HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC BẢN NHẠC |

NHẠC LÝ CƠ BẢN | 

PHÂN TÍCH BẢN NHẠC

4dummies.info

ghita.vn

soaica.net

Tỷ năm rồi chưa đăng bài viết nào chia sẻ với các bạn về guitar, hôm nay sắp xếp được thời gian, đăng với mọi người bản lược dịch một bài viết rất cơ bản về nhạc lý, phân tích bản nhạc và các khái niệm cực kỳ dễ hiểu, đúng theo tiêu chí for dummies từ website WIKIHOW.COM chúc các bạn có thể dễ dàng ghi nhớ được những phần mệt mỏi nhất trong âm nhạc.

Âm nhạc là một loại ngôn từ đã sống sót hàng ngàn năm nay, và những ký hiệu trong âm nhạc mà tất cả chúng ta dùng ngày này cũng đã Open từ hơn 300 năm trước. Ký âm là cách ghi lại âm thanh bằng các ký hiệu, từ những ký hiệu cơ bản về cao độ, trường độ và nhịp điệu, cho tới những ký hiệu phức tạp hơn về biểu cảm, âm sắc và thậm chí còn cả những hiệu ứng đặc biệt quan trọng. Bài viết này sẽ trình làng những kỹ năng và kiến thức cơ bản nhất về cách đọc một bản nhạc, hướng dẫn các chiêu thức nâng cao, và đưa ra một số ít cách để bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu và khám phá thêm về chủ đề này .

PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NHẠC LÝ

Cách ghi nhớ khóa SOL – Cách ghi nhớ khoá FA

1. Hiểu rõ khuông nhạc: Trước khi bạn bắt đầu học nhạc, bạn cần phải nắm được một số kiến thức mà bất kỳ ai cũng phải biết khi học nhạc. Những đường kẻ ngang trên bản nhạc được gọi là “khuông nhac”. Đây là ký hiệu âm nhạc cơ bản nhất và là nền tảng cho tất cả mọi thứ trong âm nhạc.

  • Khuông nhạc bao gồm năm dòng kẻ ngang song song, ở giữa chúng đều có khoảng cách (gọi là khe). Cả dòng kẻ và các khe đều được đánh số để dễ ghi nhớ, và luôn được đánh thứ tự từ thấp (đáy khuông nhạc) đến cao (đỉnh khuông nhạc).

2. Hãy bắt đầu với Khóa Treble (Khoá SOL): Một trong số những điều đầu tiên bạn sẽ gặp khi học nhạc, đó là “Khóa nhạc”. Ký hiệu uốn lượn ở đầu bên trái của khuông nhạc đó sẽ cho bạn biết cữ âm của bản nhạc cần chơi. Mọi loại nhạc cụ và giọng hát ở âm vực cao đều thuộc cữ âm của khóa Treble. Trong bài viết cơ bản về cách đọc bản nhạc này, chúng ta sẽ chỉ sử dụng khóa Treble trong mọi ví dụ.

  • Khóa Treble, hay còn gọi là khóa Sol, được bắt nguồn và cách điệu từ chữ G trong tiếng La-tinh. Có một cách rất hay để nhớ điều này, đó là nét uốn tròn ở chính giữa khóa Sol có hình dạng giống chữ G. Khi ghi các nốt nhạc vào khuông nhạc có khóa Sol, chúng sẽ có thứ tự như sau:
  • Năm dòng kẻ, tính từ dưới lên, sẽ ghi những nốt nhạc sau: E G B D F.
  • Bốn khe, tính từ dưới lên, sẽ ghi những nốt nhạc sau: F A C E.
  • Điều này có thể hơi khó nhớ, nhưng bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để ghi nhớ dễ dàng hơn. Đối với những nốt nhạc nằm trên dòng kẻ, bạn có thể ghi nhớ câu: “Em Gọi Bạn Đi Fượt” hoặc (Every Good Boy Does Fine) hay bất kỳ câu gì các bạn tự nghĩ ra. Đối với những nốt nhạc nằm ở khe, bạn có thể nhớ là: “Fải Ăn Cùng Em” hoặc FACE – từ khuôn mặt trong tiếng Anh. Một cách khác là chơi các trò chơi thông qua các công cụ nhận diện nốt nhạc trực tuyến cũng là một cách tuyệt vời để nhớ được thứ tự này.

3.Nắm được kiến thức về Khóa Bass (Khoá FA): Khóa Bass hay còn gọi là khóa Fa, được sử dụng với những nhạc cụ có quãng âm thấp hơn, ví dụ như phần đệm tay trái của đàn piano, đàn guitar bass, kèn trombone…

  • Khóa Fa có nguồn gốc từ chữ F trong nhóm ngôn ngữ Gothic. Hai dấu chấm của khóa Fa sẽ nằm ở hai khe trên và dưới dòng kẻ của nốt Fa trên khuông nhạc. Khuông nhạc chứa khóa Fa sẽ có thứ tự các nốt khác với khóa Sol.
  • Năm dòng kẻ, tính từ dưới lên trên, sẽ ghi các nốt sau: G B D F A  (Good Boy Don’t Fool Around) hoặc (“Gọi Bạn Đi Fượt À?”).
  • Bốn khe, tính từ dưới lên trên, sẽ ghi các nốt sau: A C E G (All Cows Eat Grass) hoặc (“Ăn Cùng Em Gái.”).

4. Các bộ phận của một nốt nhạc: Một nốt nhạc bao gồm tối đa 3 bộ phận: Đầu, thân và đuôi.

  • Đầu nốt nhạc. Đây là một hình bầu dục được để trống (trắng) hoặc tô kín (đen). Chức năng cơ bản nhất của nó là báo cho nhạc công biết họ sẽ chơi nốt nào trên nhạc cụ của mình.
  • Thân nốt nhạc. Đây là một đường thẳng được vẽ liền với đầu nốt nhạc. Nếu thân nốt nhạc hướng lên trên, nó sẽ được vẽ ở phía bên phải đầu nốt nhạc Nếu thân nốt nhạc hướng xuống dưới, nó sẽ được vẽ ở phía bên trái đầu nốt nhạc. Hướng của thân nốt nhạc không có ảnh hưởng gì tới nốt nhạc đó, nhưng nó khiến các nốt dễ đọc hơn và nhìn đỡ rối mắt hơn.
  • Quy tắc chung khi vẽ thân nốt nhạc là: đối với các nốt nhạc nằm từ dòng kẻ thứ ba trở lên, thân nốt nhạc sẽ hướng xuống dưới, và đối với các nốt nhạc nằm dưới dòng kẻ thứ ba, thân nốt nhạc sẽ hướng lên trên.
  • Đuôi nốt nhạc. Đây là một nét uốn lượn được vẽ tại đầu còn lại của thân nốt nhạc. Dù thân nốt nhạc đang ở bên trái hay bên phải của nốt nhạc, phần đuôi “luôn” được vẽ ở phía bên phải phần thân chứ không bao giờ ở bên trái.
  • Ba bộ phận đầu, thân và đuôi nốt nhạc sẽ cho nhạc công biết mỗi nốt nhạc có giá trị như thế nào về mặt nhịp phách. Khi bạn nghe nhạc và bạn giậm chân nhịp nhàng với giai điệu, bạn đã nắm bắt được nhip điệu của bản nhạc đó.

PHẦN 2: NHỊP VÀ PHÁCH TRONG ÂM NHẠC

1.Học về vạch nhịp: Trong bản nhạc, bạn sẽ thấy có những đường chia khuông nhạc những quãng đều nhau. Những vạch đó thể hiện một “ô nhịp”. Khoảng trống ở trước vạch thứ nhất là ô nhịp đầu tiên. Khoảng trống giữa vạch thứ nhất và vạch thứ hai là ô nhịp thứ hai, và cứ tiếp tục như vậy. Các vạch nhịp không ảnh hưởng gì đến bản nhạc, nhưng chúng giúp người biểu diễn dễ theo dõi bản nhạc hơn.

  • Như hình dưới đây, chúng ta thấy các ô nhịp đều có “một số nhịp giống nhau”. Ví dụ, khi bạn gõ “1-2-3-4” theo giai điệu một bài hát, bạn đã vô tình gõ đúng theo ô nhịp của nó.

2. Học về nhịp, hoặc số nhịp: Nhịp là nhịp điệu của bài hát. Bạn có thể cảm nhận được nó một cách tự nhiên khi bạn nghe nhạc pop hoặc nhạc dance, đó là âm thanh “bùm, chát, bùm, chát” hoặc một bài nhạc dance kinh điển cũng có thể minh họa rõ về nhịp.

  • Trên bản nhạc, nhịp được thể hiện bằng một ký hiệu giống như một phân số ở ngay bên cạnh khóa nhạc. Cũng như một phân số, nó có tử số và mẫu số. Tử số được viết tại hai dòng trên cùng của khuông nhạc, nó cho biết có bao nhiêu phách trong một nhịp. Mẫu số cho biết một phách (mỗi lần giậm chân) có giá trị kéo dài bằng bao nhiêu nốt nhạc (nốt đen).
  • Nhịp 4/4 có lẽ là loại nhịp dễ hiểu nhất, hoặc “phổ biến” nhất. Đối với nhịp 4/4, mỗi ô nhịp sẽ có 4 nhịp và mỗi nhịp tương đương với một phách. Đây là loại nhịp bạn thường gặp trong các bản nhạc khá thịnh hành. Bạn có thể đếm theo nhịp này bằng cách gõ “1-2-3-4” theo đúng nhịp bài hát.
  • Khi thay đổi tử số, chúng ta sẽ thay đổi số phách trong một nhịp. Một loại nhịp khá phổ biến khác là nhịp ¾. Ví dụ, phần lớn các điệu nhạc waltz (nhạc van-sơ) sẽ có nhịp “1-2-3 1-2-3” đều đặn, nên chúng có 3 phách trong một ô nhịp.
  • Một số nhịp sẽ được hiển thị bằng chữ C thay vì hai con số. Nhịp 4/4 thường được thể hiện là một chữ C lớn có nghĩa là nhịp Thường. Cũng như vậy, nhịp 2/4 mét được thể hiện dưới dạng một chữ C lớn với đường kẻ dọc qua nó. Chữ C với đường kẻ qua nó là biểu thị của nhịp Ngắt.

PHẦN 3: NHỊP ĐIỆU TRONG ÂM NHẠC

1. Hãy cảm nhận nhịp điệu: Cũng như nhịp và phách, “nhịp điệu” là một phần quan trọng đối với sắc thái của một bản nhạc. Tuy nhiên, trong khi nhịp phách chỉ cho bạn biết số nhịp của bản nhạc, nhịp điệu sẽ cho bạn biết các nhịp được sắp xếp thế nào.

  • Hãy thử làm việc này: gõ ngón tay xuống mặt bàn, rồi đếm 1-2-3-4 1-2-3-4 đều đặn. Không thú vị lắm, phải không? Giờ hãy thử việc này: ở nhịp 1 và 3, gõ mạnh hơn, ở nhịp 2 và 4 thì gõ nhẹ hơn. Vậy là nghe đã rất khác rồi. Giờ hãy thử ngược lại: gõ mạnh ở nhịp 2 và 4, gõ nhẹ ở nhịp 1 và 3.
  • Hãy thử nghe bài hát của Regina Spektor: Don’t Leave Me. Bạn có thể nghe được nhịp điệu rất rõ ràng: tiếng trống (bùm) sẽ đập nhẹ hơn ở nhịp 1 và 3, và tiếng vỗ to (chát) sẽ nằm ở nhịp 2 và 4. Bạn sẽ hiểu các âm thanh được sắp xếp như thế nào. Đó chính là nhịp điệu.

2. Hãy tưởng tượng mình đang đi bộ. Mỗi bước chân sẽ là một nhịp. Những nhịp đó được thể hiện bằng nốt đen, bởi vì trong âm nhạc phương Tây (nghĩa là toàn bộ âm nhạc ở khu vực đó chứ không chỉ riêng nhạc của Hank Willian), mỗi ô nhịp đều có bốn nhịp tương đương với bốn nốt đen. Nhịp điệu trong bước chân của bạn sẽ như thế này:

  • Mỗi bước chân là một nốt đen. Trên bản nhạc, nốt đen là một nốt có màu đen, có thân và không có đuôi. Bạn có thể đếm theo từng bước chân theo nhịp “1, 2, 3, 4 – 1, 2, 3, 4”.
  • Nếu bạn giảm tốc độ xuống bằng một nửa, nghĩa là bạn chỉ bước 1 bước vào nhịp 1 và một bước vào nhịp 3, các bước đó sẽ được ký hiệu bằng nốt trắng (có giá trị bằng nửa ô nhịp). Trong bản nhạc, nốt trắng trông giống nốt đen nhưng chúng không được tô đen mà để trắng phần đầu nốt nhạc.
  • Nếu bạn đi chậm hơn nữa, nghĩa là cứ mỗi bốn nhịp thì bạn chỉ bước một bước vào nhịp 1, bạn sẽ ký hiệu bước đó bằng nốt tròn – mỗi ô nhịp một nốt. Trên bản nhạc, nốt tròn trông giống như một chữ O hoặc một chiếc bánh rán vòng, hơi giống nốt đen nhưng không có thân.

3. Hãy tăng tốc độ lên! Đi chậm vậy là đủ rồi. Như bạn đã thấy, khi chúng ta đi chậm lại, các nốt nhạc sẽ mất dần các bộ phận. Đầu tiên, chúng ta bỏ màu khỏi đầu nốt nhạc, sau đó, chúng ta bỏ thân nốt nhạc. Giờ hãy thử tăng nhịp điệu lên. Để làm vậy, chúng ta sẽ thêm các bộ phận cho nốt nhạc.

  • Hãy quay lại với nhịp bước chân như lúc nãy, và hãy tưởng tượng nó trong đầu (hoặc bạn có thể gõ tay xuống bàn). Hãy tưởng tượng xe buýt vừa đến nơi, và bạn còn cách bến xe một đoạn nữa. Bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ chạy. Khi bạn chạy, bạn như kiểu “mọc thêm chân” để đuổi theo xe buýt.
  • Để khiến nhịp điệu của bản nhạc trở nên nhanh hơn, chúng ta sẽ vẽ thêm đuôi cho các nốt nhạc. Mỗi chiếc đuôi sẽ làm giảm một nửa giá trị của nốt nhạc. Ví dụ, nốt móc đơn (có một chiếc đuôi) có giá trị bằng nửa nốt đen; và nốt móc đôi/ móc kép (có hai chiếc đuôi) sẽ có giá trị bằng nửa nốt móc đơn. Khi bạn đi bộ, tăng nhịp điệu là khi bạn chuyển từ đi bộ (nốt đen) sang chạy (nốt móc đơn) – nhanh gấp đôi so với đi bộ, rồi sang chạy nước rút (nốt móc đôi) – nhanh gấp đôi lúc chạy.

4. Chùm các nốt: Như bạn thấy ở các ví dụ trên, mọi thứ sẽ trở nên khá rối rắm nếu trên trang giấy có một loạt các nốt nhạc như thế. Bạn sẽ cảm thấy mắt mình như bị lác và hoàn toàn mất dấu vị trí đoạn nhạc mình đang chơi. Để nhóm các nốt nhạc thành những tập hợp gọn gàng và dễ nhìn hơn, chúng ta sẽ dùng tới các “chùm nốt”.

  • Các chùm nốt chỉ đơn giản là: bạn thay đuôi của các nốt nhạc đơn lẻ thành một đường kẻ ngang đậm nối thân các nốt lại với nhau. Các nốt được kết thành chùm theo quy tắc logic nhất định. Các bản nhạc phức tạp sẽ có các quy tắc phức tạp hơn. Với mục đích của bài viết này, chúng ta sẽ chỉ nghiên cứu về chùm các nốt đen. Hãy so sánh ví dụ dưới đây với ví dụ phía trên. Hãy gõ ngón tay theo nhịp điều và xem các chùm nốt đã khiến bản nhạc dễ đọc hơn cỡ nào.

5. Tìm hiểu giá trị của dấu nối và dấu chấm dôi. Khi thêm đuôi, giá trị của một nốt nhạc sẽ giảm đi một nửa, còn khi thêm dấu chấm dôi, giá trị của nốt nhạc sẽ tăng thêm một nửa. Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ mà chúng ta sẽ không nhắc tới ở đây, dấu chấm dôi luôn nằm ở bị trí bên phải đầu nốt nhạc. Khi bạn thấy nốt nhạc có dấu chấm dôi, giá trị của nốt nhạc đó sẽ tăng gấp rưỡi so với giá trị ban đầu của nó.

  • Ví dụ, một nốt trắng có dấu chấm dôi sẽ có giá trị bằng nốt trắng cộng thêm một nốt đen. Một nốt đen có dấu chấm dôi sẽ có giá trị bằng một nốt đen cộng một nốt móc đơn.
  • Dấu nối cũng gần giống dấu chấm dôi – chúng làm tăng giá trị của nốt nhạc. Dấu nối là một đường cong nối phần đầu của hai nốt nhạc với nhau. Khác với tính chất trừu tượng và có giá trị phụ thuộc vào nốt mà nó ở cạnh của dấu chấm dôi, dấu nối rất dễ hiểu: giá trị của nốt nhạc sẽ được kéo dài bằng đúng giá trị của nốt thứ hai.
  • Một lí do khác để sử dụng dấu nối thay vì dấu chấm dôi là khi giá trị của nốt nhạc bị thừa trong ô nhạc. Lúc đó, bạn chỉ cần dùng thêm một nốt nhạc bằng đúng phần giá trị bị thừa và dùng một dấu nối giữa hai nốt nhạc đó là được.
  • Luôn ghi nhớ là dấu nối được đặt giữa đầu của hai nốt nhạc, ở vị trí đối lập với đuôi nốt nhạc.

6. Dấu lặng: Vài người cho rằng: âm nhạc chỉ là một tổ hợp của các nốt nhạc, họ chỉ nói đúng một nửa. Âm nhạc là một chuỗi các nốt nhạc và cả những khoảng lặng giữa chúng. Đó chính là các “dấu lặng”, và nhờ có chúng, âm nhạc mới có cảm xúc và sức sống. Hãy xem chúng được ký hiệu như thế nào.

  • Cũng như các nốt nhạc, các dấu lặng cũng có các ký hiệu riêng cho từng trường độ. Một dấu lặng tròn là một hình chữ nhật đen nằm ngay dưới dòng kẻ thứ tư. Dấu lặng trắng là hình chữ nhật đen nằm ngay trên dòng kẻ thứ ba. Dấu lặng đen là một nét gãy. Dấu lặng đơn là 1 dấu chấm đen nối với 1 đường gạch chéo. Các dấu lặng còn lại bao gồm một nét gãy với số đuôi tương tương với giá trị của nốt nhạc có cùng số đuôi. Đuôi dấu lặng luôn hướng về phía bên trái.

PHẦN 4: GIAI ĐIỆU TRONG ÂM NHẠC

1. Chúng ta đã nắm được một số điều cơ bản:

 khuông nhạc, các bộ phận của nốt nhạc, cách ghi nốt nhạc và dấu lặng. Hãy hiểu kĩ những kiến thức trên và bắt đầu đi vào phần thú vị nhất: đọc bản nhạc!

2. Học về thang âm (âm giai) Đô trưởng. Thang âm Đô trưởng là thang âm cơ bản trong âm nhạc phương Tây. Phần lớn các thang âm mà bạn sắp học đều bắt nguồn từ đây. Khi bạn đã ghi nhớ được nó, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được phần còn lại.

  • Đầu tiên, hãy xem thang âm này trông thế nào, sau đó là tới cách đọc hiểu nó và đọc hiểu một bản nhạc. Trong bản nhạc, trông nó sẽ thế này. Hãy xem “thang âm Đô trưởng” ở hình trên.
  • Nhìn vào nốt nhạc đầu tiên, nốt Đô trầm, bạn sẽ thấy nó nằm dưới khuông nhạc. Lúc đó, chỉ cần thêm một dòng kẻ phụ riêng cho nốt đó – vì vậy, nốt Đô trầm có một dòng kẻ nhỏ qua đầu nốt nhạc. Nốt nhạc càng trầm thì càng có nhiều dòng kẻ phụ. Nhưng hiện tại, chúng ta sẽ không cần quan tâm tới việc đó.
  • Thang âm Đô trưởng có tám nốt nhạc. Những nốt nhạc này tương đương với các phím trắng trên đàn piano.
  • Bạn có thể đã có hoặc chưa có đàn piano, nhưng lúc này, một cây đàn lại rất quan trọng để bạn không chỉ nhận ra các nốt nhạc trông như thế nào mà còn “nghe” như thế nào nữa.

3. Bạn có thể tập đọc nốt nhạc (thị tấu) – hay còn gọi là “xướng âm”. Nghe thì có vẻ “bác học” nhưng có thể bạn cũng đã biết nó rồi: đó chỉ là cách chúng ta hát các nốt “Đồ, Rê, Mí” thôi.

  • Bằng cách xướng âm, kĩ năng đọc nốt nhạc của bạn sẽ được nâng cao – kĩ năng này có thể mất cả đời để hoàn thiện, nhưng nó đã có ích ngay từ lúc bạn bắt đầu tập luyện rồi. Hãy nhìn lại âm giai Đô trưởng đã được bổ sung thêm tên các nốt nhạc. Hãy xem hình minh họa “Thang âm Đô trưởng 11”.
  • Có thể bạn đã biết bài hát “Do-Re-Mi” của Rogers và Hammerstein trong bộ phim “The Sound of Music”. Nếu bạn có thể hát được theo thang âm Đô trưởng, hãy vừa hát vừa nhìn vào các nốt nhạc. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy nghe bài hát này tại YouTube.
  • Đây là bài luyện tập ở trình độ cao hơn, nâng và hạ cao độ khi xướng âm theo thang âm Đô trưởng. Hãy xem “Xướng âm thang âm Đô trưởng 1” ở trên.
  • Tập xướng âm – phần II vài lần cho tới khi bạn đã nắm chắc kĩ thuật này. Trong vài lần đầu tiên, hãy làm thật chậm để bạn có thể nhìn từng nốt nhạc khi hát. Trong những lần sau, hãy thay các chữ “do re mi” bằng ký hiệu C, D, E. Mục tiêu là bạn phải hát được đúng cao độ.
  • Hãy nhớ giá trị nốt nhạc mà chúng ta vừa đề cập lúc nãy: Nốt Đô cao ở cuối dòng kẻ đầu tiên, và nốt Đô trầm ở cuối dòng kẻ thứ hai đều là nốt trắng, các nốt còn lại đều là nốt đen. Nếu bạn tưởng tượng mình đang đi bộ, cứ mỗi nốt nhạc là một bước chân. Nốt trắng sẽ tương đương hai bước chân.

4. Xin chúc mừng!

 Bạn đã biết cách đọc bản nhạc!

PHẦN 5: DẤU THĂNG, DẤU GIÁNG, DẤU BÌNH, DẤU HOÁ TRONG ÂM NHẠC

1. Hãy đi tới bước tiếp theo. Chúng ta đã học những kiến thức cơ bản nhất về nhịp điệu và giai điệu,và bạn cũng đã có thể nắm được những điều cơ bản nhất về các dấu chấm dôi và dấu nghỉ. Như thế này là đủ để bạn tham gia lớp sáo flutophone cơ bản, tuy nhiên vẫn còn vài điều mà bạn nên biết. Một trong số đó là các dấu hóa.

  • Có thể bạn đã từng nhìn thấy dấu thăng và dấu giáng trong bản nhạc: dấu thăng nhìn giống ký hiệu hash tag (♯) và dấu giáng nhìn giống chữ B viết thường (♭). Chúng sẽ được đặt ở bên trái của nốt nhạc, và cho biết nốt nhạc đó sẽ được nâng lên (dấu thăng) hoặc hạ xuống (dấu giáng) nửa cao độ. Thang âm Đô trưởng, như ta đã biết, bao gồm các phím trắng trên đàn piano. Các nốt thăng và giáng chính là các phím đen. Vì gam Đô trưởng không có dấu thăng hoặc giáng, nó sẽ được viết như thế này:

2. Cung và nửa cung. Trong âm nhạc phương Tây, các nốt nhạc sẽ cách nhau một cung hoặc nửa cung. Hãy nhìn phím Đô trên đàn piano, bạn sẽ thấy giữa nó và phím Rê có một phím đen. Khoảng cách cao độ giữa Đô và Rê được gọi là một cung. Khoảng cách giữa Đô và phím đen đó là nửa cung. Bạn có thể thắc mắc không biết phím đen đó được gọi là gì? Câu trả lời là: “Còn tùy”.

  • Có một quy tắc rất dễ hiểu: nếu bạn đang nâng dần cao độ, đó sẽ là nốt thăng của nốt liền trước; nếu bạn hạ dần cao độ, đó sẽ là nốt giáng của nốt liền sau. Vì vậy, nếu bạn lần lượt đi từ Đô lên Rê, bạn sẽ sử dụng dấu thăng (♯).
  • Trong trường hợp đó, phím đen sẽ là nốt Đô thăng (C#). Khi hạ dần cao độ, từ Rê xuống Đô, bạn sẽ sử dụng dấu giáng (♭).
  • Những quy ước đó sẽ khiến bản nhạc dễ đọc hơn. Nếu bạn định viết ba nốt nhạc cao dần, và đã dùng nốt D♭ thay vì nốt C#, bạn có thể viết dấu bình (♮) ngay bên cạnh nốt Rê thứ ba.
  • Ở đây, chúng ta có một ký hiệu mới – dấu bình. Khi bạn nhìn thấy dấu bình (♮), điều đó nghĩa là dấu thăng hoặc giáng của nốt nhạc đó đã bị hủy hiệu lực. Trong ví dụ này, nốt thứ hai và thứ ba đều là nốt Rê: đầu tiên là nốt Rê giáng (D♭), vì thế, nốt Rê thứ hai – sau khi đã được nâng lên nửa cung so với nốt Rê trước, phải có một ký hiệu để quay trở lại cao độ bình thường. Một bản nhạc càng có nhiều dấu thăng và giáng, nhạc công càng phải chú ý trước khi chơi nhạc.
  • Thông thường, các nhạc sỹ vô tình dùng nhầm dấu hóa sẽ thêm các dấu bình “không cần thiết” để nhạc công dễ hiểu bản nhạc hơn. Ví dụ, nếu ở gam Rê trưởng, nhạc sỹ đã sử dụng nốt La thăng (A#) thì nốt La tiếp theo có thể được thêm vào một dấu bình.

3. Hiểu các âm giai. Chúng ta đã biết thang âm Đô trưởng: bao gồm 8 nốt nhạc, đều là các phím trắng bắt đầu từ nốt Đô. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu một âm giai từ “bất kỳ” nốt nào. Nếu bạn chỉ chơi các phím trắng, đó không phải là âm giai trưởng mà là “thể nhạc” – điều này không nằm trong phạm vi của bài viết.

  • Nốt đầu tiên, hay còn gọi là “âm chủ”, chính là tên của hợp âm. Có thể bạn đã từng nghe ai đó nói “bài này chơi ở hợp âm Đô trưởng” hoặc tương tự như vậy. Ví dụ này cho thấy: thang âm đó bắt đầu bằng nốt C và bao gồm các nốt nhạc C D E F G A B C. Các nốt nhạc thuộc các thang âm trưởng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Hãy nhìn vào phím đàn trên.
  • Hãy nhớ là hầu hết các nốt nhạc đều cách nhau một cung. Nhưng giữa các nốt E và F, B và C chỉ có nửa cung thôi. Phần lớn các thang âm trưởng đều có quy tắc này: một – một – nửa – một – một – một – nửa. Nếu bạn bắt đầu một thang âm từ nốt G, nó sẽ được viết như sau:
  • Hãy để ý nốt F# gần phía trên cùng. Để sắp xếp theo đúng thứ tự, nốt F phải được nâng lên nửa cung để cách nốt G đúng nửa cung thay vì một cung. Những âm giai như vậy thường rất dễ đọc. Nhưng nếu bạn bắt đầu một thang âm từ nốt C# thì sao? Nó sẽ như thế này:
  • Mọi thứ bắt đầu phức tạp lên rồi. Để bản nhạc đỡ rối rắm và dễ đọc hơn, dấu hóa đã ra đời. Mỗi thang âm trưởng đều có một bộ dấu thăng và giáng cố định, và chúng sẽ được ghi ở đầu bản nhạc. Hãy nhìn vào âm giai G, ta sẽ thấy có một nốt thăng – F#. Thay vì đặt dấu thăng bên cạnh mọi nốt F trong bản nhạc, ta sẽ đặt dấu thăng ở ngay đầu bên trái của khuông nhạc. Điều đó có nghĩa là mọi nốt F trong bản nhạc này sẽ là nốt F#. Trông nó như thế này:
  • Đoạn nhạc này có giai điệu và cách chơi giống hệt thang âm G không chứa dấu hóa ở trên.

PHẦN 6: CƯỜNG ĐỘ VÀ SẮC THÁI TRONG ÂM NHẠC

1.Hãy trở nên sôi động hoặc êm diu. Khi bạn nghe nhạc, bạn sẽ nhận ra không phải lúc nào bản nhạc đó cũng có âm lượng đều đều. Có đoạn âm lượng rất lớn và có đoạn nghe rất êm diu. Đó gọi là “cường độ”.

  • Nếu giai điệu và nhịp là trái tim của một bản nhạc, còn các nốt nhạc và hợp âm là bộ não thì cường độ chính là giọng của bản nhạc. Hãy xem ví dụ đầu tiên.
  • Hãy gõ lên bàn: 1 và 2 và 3 và 4 và 5 và 6 và 7 và 8… (“và” là từ các nhạc sỹ hay thêm vào khi đọc nhịp). Hãy đập nhịp với âm lượng đều nhau sao cho nghe như tiếng quạt trực thăng. Giờ hãy xem ví dụ thứ hai.
  • Hãy để ý tới ký hiệu dấu nhấn (>) đặt ở phía trên các nốt C thứ tư. Lần này hãy gõ nhịp mạnh vào các nhịp có dấu nhấn. Thay vì nghe như tiếng quạt trực thăng, nghe các nhịp giống với tiếng tàu hỏa chạy hơn. Chỉ cần thay đổi dấu nhấn, tính chất của bản nhạc đã trở nên khác hẳn.

2. Hãy chơi thật êm dịu hoặc mạnh mẽ, hoặc ở giữa hai thái cực đó. Cũng như việc bạn không bao giờ nói với nhịp điệu đều đều, bạn thường nói to hơn hoặc bé hơn tùy từng trường hợp, âm nhạc cũng có sự thay đổi cường độ như vậy. Các nhà soạn nhạc thường sử dùng những ký hiệu cường độ để đánh dấu.

  • Bạn có thể trông thấy hàng tá ký hiệu cường độ trong một bản nhạc, nhưng một số ký hiệu thường thấy nhất là các chữ cái fm, và p.
  • p nghĩa là “piano,” hoặc là “nhẹ.”
  • f nghĩa là “forte,” hoặc “mạnh.”
  • m nghĩa là “mezzo,” or “vừa.” Nó sẽ làm thay đổi kiểu cường độ theo sau nó, như trong mf hoặc mp, nghĩa là “mạnh vừa,” hoặc “nhẹ vừa.”
  • Bản nhạc càng có nhiều p hoặc f thì bạn càng phải chơi nhạc nhẹ nhàng hoặc mạnh mẽ hơn. Hãy thử hát đoạn nhạc ví dụ trên (sử dụng phương pháp xướng âm – nốt nhạc đầu tiên trong ví dụ này là nốt chủ đạo), và tăng hoặc giảm cường độ như ký hiệu để thấy sự khác biệt.

3. Hãy chơi nhạc to dần hoặc nhỏ dần. Một ký hiệu cường độ thông dụng khác chính là “cresendo” – chơi to dần, và ngược lại là “decrescendo – chơi nhỏ dần. Chúng cho biết cường độ được tăng hoặc giảm dần đều và trông như các kí hiệu “<” và “>” bị bẹt.

  • Crescendo cho biết âm lượng tăng dần đều, và decrescendo cho biết âm lượng sẽ giảm dần đều. Bạn sẽ nhận thấy: với hai ký hiệu này, phần “mở” của ký hiệu sẽ thể hiện đoạn nhạc có cường độ lớn, còn phần “đóng” sẽ thể hiện cường độ nhỏ hơn. Ví dụ, nếu bản nhạc cho thấy bạn cần chơi nhạc với cường độ từ mạnh tới nhẹ, bạn sẽ thấy ký hiệu f’, rồi tới ký hiệu “>“, và cuối cùng là ‘p’.

PHẦN 7: NÂNG CAO

1. Hãy tiếp tục học hỏi! Học cách đọc nhạc cũng như học bảng chữ cái. Tuy bạn sẽ mất chút thời gian để học các kiến thức cơ bản, nhưng nhìn chung, chúng khá dễ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều sắc thái, khái niệm và kỹ năng bạn cần phải học, và bạn sẽ phải học cả đời. Một số nhà soạn nhạc còn đạt tới trình độ sáng tác được trên các khuông nhạc xoắn ốc hoặc có hình thù kì lạ, hoặc thậm chí là chẳng cần tới khuông nhạc. Bài viết này sẽ giúp bạn có một nền tảng phát triển tốt.

PHẦN 8: BẢNG ÂM GIAI

1. Hãy học các âm giai này. Ít nhất là một âm giai cho từng nốt nhạc trong thang âm – có vài người sẽ nhận ra rằng: trong vài trường hợp, có tới hai âm giai cho cùng một nốt nhạc. Ví dụ, nốt G# nghe giống hệt nốt A♭. Khi chơi piano – và cũng do giới hạn của bài viết này, sự khác biệt đó không rõ ràng. Tuy nhiên, vài nhà soạn nhạc – nhất là các nhà soạn nhạc cho bộ dây – sẽ cho rằng A♭ cao hơn G# một chút. Đây là những âm giai dành cho các thang âm trưởng:

  • Âm giai C (hoặc phi chủ âm)
  • Các âm giai với dấu thăng: G, D, A, E, B, F♯, C♯
  • Các âm giai với dấu giáng: F, B♭, E♭, A♭, D♭, G♭, C♭
  • Như bạn có thể thấy, khi sử dụng âm giai với dấu thăng, bạn sẽ thêm dấu thăng vào từng nốt một cho tới khi tất cả các nốt nhạc đều được thăng ở âm giai C♯. Khi sử dụng âm giai với dấu giáng, bạn sẽ thêm dấu giáng vào từng nốt một cho tới khi tất cả các nốt nhạc đều được giáng ở âm giai C♭.
  • Một tin tốt lành là các nhà soạn nhạc cũng thường sáng tác ở các âm giai dễ đọc. Âm giai D trưởng được sử dụng rất phổ biến đối với các nhạc cụ bộ dây, vì các dây buông thường có âm rất gần với nốt D. Có một số tác phẩm dành cho bộ dây được viết ở E♭ thứ hoặc dành cho bộ đồng ở E trưởng. Tuy nhiên, viết và đọc những bản nhạc đó rất khó.

PHẦN 9: LỜI KHUYÊN

  • Nếu bạn có bản nhạc mà không thể nhớ được các nốt, hãy bắt đầu bằng cách viết tên nốt ở dưới các nốt nhạc. Đừng làm như vậy thường xuyên. Bạn sẽ phải nhớ được tên các nốt nhạc sau này.
  • Hãy tìm các bản nhạc của những bài hát mà bạn thích. Hãy đến thư viện hoặc các cửa hàng chuyên về âm nhạc, và bạn sẽ tìm thấy hàng trăm – nếu không muốn nói là hàng ngàn – các bản nhạc có lời với những ký âm và hợp âm cơ bản. Hãy đọc bản nhạc khi đang nghe bài hát đó, và bạn sẽ chóng hiểu những gì mình đang đọc hơn.
  • Hãy vui vẻ khi học nhạc. Nếu bạn không thích nó thì bạn sẽ rất khó nắm bắt.
  • Hãy kiên nhẫn. Cũng như việc học một ngoại ngữ mới, học nhạc cũng cần có thời gian. Và cũng như học bất kỳ điều gì khác, bạn càng luyện tập nhiều thì nó càng dễ dàng, và bạn sẽ càng giỏi hơn.
  • Hãy luyện tập kỹ năng xướng âm. Bạn không cần phải có giọng hát hay, nhưng nó sẽ giúp bạn có kỹ năng “nghe” được những nốt nhạc ghi trên giấy.
  • Hãy luyện tập khi xung quanh đang yên tĩnh hoặc tìm một nơi yên tĩnh. Tốt nhất, bạn nên tập trên đàn piano vì nó rất dễ chơi. Nếu bạn không có piano, hãy dùng một phần mềm chơi piano trực tuyến. Khi bạn đã nắm được vấn đề, bạn sẽ chơi được các nhạc cụ khác. Hy vọng điều này sẽ có ích.
  • Hãy luyện tập với loại nhạc cụ chủ đạo của bạn. Nếu bạn chơi piano, bạn có thể đã biết cách đọc một bản nhạc. Tuy nhiên, nhiều người chơi guitar lại học bằng cách nghe thay vì đọc. Khi bạn học cách đọc một bản nhạc, hãy quên đi những gì bạn đã biết – hãy học cách đọc nhạc rồi sau đó mới tới chơi nhạc cụ.
  • Bí quyết ở đây là luyện tập thật nhiều. Học bằng thẻ hoặc dùng sách hướng dẫn đọc nhạc sẽ giúp bạn có một nền tảng vững chắc.
  • Hãy ghi nhớ những câu sau khi chơi piano: Ở tay phải: “Em Gọi Bạn Đi Fượt” đối với những nốt nhạc nằm trên dòng kẻ; Đối với những nốt nhạc nằm ở khe, bạn có thể nhớ là: “Fải Ăn Cùng Em”. Ở bàn tay trái: “Gọi Bạn Đi Fượt À?” đối với những nốt nhạc nằm trên dòng kẻ; “Ăn Cùng Em Gái.” đối với những nốt nhạc nằm ở khe.
  • Các loại nốt nhạc thông dụng bao gồm: nốt đen, nốt trắng, móc đơn, móc đôi.
  • Thanh trượt trên kèn trombone dùng để chơi các nốt thăng và giáng.

Cảnh báo

  • Học nhạc có thể phải học cả đời. Hãy học chậm mà chắc.

Nguồn và Trích dẫn

  • Wikihow
  • Music Notation by Gardner Read
  • Harmony by Walter Piston
  • Harper Dictionary of Music by Christine Ammer

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *