1. Vẻ hoang vu của thiên nhiên- một dấu ấn trong những bài ca của thiên nhiên đất nước.
Vùng Nam Bộ giàu đẹp đáng tự hào ngày nay lại là vùng đất bỏ hoang hàng ngàn năm từ sau khi đế quốc Phù Nam tan rã vào thế kỷ thứ VI. Bao nhiêu thế kỷ trôi qua, mảnh đất màu mỡ này vẫn ngủ yên vì người bản địa vốn quá thưa thớt lại lạc hậu về kỹ thuật nông nghiệp. Cũng có thể một phần do thiên nhiên sẵn giàu có, ưu đãi nên họ không cần khai thác thêm. Những vùng đất cao đủ trồng tỉa, những con rạch thừa cá tôm, những cánh rừng thừa hương liệu, gỗ,.. đã đảm bảo cho đời sống. Mãi đến thế kỷ thứ XVII, những người Việt đầu tiên”đi mở cõi” đến vùng đất mới, nhận ra ngay vẻ hoang sơ của nó:
“Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy”
Cảnh
“Rừng thiêng nước độc thú bầy
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”
Nét hoang sơ của thiên nhiên Nam Bộ buổi đầu khai phá thể hiện ở môi trường khắc nghiệt “rừng thiêng nước độc”:
-“Tháp Mười nước mặn, đồng chua
Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng”
Sấu và Cọp là hai loại tượng trưngcho sức mạnh hoang dã luôn luôn đe doạ con người.
Tục ngữ “xuống sông hớt trứng sấu, lên bờ xỉa răng cọp” và thành ngử “hùm tha, sấu bắt” khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói của nhân dânmãi cho đến ngày nay. Ca dao nói nhiều về hai loài này. Trên cạn có cọp, “cọp đua”, “cọp um”.
-U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua.
-Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um.
Cọp sống ở khắp nơi từ miền Đông Nam Bộ (đất giồng) xuống tận miền Tây sình lầy, nước mặn của rừng U Minh, Rạch Giá. Người dân là kính nể, gọi cọp bằng ông, thậm chí tôn lên làm hương cả, nhưng có lúc lại coi thường, giết cọp bằng nhiều cách. Cọp cũng là loài thú giữ quyết tâm bám giữ địa bànsinh sống cho dù phải chạm trán với con người. Đối lại, lúc mới khẩn hoang, dù cọp tới lui là mối nguy hiểm nhưng con người cũng phải bám đất để sinh cơ lập nghiệp. Nhiều giai thoại dân gian về chuyện đấu với cọp vẫn còn.
Nếu trên bờ có cọp thì dưới nước có sấu, “ sấu lội”, “Sấu cắn chưng” và “sấu vẫy vùng”.
“ Tháp mười sinh nghiệp phèn chua
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng”.
Nét hoang dã của đất nước Nam Bộ còn thể hiện gián tiếp qua tâm trạng lo sợ của người đi khai hoang, cảnh vật lạ lùng khiến cho người ta sợ mọi thứ:
“Tới đây sứ sở lạ lùng
Chim kêu cũng sợ ,cá vùng cũng ghê”
“ Chèo ghe sợ sấu ăn chưng
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma”.
Song song với nét hoang vu nêu trên, thiên nhiên có phần ưu đãi cho người đi tìm cuộc sống mới. Tín ngưỡng dân gian Nam bộ vẫn tin rằng “ Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn”.
Sản vật”trời cho” thật là phong phú và dường như luôn sẵn có. Gạo thì Đồng Nai, gạo Cần Đước, gạo Cần Thơ… lúa thì có lúa “nàng co”, “nàng quốc”, “lúa trời”…
– Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô
-Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.
– Cám ơn hạt lúa nàng co
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng
-Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Nhóm từ “gạo thơm” và “gạo trắng nước trong” (hoặc “nước trong gạo trắng”) được lập lại như một điệp khúc của bài ca về sự giàu có:
-Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi
Gạo thơm Nàng Quốc em nuôi mẹ già
-Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thì không muốn về.
-Ai về Gia Định thì về
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn.
Trong một chừng mực nào đó có thể gắn sự giàu có sản vật tự nhiên với nét hoang sơ của môi trường. Vì thiên nhiên hoang vu nên tất cả các loài vật đều có điều kiện để sinh sôi nảy nở. Ngược lại chính sự tồn tại của các loài trong tự nhiên một cách “tự do” với số lượng nhiều tạo nên chất hoang sơ, tính “sẵn có”:
Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá về đồng ăn cua
Bắt cua làm mắm cho chua
Gởi về quê nội khỏi mua tốn tiền”
2. Hình ảnh người đi khai hoang.
Như đã trình bày ở trên, trước đây ba thế kỷ Nam Bộ là vùng đất hoang vu với “rừng thiêng nước độc”, rắn, cá sấu, cọp và voi… Sau mấy trăm năm vùng đất này đã trở thành nơi trù phú nhất nước.
-Mẹ mong gả thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh.
– Biên hoà bưởi chẳng đắng the
Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh.
Những người trồng tỉa ngày sau phải nhớ đến những “bậc tiền nhân”, “mở cõi”, đi khai hoang. Nhìn toàn cục đó là kết tinh của mồ hôi và xương máu của nhiều thế hệ kế tiếp nhauđầy cảnh hoang sơ lùi dần vào quá khứ. Bắt đầu là cuộc khai khẩn miền Đông với lời khích lệ những bậc mày râu:
-Làm trai cho đáng thân trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng
Rồi người đi lập nghiệp đến miền Tây:
-Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai về xứ bạc thong dong cuộc đời.
– Muốn ăn bông súng cá kho
Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm
-Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu.
Người Triều Châu nói riêng, Người Hoa nói chung, có mặt ở nam bộ gần như cùng lúc với người Việt, họ vừa là những trung thần của nhà Minh, âm mưu chống lại nhà Thanh, vừa là người đi khai hoang. Tinh thần phóng khoáng và lòng mến khách của người Việt Nam giúp họ gắn bó với mảnh đất này. Dương Ngạn Dịch, Mạc Cửu, Trần Thượng Xuyên… là người Hoa được nhắc nhở đến như những nhân vật lịch sử. Ở thị trấn Hà Tiên ngày nay, Lăng Mạc Cửu xâu trên một ngọn đồi có hàng chữ trang trọng :”Khai trấn công thần”.Người Việt nhìn nhận thực tại này bằng thái độ hoà hợp, đoàn kết. Người Hoa đã góp một phần công sức cùng với người Việt mở mang bờ cõi.Nếu ban đầu “Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú, xứ Rạch Giá vượn hú chim kêu” thì sau đó xứ “Nam thanh nữ tú” lớn dần, xứ”vượn hú chim kêu” hẹp dần trước nỗ lực phi thường của những con người gan góc, kiên trì.
Vậy mà, khi mới đến vùng đất mới, những con người đó vẫn không tránh khỏi cảm giác:
“Tới đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê”
Vẫn biết rằng những lưu dân từ miền trung đã quyết chí lập nghiệp, nhưng vẫn là con người giàu tình cảm thì làm sao họ không buồn cho được:
– U Minh, Rạch Giá thị quá Sơn Trường
Gió đưa bông sậy dạ buốn nhớ ai.
-Trời xanh kinh đỏ đất xanhĐỉa bu,
Muỗi cắn làm anh nhớ nàng.
– Mênh mông trời nước một màu
Nhóc nhen kêu rộ bắt xàu ruột gan.
Tâm trạng buồn- nhớ là tâm trạng rất thực : buồn trước cảnh hiu quạnh, buồn vì xa xứ, nhớ thì nhớ quê, nhớ nhà, nhớ người thân yêu. Cái nhớ của người buộc phải lìa cố quán ra đi chấp nhận cực khổ, chết chóc vì rừng thiêng nước độc, thú dữ chứ không cam tâm chết vì bọn quan lại, địa chủ quê nhà. Trụ lại ở vùng đất mới,lưu dân bắt đầu cuộc sống mới :
Trai tứ chiếng, gái giang hồ
Gặp nhau ta nổi cơ đồ cũng nên.
Những con người của “tứ chiếng giang hồ” nghĩa là của mọi miền quê tụ về đây. Câu ca dao trên là một lời nhận định, một kết luận khái quát, xác lập với lịch sử khai phá vùng đất nam bộ.
Lịch sử đã chứng minh những con người tiên phong đi khai phá đất mới ở phương nam đã bám đất bằng tất cả sức mạnh của đôi bàn tay, của ý chí vươn tới, của năng kực tổ chức, của tình đoàn kết chung lưng đấu cật. Ca dao Nam bộ đã ghi lại những hình ảnh cụ thể:
-Chiều chiều ông Ngữ thả câu
Sấu lôi ông Ngữ cắm đầu xuống sông
(sưu tầm ở Phú Tân-An Giang)
-Chiều chiều ông Lữ đi câu
Sấu cắn ông Lữ biết đâu mà tìm
(Ca dao Đồng Tháp)
Ông Ngữ, Ông Lữ là những con người mang tính tượng trưng, họ là những nông dân Nam Bộ với những cực nhọc, vất vả và không ít khó khăn công việc “phá sơn lâm, đâm hà bá”. Câuu tục ngữ “nhất phá son lâm, nhì đâm hà bá” được truyền tụng khá phổ biến trong dân gian nam bộ, chỉ hai công việc: khai phá rừng hoang và đánh bắt thuỷ sản, hai việc mang lại cuộc sống no đủ cho những lưu dân thời kỳ đầu. Song, không phải lúc nào họ cũng gặt hái được kết quả mong muốn mà còn có lúc gặp thất bại, trả giá đắt.
Riêng bài ca dao về ông Lữ đã từng có mặt ở vùng Nam Trung Bộ:
“Chiều chiều ông lữ đi câu
Bỏ ve, bỏ chén, bỏ bầu ai mang
-Chiều chiều ông lữ đi cày
Trâu tha gãy ách khoanh tay ngồi bờ.
Rõ ràng “ông Lữ” người đi khai phá, từ trung bộ khẩn hoang dần đến Nam trung bộ rồi vào nam bộ.
Những bậc tiền hiền, hậu hiền(những thế hệ đầu tiên có công khai phá) được thờ cúng trong đình làng nam bộ và ngay trong mỗi gia đình. Mỗi khi có đám giỗ cúng ông bà người nam bộ thường bày thêm một mâm ở ngưỡng cửa hoặc ngoài sân gọi là mâm đất đaiđể tỏ lòng biết ơn những người đầu tiên khai phá đồng thời xin các vị này phù hộ. Bên cạnh đó, có lễ cúng chúa Ngung ma nương để xin “mướn đất” với người “khuất mặt”. Người ta thường gặp ở gò hoang hoặc gần bờ sông những bộ xương người. Chắc rằng đó là xương của những người tiên phongđi khai khẩn đã chết hoặc vì thú dữ hoặc vì bệnh tật…
Trong vô số những người như vậy, ca dao Nam Bộ ghi lại vài tên tuổi cụ thể :
-Chiều chiều quạ nói với diều
Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm.
Ông Chưởng tức là ông Chưởng cơ Nguyễn hữu cảnh, trên đường hành quân đã dừng lại một cù lao (huyện Chợ Mới hiện nay) của An Giang. Đoàn quân của ông đã phát hoang, canh tác trên cù lao này.
Không thể so sánh với ông Chưởng cơ- bậc khai quốc công thần của triều Nguyễn, ông Móm trong bài ca dao sau lại kém may mắn hơn:
Ruộng cò bay dặm dò truông cóc
Cháu con ông Móm lăn lóc cơ hàn
Ai xuôi khiến cảnh bẽ bàng
Mồ ông còn đó họ hàng chẳng thăm.
Vào đầu thế kỷ XVII, ông Móm là người đầu tiên từ Quảng Ngãi vào khai phá vùng Truông Cóc (Đồn Sơn –Gò Công Tây –Tiền Giang) mở đầu cho những người lập nghiệp vùng này,. Nhưng buồn thay, ông lại bị họ hàng bỏ quên. Nhưng cũng có thể họ hàng của ông không còn ai nữa. Có một điều an ủi, nhân dân- tác giả bài ca dao vẫn còn ghi công ông “ryộng cò bay dặm dày…”.
Tóm tại, ca dao Nam bộ đã ghi lại được hình ảnh của người đi khai phá đất mới. Đôi khi họ như những người lính ra đi không trở lạivì “Rừng thiêng nước độc, thú bầy “. Nhưng nét nổi bật của họ không phải là nỗi buồn nhớ mang mác mà là ý chí vượt gian nan, dũng cảm, gan góc với biết bao nhiêu cực nhọc nguy hiểm để làm công việc “khai son phá thạch:, biến mảnh đất này từ hoang sơ trở thành nơi trù phú.
3. Ca dao Nam Bộ –ca dao vùng sông nước.
Nét nổi bật của địa lý Nam Bộ là mạng lưới sông rạch, kinh đào dày đặc, chằng chịt. Ngoài hai hệ thống sông lớn (hệ Cửu Long và hệ Đồng Nai), miền Tây Nam bộ còn có hệ thống sông nhỏ đổ ra vịnh Thái Lan và mạng lưới kênh tự nhiên cũng như kênh đào. Tổng chiều dài của mạng lưới này lên đến 4.900 km. Do vậy, đường thuỷ là hệ thống giao thông cực kỳ qua trọng đối với Nam Bộ trong mấy thế kỷ qua. “Còn về đất đai miền Đồng Nai- Gia Định thì có nhiều khe ngòi, nhiều đường thuỷ chằng chịt khắp nơi nên không tiện đi bộ. Những người đi buôn bán có chuyên chở bằng những thuyền lớn, cũng phải chở kèm những thuyền nhỏ để dễ đi thông vào các kênh”.(Lê Quí Đôn-Phù Biên tạp lục).
Hệ thống đường thuỷ có tầm quan trọng như vậy nên sinh hoạt của người dân gắn với sông nước :”Ở Gia Định chỗ nào cũng có thuyền ghe hoặc dùng thuyền làm nhà ở, hoặc để đi chợ, đi thăm người thân thích hoặc chở gạo củi đi buôn bán, rất tiện lợi, mà ghe thuyền chật sông, ngày đêm qua lại…”(Trịnh Hoài Đức –Gia Định thành công chí).
Do hệ thống sông rạch, ghe ngòi, kinh đa dạng nên người đi ghe xuồng cũng phải ứng biến theo từng địa hình :
“Đường rừng có bốn cái vui
Lúc chống, lúc lạo, lúc bơi,lúc chèo”.
Với điều kiện sinh sống như vậy, cha ông chúng ta đã tạo ra các phương tiện giao thông đường thuỷ – thành tựu của văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên: Nhà ghe, ghe rối,ghe bầu…Ngoài ra, còn rất nhiều loại ghe xuồng, đặc biệt xuồng ba lá và chiếc ráng tắc. Xuồng ba lá đi kèm với cây sào nạng. Cây sào có nạng ở dưới gốc để có thể chống được chỗ có nhiều trấp, đất không chưng mà không bị kẹt. Chiếc xuồng ba lá cũng như tất cả các loại ghe khác được cải tiến dần để đến một lúc, chiếc vỏ lải ra đời. Chiếc vỏ lải đóng ở tắc ráng (tên con rạch ở Rạch giá) mô phỏng hình thể chiếc ghe lườn đạt mức độ hoàn thiện về nhiều mặt. Dần dần, người ta gọi vỏ lãi này là chiếc tắc ráng. Tóm lại, từ chiếc xuồng ba lá với sào nạng đến chiếc tắc ráng chạy bằng máy đuôi tômngày nay là một quá trình lâu dài, cha ông ta đã lao động sáng tạo trên sông nước.
Bên cạnh các phương tiện giao thông đường thủy là công cụ đánh bắt thuỷ sản. Bắt cá bằng câu thì có câu thượt, câu nhắp, câu rê, cầu dầm, câu cắm, câu giăng… Công cụ giữ cá băng hôm có lờ, trúm, lộp, đó, rọ, bung, xà di,… Lưới gồm các loại như xệp, te, đáy, càng chông, vó gặt, vó càng, lưới rùng, lưới chụp… những công cụ này đi vào ca dao và chúng đã trở thanh những biểu trưng diễn đạt những ý tình sâu lắng:
-Cá không ăn câu chê rằng con cá dại
Cá mắc câu rồi nói tại cá tham ăn
-Cá không ăn câu thật là con cá dại
Vác cần câu về nghĩ lại con cá khôn.
Một biểu hiện nữa của văn hoá sông nước là hệ thống từ ngữ gắn với đặc điểm địa lý (bưng, bào, đìa, láng, lung, lạch, con lươn…), gắn với công cụ sản xuất (như đã nêu trên). Đặc biệt các từ ngữ chỉ các trạng huống của nước (nước rong, nước ròng, nước đứng…) rất phong phú;
-Nước rong nước chảy tràn đồng
Tơ duyên sẵn có chỉ hồng chưa se
-Nước sông lững đững lờ đờ
Thương người nói vậy biết chờ hay không.
Hò chèo ghe là một biểu hiện khác của nền văn hoá dân gian gắn với sông nước. Ghe chở gạo, ghe chở cá, ghe bán buôn, ghe chở người đi làm trhuê… đều trở thành ghe hò. Hầu hết các địa phương của vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có hò chèo ghe. Nó đặc biệt phát triển ở Minh Hải, Đồng Tháp, Long An Tiền Giang, Vĩnh Long. Hò chèo ghe có nhiều nàn điệu gồm: hò mái một, hò mái ba, hò mái đoán (cụt) và hò mái trường(dài).
Hình ảnh phổ biến trong lời của những điệu hò chèo ghe nói chung vẫn là cảnh trăng sao, mây nước, con thuyền, dòng sông, mái chèo,…
-Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê.
-Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi
Kẻo khúc sông này bờ bụi tối tăm.
-Sông bến tre nhiều hang cá ngát.
Đường kho bạc lắm cát dễ đi.
-Tây ninh có núi điện bà
Có sông Vàm Cỏ có toà Cao Sơn.
-Rạch gầm soài mút tăm tăm
Xê xuống chút nữa tới vàm Mỹ tho…
Trong 165 bài thuộc chủ đề tình yêu quê hương đất nước có 69 bài chứa đựng hình ảnh sông nước, thuyền, đò, cá… chiếm tỉ lệ hơn 41%. Bên cạnh những con sông cụ thể như Sài Gòn, Sông Tiền, Sông nhà Bè, sông Vàm Cỏ… còn có những con sông điển tích như “sông Ngân”,”sông Tương”, lại còn có sông tượng trưng”Sông Giang Hà”… Thế rồi”khúc sông” ,”sông dài”, “sông sâu”, “sông cạn” những biểu trưng nghệ thuật miêu tả những ngăn cách, hoàn cảnh éo le, sự thử thách của cuộc đời
-Sông sâu cá lội ngù ngờ
Biết em có đợi mà chờ uổng công
-Sông dài cá lội biệt tăm
Thấy anh người nghĩa mấy năm em cũng chờ.
-Biển cạn, sông cạn, lòng qua không cạn
Núi lở non mòn,ngỡi bạn không quên.
Với tư cách biểu trưng, yếu tố “sông”, “nước” kết hợp với các yếu tố khác như “thuyền” (ghe,đò,xuồng) “cầu” tạo nên những cấu trúc đố xứng, diễn đạt một cách sâu sắc bài ca dao:
-Sông sâu biết bắc mấy cầu
Khi thương thì anh thương vội
Khi sầu anh để lại cho em
-Sông dài được mấy đò ngang
Ai nhiều nhơn ngãi chỉ mang oán thù.
-Bơ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi
Kẻo khúc sông này bờ bụi tối tăm
Trong khi đó yếu tố “sông” lại kết hợp với yếu tố “bờ”,”vực”, “sóng”, “cá”, tạo thành những cấu trúc song song : Sông- bờ, sông – vực, sông- sóng:
-Sông sâu vực thẳm hỡi chàng
Đâu đâu cũng vậy anh phụ phàng làm chi.
-Sông sâu sóng bủa láng cò
Thương em vì bởi câu hò có duyên.
Hệ quả là yếu tố sông nước là”cá”: cá sặc, cá rô, cá lý ngự,… cá lội, cá cất (nhảy lên) và đặc biệt là cá cắn câu. Có rất nhiều bài ca dao chứa đựng hình ảnh cá-câu (lờ –đăng –đó…) xoay quanh các mối quan hệ nam nữ:
-Con cá tróc vi hiềm vì cá nhảy
Cần câu gãy vì bụi gốc vướng rong.
Bởi vì mai mối không xong
Nên duyên đôi ta trắc trở chớ tấm lòng không quên.
– Con cá vô lờ đụng vỉ thối nan
Em chê anh nghèo khổ kiếm chỗ giàu sang mà nhờ.
Tóm lại, môi trường sông nước cộng với công trình xây dựng (cầu), công cụ sản xuất (câu ,lờ, thuyền), phương tiện giao thông (thuyền, đò, xuồng, ghe…)nghĩa là tổng thể những yếu tố củacuộc sống trên sông nước đã đi vào ca dao Nam Bộ. Môi trường sông nước một mặt là đối tượng để ca dao phản ánh, ca ngợi; mặt khác với tư cách biểu trưng – đó lại là phương tiện nghệ thuật để thể hiện nội dung. Điều này cho thấy ca dao Nam bộ gắn chặt với môi trường văn hoá- vùng sông nước đã sản sinh ra nó.
(Tập San Khoa Học Xã Hội, số 05 ,1998.)
Bạn đang đọc: Ca dao Nam Bộ – Ca dao của vùng đất mới
Bạn hoàn toàn có thể chăm sóc :
Source: http://139.180.218.5
Category: Những câu danh ngôn hay bất hủ