “Quy trình xử lý ổ dịch cúm A (H5N1)”.

8. Quốc hội (2007), Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Biên soạn: Ths.Bs Hoàng Quốc Vũ

Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế Quảng Trị

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *