Font chữ:


SÁCH AMAZON


Mua bản sách in

Thông thường thế gian chúng sanh đều không dứt bỏ được ý niệm tình ái nam nữ, nặng lòng ham muốn vinh hoa phú quí, danh văn lợi dưỡng, tự tư tự lợi v.v… nên không thể đạt được Lậu Tận thông. Vì vậy, nếu muốn đạt được Lậu Tận thông thì không phải là chuyện dễ dàng. Cũng chính vì lẽ đó, chúng ta nhận thấy, người tu Tịnh độ thời nay tuy số lượng tăng lên rất nhiều; nhưng thật ra, người biết niệm Phật cho xứng hợp với tam mật của Như Lai (Phật thân, Phật ngữ và Phật tâm) thì không nhiều, nên dù miệng có niệm Phật rất nhiều nhưng tâm vẫn trái nghịch với Phật tâm. Vì thế, người niệm Phật cần phải có trí tuệ mới có thể niệm Phật được công phu đắc lực.

Bát-nhã Tâm kinh bảo: “Bồ-đề tát đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn.” Bồ-tát vì có trí tuệ Bát-nhã nên dứt trừ được các lậu hoặc, không còn khởi tâm động niệm, vọng tưởng phân biệt chấp trước nữa; đó gọi là Lậu Tận thông! Mục đích của việc niệm Phật là để dứt sạch các lậu hoặc trong tâm mình, để được tâm thanh tịnh, tâm từ bi và trí tuệ Bát-nhã xứng hợp với Phật tâm và Phật trí, nhờ đó mà cảm ứng được với chư Phật mà tiếp nhận được diệu lực gia trì của Phật.

Kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Lại nữa còn có hạnh nguyện thù thắng, cùng sức niệm huệ, tăng thượng tâm mình, vững chắc bất động, tu hành tinh tấn, khó ai sánh kịp.” Phật dạy chúng ta dùng câu Phật hiệu để thu nhiếp sáu căn, đừng để cho nó chịu ảnh hưởng bởi các nghiệp lực bên trong lẫn bên ngoài thì mới có thể giữ tâm mình trong trạng thái tịch tịnh, không loạn động. Từ nơi trạng thái này, chúng ta mới có thể đạt đến chỗ Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác mà Tịnh tông gọi là Nhất Tâm Bất Loạn hay Niệm Phật tam muội. Lại nữa, người niệm Phật với tâm buông xả vạn duyên thì không bị các thứ nghiệp lực và ấm ma khống chế nữa, nên có thể thuận theo tín lực, nguyện lực và niệm lực của mình mà tự tại vãng sanh Cực Lạc. Nếu người niệm Phật với tam mật thân, khẩu và ý tương ứng với nguyện lực gia trì vô cùng thanh tịnh và từ bi của Phật A Di Đà, thì ngũ căn (tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn) và ngũ lực (tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, huệ lực) của họ sẽ tăng trưởng rất nhanh. Ngũ căn phát sanh ngũ lực, ngũ lực lại hổ trợ làm tăng trưởng ngũ căn; cho nên thiện căn của họ thăng tiến rất nhanh so với người tu các pháp môn tự lực khác.

Phật nghĩa là giác mà không mê, niệm Phật là niệm sự giác ngộ chớ chẳng phải niệm sự mê lầm, vọng tưởng. Đối với Phật pháp mà còn mê thì vẫn bị đọa, huống gì là bị mê hoặc bởi những thứ khác. Do đó, dù cho chúng ta có tai nghe âm thanh, mắt thấy hình sắc gì cũng chẳng nên khởi tâm động niệm, những chuyện xấu tốt, ngon dở, phải trái gì cũng xem là bình đẳng như nhau thì sẽ liền xứng hợp với Phật tâm. Do xứng hợp với Phật tâm nên thấy được sự gia trì của chư Phật, Bồ-tát. Còn nếu như tâm mình trái nghịch với Phật tâm thì không thể nào nhận biết được sự gia trì của Phật. Vì sao? Bởi vì khi tâm mình phát khởi vọng tưởng thì nó đã mê mất rồi, làm sao nhận ra cảnh giới trí tuệ thường chiếu soi của Phật. Vậy, khi chúng ta thấy tâm mình đang khởi vọng tưởng thì phải liền buông bỏ nó xuống ngay, lập tức niệm câu Phật hiệu A Di Đà để trở về với bổn tánh vốn rỗng lặng, thanh tịnh, thường minh của mình.

Khi chúng ta niệm Phật thì không sợ vọng niệm khởi lên mà chỉ sợ vọng niệm đó là niệm liên tục, vì sao? Vì vọng niệm liên tục sẽ tạo thành ác nghiệp. Khi vọng niệm thứ nhất vừa khởi lên, ngay lập tức chuyển niệm thứ hai thành niệm A Di Đà Phật, thì vọng niệm sẽ không đủ lực để tạo thành ác nghiệp. Nói cho rõ ràng hơn, khi vọng niệm vừa khởi lên, liền dùng câu Phật hiệu đánh tan mọi tạp niệm, đem tất cả những ý niệm không cần thiết, không liên quan, quét sạch sẽ bằng câu Phật hiệu, thì nghiệp chướng chẳng có cơ hội để phát sanh. Đấy mới gọi là biết niệm Phật! Chúng ta cũng nên biết, cách thức niệm Phật như là lớn tiếng, nhỏ tiếng, nhanh chậm, âm điệu, đi đứng nằm ngồi, nghi thức gỏ mõ, đánh khánh, cúng kiến v.v… đều không có liên quan gì đến công phu niệm Phật vãng sanh. Đó chỉ là những hình thức bên ngoài mà thôi. Cái liên quan mật thiết với việc niệm Phật vãng sanh thật sự hoàn toàn chỉ là đoạn tận ác niệm, tạp niệm trong tâm mình để có thể nhất tâm chuyên chú vào câu Phật hiệu cầu sanh Cực Lạc, thì đó mới là chánh niệm niệm Phật, niệm Phật như vậy mới có thể đạt được Lậu Tận thông xứng hợp với Phật tâm. Nếu chúng ta niệm Phật suốt một đời mà vẫn không thể buông xả được những duyên xấu ác trong thế gian, tạp niệm vẫn chưa thể dứt đoạn được thì đó gọi là không biết niệm Phật. Niệm Phật như vậy chỉ là uổng phí công phu. Vì sao? Vì câu niệm Phật của mình biến thành câu niệm vọng tưởng, mà vọng tưởng tạo ra nghiệp lực trái nghịch với Phật tâm thì làm sao có công phu chân thật được chứ!

Nếu chúng ta niệm Phật với chí thành tâm, thâm tín tâm và chí nguyện vãng sanh Cực Lạc tha thiết để thành Phật cứu độ chúng sanh, thì lực niệm Phật ấy và nguyện lực gia trì của Phật A Di Đà bèn có sức hấp dẫn lẫn nhau một cách tự nhiên, không cần phải tạo tác, khiến chúng ta tự nhiên nhập vào trong Nhất thừa Nguyện Hải của A Di Đà Phật, tiếp nhận được lực gia trì của A Di Đà Phật làm tăng thượng tâm mình. Do lực gia trì của Phật A Di Đà phát xuất từ Pháp thân Phật nên nó là lực vô tác vô cùng mãnh liệt, và do thể tánh của Phật lực gia trì là tịch tịnh, chẳng có tạo tác nên nó tùy thuận Chân như mà phát ra diệu lực chiếu soi hết thảy vạn hữu chúng sanh, cho nên được gọi là Vô tác Diệu lực. Khi chúng ta nỗ lực tu hành, niệm Phật, gìn giữ Chân tâm tinh khiết, an lạc tịch định, dứt sạch các lậu hoặc nơi tâm mình và phát khởi chí nguyện vô thượng, thì tự nhiên tiếp nhận được Phật lực gia trì vô cùng thù thắng. Diệu lực gia trì phát xuất từ A Di Đà Phật vô cùng thanh tịnh và bình đẳng, chẳng cần phải cầu mà có, hễ ai niệm Phật với tâm tương ứng với Phật thì tự nhiên tiếp nhận được diệu lực gia trì của Phật mà thân tâm được thanh tịnh an lạc, hoàn cảnh sống và tu hành tự nhiên chuyển biến một cách hòa mỹ, tâm tâm lại thường luôn nhớ Phật, niệm Phật cho đến khi thấy Phật, vãng sanh Cực Lạc; đấy đều là sự gia trì của Phật được nói trong phẩm Chánh Nhân Vãng Sanh. Lại nữa, do vì kinh Vô Lượng Thọ chính là A Di Đà Phật, nên người tinh tấn tu hành theo kinh điển này tất nhiên là xứng hợp với Di Đà bổn nguyện. Còn nếu chúng ta tu hành ngược lại với lời chỉ dạy của Phật, hoặc phát sanh ra những thứ vọng tưởng làm tăng giảm kinh pháp của Phật, thì đương nhiên là trái nghịch với Phật, xứng hợp với ma, làm con cháu của ma, phản nghịch với Phật.

Chư vị Tiểu thừa Thanh văn dựa vào bốn căn bản Thiền định, tức là Tứ thiền của Sắc giới, để chứng đắc năm thứ thần thông đầu trước, nhưng vẫn chưa đắc được Lậu Tận thông. Bồ-tát tu pháp Ðại thừa phải nương vào hết thảy tám thứ định; đó là Tứ thiền của Sắc giới và Tứ vô sắc định của Vô Sắc giới mới có thể đắc được Lậu Tận thông. Thế mà những người vừa vãng sanh về nước Cực Lạc liền đắc được hết thảy sáu thứ thần thông; đấy chẳng phải là do tự lực tu hành của họ mà được; đó là do họ phát Bồ-đề tâm một dạ chuyên niệm A Di Đà Phật, được vãng sanh Cực Lạc, nhận được sự gia trì của Phật A Di Đà, nên mới có đầy đủ sáu thứ thần thông vượt xa thần thông do sức Thiền định của tự mình. Vì vậy, kinh Vô Lượng Thọ mới nói: “Lại nữa còn có hạnh nguyện thù thắng, cùng sức niệm huệ, tăng thượng tâm mình.”

Chư cổ đức trong Tịnh tông bảo: “Lấy sức bổn nguyện của Phật Di Ðà làm tăng thượng duyên,” và Sách Sự Tán cũng bảo: “Tam minh tự nhiên nương Phật nguyện; chắp tay giây lát đắc thần thông.” Như vậy, thần thông của trời người ở cõi Cực Lạc chẳng cần phải do tu tập mà chứng đắc, chẳng đợi phải tu mới có được mà là tự nhiên được thành tựu. Hơn nữa, thần thông của trời người ở cõi Cực Lạc có được là sức thần thông của Ðại Thừa nhờ vào sức bổn nguyện của Phật Di Ðà, nên chẳng giống với thần thông của phàm phu hoặc Tiểu thừa trong các cõi nước khác. Bởi thế, người biết tu pháp môn Niệm Phật là biết nương theo giáo pháp của Phật Di Đà để tu đức, lấy đó làm nhân và nương vào sức bổn nguyện của Phật Di Ðà mà thọ hưởng quả đức an lạc tự nhiên và hạnh phúc mỹ mãn ngay trong cuộc sống đời thường, đến lúc lâm chung lại được vãng sanh Cực Lạc, chứng sáu thứ thần thông tự tại, mau chóng thành Phật. Sự thật này, người tu pháp môn Tịnh độ phải nên thâm nhập vào kinh Vô Lượng Thọ để quán chiếu mà nhận biết rõ ràng cảnh trí tăng thượng của chính mình trong thời gian tu tập, có như vậy mới có thể tự mình chứng nghiệm nội dung của kinh này là sự thật, là sự hiển thị của chân thật tế.

Kinh này nói: “Pháp ta như thế, nên nói như thế, chỗ Như Lai làm phải nên làm theo, tu trồng gốc thiện cầu sanh Tịnh độ.” Ý là: Người niệm Phật y theo kinh Vô Lượng Thọ chính là lấy quả đức của A Di Đà Phật làm nhân tâm của mình để tu đức. Do đó, pháp của Phật dạy trong kinh này như thế nào thì chúng ta cứ nghe theo mà làm đúng y như thế đó, chẳng nên sanh nghi hoặc mà khởi lên các ý niệm điên đảo, vọng tưởng làm tăng giảm giáo pháp của Phật thì mới có thể cảm nhận được quả đức vô cùng thù thắng và vi diệu phát xuất từ nguyện lực vô tác của A Di Đà Phật. Đó chính là cái hoa báo của việc tu đức nương vào sức bổn nguyện gia trì của Phật Di Ðà. Đến lúc lâm chung lại được vãng sanh Cực Lạc, cứu cánh Phật quả thì đó mới chính là quả báo viên mãn của việc tu đức này.

Chư thiên và thiên ma trong tam giới, do quả báo cũng tự nhiên cảm được năm thứ thần thông trước. Thậm chí các loài quỷ thần, nhân và phi nhân cũng có chút ít năm thứ thần thông này, nhưng họ chẳng có được loại thần thông thứ sáu là Lậu Tận thông, chỉ có các bậc thánh từ A-la-hán trở lên mới có Lậu Tận thông. Vì sao? Bởi vì chỉ khi nào chúng sanh đoạn hết sạch kiến tư phiền não thì mới được gọi là lậu tận.Thông thường thế gian chúng sanh đều không dứt bỏ được ý niệm tình ái nam nữ, nặng lòng ham muốn vinh hoa phú quí, danh văn lợi dưỡng, tự tư tự lợi v.v… nên không thể đạt được Lậu Tận thông. Vì vậy, nếu muốn đạt được Lậu Tận thông thì không phải là chuyện dễ dàng. Cũng chính vì lẽ đó, chúng ta nhận thấy, người tu Tịnh độ thời nay tuy số lượng tăng lên rất nhiều; nhưng thật ra, người biết niệm Phật cho xứng hợp với tam mật của Như Lai (Phật thân, Phật ngữ và Phật tâm) thì không nhiều, nên dù miệng có niệm Phật rất nhiều nhưng tâm vẫn trái nghịch với Phật tâm. Vì thế, người niệm Phật cần phải có trí tuệ mới có thể niệm Phật được công phu đắc lực.Bát-nhã Tâm kinh bảo: “Bồ-đề tát đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn.” Bồ-tát vì có trí tuệ Bát-nhã nên dứt trừ được các lậu hoặc, không còn khởi tâm động niệm, vọng tưởng phân biệt chấp trước nữa; đó gọi là Lậu Tận thông! Mục đích của việc niệm Phật là để dứt sạch các lậu hoặc trong tâm mình, để được tâm thanh tịnh, tâm từ bi và trí tuệ Bát-nhã xứng hợp với Phật tâm và Phật trí, nhờ đó mà cảm ứng được với chư Phật mà tiếp nhận được diệu lực gia trì của Phật.Kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Lại nữa còn có hạnh nguyện thù thắng, cùng sức niệm huệ, tăng thượng tâm mình, vững chắc bất động, tu hành tinh tấn, khó ai sánh kịp.” Phật dạy chúng ta dùng câu Phật hiệu để thu nhiếp sáu căn, đừng để cho nó chịu ảnh hưởng bởi các nghiệp lực bên trong lẫn bên ngoài thì mới có thể giữ tâm mình trong trạng thái tịch tịnh, không loạn động. Từ nơi trạng thái này, chúng ta mới có thể đạt đến chỗ Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác mà Tịnh tông gọi là Nhất Tâm Bất Loạn hay Niệm Phật tam muội. Lại nữa, người niệm Phật với tâm buông xả vạn duyên thì không bị các thứ nghiệp lực và ấm ma khống chế nữa, nên có thể thuận theo tín lực, nguyện lực và niệm lực của mình mà tự tại vãng sanh Cực Lạc. Nếu người niệm Phật với tam mật thân, khẩu và ý tương ứng với nguyện lực gia trì vô cùng thanh tịnh và từ bi của Phật A Di Đà, thì ngũ căn (tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn) và ngũ lực (tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, huệ lực) của họ sẽ tăng trưởng rất nhanh. Ngũ căn phát sanh ngũ lực, ngũ lực lại hổ trợ làm tăng trưởng ngũ căn; cho nên thiện căn của họ thăng tiến rất nhanh so với người tu các pháp môn tự lực khác.Phật nghĩa là giác mà không mê, niệm Phật là niệm sự giác ngộ chớ chẳng phải niệm sự mê lầm, vọng tưởng. Đối với Phật pháp mà còn mê thì vẫn bị đọa, huống gì là bị mê hoặc bởi những thứ khác. Do đó, dù cho chúng ta có tai nghe âm thanh, mắt thấy hình sắc gì cũng chẳng nên khởi tâm động niệm, những chuyện xấu tốt, ngon dở, phải trái gì cũng xem là bình đẳng như nhau thì sẽ liền xứng hợp với Phật tâm. Do xứng hợp với Phật tâm nên thấy được sự gia trì của chư Phật, Bồ-tát. Còn nếu như tâm mình trái nghịch với Phật tâm thì không thể nào nhận biết được sự gia trì của Phật. Vì sao? Bởi vì khi tâm mình phát khởi vọng tưởng thì nó đã mê mất rồi, làm sao nhận ra cảnh giới trí tuệ thường chiếu soi của Phật. Vậy, khi chúng ta thấy tâm mình đang khởi vọng tưởng thì phải liền buông bỏ nó xuống ngay, lập tức niệm câu Phật hiệu A Di Đà để trở về với bổn tánh vốn rỗng lặng, thanh tịnh, thường minh của mình.Khi chúng ta niệm Phật thì không sợ vọng niệm khởi lên mà chỉ sợ vọng niệm đó là niệm liên tục, vì sao? Vì vọng niệm liên tục sẽ tạo thành ác nghiệp. Khi vọng niệm thứ nhất vừa khởi lên, ngay lập tức chuyển niệm thứ hai thành niệm A Di Đà Phật, thì vọng niệm sẽ không đủ lực để tạo thành ác nghiệp. Nói cho rõ ràng hơn, khi vọng niệm vừa khởi lên, liền dùng câu Phật hiệu đánh tan mọi tạp niệm, đem tất cả những ý niệm không cần thiết, không liên quan, quét sạch sẽ bằng câu Phật hiệu, thì nghiệp chướng chẳng có cơ hội để phát sanh. Đấy mới gọi là biết niệm Phật! Chúng ta cũng nên biết, cách thức niệm Phật như là lớn tiếng, nhỏ tiếng, nhanh chậm, âm điệu, đi đứng nằm ngồi, nghi thức gỏ mõ, đánh khánh, cúng kiến v.v… đều không có liên quan gì đến công phu niệm Phật vãng sanh. Đó chỉ là những hình thức bên ngoài mà thôi. Cái liên quan mật thiết với việc niệm Phật vãng sanh thật sự hoàn toàn chỉ là đoạn tận ác niệm, tạp niệm trong tâm mình để có thể nhất tâm chuyên chú vào câu Phật hiệu cầu sanh Cực Lạc, thì đó mới là chánh niệm niệm Phật, niệm Phật như vậy mới có thể đạt được Lậu Tận thông xứng hợp với Phật tâm. Nếu chúng ta niệm Phật suốt một đời mà vẫn không thể buông xả được những duyên xấu ác trong thế gian, tạp niệm vẫn chưa thể dứt đoạn được thì đó gọi là không biết niệm Phật. Niệm Phật như vậy chỉ là uổng phí công phu. Vì sao? Vì câu niệm Phật của mình biến thành câu niệm vọng tưởng, mà vọng tưởng tạo ra nghiệp lực trái nghịch với Phật tâm thì làm sao có công phu chân thật được chứ!Nếu chúng ta niệm Phật với chí thành tâm, thâm tín tâm và chí nguyện vãng sanh Cực Lạc tha thiết để thành Phật cứu độ chúng sanh, thì lực niệm Phật ấy và nguyện lực gia trì của Phật A Di Đà bèn có sức hấp dẫn lẫn nhau một cách tự nhiên, không cần phải tạo tác, khiến chúng ta tự nhiên nhập vào trong Nhất thừa Nguyện Hải của A Di Đà Phật, tiếp nhận được lực gia trì của A Di Đà Phật làm tăng thượng tâm mình. Do lực gia trì của Phật A Di Đà phát xuất từ Pháp thân Phật nên nó là lực vô tác vô cùng mãnh liệt, và do thể tánh của Phật lực gia trì là tịch tịnh, chẳng có tạo tác nên nó tùy thuận Chân như mà phát ra diệu lực chiếu soi hết thảy vạn hữu chúng sanh, cho nên được gọi là Vô tác Diệu lực. Khi chúng ta nỗ lực tu hành, niệm Phật, gìn giữ Chân tâm tinh khiết, an lạc tịch định, dứt sạch các lậu hoặc nơi tâm mình và phát khởi chí nguyện vô thượng, thì tự nhiên tiếp nhận được Phật lực gia trì vô cùng thù thắng. Diệu lực gia trì phát xuất từ A Di Đà Phật vô cùng thanh tịnh và bình đẳng, chẳng cần phải cầu mà có, hễ ai niệm Phật với tâm tương ứng với Phật thì tự nhiên tiếp nhận được diệu lực gia trì của Phật mà thân tâm được thanh tịnh an lạc, hoàn cảnh sống và tu hành tự nhiên chuyển biến một cách hòa mỹ, tâm tâm lại thường luôn nhớ Phật, niệm Phật cho đến khi thấy Phật, vãng sanh Cực Lạc; đấy đều là sự gia trì của Phật được nói trong phẩm Chánh Nhân Vãng Sanh. Lại nữa, do vì kinh Vô Lượng Thọ chính là A Di Đà Phật, nên người tinh tấn tu hành theo kinh điển này tất nhiên là xứng hợp với Di Đà bổn nguyện. Còn nếu chúng ta tu hành ngược lại với lời chỉ dạy của Phật, hoặc phát sanh ra những thứ vọng tưởng làm tăng giảm kinh pháp của Phật, thì đương nhiên là trái nghịch với Phật, xứng hợp với ma, làm con cháu của ma, phản nghịch với Phật.Chư vị Tiểu thừa Thanh văn dựa vào bốn căn bản Thiền định, tức là Tứ thiền của Sắc giới, để chứng đắc năm thứ thần thông đầu trước, nhưng vẫn chưa đắc được Lậu Tận thông. Bồ-tát tu pháp Ðại thừa phải nương vào hết thảy tám thứ định; đó là Tứ thiền của Sắc giới và Tứ vô sắc định của Vô Sắc giới mới có thể đắc được Lậu Tận thông. Thế mà những người vừa vãng sanh về nước Cực Lạc liền đắc được hết thảy sáu thứ thần thông; đấy chẳng phải là do tự lực tu hành của họ mà được; đó là do họ phát Bồ-đề tâm một dạ chuyên niệm A Di Đà Phật, được vãng sanh Cực Lạc, nhận được sự gia trì của Phật A Di Đà, nên mới có đầy đủ sáu thứ thần thông vượt xa thần thông do sức Thiền định của tự mình. Vì vậy, kinh Vô Lượng Thọ mới nói: “Lại nữa còn có hạnh nguyện thù thắng, cùng sức niệm huệ, tăng thượng tâm mình.”Chư cổ đức trong Tịnh tông bảo: “Lấy sức bổn nguyện của Phật Di Ðà làm tăng thượng duyên,” và Sách Sự Tán cũng bảo: “Tam minh tự nhiên nương Phật nguyện; chắp tay giây lát đắc thần thông.” Như vậy, thần thông của trời người ở cõi Cực Lạc chẳng cần phải do tu tập mà chứng đắc, chẳng đợi phải tu mới có được mà là tự nhiên được thành tựu. Hơn nữa, thần thông của trời người ở cõi Cực Lạc có được là sức thần thông của Ðại Thừa nhờ vào sức bổn nguyện của Phật Di Ðà, nên chẳng giống với thần thông của phàm phu hoặc Tiểu thừa trong các cõi nước khác. Bởi thế, người biết tu pháp môn Niệm Phật là biết nương theo giáo pháp của Phật Di Đà để tu đức, lấy đó làm nhân và nương vào sức bổn nguyện của Phật Di Ðà mà thọ hưởng quả đức an lạc tự nhiên và hạnh phúc mỹ mãn ngay trong cuộc sống đời thường, đến lúc lâm chung lại được vãng sanh Cực Lạc, chứng sáu thứ thần thông tự tại, mau chóng thành Phật. Sự thật này, người tu pháp môn Tịnh độ phải nên thâm nhập vào kinh Vô Lượng Thọ để quán chiếu mà nhận biết rõ ràng cảnh trí tăng thượng của chính mình trong thời gian tu tập, có như vậy mới có thể tự mình chứng nghiệm nội dung của kinh này là sự thật, là sự hiển thị của chân thật tế.Kinh này nói: “Pháp ta như thế, nên nói như thế, chỗ Như Lai làm phải nên làm theo, tu trồng gốc thiện cầu sanh Tịnh độ.” Ý là: Người niệm Phật y theo kinh Vô Lượng Thọ chính là lấy quả đức của A Di Đà Phật làm nhân tâm của mình để tu đức. Do đó, pháp của Phật dạy trong kinh này như thế nào thì chúng ta cứ nghe theo mà làm đúng y như thế đó, chẳng nên sanh nghi hoặc mà khởi lên các ý niệm điên đảo, vọng tưởng làm tăng giảm giáo pháp của Phật thì mới có thể cảm nhận được quả đức vô cùng thù thắng và vi diệu phát xuất từ nguyện lực vô tác của A Di Đà Phật. Đó chính là cái hoa báo của việc tu đức nương vào sức bổn nguyện gia trì của Phật Di Ðà. Đến lúc lâm chung lại được vãng sanh Cực Lạc, cứu cánh Phật quả thì đó mới chính là quả báo viên mãn của việc tu đức này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *