18-12-2019 08:21

1) Chỉ số A1C là gì?

  • Xét nghiệm HbA1c (hay A1c, glycohemoglobin), là xét nghiệm máu dùng để kiểm tra lượng đường (glucose) gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Khi hemoglobin và glucose liên kết với nhau, một lớp đường sẽ bao bọc xung quanh hemoglobin. Lớp bao bọc này dày hơn khi lượng đường trong máu tăng thêm. Xét nghiệm HbA1c đo lường mức độ dày của lớp vỏ này. Những người có bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh khác làm tăng lượng đường trong máu có lượng đường gắn với hemoglobin nhiều hơn bình thường.
  • Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày và tồn tại suốt trong đời sống của hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ.
  • Bình thường HbA1c chiếm 4-6% trong toàn bộ hemoglobin.
  • Chỉ số HbA1c cao khi tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết bạn tăng lên 30mg/dl hay 1.7mmol/l.
  • Khi HbA1c > 6.5% chứng tỏ bạn đang kiểm soát đường huyết kém.
  • Khi HbA1c < 6.5% cho thấy bạn đang kiểm soát đường huyết tốt.

2) Khi nào thì chỉ định xét nghiệm

  • Bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm A1C để chẩn đoán ban đầu cho bệnh tiểu đường, và bác sĩ cũng lấy số đó để làm mức nền để xem xét các giá trị HbA1C trong tương lai. Qua đó, bác sĩ sẽ biết được bệnh của bạn đang tiến triển ra sao và bạn kiểm soát lượng đường huyết có tốt không.
  • Đối với những người đã mắc bệnh tiểu đường nhiều năm, nên làm xét nghiệm HbA1C định kỳ để xem thử kế hoạch điều trị của mình có đang hiệu quả hay không. Các xét nghiệm HbA1C cho bạn biết chỉ số đường huyết trong một tháng.
  • Nhằm mục đích chẩn đoán và sàng lọc, định lượng HbA1c có thể được thực hiện trong các lần khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bạn bị nghi ngờ mắc đái tháo đường vì có các dấu hiệu hoặc triệu chứng tăng nồng độ glucose trong máu (tăng đường huyết) như: đi tiểu nhiều, mệt mỏi, khát nước,..

3) Ý nghĩa kết quả

Hemoglobin A1c
Bình thường Dưới 5,7%
Tiền đái tháo đường (tăng nguy cơ đái tháo đường) 5,7%–6,4%
Đái tháo đường 6,5% trở lên

  • Hầu hết người trưởng thành không mang thai, người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hay loại 2 nên hướng đến mục tiêu đạt mức HbA1c thấp hơn 7%.
  • Hầu hết trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên hướng đến mục tiêu đạt mức HbA1c nhỏ hơn 7%

4) Một số yếu tố ảnh hưởng

  • Kết quả xét nghiệm A1c không phản ánh những tăng, giảm cấp tính và tạm thời của đường huyết.
  • Các biến đổi đường huyết nhanh chóng ở những bệnh nhân có tình trạng đái tháo đường “thoáng qua” sẽ không được A1c ghi nhận.
  • Khi người bệnh có những biến thể của hemoglobin trong máu, như hemoglobin của bệnh hồng cầu liềm (hemoglobin S), lượng hemoglobin A sẽ giảm.
  • Điều này có thể hạn chế ích lợi của xét nghiệm A1c trong việc theo dõi quản lý bệnh đái tháo đường. Khi người bệnh bị thiếu máu, tán huyết, xuất huyết nặng, kết quả A1c có thể thấp giả tạo.
  • Khi bệnh nhân thiếu sắt, kết quả A1c có thể tăng.
  • Khi bệnh nhân mới được truyền máu gần đây, kết quả A1c có thể tăng giả tạo do các dung dịch bảo quản máu thường chứa một lượng glucose cao và vì thế sẽ không phản ánh chính xác hiệu quả việc kiểm soát đường huyết trong vài tháng sau cùng.

Để biết thêm thông tin chi tiết cụ thể, vui mừng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ :

CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ

Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh

Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999

Website: http://139.180.218.5/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *