“Đóng Tune” là cách gọi vui mà giới trẻ nước ta hiện nay hay dùng để chỉ việc nghệ sĩ sử dụng hiệu ứng Auto-Tune trong các sản phẩm của mình.
Về phần Auto-Tune là hệ thống xử lý âm thanh được phát minh bởi Andy Hildebrand – tiến sĩ người Mỹ chuyên nghiên cứu, chế tạo các công cụ theo dõi dữ liệu địa chấn phục vụ cho ngành dầu mỏ. Giữa tháng 09 năm 1997, thương hiệu Antares Audio Technologies giới thiệu và cho phát hành độc quyền bản Auto-Tune đầu tiên nhằm giúp người dùng có thể điều chỉnh cao độ trong quá trình ghi âm cũng như tạo ra những hiệu ứng ảo diệu, nghe lạ tai: tiếng rô-bốt, chim hót… Giai đoạn cuối năm 1998, nữ danh ca Cher cùng với những thanh âm được hiệu chỉnh rung động như đến từ tương lai trong bản hit đình đám “Believe” có thể nói đã góp công lớn giúp giới thiệu Auto-Tune đến cho phần đông khán giả vốn trước đó vẫn chưa biết nhiều về nó. Càng về sau, khi Auto-Tune trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn, bắt đầu xuất hiện các trường hợp tận dụng triệt để phương pháp đặc biệt này nhằm tạo hàng loạt hiệu ứng catchy, thu hút người nghe, đồng thời che lắp, ẩn giấu đi khuyết điểm về giọng hát yếu, thiếu năng lực, sai kỹ thuật của họ.
Sử dụng reverb /auto-tune là một kỹ thuật mix cần thiết được sáng tạo ra bởi T-Pain phục vụ cho âm nhạc đương đại vào năm 2009 dựa trên hệ thống xử lý âm thanh được phát minh bởi Andy Hildebrand. Bây giờ, có thể rõ ràng thấy hiệu ứng reverb sẽ có tác dụng gì đối với âm thanh nhưng nếu bạn đang tự hỏi tất cả những thông số đó kiểm soát điều gì và chúng thay đổi âm thanh của reverb như thế nào, bạn sẽ muốn đọc bài viết này cách sử dụng Reverb trong FL Studio của mình, một phần auto-tune thông dụng cho FL Studio có tên “Autotune Evo” đây là auto-tune thông dụng cho hệ điều hành Microsoft Windows mà bạn có thể thử, Autotune Evo không có trên các thiết bị của Mac.
Xem thêm: Tenor.
Bạn đang đọc: Đóng Tune là gì?
Việc “Đóng Tune” quá đà đã hứng chịu vô số ý kiến chỉ trích từ người hâm mộ, đội ngũ phê bình, cho đến ngay cả trong nội bộ giới nghệ sĩ. Điển hình và gay gắt nhất có lẽ là Jay-Z, gã rapper tỷ đô lên án, tấn công không khoan nhượng các cá nhân bất tài phải lệ thuộc hoàn toàn vào công nghệ chỉnh giọng biến ảo kia với “D.O.A. (Death Of Auto-Tune)”, con track đầy chất lượng này sau đó ẵm luôn cả giải Grammy cho màn trình diễn Rap Solo xuất sắc nhất năm 2010.
Thế nhưng, đó không phải là cái chết hay dấu hiệu suy tàn nào đối với Auto-Tune cả, hiện nay, nó vẫn luôn tồn tại và được duy trì liên tục nơi dòng chảy âm nhạc toàn cầu, thông qua các nghệ sĩ thế hệ sau này (Travis Scott, Future, Quavo, Lil Uzi Vert… ) với liều lượng sử dụng ít hay nhiều hoàn toàn không giống nhau. Vậy, Auto-Tune có thực sự là công cụ đầy hiệu quả, hay nó chỉ đang dần kéo chất lượng nghệ thuật đi xuống theo thời gian? Câu trả lời có lẽ tuỳ thuộc vào quan điểm riêng của mỗi người, một số luôn trân trọng cái nguyên bản, chất “mộc” của âm nhạc dù nó đôi khi khiếm khuyết và không hoàn hảo; phần còn lại thì yêu thích sự sinh động, vẻ hoàn mỹ mặc cho điều đó có yếu tố trợ giúp từ bên ngoài.
Nguồn: Maduda.
Source: http://139.180.218.5
Category: Kiến thức âm nhạc