Chuyên mục này tôi chia sẻ đến các bạn một trong những âm giai quan trọng nhất trong quá trình luyện tập guitar solo. Bất kỳ guitarist nào trong quá trình phát triển của mình đều phải tập luyện qua kiến thức này, và âm giai thứ tự nhiên là một trong số đó. Phần giới thiệu này khá đơn giản và dễ hiểu, được biên dịch và hiệu chỉnh từ nhiều nguồn hướng dẫn trên mạng, trong đó trọng tâm là từ website GUITARHABITS  của tác giả  Klaus Crow.

Bất cứ khi nào các bạn muốn chơi solo các bài hát ở tone thứ, an toàn nhất (bởi vì nó sẽ không sai) là sử dụng âm giai MINOR PENTATONIC hoặc âm giai Blues. Tuy nhiên lúc nào nó cũng sẽ cho ra những giai điệu kiểu kiểu như Rock, Blues bằng cách này hay bằng bất kỳ cách nào khác.

Đôi khi, giai điệu của bài hát đòi hỏi phải mang những “chất” khác hơn là cảm giác của Blues/Rock. Và lúc này giai điệu của âm giai trưởng hoặc thứ là một sự lựa chọn hoàn hảo.

Gombi.vn | Beooi.com | Ghita.vn

4dummies.info

CÓ 3 LOẠI ÂM GIAI THỨ ( KHÁC VỚI ÂM GIAI TRƯỞNG ) :

1. ÂM GIAI THỨ TỰ NHIÊN ( The natural minor scale ) .

2. ÂM GIAI THỨ HÒA ÂM ( The harmonic minor scale ) .

3. ÂM GIAI THỨ GIAI ĐIỆU ( The melodic minor scale ).

Và trong nội dung này chúng ta chỉ bàn đến ÂM GIAI THỨ TỰ NHIÊN – THE NATURAL MINOR SCALE

I. Công thức:

Âm giai thứ tự nhiên gồm 7 note, A-B-C-D-E-F-G-A, ta có công thức: I(A)-II(B)-III(C)-IV(D)-V(E)-VI(F)-VII(G)-I(A), ta thấy bậc II(B)-III(C) cách nhau NỬA CUNG và bậc V(E)-VI(F) cũng cách nhau NỬA CUNG. Lưu ý vị trí số 2 và số 5 (Mẹo để nhớ).

Nếu bạn muốn bất đầu từ một note bất kỳ nào để xây dựng âm giai thứ tự nhiên thì cứ áp dụng theo công thức sau để xây dựng âm giai:

2 1 2 2 1 2 2 (trong đó 1 cung = 2 ngăn trên cần đàn, nửa cung = 1 ngăn trên cần đàn)

Âm giai thứ tự nhiên cũng chính là Aeolian mode hoặc relative minor ( thứ đối xứng ) .

Mỗi hợp âm trưởng đều có một hợp âm thứ đối xứng ( có nơi gọi là hợp âm song song hoặc hợp âm cùng dấu hóa – nghĩa là có cùng những note giống nhau, không dấu hóa, có thăng ( # ) hay có giáng ( b ) )

Muốn biết những hợp âm trưởng và thứ nào song song cùng dấu hóa với nhau: Các bạn có thể xem thêm về CIRCLE OF FIFTHS

Ví dụ 1:
Âm giai C (Đô trưởng): C D E F G A B (C D E F G A B C)
Âm giai Am (La thứ tự nhiên): A B C D E F G

Các bạn sẽ thấy hai âm giai trên có những note giống nhau, chính vì thế ta có thể nói
Âm giai đối xứng của C = chính là Am (Hợp âm C cũng song song cùng dấu hóa với hợp âm Am)

Ví dụ 2:
Âm giai F (Fa trưởng): F G A Bb C D E (F G A Bb C D E F)
Âm giai Dm (Rê thứ tự nhiên): D E F G A Bb C
Âm giai đối xứng của F = chính là Dm (Hợp âm F cũng song song cùng dấu hóa với hợp âm Dm)

Giờ thì hãy bắt đầu với Âm giai Am tự nhiên. Note gốc ở trên dây số 6  

Âm giai Dm với note gốc trên dây số 5

BACKING TRACK: (FRETJAM.COM)

Key E string root note A string root note Download
B minor
(B natural minor)

Fret 7
Fret 19

Fret 2
Fret 14

Right click
“save as”
A minor
(A natural minor)

Fret 5
Fret 17

Fret 12

Right click
“save as”
F# minor
(F# natural minor)

Fret 2
Fret 14

Fret 9 Right click
“save as”

MẸO VẶT: 

Nếu bạn muốn chơi âm giai thứ tự nhiên ở những note gốc khác, bạn chỉ việc di chuyển toàn bộ thế bấm lên xuống trên cần đàn đến các note tương ứng.

Ví dụ: Nếu bạn muốn chơi âm giai Bm tự nhiên chỉ việc giữ nguyên thế bấm của âm giai Am và dịch chuyển lên 1 cung (tương ứng với 2 ngăn trên cần đàn về phía lỗ thoát âm). Nôm na là bạn vẫn bấm thế tay của âm giai Am nhưng đó lại là các note của âm giai Bm

Tương tự như vậy. Nếu bạn muốn chơi âm giai Cm tự nhiên, chỉ việc giữ nguyên thế bấm của âm giai Dm và dịch chuyển ngược về phía cần đàn 1 cung (2 ngăn trên cần đàn). Như vậy quá dễ dàng cho việc chỉ cần biết được 2 thế bấm của âm giai Am và Dm bạn đã có thể tịnh tiến lên xuống trên cần đàn và chơi được hết các âm giai thứ tự nhiên khác.

Chúc những bạn tập luyện thành thục .

(C)Hình Như Là – 4Dummies.info

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *