Ông Trần Xuân Hiến - Trưởng ban Tổ chức HĐHTVN

Kể từ khi thành lập (ngày 6/11/2018) đến nay, Hội đồng họ Trần Việt Nam (HĐHTVN) đã không ngừng phát triển và lớn mạnh, lan rộng ra các tỉnh thành trong cả nước.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có một số người do không có đầy đủ những thông tin cần thiết nên đã có những nhận thức không đúng, gây ra sự mất đoàn kết trong nội bộ họ Trần Việt Nam. Đây là điều rất đáng tiếc!
Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về sự ra đời, phát triển và sự chia tách của Tổ chức họ Trần Việt Nam trong 25 năm qua, kể từ ngày thành lập Ban liên lạc (BLL) họ Trần Việt Nam ngày 7/5/1995.
Trước hết, xin ghi nhận và biết ơn những người con họ Trần đầy tâm huyết đã gây dựng nên tổ chức BLL họ Trần Việt Nam. Họ là những người đầu tiên tham gia thành lập BLL họ Trần Việt Nam, trong đó tiêu biểu là:

  1. Tiến sĩ Trần Mạnh Quảng, Trưởng ban Liên lạc;
  2. Cử nhân Trần Ngọc Bảo, nguyên cán bộ Bộ Y tế, Phó Ban thường trực;
  3. Đại tá Trần Nhật Độ (đã mất), nguyên Chính ủy Binh chủng Đặc công, Ủy viên Thường trực.
    BLL họ Trần Việt Nam đã nhanh chóng phát triển và lớn mạnh với sự tham gia của đông đảo bà con họ Trần. Ban đầu chủ yếu là các cán bộ lão thành ở Thủ đô Hà Nội. Sau đó phát triển lan rộng đến các tỉnh thành như Thái Bình, Nam Định, Hà Tây ( nay là Hà Nội), Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng…
    Vào thời gian năm 1998, do Trưởng BLL Trần Mạnh Quảng bận nhiều công việc nên BLL họ Trần Việt Nam đã thống nhất mời Đại lão Hòa Thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì Chùa Quán Sứ Hà Nội làm Trưởng ban.
    Xin lưu ý, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị tướng kiệt xuất thời đại Hồ Chí Minh, xưa nay chỉ viết Đại tướng họ Võ (không nói họ Trần hay gốc Trần), hơn nữa, BLL họ Trần Việt Nam không có chức danh Chủ tịch nên không thể có chức danh là Chủ tịch danh dự.
    Vào năm ( 2005-2010), Trung tướng Trần Linh, nguyên Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng được bầu giữ chức Trưởng BLL họ Trần Việt Nam.
    Trong thời kỳ này đã xảy ra các sự kiện :
  • Đó là việc liên quan đến Đơn đề nghị của BLL họ Trần Việt Nam gửi UBND thành phố Hà Nội về việc xin phép triển khai Đề án xây dựng Tượng đài Trần Hưng Đạo tại Phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội ( 1010 – 2010).
    Do có sự bất đồng ý kiến và cách làm đã dẫn đến việc ông Trần Anh Vinh ( Phó trưởng BLL họ Trần Việt Nam) và cụ Trần Ngọc Bảo ( Phó Trưởng ban Thường trực) cùng với TS Trần Mạnh Quảng tự tách ra thành lập Hội đồng Trần tộc, do TS Trần Mạnh Quảng làm chủ tịch Hội đồng.
  • Hai là, việc liên quan đến Thiếu tướng Đào Quang Cát, họ Đào gốc Trần, nguyên Phó Tổng cục trưởng về chính trị Tổng cục II Bộ Quốc phòng, Trưởng BLL dòng họ Trần Nguyên Hãn VN ( có ảnh chụp cùng Ban liên lạc họ Trần kèm theo).
  • Tại cuộc họp Thường trực chuẩn bị nhân sự Đại hội họ Trần Việt Nam vào năm 2010, khi giới thiệu danh sách Ban lãnh đạo, ông Trần Văn Sen đã có ý kiến đề nghị không nên cử Thiếu tướng Đào Quang Cát giữ chức Phó Trưởng BLL họ Trần Việt Nam, vì cho rằng, Thiếu tướng Đào Quang Cát họ Đào gốc Trần. Ý kiến này khiến cho nhiều người dự họp không tán thành. Riêng Thiếu tướng Đào Quang Cát bất bình và xin thôi không tham gia BLL họ Trần Việt Nam. Thiếu tướng Đào Quang Cát vẫn tiếp tục giữ chức Trưởng BLL họ Trần Nguyên Hãn cho đến nay.
    Đại hội đại biểu họ Trần lần thứ IV, ngày 25/9/2010 tại Hà Nội, BLL họ Trần Việt Nam đã quyết định đổi tên thành Ban Chấp hành họ Trần Việt Nam ( BCH HTVN) do Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ làm Chủ tịch. Sau khi Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ viên tịch, BCH HTVN đã mời Đại lão Hòa thượng Thích Thành Từ trụ trì Trúc lâm Thiền viện Thường Chiếu làm Chủ tịch.
    Ngày 14/12/2015, Đại hội đại biểu BCH HTVN lần thứ 5 tổ chức tại Hà Nội đã bầu ông Trần Văn Sen, Chủ tịch Tập đoàn Hương Sen làm Chủ tịch BCH HTVN và 4 Phó Chủ tich cùng 15 Ủy viên Thường trực.
    Kể từ năm 2011 đến nay, mọi hoạt động của BCH HTVN chủ yếu hoạt động tại Thái Bình do Chủ tịch BCH HTVN Trần Văn Sen lãnh đạo. Trong quá trình hoạt động, BCH HTVN dần xa rời những nguyên tắc và tôn chỉ mục đích đã được ghi trong “Quy chế về Tổ chức và hoạt động của họ Trần Việt Nam”. Đặc biệt đó là việc xác quyết rằng, Trần Hoằng Nghị hay Hoằng Nghị đại vương” là cha đẻ của Thái sư Trần Thủ Độ?
    Ngày 9/1/2007, UBND tỉnh Thái Bình phối hợp với Hội KHLSVN tổ chức “Hội nghị khoa học “Hoàng Nghị Đại vương và việc bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Phương La” tại 25 phố Tôn Đản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại Hội nghị đã có nhiều ý kiến phát biểu phản bác quan điểm cho rằng “Trần Hoàng Nghị” là cha đẻ của Thái sư Trần Thủ Độ!
    Tại cuộc tọa đàm khoa học “về nhân vật Trần Hoằng Nghị” do HĐHT VN phối hợp với GS-TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội KHLSVN tổ chức tại Hà Nội ngày 26.8. 2019, tổ chức rất quy mô, với hơn 100 đại biểu là các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa của Viện Sử học (Viện Hàn lâm KHXHVN), Hội KHLSVN, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Khoa sử Trường ĐHQG, Đại học Thủ đô cùng rất nhiều nhà văn, nhà báo Trung ương và Hà Nội. Các bài tham luận và ý kiến phát biểu phản ánh khách quan, trung thực trên nhiều khía cạnh trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu chính sử, có chiều sâu và có chất lượng.
    Điều quan trọng, cuộc tọa đàm đã tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao của các nhà khoa học. Đó là chưa đủ cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn để khẳng định có nhân vật Trần Hoằng Nghị trong lịch sử VN; Trần Hoằng Nghị không phải là thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ. Đây cũng là điều khác biệt so với cuộc hội thảo ngày 9 tháng 1 năm 2007 do UBND tỉnh Thái Bình phối hợp với Hội KHLSVN tổ chức tại Hà Nội.
    Lẽ ra, những kết luận khoa học tại hội thảo này và cả cuộc Gặp mặt các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương năm 2018 tại Khách sạn Tây Hồ số 43 phố Đặng Thái Mai, quận Tây Hồ, Hà Nội do BLL dòng họ Trần Nguyên Hãn VN tổ chức, phải được tôn trọng, nghiên cứu nghiêm túc để thừa nhận hoặc trao đổi trên cơ sơ khoa học thì mọi vấn đề đã được giảỉ quyết ổn thỏa?
    Ngược lại, BCH HTVN đã không có thái độ thiện chí, công khai đối thoại để tìm ra tiếng nói chung. thậm chí họ đã mang những tài liệu cũ với quan điểm lỗi thời, phi khoa học để tuyên truyên xuyên tạc, bảo vệ quan điểm phi lịch sử của mình; kích động, thu thập tài liệu nói xấu Hội đồng họ Trần Việt Nam và cá nhân Thiếu tướng – PGS Đào Trần Quang Cát, Chủ tịch HĐHT VN, gây chia rẽ và mất đoàn kết trong dòng họ.
    Sự khác biệt hoàn toàn quan điểm và nhận thức về nhân vật Trần Hoàng Nghị là nguyên nhân chính gây ra sự chia rẽ trong nội bộ BCH HTVN. Kết cục là, 7/15 ủy viên Thường trực, và nhiều ủy viên BCH HTVN đã không tiếp tục tham gia tổ chức BCH HTVN. Họ đã tham gia HỘI ĐỒNG HỌ TRẦN VIỆT NAM. Hội đồng họ Trần Việt Nam là sự kế tục những tôn chỉ mục đích của BLL họ Trần Việt Nam. Đó là phát huy truyền thống tốt đẹp: “Hào khí Đông A muôn đời tỏa sáng”, xây dựng và phát triển tổ chức dòng họ đoàn kết, thống nhất, kế thừa, xứng đáng truyền thống vẻ vang của họ Trần Việt Nam.



 


Logo HĐHTVN


Phả hệ HTVN


Hòa thượng Thích Thanh Tứ


Ban lãnh đạo HĐHTVN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *