Kiến thức cơ bản về pin

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PIN

Trên 1 viên pin có vài thông số kỹ thuật cơ bản, tuy nhiên những thông số kỹ thuật này thường hay bị người dùng lẫn lộn. Nay mình sẽ ra mắt sơ những thông số kỹ thuật cơ bản để mọi người dễ nắm .

Bạn đang đọc: Kiến thức cơ bản về pin

Thông số cơ bản của một cục pin .

1. Dung lượng pin.
– Thông số quan trọng đầu tiên là dung lượng pin. Dung lượng pin có đơn vị mà mAh, đọc là mini ampe giờ.
VD: 1 cục pin ghi là 3000mAh, điều này có nghĩa là theo dung lượng danh nghĩa thì cục pin này có thể cấp 1 dòng điện liên tục 3000mA (hay 3A) liên tục trong 1h thì hết pin.
– Các bạn lưu ý, câu trên là có thể cấp 3000mA liên tục trong 1h, không có nghĩa là cục pin chỉ xả được tối đa 3000mA. Chỉ số dòng xả mình sẽ nói sau.
Nếu cục pin 3000mAh cấp 1 dòng điện 1000mA liên tục, thì pin có thể cấp điện đến 3h liên tục. Nếu pin cấp điện ở mức 6A, thì với dung lượng 3000mAh pin sẽ có thể cấp điện liên tục 30 phút
– Và các bạn lưu ý 1 điều, chỉ số dung lượng ghi trên pin chỉ là mức danh nghĩa. Dung lượng thực tế có thể khác rất xa so với dung lượng danh nghĩa.
Một viên pin tốt như eneloop, duracel, AW v.v…, dung lượng thực tế sẽ được ~ dung lượng danh nghĩa. Nhưng với những loại pin tên tuổi kém khác, dung lượng thực tế thấp hơn rất nhiều so với số ghi trên pin. VD 1 cục pin 18650 ghi là 3000mAh thậm chí 3600mAh, tuy nhiên thực tế dung lượng của hầu hết mấy cục pin này không vượt quá được 2000mAh.

2. Hiệu điện thế trung bình
– Đây là thông số quan trọng thứ 2. Một viên pin ghi hiệu điện thế là 3.7V, có nghĩa là từ lúc đầy pin đến lúc hết pin, hiệu điện thế trung bình của pin là 3.7V. Là trung bình 3.7V, chứ không phải cấp đều đều 3.7V đâu nhé các bạn. Khi pin đầy thì hiệu điện thế có thể lên đến 4.2V, khi pin yếu thì chỉ còn dưới 3V.
– Tương tự với pin niken như pin AA, pin C, D v.v… Trên pin ghi là 1.5V, có nghĩa là trung bình của pin từ lúc đầy pin đến lúc hết pin là 1.5V, thực tế khi pin đầy hiệu điện thế là khoảng 1.6-1.7V, và khi pin cạn còn khoảng 1.2-1.3V.

3. Dòng xả tối đa.
– Dòng xả là khả năng cấp điện của 1 viên pin. Thông số này có đơn vị là C, VD 1C, 2C, 10C v.v…
+ Pin có dòng xả 1C có nghĩa là nếu pin có dung lượng 2000mAh, thì pin có thể xả tối đa 2000mA, nếu bạn xả quá mức, có thể gây giảm tuổi thọ pin, thậm chí có thể gây cháy nổ.
+ Pin có dòng xả 2C thì có nghĩa là nếu pin có dung lượng 2000mAh, thì pin có thể xả tối đa 4000mA, nếu xả quá thì có thể giảm tuổi thọ hoặc gây cháy nổ.
– Thông số dung lượng và dòng xả tối đa là 2 thông số mà nhiều người hay nhầm lẫn, phần lớn là nhầm lẫn dung lượng là dòng xả. Thấy pin ghi 2000mAh thì nghĩ pin chỉ xả được 2000mA thôi. Tuy nhiên khả năng xả của pin hoàn toàn khác, muốn biết ngoài việc coi dung lượng pin, còn phải biết chỉ số xả của pin là bao nhiêu.
+ Với pin lithium thì dòng xả thường là 2C, pin LiFe thì dòng cả có thể lên đến 10C, 20C, thậm chí 40-50C.
– Các bạn lưu ý là mức xả tối đa được tính theo dung lượng thực nhé.

Picture

4. Dòng sạc tối đa.
– Dòng sạc tối đa là tốc độ nạp điện của cục pin. Đơn vị cũng được tính là C. Và tất nhiên dòng sạc tối đa cũng là dựa vào dung lượng thực.
+ Thường 1 viên pin niken muốn bảo đảm tuổi thọ, thì không nên sạc quá 0.25C. Có nghĩa là pin 2000mAh thì chỉ nên xạc max 500mA thôi.
+ Còn pin lithium thì chỉ số sạc thường là 1C. Có nghĩa là viên pin 2000mAh thì có thể sạc tối đa 2000mA thôi. Nếu sạc quá thì giảm tuổi thọ pin và có thể gây cháy nổ.

5. Protected và unprotected
– Một viên pin có “protected” có nghĩa là viên pin có 1 cái mạch bảo vệ pin.
Mạch này thường có những công dụng sau:
+ Tự động ngắt điện khi hiệu điện thế pin xuống đến mức tối thiểu, chống xả quá mức gây phù pin, cháy nổ.
+ Tự động ngắt điện khi pin sạc đầy, chống sạc quá mức gây phù pin, cháy nổ.
+ Tự động ngắt điện khi pin xả quá mức an toàn (cái này chỉ mấy cục xịn như AW mới có thui).
– Thường thì trên pin sẽ có ghi chữ “protection” hoặc “protected”. Còn không ghi là không có mạch bảo vệ. Một cách kiểm tra khác là kiểm tra đuôi pin, thường pin có mạch protected thì đuôi pin sẽ có một cái khấc nhỏ (đầu âm). Còn không có thì đầu âm pin sẽ phẳng phiêu, trơn lùi.
– Các bạn lưu ý, pin có mạch protected, không có nghĩa là cái mạch này sẽ hoạt động. Một số pin rẻ tiền mặc dù có gắn mạch protected, nhưng thực tế thì mạch không hoạt động.
Các bạn mua pin thì nên mua loại có gắn mạch protected, giá có cao hơn một chút, nhưng bù lại thì an toàn và tuổi thọ pin cao hơn.

– Trung bình tuổi thọ của pin Lithium lúc bấy giờ là khoảng chừng 500 lần sạc. Pin có hiện tượng kỳ lạ nóng, phù ( phồng ) to thì nên bỏ .

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *