Cho những kẻ cô đơn và xinh đẹp là câu đầu tiên tôi đọc ở bìa sách khi cầm nó lên. Chưa kể đến nội dung, “Lưng chừng cô đơn” đã là một cuốn sách độc, độc từ cái tên đến lời dẫn. Tôi không cô đơn, cũng chẳng lố bịch đến nỗi tự nhận mình xinh đẹp. Nhưng, biết nói sao nhỉ? Cái hứng thú ban đầu đã khiến tôi mở nó ra, và rõ ràng là tôi đã không thất vọng. Minh chứng cho điều đó là việc bài viết này đã ra đời.

153 trang sách, không quá dày, nhưng đủ để bộc lộ cái thực của bản thân tác giả Nguyễn Ngọc Thạch. Tôi không khẳng định mình hiểu hết được tác phẩm này, có lẽ chỉ là bảy phần, năm phần hoặc thậm chí ít hơn nữa. Có điều, có thể bạn sẽ như tôi, pha một tách cà phê, ngồi vào bàn khi đồng hồ điểm 11 giờ đêm, mở cuốn sách ra đọc và đôi khi “ồ, à, sao giống mình đến thế!”. Cái đặc biệt không phải ở chỗ bạn xinh đẹp hay bạn cô đơn, mà là bạn đã tìm thấy chính mình ở trong từng con chữ. Và tôi dám cá là một trong số các bạn đang đọc bài viết này đã có trong tay cuốn sách mà tôi nói đến ở đây, không ít thì nhiều, cũng tự chiêm nghiệm được một lẽ sống mà xưa nay mình không để ý đến.

“ Lưng chừng cô đơn ” dành cho tất cả chúng ta, những người trẻ, những người hoang mang lo lắng trong cuộc sống, hoang sơ trong tình yêu .

Tôi xin mạn phép chữa lại một chút ít trong lời dẫn này. Ở đâu đó, bạn hoàn toàn có thể phát hiện một bác gái trung niên ngồi ngoài hiên nhà, đôi lúc gật gù mỉm cười khi mắt đang nhìn chú ý cuốn “ Lưng chừng cô đơn ”. Cuốn sách dành cho mọi người, cho toàn bộ những ai có duyên với đời, chưa hoặc đã thưởng thức cái đắng, cái ngọt của nó .
Tôi tìm được những xúc cảm yêu, thích một người khi đọc “ Yêu một người chưa khi nào là điều thuận tiện ”. Tôi thấy hình ảnh Thành Phố Hà Nội dưới con mắt người khách lạ khi đọc “ Kí ức Thành Phố Hà Nội ”. Tôi thấy mùa mưa nhớ mẹ khi đọc “ Mùa mưa năm đó ” và tôi thấy cô đơn khi đọc cả 23 tản văn ( tạm gọi như vậy ) trong “ Lưng chừng cô đơn ”. Tản văn không chủ ngữ, chẳng biết hữu ý hay vô tình, lại tạo cho người đọc cảm xúc thân quen, như đang đọc lại một cuốn nhật kí, hay đang mò mẫm tìm lại những mảnh kí ức của chính mình. Cái cô đơn liền mạch, từ trang này qua trang khác, đến khi gập cuốn sách lại, vẫn thấy lòng cô đơn, một nỗi cô đơn lưng chừng .
Đời thật buồn cười. Có nhiều cái ta cảm thấy nó đáng buồn nhưng cũng đáng cười .

“ Thà cô đơn, cô đơn cho trọn kiếp, chứ biết nhau làm chi, để rồi mới thoáng niềm hạnh phúc đã lại cô đơn. Cái cảm xúc lưng chừng như vậy, nó làm người ta chết dần chết mòn. Mà … mấy người ác lắm, viện lí do cô đơn để làm người ta đau … ”

Nhiều lúc, tôi cũng dành thời gian để nghĩ cho kĩ câu nói này. Chẳng hiểu cho rõ cái cô đơn trọn kiếpvà cô đơn lưng chừng của tác giả thì cũng chẳng thể hiểu nổi câu nói cũng như tác phẩm mang cái tĩnh lặng mịt mờ này. Tôi cũng không hiểu. Chỉ thấy đọc sách mà đào bới lại bao nhiêu kỉ niệm trước đây thì đúng là cô đơn thật, chẳng biết là cô đơn theo kiểu gì.

Tôi lười. Cứ biết là vậy. Thế nên việc trích dẫn những câu nói như trên kia quả là không dễ, cứ đánh mãi, đánh mãi thì sẽ đánh hết cả cuốn sách vào. Đơn giản vì với riêng tôi, cả một tập giấy 153 trang này là một khối thống nhất, tách nó ra, sẽ thấy hụt hẫng vô cùng. Cái kết của truyện cũng lại là một cái hẫng khác.

Đúng là, vai diễn khó nhất là vai con người trên cuộc sống này …

Tôi luôn cho rằng, giọng văn Nguyễn Ngọc Thạch là giọng văn quỷ, vì nó cứ ám ảnh tôi mãi, theo cái kiểu lập lờ mà nhiều lúc muốn quên cũng không quên được. Hi vọng rằng bài viết này sẽ thành công xuất sắc trong mục tiêu truyền cô đơn đi khắp mọi nơi. Trong đời, ai mà chẳng có lúc cô đơn … !

Thạch Thất, 11/09/2014 .

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải …

Source: http://139.180.218.5
Category: tản mạn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *