– Cháu ăn đi!
Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng từ bên ngoài, Bác giục:
– Ăn đi, Bác cùng ăn..
 Cảm ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin:
– Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu ăn mất một nửa.
– Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn sợ Bác không vui, mà ăn thì biết chắc là các anh mắng mỏ rồi..”

(Trích trong: Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh,  Sđd, tr.85).

Những câu chuyện về tấm gương đạo đức vĩ đại của 

Đặc biệt đối với những người chiến sĩ, những người đưa tin, những người lính cảnh vệ.. lại càng dành cho họ một tình cảm như con cháu trong nhà. Từ câu chuyện “Bát chè sẻ đôi” cho ta thấy ý nghĩa sâu sắc ngay từ cuộc sống đời thường, giúp chúng ta biết được rằng sống và chia sẻ chính là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Bác luôn căn dặn những chiến sĩ phải luôn giữ vững phẩm chất người chiến sĩ cách mạng. Tấm lòng của Bác, những lời dạy của Bác đối với các chiến sĩ là bài học cho chúng ta học tập và làm theo. Mỗi người trong chúng ta cần phải tự rèn cho bản thân lối sống, cách ứng xử tốt đẹp và phát huy những đức tính của mình.

Sự sẻ chia chính là bài học quý giá ngay từ những câu chuyện cuộc sống đời thường của Bác. Sự bao bọc, giúp đỡ lẫn nhau giúp đất nước ta ngày một phát triển, phồn vinh. Cả cuộc đời của Bác vì dân vì nước gần như quên đi những gì thuộc về bản thân. Với cương vị là Chủ tịch nước nhưng cuộc sống hàng ngày của Bác lại vô cùng giản dị.

Bác luôn ân cần, quan tâm đến từng bữa ăn, cuộc sống hàng ngày, Bác không đặt ra bất kỳ một quyền lợi nào cho bản thân mà luôn quan tâm đến nhân dân, những chiến sĩ. Ngay cả lúc ra đi, Bác dặn dò trong Di chúc:

“Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Tấm lòng của Bác dành cho Nhân dân là vô bờ bến, toàn dân Việt Nam luôn dành những tình cảm đặc biệt và là tấm gương cho tất cả dân tộc Việt Nam học tập và làm theo. Qua câu chuyện trên chúng ta thấm thía được tình thương yêu của bác đối với các chiến sĩ cách mạng, về đức tính giản dị, không ngại vất vả, cảm thông với những nỗi vất vả của nhân dân.
Hình ảnh của Bác sẻ đôi bát chè cho người chiến sĩ thông tin chứa đựng biết bao tình thương, tất cả thể hiện nhân cách lớn: Nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người. Những phẩm chất tốt đẹp của Người còn sống mãi với thời gian và đến nay, toàn Đảng toàn dân ta vẫn tiếp tục học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, chúng ta quyết tâm xây dựng chính quyền ngày một vững mạnh.

Từ câu chuyện chúng ta biết rằng sống chia sẻ yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, còn là giá trị tinh thần đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp của mình, đây cũng là đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần phải rèn luyện và phát huy.

Tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về yêu thương, chia sẻ được học tập và phát huy cao độ trong bối cảnh hiện nay, thời gian vừa qua đồng bào miền Trung đã phải hứng chịu những thiên tai, hậu quả nặng nề từ bão lũ, nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi, nhiều người bị thương. Nhiều người dân miền Trung rơi vào tình trạng “màn trời chiếu đất”, ngay lúc đó cả nước ta cùng hướng về miền Trung cùng nhau ủng hộ, giúp bà con xây dựng lại cuộc sống.

Đặc biệt, ngay thời điểm này khi đất nước đang phải đương đầu với những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Với tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua dịch bệnh, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo và triển khai nhiều phong trào nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong điều kiện đất nước còn khó khăn, Chính phủ đã chi gói hỗ trợ nhiều tỉ đồng để thực hiện an sinh xã hội đối với người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch, những người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo… Đồng thời kêu gọi cộng đồng phát huy tinh thần “Lá lành đùm lá rách”; các phong trào quyên góp, ủng hộ dưới nhiều hình thức đã được triển khai. Những “cây ATM gạo”; những chiếc khẩu trang, máy thở, những đồng tiền tiết kiệm; quần áo, đồ dùng sinh hoạt,…đã làm lan tỏa tình yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng, làm ấm lòng người trong mùa dịch bệnh, thể hiện truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam.

 Sau một thời gian không có ca nhiễm Covid -19 mới trong cộng đồng, hiện nay, Covid-19 đã xuất hiện trở lại nước ta và đang diễn biến hết sức phức tạp. Đồng thời, với việc phải học cách phòng, chống lại dịch bệnh, bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng, mỗi người cũng cần học tập và làm theo Bác để lan tỏa yêu thương, chia sẻ. Đó cũng là thông điệp để mọi người tiếp tục sát cánh bên nhau, chung sức, đồng lòng, tạo nên sức mạnh chiến thắng dịch bệnh, tiếp nối truyền thống “khó khăn nào cũng vượt qua” của dân tộc.

Chuyên kể rằng: “Một hôm có một đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi đem ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, sẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.- Cháu ăn đi!Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng từ bên ngoài, Bác giục:- Ăn đi, Bác cùng ăn..Cảm ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin:- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu ăn mất một nửa.- Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn sợ Bác không vui, mà ăn thì biết chắc là các anh mắng mỏ rồi..”).Những câu chuyện về tấm gương đạo đức vĩ đại của Bác Hồ được kể lại như những bài học về chữ đức, chữ tài, cách làm người. Bác là biểu tượng đẹp về tình yêu thương con người vô hạn, lòng yêu nước chân thành.Đặc biệt đối với những người chiến sĩ, những người đưa tin, những người lính cảnh vệ.. lại càng dành cho họ một tình cảm như con cháu trong nhà. Từ câu chuyện “Bát chè sẻ đôi” cho ta thấy ý nghĩa sâu sắc ngay từ cuộc sống đời thường, giúp chúng ta biết được rằng sống và chia sẻ chính là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.Bác luôn căn dặn những chiến sĩ phải luôn giữ vững phẩm chất người chiến sĩ cách mạng. Tấm lòng của Bác, những lời dạy của Bác đối với các chiến sĩ là bài học cho chúng ta học tập và làm theo. Mỗi người trong chúng ta cần phải tự rèn cho bản thân lối sống, cách ứng xử tốt đẹp và phát huy những đức tính của mình.Sự sẻ chia chính là bài học quý giá ngay từ những câu chuyện cuộc sống đời thường của Bác. Sự bao bọc, giúp đỡ lẫn nhau giúp đất nước ta ngày một phát triển, phồn vinh. Cả cuộc đời của Bác vì dân vì nước gần như quên đi những gì thuộc về bản thân. Với cương vị là Chủ tịch nước nhưng cuộc sống hàng ngày của Bác lại vô cùng giản dị.Bác luôn ân cần, quan tâm đến từng bữa ăn, cuộc sống hàng ngày, Bác không đặt ra bất kỳ một quyền lợi nào cho bản thân mà luôn quan tâm đến nhân dân, những chiến sĩ. Ngay cả lúc ra đi, Bác dặn dò trong Di chúc:“Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.Tấm lòng của Bác dành cho Nhân dân là vô bờ bến, toàn dân Việt Nam luôn dành những tình cảm đặc biệt và là tấm gương cho tất cả dân tộc Việt Nam học tập và làm theo. Qua câu chuyện trên chúng ta thấm thía được tình thương yêu của bác đối với các chiến sĩ cách mạng, về đức tính giản dị, không ngại vất vả, cảm thông với những nỗi vất vả của nhân dân.Hình ảnh của Bác sẻ đôi bát chè cho người chiến sĩ thông tin chứa đựng biết bao tình thương, tất cả thể hiện nhân cách lớn: Nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người. Những phẩm chất tốt đẹp của Người còn sống mãi với thời gian và đến nay, toàn Đảng toàn dân ta vẫn tiếp tục học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, chúng ta quyết tâm xây dựng chính quyền ngày một vững mạnh.Từ câu chuyện chúng ta biết rằng sống chia sẻ yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, còn là giá trị tinh thần đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp của mình, đây cũng là đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần phải rèn luyện và phát huy.Tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về yêu thương, chia sẻ được học tập và phát huy cao độ trong bối cảnh hiện nay, thời gian vừa qua đồng bào miền Trung đã phải hứng chịu những thiên tai, hậu quả nặng nề từ bão lũ, nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi, nhiều người bị thương. Nhiều người dân miền Trung rơi vào tình trạng “màn trời chiếu đất”, ngay lúc đó cả nước ta cùng hướng về miền Trung cùng nhau ủng hộ, giúp bà con xây dựng lại cuộc sống.Đặc biệt, ngay thời điểm này khi đất nước đang phải đương đầu với những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Với tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua dịch bệnh, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo và triển khai nhiều phong trào nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong điều kiện đất nước còn khó khăn, Chính phủ đã chi gói hỗ trợ nhiều tỉ đồng để thực hiện an sinh xã hội đối với người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch, những người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo… Đồng thời kêu gọi cộng đồng phát huy tinh thần “Lá lành đùm lá rách”; các phong trào quyên góp, ủng hộ dưới nhiều hình thức đã được triển khai. Những “cây ATM gạo”; những chiếc khẩu trang, máy thở, những đồng tiền tiết kiệm; quần áo, đồ dùng sinh hoạt,…đã làm lan tỏa tình yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng, làm ấm lòng người trong mùa dịch bệnh, thể hiện truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam.Sau một thời gian không có ca nhiễm Covid -19 mới trong cộng đồng, hiện nay, Covid-19 đã xuất hiện trở lại nước ta và đang diễn biến hết sức phức tạp. Đồng thời, với việc phải học cách phòng, chống lại dịch bệnh, bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng, mỗi người cũng cần học tập và làm theo Bác để lan tỏa yêu thương, chia sẻ. Đó cũng là thông điệp để mọi người tiếp tục sát cánh bên nhau, chung sức, đồng lòng, tạo nên sức mạnh chiến thắng dịch bệnh, tiếp nối truyền thống “khó khăn nào cũng vượt qua” của dân tộc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *